ÔN THI QTKDQT - Tuấn Kiệt

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

MỤC LỤC
Câu 1: Toàn cầu hóa là gì? Phân tích các nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa ?
Cho ví dụ từng nhân tố...........................................................................................................3

 Khái niệm:......................................................................................................................3

 Các nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa:.................................................................3

Câu 2: Phân tích tác động của toàn cầu hóa đến kinh tế quốc gia và hoạt động kinh
doanh (Cho ví dụ minh họa cụ thể) 3đ: tác động đến khía cạnh Kinh tế; Văn hóa xã hội
ngôn ngữ, chính trị: Mỗi khía cạnh + VD 1đ............................................................................5

 Khía cạnh kinh tế:...........................................................................................................5

 Khía cạnh văn hoá, xã hội và ngôn ngữ:........................................................................6

 Khía cạnh chính trị:........................................................................................................7

Câu 3: Hãy phân biệt các loại hình doanh thương và phân tích ưu, nhược điểm của các
loại hình này (Cho ví dụ minh họa cụ thể)...........................................................................8

 Thương mại quốc tế (1)..................................................................................................8

 Đầu tư quốc tế (2)...........................................................................................................9

 Liên doanh (3)..............................................................................................................10

 Liên minh chiến lược (theo hợp đồng, mua cổ phần) (4).............................................10

 Franchising (Cấp giấy phép đặc quyền kinh doanh) (5)...............................................11

 Licencing (Cấp giấy phép nhượng quyền kinh doanh) (6)...........................................12

 BOT (Build-Operate-Transfer) (7)...............................................................................13

Câu 4: Khái niệm văn hóa và các phân tích các yếu tố văn hóa (cho ví dụ minh họa cụ
thể)..........................................................................................................................................14

 Khái niệm:....................................................................................................................14

 Các yếu tố văn hóa:......................................................................................................14


Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

Câu 5: Các chiều văn hóa của Hofstede, Những điểm khác biệt đặc trưng của xã hội với
chỉ số cao và thấp ở mỗi chiều (Cho ví dụ minh họa cụ thể). (Khi thi nếu trúng câu này có
thể chỉ hỏi về một số chiều văn hóa cụ thể)............................................................................16

 Chỉ số khoảng cách quyền lực (PDI):...........................................................................16

 Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể (IDV):...........................................................17

 Chỉ số phòng tránh rủi ro (UAI):..................................................................................17

 Nam quyền và Nữ quyền (MAS):.................................................................................18

 Định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn (LTO):..................................................18

 Tự Thỏa Mãn và Tự Kiềm Chế (IND):.........................................................................19

Câu 6: Hãy nêu những ứng dụng của mô hình lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede
vào Giao tiếp quốc tế, Thỏa thuận quốc tế, Quản lý quốc tế và Marketing quốc tế?.....20

 Giao tiếp quốc tế:..........................................................................................................20

 Thỏa thuận quốc tế:......................................................................................................20

 Quản lý quốc tế:............................................................................................................21

 Marketing quốc tế:........................................................................................................22

Câu 7: Ứng dụng mô hình viên kim cương của Michael Porter để phân tích lợi thế cạnh
tranh của 1 ngành cụ thể trong một quốc gia cụ thể?.......................................................24

 Ngành sữa tươi ở Việt Nam:.........................................................................................24

 Phân tích lợi thế cạnh tranh của công ty Vinamilk trong ngành sữa tươi ở Việt Nam: 24

 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter:........................................................27

Câu 8: Trình bày về các loại rào cản mậu dịch? (4đ)........................................................31

 Hàng rào thuế quan + ví dụ. (1đ)..................................................................................31

 Hàng rào phi thuế quan +Ví dụ (3đ).............................................................................33


Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

ÔN THI CUỐI KỲ – QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ


Câu 1: Toàn cầu hóa là gì? Phân tích các nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa ? Cho
ví dụ từng nhân tố
Khái niệm:
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh
tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia , các tổ chức
hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v... trên quy mô toàn cầu.
Các nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa:
– Tiến bộ vượt bậc trong công nghệ làm tăng năng suất: Các tiến bộ trong khoa học, kỹ
thuật và công nghệ đã đóng góp rất lớn vào việc tăng năng suất lao động và thúc đẩy quá
trình toàn cầu hóa.
Các phát minh và sáng chế trong lĩnh vực công nghệ thông tin như internet, điện
thoại di động, máy tính đã mang lại sự tiện lợi cho việc truyền thông và giao tiếp giữa các
quốc gia. Các phát minh và sáng chế trong lĩnh vực sản xuất như máy móc tự động, máy
tính điều khiển số, robot công nghiệp đã tăng cường năng suất lao động và giảm chi phí sản
xuất. Các phát minh và sáng chế trong lĩnh vực năng lượng như pin năng lượng mặt trời,
máy bay không người lái đã giúp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Những tiến bộ trong khoa học - kỹ thuật và công nghệ không chỉ tạo ra những sản
phẩm và dịch vụ mới mà còn mang lại sự thay đổi toàn diện về cách thức sản xuất, quản lý
và kinh doanh. Chẳng hạn, việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào quá trình sản xuất giúp
tăng năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm thiểu lỗi sản xuất. Trong
lĩnh vực kinh doanh, việc sử dụng công nghệ blockchain giúp tăng tính minh bạch, đảm
bảo an toàn thông tin và giảm chi phí giao dịch.
 Tóm lại, tiến bộ trong khoa học - kỹ thuật và công nghệ đã làm tăng năng suất lao
động, giảm chi phí sản xuất và tạo ra nhiều sản phẩm thặng dư cho xã hội với chi phí thấp
hơn. Điều này đã tạo ra tiền đề để thúc đẩy sự phát triển thương mại và trao đổi quốc tế.
 Ví dụ: Việc gặt lúa của người dân Việt Nam vào khoảng thời gian trước thì hầu như
đến mùa thì phương tiện gặt là bằng tay ngày nay công nghệ tiến bộ có máy gặt lúa giúp
người dân tiết kiệm thời gian năng suất làm cao hơn và hiệu quả tốt hơn trong mọi công
đoạn gặt.
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

– Tiến bộ vượt bậc trong công nghệ vi xử lý, viễn thông, và internet: Trong những năm gần
đây, đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực vi xử lý đã có sự phát triển của chip thông
minh và các công nghệ xử lý dữ liệu mới như các sản phẩm của Intel, AMD, ARM,.. như
Intel Core i7, AMD Ryzen, Qualcomm Snapdragon,...
Trong lĩnh vực viễn thông đã có sự phát triển của các công nghệ vô tuyến điện và cáp
quang, cung cấp tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn và đáng tin cậy hơn như các thiết bị mạng,
thiết bị định tuyến, switch, gateway,.. của Cisco, Huawei, Juniper Networks,...
Trong lĩnh vực internet và mạng viễn thông đã có sự phát triển của các mạng viễn
thông mở rộng toàn cầu như 4G, 5G và các các sản phẩm của Google, Facebook, Amazon,
Microsoft,.. như Google Search, Facebook Messenger, Amazon Web Services, Microsoft
Azure,… cung cấp khả năng kết nối toàn cầu, tăng cường trao đổi, tiếp cận thông tin và trải
nghiệm trực tuyến tốt hơn.
 Tóm lại, sự phát triển của vệ tinh nhân tạo, cáp quang, công nghệ vô tuyến điện,
Internet và mạng viễn thông mở rộng toàn cầu đã cách mạng hóa hoạt động truyền thông
toàn cầu.
 Ví dụ: bùng nổ của thị trường thương mại điện tử trong những năm gần đây. Theo
báo cáo của Chính phủ Việt Nam, năm 2020, doanh thu bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam đạt
11,8 tỷ USD, tăng trưởng gấp đôi so với năm trước đó. Việc mua sắm trực tuyến đã trở
thành xu hướng phổ biến trong thói quen tiêu dùng của người dân, đặc biệt là trong bối cảnh
đại dịch Covid-19 khi người ta phải giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với người khác.
– Giảm thiểu chi phí vận tải: Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong ngành
giao thông và kỹ thuật thông tin đã làm cho thế giới bị thu nhỏ lại về không gian và thời
gian. Việc sử dụng các công nghệ mới như máy bay phản lực, tàu hỏa tốc độ cao, container
và hệ thống định vị GPS đã giảm thiểu thời gian và chi phí vận tải hàng hóa giữa các quốc
gia và khu vực trên thế giới. Ngoài ra, sự phát triển của các hệ thống thông tin và viễn thông
như internet, điện thoại di động, email, sự cách trở về địa lý dần được khắc phục, các quốc
gia và dân tộc trở nên gần gũi hơn với những hình ảnh và thông tin được truyền hình liên tục
về các sự kiện đang xảy ra ở mọi nơi trên trái đất.
 Ví dụ: Theo một nghiên cứu của Hiệp hội các nhà sản xuất container Quốc tế, việc
sử dụng container đã giảm chi phí vận chuyển hàng hóa từ Châu Á đến Mỹ và châu Âu từ 6
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

đến 8 lần trong khoảng thập niên 1960-2000. Năm 2020, theo số liệu của Tổ chức Hàng hải
Quốc tế, khoảng 226 triệu container đã được vận chuyển trên toàn cầu, tăng gần 4% so với
năm trước đó.
– Giảm các rào cản thương mại và đầu tư: Trong các hoạt động thương mại, đầu tư, dịch
vụ, công nghệ, sở hữu trí tuệ giữa các nước và lãnh thổ trên phạm vi khu vực và toàn cầu
cùng với sự hình thành và tăng cường các quy định, nguyên tắc, luật lệ chung với cơ chế tổ
chức để điều chỉnh và quản lý các hoạt động, giao dịch kinh tế quốc tế theo hướng tự do hoá,
việc giảm rào cản thương mại và đầu tư là động lực quan trọng để phục hồi năng suất và tăng
năng suất, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.
Các nước và tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều chính sách và hiệp định để giảm rào cản
thương mại và đầu tư, giúp tăng cường quan hệ kinh tế và giao thương giữa các quốc gia.
 Ví dụ: Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu-Canada (CETA). Hiệp định
này được ký kết vào năm 2016 và cung cấp cho các doanh nghiệp Liên minh châu Âu và
Canada một loạt các lợi ích thương mại tự do, như giảm thuế quan, đảm bảo quyền sở hữu
trí tuệ và quyền lao động. CETA đã giảm bớt các rào cản thương mại và đầu tư giữa Liên
minh châu Âu và Canada, giúp tăng cường quan hệ thương mại giữa các bên.
Câu 2: Phân tích tác động của toàn cầu hóa đến kinh tế quốc gia và hoạt động kinh
doanh (Cho ví dụ minh họa cụ thể) 3đ: tác động đến khía cạnh Kinh tế; Văn hóa xã hội
ngôn ngữ, chính trị: Mỗi khía cạnh + VD 1đ.
Khía cạnh kinh tế:
– Các tổ chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực, quyền lực này sẽ chuyển về tay các tổ chức đa
phương như WTO. Các tổ chức này sẽ mở rộng việc tự do đối với các giao dịch thương mại,
và thông qua các hiệp ước đa phương hạ thấp hoặc nâng cao hàng rào thuế quan để điều
chỉnh thương mại quốc tế.
 Ví dụ: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Đây là một tổ chức liên kết
kinh tế, chính trị và văn hóa của 10 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. ASEAN
đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
– Toàn cầu hóa cũng làm cho hiện tượng "chảy máu chất xám" diễn ra nhiều và dễ dàng hơn,
kéo theo biến tướng là nạn "săn đầu người". Hai hiện tượng này đã góp phần gia tăng
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, giữa từng khu vực
riêng biệt trong một đất nước.
Khía cạnh văn hoá, xã hội và ngôn ngữ:
– Về văn hóa: Toàn cầu hóa đã tác động đến kinh tế quốc gia và hoạt động kinh doanh ở
nhiều khía cạnh liên quan đến văn hoá. Một trong những tác động đó là tạo cơ hội để các nền
văn hóa giao thoa, hòa nhập và hội nhập với nhau. Các quốc gia và cộng đồng trên toàn thế
giới có thể trao đổi, chia sẻ và học hỏi về các giá trị văn hóa khác nhau thông qua việc tương
tác với nhau. Nhờ vào việc giao thoa và hòa nhập văn hoá, các doanh nghiệp có thể mở rộng
thị trường của mình và tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới ở các quốc gia khác.
 Ví dụ: Các nhà hàng đồ ăn nhanh như McDonald's và KFC đã mở rộng mạng lưới
kinh doanh của họ sang nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, để thích nghi với văn hoá
địa phương, các nhà hàng này đã phải tùy chỉnh menu của mình và cung cấp các món ăn phù
hợp với khẩu vị và thói quen ăn uống của người dân địa phương  Những điều này cũng đã
đóng góp vào việc giao thoa và hòa nhập văn hoá giữa các nước.
 Ví dụ: Tết Nguyên Đán của người Việt được công nhận và tổ chức tại Mỹ.
 Ví dụ: Âm nhạc K-pop của Hàn Quốc. K-pop đã trở thành một hiện tượng toàn cầu
và thu hút một lượng lớn người hâm mộ trên toàn thế giới. Ngoài việc truyền tải những nét
văn hóa truyền thống của Hàn Quốc, K-pop còn kết hợp nhiều yếu tố văn hóa từ các quốc
gia khác như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và châu Âu.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến văn hoá của
một quốc gia. Toàn cầu hóa cũng có thể gây ra sự đồng nhất hóa văn hóa, có thể dẫn đến sự
xâm nhập của văn hóa phương Tây vào các quốc gia đang phát triển, làm mất đi những giá
trị văn hóa truyền thống của địa phương. Các nước có thể phải đối mặt với áp lực phải áp
dụng các giá trị và thói quen của các quốc gia khác, gây ra sự phân vân và mất cân bằng
trong xã hội.
– Về xã hội: Toàn cầu hóa đã tác động và tạo cơ hội kết nối giữa các cá nhân và tổ chức trên
toàn thế giới, mở rộng phạm vi giao tiếp. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền
thông, các kênh truyền thông như mạng xã hội, video hội nghị trực tuyến, email, chat, video
call,... đã cho phép các cá nhân và tổ chức kết nối và làm việc với nhau một cách dễ dàng
hơn trước đây.
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

 Ví dụ: Một công ty ở Mỹ có thể thuê một nhân viên ở Ấn Độ để làm việc từ xa
thông qua internet. Hoặc một doanh nghiệp ở Nhật Bản có thể đặt hàng sản phẩm từ Trung
Quốc thông qua các trang web thương mại điện tử. Việc này đã mở ra cơ hội cho các cá nhân
và tổ chức kết nối và làm việc với nhau trên một phạm vi rộng hơn và cũng đã thúc đẩy sự
phát triển của kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng đã gây ra một số hạn chế cho các xã hội. Chẳng hạn,
nhiều công ty đa quốc gia có xu hướng chuyển sản xuất sang các quốc gia có chi phí lao
động thấp hơn, làm giảm cơ hội việc làm cho các công nhân trong nước và gây ra sự bất
đồng xã hội. Ngoài ra, việc truyền thông trên mạng có thể dẫn đến sự lạm dụng thông tin và
gây ra các vấn đề xã hội như độc hại về tư tưởng, vi phạm quyền riêng tư và bạo lực trực
tuyến.
– Về ngôn ngữ: Ở góc độ ngôn ngữ, chúng ta thấy khuynh hướng rõ ràng hướng tới đồng
nhất hoá việc dùng "tiếng Anh toàn cầu". Ngôn ngữ thông dụng nhất chính là tiếng Anh và
hầu như các nước bây giờ sử dụng ngôn ngữ anh là một ngôn ngữ chung để giao tiếp và hoạt
động tiếng Anh được coi là tiếng thông dụng nhất.
 Ví dụ: Trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính. Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ
chính thức của các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO). Trong ngành du lịch, tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ thông dụng nhất để
liên lạc giữa du khách và nhân viên khách sạn, hướng dẫn viên du lịch và người dân địa
phương. Các biển báo, thông tin về các điểm đến cũng thường được viết bằng tiếng Anh để
thuận tiện cho du khách quốc tế.
Nhưng bên cạnh đó, việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh làm ngôn ngữ giao tiếp toàn cầu
có thể gây ra sự mất cân bằng trong việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ địa phương.
Khía cạnh chính trị:
Toàn cầu hóa ảnh hưởng rất lớn đến nhà nước ở các quốc gia:
Tạo ra một cộng đồng quốc tế và tăng cường quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia. Các
quốc gia có thể hợp tác để giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh, và
tội phạm quốc tế.
Nhưng bên cạnh đó thì việc bị hạn chế chủ quyền, hạn chế tính tự chủ trong chính sách
kinh tế - xã hội, chịu sự ràng buộc quốc tế.... của các quốc gia là không tránh khỏi.
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

 Ví dụ: Khi toàn cầu hóa phát triển thì vai trò của nhà nước sẽ giảm đi. Thực tế các
nền kinh tế đang liên kết với nhau bởi những quan hệ thương mại, tài chính, chính trị ... và
phải tuân theo những nguyên tắc, chuẩn mực, những hiệp ước lớn quốc tế WTO, IMF,
WB, ... Nhà nước do đó sẽ không còn khả năng hữu hiệu đến sự phát triển trong chính sách
kinh tế – xã hội và mất dần năng lực quản lý xã hội.
Câu 3: Hãy phân biệt các loại hình doanh thương và phân tích ưu, nhược điểm của các
loại hình này (Cho ví dụ minh họa cụ thể)
Thương mại quốc tế (1)
– Khái niệm: Thương mại quốc tế là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư,
xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác
diễn ra giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.
+ Xuất khẩu: Là hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ở một công ty trong một đất nước và
đưa sang nước khác.
+ Nhập khẩu: Là hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ở một nước và được mua vào một nước
khác.
 Ví dụ: Công ty A (Việt Nam) ký kết hợp đồng mua bán 1000 tấn gạo với công ty B
(Hoa Kỳ) trong đó thỏa thuận hàng hóa sẽ được giao bằng tàu biển theo điều kiện CIF của
INCOTERM 2010.
– Ưu điểm:
+ Giúp hiểu chiến lược và hoạt động của MNCs
+ Giúp hiểu tác động của kinh doanh quốc tế đối với nền kinh tế.
+ Cho phép một quốc gia có được hàng hóa mà họ không thể sản xuất hoặc không sản xuất
do chi phí cao hơn, bằng cách nhập khẩu từ các quốc gia khác với chi phí thấp hơn.
+ Các quốc gia trên thế giới có thể loại bỏ hàng hóa mà họ có thặng dư trên thị trường quốc
tế.
+ Các nước kém phát triển có thể thiết lập và phát triển các ngành công nghiệp mới với máy
móc, thiết bị và bí quyết kỹ thuật được nhập khẩu từ các nước phát triển.
+ Người dân của các quốc gia khác nhau tiếp xúc với nhau. Giao thoa thương mại giữa các
quốc gia trên thế giới khuyến khích trao đổi ý tưởng và văn hóa. Nó tạo ra sự hợp tác, hiểu
biết, quan hệ thân mật giữa các quốc gia khác nhau.
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

– Nhược điểm:
+ Thương mại quốc tế có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của ngành công nghiệp gia đình.
+ Các nước kém phát triển phải phụ thuộc vào các nước phát triển để phát triển kinh tế. Sự
phụ thuộc như vậy thường dẫn đến khai thác kinh tế. Ví dụ, hầu hết các nước kém phát triển
ở Châu Phi và Châu Á đã bị các nước châu Âu khai thác.
+ Thương mại quốc tế thường khuyến khích sự khuất phục và nô lệ. Nó làm suy yếu độc lập
kinh tế gây nguy hiểm cho sự phụ thuộc chính trị. Ví dụ, người Anh đến Ấn Độ với tư cách
thương nhân và cuối cùng cai trị Ấn Độ trong một thời gian rất dài.
+ Xuất khẩu quá mức có thể làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia trong một
khoảng thời gian ngắn hơn so với trước đây.
+ Nhập khẩu thuốc giả, các mặt hàng xa xỉ,…v.v. ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và phúc lợi
của người dân.
+ Đôi khi các mặt hàng thiết yếu cần có trong một quốc gia và nguồn cung ngắn cũng được
xuất khẩu để kiếm ngoại hối. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu các hàng hóa này tại nhà và
gây ra lạm phát.
+ Giống thương mại quốc tế cạnh tranh giữa các quốc gia do cạnh tranh ở thị trường nước
ngoài. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến chiến tranh và làm xáo trộn hòa bình thế giới.
Đầu tư quốc tế (2)
– Đầu tư nước ngoài trực tiếp: Là loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở
hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn.
– Sở hữu 100% vốn nước ngoài: Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp
thuộc sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài do Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự
quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
 Ví dụ: Công ty LG Electronic – trước kia là một doanh nghiệp liên doanh sau đó
không liên doanh với bên Việt Nam nữa và chuyển hẳn sang hình thức 100% vốn nước
ngoài.
– Ưu điểm:
+ Giảm được chi phí vận chuyển, bảo quản và bảo hiểm hàng hoá
+ Tránh được hàng rào thuế quan
+ Kiểm soát được thị trường
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

+ Giảm thiểu nguy cơ không kiểm soát được những năng lực cạnh tranh trọng yếu cũng như
các hoạt động chiến lược của doanh nghiệp
+ Không phải chia sẻ lợi nhuận
+ Tăng cường khả năng phối hợp hoạt động giữa các chi nhánh trên toàn cầu.
– Nhược điểm:
+ Chi phí cao do doanh nghiệp phải bỏ toàn bộ vốn đầu tư
+ Rủi ro cao vì không tận dụng được hiểu biết về môi trường kinh doanh của đối tác tại chỗ
như trong trường hợp liên doanh.
Liên doanh (3)
– Khái niệm: Là hình thức hợp tác kinh tế ở một trình độ tương đối cao, được tiến hành trên
cơ sở các bên tham gia tự nguyện cùng nhau góp vốn để thành lập các công ty, xí nghiệp
nhằm cùng sản xuất, cùng quản lý và chia lãi theo phương thức thỏa thuận.
 Ví dụ: Tập đoàn Toyota của Nhật Bản và tập đoàn General Motors của Mỹ đã liên
doanh để sản xuất ô tô tại Trung Quốc. Các công ty này cùng đóng góp vốn và sử dụng
chung nhà máy sản xuất, quản lý và chia lợi nhuận theo tỷ lệ đã thỏa thuận trước đó.
– Ưu điểm:
+ Giảm được chi phí vận chuyển, bảo quản và bảo hiểm hàng hoá
+ Tận dụng được hiểu biết của đối tác tại chỗ về điều kiện môi trường kinh doanh
+ Chia sẻ bớt rủi ro và chi phí với đối tác trong liên doanh tại những thị trường mà chi phí và
rủi ro cho việc thiết lập cơ sở sản xuất mới cao
+ Là phương thức duy nhất để thực hiện FDI ở một số quốc gia do những quy định hạn chế
FDI của chính phủ
+ Tránh được hàng rào thuế quan
+ Kiểm soát được thị trường
– Nhược điểm:
+ Nguy cơ bắt chước công nghệ và mất bí quyết công nghệ vào tay đối tác trong liên doanh
+ Nguy cơ có những bất đồng giữa các đối tác về mục tiêu và phương thức kinh doanh.
Liên minh chiến lược (theo hợp đồng, mua cổ phần) (4)
– Khái niệm: Liên minh chiến lược được định nghĩa là thỏa thuận giữa các công ty hoặc đối
tác để đạt các mục tiêu có lợi ích chung. Liên minh là một trong những cách thức mà các
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

công ty quốc tế có thể lựa chọn, cách thức này chủ yếu dựa vào sự cộng tác giữa các công ty
hoặc các đối tác.
 Ví dụ: Một ví dụ cụ thể về liên minh chiến lược theo hợp đồng là thỏa thuận giữa
hai công ty thực phẩm lớn là Nestle và Starbucks. Năm 2018, Nestle đã mua quyền sử dụng
thương hiệu Starbucks để bán các sản phẩm cà phê và trà của Starbucks ngoài các cửa hàng
của hãng này. Theo thỏa thuận, Nestle sẽ trả cho Starbucks khoảng 7,15 tỷ USD và được
quyền sử dụng thương hiệu của Starbucks trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm và đồ uống. Hai
công ty cũng cam kết phát triển và tiếp thị sản phẩm cà phê và trà mới thông qua các kênh
phân phối của Nestle trên toàn cầu. Qua đó, cả hai công ty đều mong muốn tận dụng được
thị trường đồ uống to lớn và tăng cường vị thế cạnh tranh của mình. Đây là một ví dụ về liên
minh chiến lược giữa hai công ty đạt được lợi ích chung.
– Ưu điểm:
+ Tạo thuận lợi cho việc thâm nhập thị trường nước ngoài nhờ tận dụng được hiểu biết về
môi trường kinh doanh của đối tác tại chỗ
+ Là cách thức để phối hợp các kỹ năng và nguồn lực mà không doanh nghiệp nào đủ khả
năng tự phát triển toàn diện
+ Tận dụng được hiểu biết của đối tác tại chỗ về điều kiện môi trường kinh
+ Chia sẻ bớt rủi ro và chi phí trong việc phát triển sản phẩm hay quy trình công nghệ mới
+ Tránh được hàng rào thuế quan
+ Kiểm soát được thị trường
– Nhược điểm:
+ Tạo điều kiện cho các đối thủ cạnh tranh tiếp cận với các công nghệ và thị trường mới với
chi phí thấp
+ Nếu không thận trọng doanh nghiệp sẽ nhận được ít hơn những gì cho đi.
Franchising (Cấp giấy phép đặc quyền kinh doanh) (5)
– Khái niệm: Là một hợp tác kinh doanh mà 1 bên là người đưa ra đặc quyền (Franchisor)
cho phép người nhận đặc quyền (Franchisee) sử dụng tên công ty, logo, phương pháp hoạt
động, đổi lại người đưa ra đặc quyền nhận được 1 khoản chi phí.
 Ví dụ: McDonald's, một thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu. McDonald's cấp giấy
phép cho các đối tác (franchisee) sử dụng thương hiệu, quy trình, hệ thống quản lý, và các
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

sản phẩm của mình. Những đối tác này phải trả tiền cho McDonald's để sử dụng đặc quyền
kinh doanh và được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, quản lý và marketing. Trong khi đó, McDonald's
sẽ nhận được doanh thu từ việc bán các giấy phép và phần nào lợi nhuận từ các cửa hàng
được khai thác bởi những đối tác.
– Ưu điểm:
+ Thâm nhập thị trường nước ngoài được thực hiện nhanh chóng và tiết kiệm chi phí
+ Không cần đầu tư nhiều vốn
+ Các thương hiệu uy tín sẽ thúc đẩy liên tục và mau lẹ lượng bán hàng tiềm năng ở nước
ngoài
+ Doanh nghiệp có thể tận dụng kiến thức của các công ty nhận quyền để tìm hiểu và phát
huy thị trường nước ngoài
+ Sở hữu một thương hiệu nổi tiếng và được mọi người công nhận
+ Tăng khả năng thành công của việc kinh doanh đối với doanh nghiệp nhận quyền
+ Trở thành một bộ phận của mạng lưới quốc tế có uy tín
– Nhược điểm:
+ Việc duy trì kiểm soát đối với bên nhận quyền có thể gặp khó khăn
+ Bất đồng với bên nhận quyền có thể xảy ra, bao gồm những tranh chấp pháp lý
+ Đòi hỏi phải kiểm tra và đánh giá tình hình hoạt động của công ty nhận quyền, cung cấp
hỗ trợ thường xuyên
+ Công ty nhận quyền có thể lợi dụng kiến thức thu được và trở thành đối thủ tương lai
+ Khoản đầu tư ban đầu hay khoản tiền bản quyền có thể có giá trị lớn
+ Bên nhượng quyền nắm giữ nhiều quyền hành trong đó có quyền thỏa thuận giá cả
+ Bên nhận quyền buộc phải mua nguồn cung, thiết bị và các sản phẩm từ bên nhượng
quyền.
+ Người nhượng quyền có thể áp đặt các hệ thống kỹ thuật hay quản lý không phù hợp với
người nhận quyền.
Licencing (Cấp giấy phép nhượng quyền kinh doanh) (6)
– Khái niệm: Một doanh nghiệp trao cho một doanh nghiệp khác quyền sử dụng các tài sản
vô hình để đổi lấy một khoản tiền bản quyền.
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

 Ví dụ: Công ty bạn đang kinh doanh các loại quần áo, túi xách, nay muốn mở rộng
thị trường và tăng danh tiếng cho công ty nên tìm Disney để xin họ cho phép bạn sử dụng
hình ảnh nhân vật của họ. Sau khi xem xét khả năng của bạn và thấy đủ điều kiện, Disney sẽ
thỏa thuận qua hợp đồng cấp phép.
– Ưu điểm:
+ Tiếp cận được thị trường khó thâm nhập
+ Rủi ro về nguồn vốn thấp
+ Thông tin về đặc điểm sản phẩm và hoạt động của đối thủ cạnh tranh ít tốn kém
+ Việc giao hàng và mức độ dịch vụ trong thị trường địa phương được cải tiến
– Nhược điểm:
+ Tiết lộ sự hiểu biết về kinh nghiệm đã tích lũy từ lâu
+ Tạo ra đối thủ cạnh tranh trong tương lai
+ Không kiểm soát hoạt động của bên nhận Licencing
+ Tương tác bị động với thị trường
+ Loại bỏ 1 số thị trường xuất khẩu
BOT (Build-Operate-Transfer) (7)
– Khái niệm: Thực hiện chuyển giao toàn bộ mọi chi tiết vật tư kỹ thuật của một dự án cho
nước khác sau khi đã hoàn tất thiết kế, xây dựng và vận hành thử, kể cả việc huấn luyện
nhân viên vận hành.
 Ví dụ: Một chiếc cầu sau khi được xây dựng xong sẽ được khai thác lợi nhuận bằng
cách thu phí từ các phương tiện vận chuyển đi qua cầu. Việc thu phí này có thể được thực
hiện trong một khoảng thời gian xác định tùy theo thỏa thuận của Nhà nước và nhà đầu tư.
– Ưu điểm:
+ Lợi nhuận cao từ kinh doanh kiến thức và kỹ thuật
+ Tránh rủi ro chính trị khi phải hoạt động dài hạn
+ Đối với các cá nhân, doanh nghiệp với vai trò nhà đầu tư, khi ký kết hợp đồng BOT sẽ
được hưởng rất nhiều sự ưu đãi của Nhà nước.
– Nhược điểm:
+ Chuyển giao công nghệ, tạo đối thủ cạnh tranh
+ Hợp đồng BOT rất phức tạp cả trên khía cạnh tài chính lẫn luật pháp
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

+ Chi phí cao.


Câu 4: Khái niệm văn hóa và các phân tích các yếu tố văn hóa (cho ví dụ minh họa cụ
thể)
Khái niệm:
– Văn hóa là những giá trị có thể học hỏi, chia sẻ và liên hệ mật thiết với nhau, nó cung cấp
những định hướng cho các thành viên trong xã hội.
– Mỗi dân tộc có một nền văn hóa khác biệt nhau.
Các yếu tố văn hóa:
– Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là sự thể hiện rõ nét nhất của văn hóa vì nó là phương tiện để truyền đạt thông tin
và ý tưởng. Nếu thông thạo ngôn ngữ, có 4 lợi ích:
+ Trao đổi trực tiếp và hiểu rõ ràng
+ Dễ làm việc với đối tác vì chung ngôn ngữ
+ Hiểu và đánh giá đúng bản chất
+ Hiểu và thích nghi với văn hóa đối tác
– Tôn giáo:
+ Có nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, Khổng giáo – Lão giáo,
Ấn Độ giáo (Hindu).
+ Các tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến lối sống, niềm tin, giá trị và thái độ, cách ứng xử của
con người.
+ Các tôn giáo còn ảnh hưởng đến chính trị và môi trường kinh doanh
+ Các tôn giáo khác nhau, được xây dựng trên nền tảng triết lý khác nhau. Khi kinh doanh
tại đâu, cần nghiên cứu tôn giáo ở đó cũng như đối tác kinh doanh theo tôn giáo nào?
– Giá trị và thái độ:
+ Giá trị là những quan niệm làm căn cứ để con người đánh giá đúng sai, tốt xấu, quan trọng
và không quan trọng.
+ Thái độ là những khuynh hướng không thay đổi của sự cảm nhận hành xử theo 1 hướng
xác định đối với 1 đối tượng.
+ Thái độ bắt nguồn từ những giá trị và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
con người đặc biệt là kinh doanh quốc tế.
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

 Ví dụ: Việc chuộng hàng ngoại hay không chuộng hàng ngoại.
 Ví dụ: Một nhà nhập khẩu sản phẩm từ một quốc gia khác có thể sẽ phải đối mặt
với các rào cản về ngôn ngữ, văn hóa và pháp lý. Tuy nhiên, nếu họ có thái độ cởi mở và sẵn
sàng học hỏi về nền kinh tế và văn hóa của quốc gia đó, họ có thể tìm ra những cách để xây
dựng mối quan hệ kinh doanh bền vững.
– Phong tục và cách ứng xử:
+ Phong tục là nếp sống, thói quen, là những lề thói trong xã hội hay 1 địa phương.
+ Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn, phù hợp với 1 xã hội đặc thù.
+ Phong tục thể hiện cách sự vật được làm, còn cách cư xử được dùng để thực hiện chúng
+ Mỗi quốc gia, vùng miền đều có phong tục và cách cư xử riêng vì vậy nghiên cứu vấn đề
này thì công việc trôi chảy, thuận lợi và ngược lại.
 Ví dụ: Quan niệm về thời gian của Mỹ và người Phương Đông.
– Yếu tố vật chất của văn hóa:
Vật chất là những gì con người có thể nhận biết: có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người tạo
ra. Khi nghiên cứu văn hóa vật chất, cần:
+ Cách làm ra sản vật (khía cạnh kỹ thuật)
+ Ai làm, tại sao làm (khía cạnh kinh tế)
Khi đánh giá yếu tố của nền văn hóa, cần:
+ Cơ sở hạ tầng kinh tế
+ Cơ sở hạ tầng xã hội
+ Cơ sở hạ tầng tài chính.
 Ví dụ: Các công trình kiến trúc cổ đại như Kim tự tháp Giza ở Ai Cập hay
Colosseum ở Italy là các biểu tượng văn hóa đặc trưng của các quốc gia đó.
– Thẩm mỹ:
+ Thẩm mỹ ̶ > sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp ̶ > ảnh hưởng giá trị, thái độ của con
người ở mỗi quốc gia khác nhau.
 Ví dụ: Trong nền văn hóa phương Tây, những khuôn mặt đối xứng và thân hình gầy
đẹp được coi là tiêu chuẩn của sắc đẹp, trong khi ở một số nền văn hóa châu Á, vòng eo to
và mặt tròn đầy mặn mà được coi là đẹp.
– Giáo dục:
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

+ Giáo dục là quá trình hoạt động ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng phẩm
chất đạo đức, tri thức về tự nhiên và xã hội, cũng như kỹ năng kỹ xảo cần thiết trong cuộc
sống.
 Ví dụ: Việc giáo dục trẻ em tại trường học, cung cấp cho họ kiến thức về các môn
học như toán học, văn học, khoa học, lịch sử và đạo đức.
Câu 5: Các chiều văn hóa của Hofstede, Những điểm khác biệt đặc trưng của xã hội với
chỉ số cao và thấp ở mỗi chiều (Cho ví dụ minh họa cụ thể). (Khi thi nếu trúng câu này có
thể chỉ hỏi về một số chiều văn hóa cụ thể)
Chỉ số khoảng cách quyền lực (PDI):
– Lý thuyết:
Chỉ số khoảng cách quyền lực (Power Distance Index - PDI) là một chỉ số đo lường sự
phân phối quyền lực và của cải giữa các cá nhân trong một doanh nghiệp, một nền văn hóa
hoặc một quốc gia.
Chỉ số khoảng cách quyền lực (Power Distance Index – PDI): được định nghĩa là “mức
độ mà những thành viên ít quyền lực của một tổ chức hoặc thể chế (hoặc gia đình) chấp nhận
và kỳ vọng rằng quyền lực được phân bổ không công bằng”.
– Điểm khác biệt đặc trưng của xã hội với chỉ số cao và thấp:
+ Chỉ số khoảng cách quyền lực (PDI) cao thường đi kèm với sự phân bố quyền lực bất bình
đẳng, trong đó có sự tôn trọng và khả năng kiểm soát của các nhân viên dưới quyền sếp.
 Ví dụ: Trong các nền văn hóa có chỉ số PDI cao, nhân viên thường sẽ kính trọng
sếp và chấp nhận quyết định của họ mà không đưa ra ý kiến phản đối.
+ Chỉ số khoảng cách quyền lực (PDI) thấp, sự phân bố quyền lực thường được đồng nhất
hơn, các quyết định quan trọng thường được đưa ra dưới sự thảo luận và trao đổi giữa các
thành viên trong tổ chức.
 Ví dụ: Trong các công ty của Nhật Bản, các quyết định được đưa ra bằng cách thảo
luận và đạt được sự đồng thuận của tất cả các thành viên.
 Ví dụ: Tại các quốc gia châu Á và Latin, các khu vực châu Phi và vương quốc Ả
rập, chỉ số quyền lực được quan sát thấy là rất cao. Trong khi đó, các nước Anglo và
Germanic có chỉ số quyền lực khá thấp (tại Úc là 11 và Đan Mạch là 18). Ví dụ, Mỹ trong
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

thang đánh giá của Hofstede đạt 40 điểm PDI, giữ ở mức trung bình. Trong khi đó
Guatemala có chỉ số khá cao là 95 còn Israel lại khá thấp với chỉ 13 điểm PDI.
Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể (IDV):
– Lý thuyết: Chỉ số này thể hiện “mức độ hòa nhập của cá nhân với tập thể và cộng đồng”.
– Điểm khác biệt đặc trưng của xã hội với chỉ số cao và thấp:
+ Khi chỉ số IDV cao, xã hội có xu hướng đặt giá trị cao vào sự độc lập và tự chủ của từng
cá nhân. Các cá nhân có tính cách mạnh, độc lập, quyết đoán, và thích làm việc độc lập. Tập
thể không quá quan trọng và mỗi cá nhân tự quyết định cho bản thân.
 Ví dụ: Các nước Tây Âu như Pháp, Anh, Mỹ, Canada có chỉ số IDV cao.
Khi chỉ số IDV thấp, xã hội coi trọng tính đoàn kết và tập thể hơn là sự độc lập cá
nhân. Các cá nhân thường trung thành với tập thể, chia sẻ giá trị và mục tiêu chung, và
thường thích làm việc trong nhóm.
 Ví dụ: Các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam có chỉ số IDV thấp.
 Ví dụ: Với chỉ số 20, Việt Nam là một xã hội tập thể. Thể hiện trong cam kết lâu dài
gần gũi với nhóm “thành viên”, đó là một gia đình, gia đình mở rộng hoặc các mối quan hệ
mở rộng.
Chỉ số phòng tránh rủi ro (UAI):
– Lý thuyết: Được định nghĩa như “mức độ chấp nhận của xã hội với sự mơ hồ”, khi mà con
người chấp nhận hoặc ngăn cản một thứ gì đó không kỳ vọng, không rõ ràng và khác so với
hiện trạng thông thường.
– Điểm khác biệt đặc trưng của xã hội với chỉ số cao và thấp:
+ Nếu chỉ số phòng tránh rủi ro (UAI) cao thì xã hội sẽ có xu hướng thích ứng với những
tình huống rủi ro, có mức độ gắn kết cao với các quy chuẩn, hành vi, luật lệ và thường tin
tưởng sự thật tuyệt đối, ít cởi mở với những ý kiến trái chiều.
+ Nếu chỉ số UAI thấp thì xã hội sẽ có xu hướng cởi mở hơn và chấp nhận những ý kiến trái
chiều, gây tranh cãi.
 Ví dụ: Xã hội Nhật Bản có chỉ số UAI khá cao, do đó họ thường có nhiều quy tắc
và thủ tục trong các hoạt động kinh doanh và đời sống hàng ngày, trong khi đó xã hội Mỹ có
chỉ số UAI thấp hơn, do đó họ thường có nhiều sự linh hoạt và đổi mới trong các hoạt động
kinh doanh và đời sống.
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

Nam quyền và Nữ quyền (MAS):


– Lý thuyết:
+ Nam quyền: Sự ưu tiên của xã hội cho thành quả, phần thưởng vật chất và định nghĩa
thành công dựa trên những thành quả vật chất mà cá nhân đạt được.
+ Nữ quyền: Ám chỉ sự coi trọng tính cộng tác, khiêm tốn, quan tâm đến những cá nhân khó
khăn cũng như chất lượng cuộc sống.
– Điểm khác biệt đặc trưng của xã hội với chỉ số cao và thấp:
+ Nếu chỉ số MAS (Nam quyền và Nữ quyền) cao, thì xã hội đó có xu hướng đánh giá cao
thành tích cá nhân, thành quả vật chất và thành công, và đánh giá thấp tính cộng tác và tình
người.
 Ví dụ: Mỹ có chỉ số MAS cao, đặt nặng mức độ thành công cá nhân và tiền bạc. Ở
Mỹ, vấn đề đối thủ và sự cạnh tranh được đánh giá cao trong kinh doanh và cuộc sống, và
thành công được định nghĩa bởi thành quả và tiền bạc.
+ Nếu chỉ số MAS thấp, thì xã hội đó có xu hướng coi trọng tính cộng tác, khiêm tốn, tình
người và chất lượng cuộc sống hơn là thành tích cá nhân.
 Ví dụ: Nhật Bản có chỉ số MAS thấp, điều này thể hiện sự quan tâm đến tính cách
hợp tác, khiêm tốn, và đặt nặng mối quan hệ. Trong xã hội Nhật Bản, mọi người thường ưu
tiên sự đồng thuận và sự cộng tác hơn là cạnh tranh, và công việc thường được thực hiện
bởi nhóm thay vì cá nhân.
Định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn (LTO):
– Lý thuyết: Khía cạnh này miêu tả sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại và các hành động/
khó khăn trong tương lai.
– Điểm khác biệt đặc trưng của xã hội với chỉ số cao và thấp:
 Ví dụ: Nhật Bản có chỉ số LTO cao, nền kinh tế của họ có nhiều kế hoạch dài hạn
và các công ty Nhật Bản thường có chiến lược dài hạn và sự cam kết đối với khách hàng.
 Ví dụ: Nhiều quốc gia Đông Nam Á có chỉ số LTO thấp hơn so với các nước
phương Tây, nơi các công ty thường tập trung vào kế hoạch ngắn hạn và giải quyết vấn đề
theo từng giai đoạn.
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

Tự Thỏa Mãn và Tự Kiềm Chế (IND):


– Lý thuyết:
+ Khái niệm này chính là thước đo mức độ hạnh phúc.
+ Tự thỏa mãn được định nghĩa như “ sự cho phép của xã hội trong việc tự thỏa mãn một
cách tự do các nhu cầu cơ bản và tự nhiên của con người, ví dụ như hưởng thụ cuộc sống”.
+ Trong khi khái niệm “tự kiềm chế” lại thể hiện “sự kiểm soát của xã hội, bởi những định
kiến, chuẩn mực nghiêm ngặt, trong việc hưởng thụ của cá nhân”.
Đặc điểm của VH thỏa mãn Đặc điểm của VH kiềm chế
- Con người thường thể hiện sự vui sướng; - Con người thường ít thể hiện sự vui
nhấn mạnh sự tiêu khiển. sướng; ít nhấn mạnh sự tiêu khiển.
- Thường nhớ về những cảm xúc tích cực. - Thường nhớ về những cảm xúc tiêu cực.
- Tự do ngôn luận. - Không tùy tiện phát ngôn.
- Có nhận thức về việc kiểm soát đời sống - Đánh giá thấp khả năng kiểm soát đời
cá nhân sống cá nhân.
– Điểm khác biệt đặc trưng của xã hội với chỉ số cao và thấp:
+ Nếu chỉ số cao, xã hội sẽ coi trọng và tôn trọng sự tự do và độc lập cá nhân, cho phép con
người được tự do thể hiện các nhu cầu của mình.
 Ví dụ: Các nước Tây Âu thường có chỉ số cao ở chiều IND, cho phép các cá nhân
được tự do lựa chọn nghề nghiệp, cuộc sống và quan điểm cá nhân.
+ Nếu chỉ số thấp, xã hội sẽ có xu hướng giới hạn các nhu cầu cơ bản và tự nhiên của con
người, đặt nặng sự phù hợp với quy chuẩn và giá trị xã hội.
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

 Ví dụ: Các quốc gia châu Á có xu hướng có chỉ số thấp ở chiều IND, đặc biệt là
các quốc gia có nền văn hóa Nho giáo, nơi mà sự kính trọng đối với tập thể và sự kiểm soát
bản thân là quan trọng hơn sự tự do và độc lập cá nhân.
Câu 6: Hãy nêu những ứng dụng của mô hình lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede
vào Giao tiếp quốc tế, Thỏa thuận quốc tế, Quản lý quốc tế và Marketing quốc tế?
Giao tiếp quốc tế:
– Vận dụng chỉ số phòng tránh rủi ro (UAI) vào Giao tiếp quốc tế: Các quốc gia có chỉ số
phòng tránh rủi ro (UAI) cao thường có xu hướng tôn trọng quy tắc và luật lệ, vì vậy trong
giao tiếp, cần chú ý đến việc tuân thủ các quy định, đặc biệt là trong các văn bản hợp đồng.
 Ví dụ: Khi một công ty của Mỹ và một công ty của Nhật Bản ký kết một hợp đồng.
Chỉ số UAI của Nhật Bản cao, vậy nên công ty Mỹ cần chú ý đến việc sử dụng ngôn từ rõ
ràng, tránh sử dụng các từ ngữ không chính thức hoặc gây hiểu nhầm, vì người Nhật thường
khá nghiêm túc và đòi hỏi sự chính xác trong việc truyền đạt thông tin. Ngoài ra, công ty Mỹ
cần tuân thủ các quy định và luật lệ của Nhật Bản, đặc biệt là trong các điều khoản về thanh
toán và bảo vệ dữ liệu khách hàng. Nếu không tuân thủ được các quy định này, công ty Mỹ
có thể gặp phải rủi ro pháp lý và ảnh hưởng đến quan hệ thương mại với công ty Nhật.
– Áp dụng Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể (IDV) vào giao tiếp quốc tế có thể giúp
chúng ta hiểu và tôn trọng các nền văn hóa khác nhau, giúp ta tạo ra mối quan hệ lành mạnh
và hiệu quả với đối tác trong kinh doanh quốc tế.
Thỏa thuận quốc tế:
– Áp dụng Nam quyền và Nữ quyền (MAS) giữa các quốc gia có thể giúp các bên đàm phán
hiểu và tôn trọng các giá trị và thái độ khác nhau trong giao tiếp và quan hệ.
Nếu đối tác thương mại thuộc một xã hội có chỉ số MAS cao, thì họ có thể quan tâm
hơn đến thành tích cá nhân và thành quả vật chất, và muốn được công nhận và đánh giá dựa
trên những thành tích đó.
Trong khi đó, nếu đối tác thuộc xã hội có chỉ số MAS thấp, họ có thể quan tâm hơn đến
tính cộng tác và tình người, và muốn tạo ra một môi trường làm việc hòa đồng, ứng xử tôn
trọng và hỗ trợ lẫn nhau  Do đó, khi đàm phán thỏa thuận quốc tế, các bên cần phải hiểu
rõ những giá trị và ưu tiên của đối tác để có thể đưa ra những đề xuất phù hợp và đạt được
sự đồng ý của cả hai bên.
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

 Ví dụ: Khi hai công ty từ hai nền văn hóa khác nhau muốn ký kết một thỏa thuận
hợp tác. Công ty A đến từ Mỹ, nơi có chỉ số MAS cao, trong khi công ty B đến từ Thụy Điển,
nơi có chỉ số MAS thấp. Công ty A có xu hướng coi trọng tính cạnh tranh và động lực trong
công việc, trong khi công ty B tập trung vào sự hợp tác và tôn trọng nhân viên trong quản lý.
Để đạt được thỏa thuận, hai công ty cần phải tôn trọng và thích nghi với phong cách quản
lý của đối tác. Công ty A có thể cần phải tăng cường sự hợp tác và tôn trọng nhân viên hơn
để phù hợp với văn hóa Thụy Điển, trong khi công ty B có thể cần phải tăng cường tính
cạnh tranh và động lực để phù hợp với văn hóa Mỹ. Ngoài ra, các bên có thể cần phải thảo
luận và đàm phán để tìm ra một phương án hợp tác và quản lý phù hợp với cả hai nền văn
hóa.
– Áp dụng chỉ số phòng tránh rủi ro (UAI): Các nước có chỉ số UAI cao có xu hướng thích
ứng với các quy tắc nghiêm ngặt và đòi hỏi sự đảm bảo chắc chắn trong quá trình kinh
doanh. Ngược lại, các nước có chỉ số UAI thấp có xu hướng linh hoạt hơn và dễ chấp nhận
các rủi ro trong quá trình thương lượng và kinh doanh.
Vì vậy, khi tham gia vào quá trình thỏa thuận quốc tế, các bên cần phải hiểu và tôn
trọng các giá trị và quan điểm văn hóa của đối tác. Điều này giúp tạo ra một môi trường thỏa
thuận tích cực và xây dựng được mối quan hệ tốt với đối tác.
 Ví dụ: Khi một doanh nghiệp Anh muốn đàm phán với một doanh nghiệp Brazil để
ký kết một thỏa thuận hợp tác lâu dài. Tại nước Brazil có chỉ số UAI cao. Các quốc gia có
chỉ số UAI cao thường có xu hướng muốn có sự rõ ràng và chính xác trong giao tiếp. Vì vậy,
doanh nghiệp Anh cần phải tránh sử dụng các cụm từ hay lời nói mơ hồ hoặc không chính
xác để tránh gây hiểu lầm hoặc nhầm lẫn trong quá trình đàm phán. Ngoài ra, doanh
nghiệp Anh nên chuẩn bị kỹ cho các tình huống không chắc chắn và có thể cần phải đề xuất
các giải pháp để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đàm phán với Brazil.
Quản lý quốc tế:
– Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể (IDV): Áp dụng Chủ nghĩa cá nhân và chủ
nghĩa tập thể (IDV) của Hofstede trong Quản lý quốc tế có thể giúp hiểu được cách mà mỗi
cá nhân hoạt động trong môi trường tập thể như thế nào và giúp quản lý hiểu được cách để
tạo ra một môi trường làm việc tích cực cho tất cả các cá nhân.
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

Nếu một quốc gia có chỉ số IDV cao, thì các cá nhân trong đó thường đặt nhiều giá trị
vào độc lập và tự chủ, và ngược lại, nếu chỉ số IDV thấp thì các cá nhân trong đó có xu
hướng tập trung vào mối quan hệ tập thể hơn là cá nhân.
 Ví dụ: Giả sử bạn là một nhà quản lý của một công ty đa quốc gia và bạn đang
quản lý một nhóm nhân viên ở Nhật Bản và một nhóm nhân viên ở Mỹ. Nhóm ở Nhật Bản có
chỉ số IDV thấp, trong khi nhóm ở Mỹ có chỉ số IDV cao.
+ Đối với nhóm ở Nhật Bản, bạn cần tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích
sự hợp tác và mối quan hệ tập thể. Bạn có thể tổ chức các hoạt động nhóm, định kỳ tổ chức
các cuộc họp để tăng cường giao tiếp và sự hiểu biết giữa các thành viên trong nhóm.
+ Đối với nhóm ở Mỹ, bạn cần đặc biệt chú trọng đến độc lập và tự chủ của từng cá nhân,
cần cung cấp cho họ những cơ hội để phát triển và thể hiện bản thân. Bạn có thể cho phép họ
tham gia các dự án độc lập, cung cấp cho họ nhiều sự lựa chọn và định hướng rõ ràng về
mục tiêu công việc của họ.
– Áp dụng Định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn (LTO): Khi quản lý quốc tế, việc
hiểu được định hướng dài hạn và ngắn hạn của một quốc gia có thể giúp các doanh nghiệp
định hình và điều chỉnh chiến lược của mình để phù hợp với định hướng của quốc gia đó.
Ngoài ra, việc phù hợp với định hướng của một quốc gia cũng có thể giúp xây dựng mối
quan hệ và tăng cường niềm tin với các đối tác trong quốc tế.
Nếu một quốc gia có định hướng dài hạn cao, thì các cá nhân trong đó thường đặt
nhiều giá trị vào việc lập kế hoạch và tiến hành các dự án với mục tiêu xa hơn trong tương
lai. Trong khi đó, nếu quốc gia có định hướng ngắn hạn cao, thì các cá nhân trong đó thường
đặt ưu tiên vào những mục tiêu ngắn hạn và tập trung vào việc đạt được thành tựu nhanh
chóng.
 Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường tại Trung Quốc có định
hướng dài hạn cao, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc đầu tư vào các dự án có tầm
nhìn xa hơn trong tương lai để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Trong khi đó, nếu
doanh nghiệp muốn mở rộng tại Pakistan có định hướng ngắn hạn cao, doanh nghiệp có thể
tập trung vào việc đưa ra các chương trình khuyến mãi ngắn hạn để thu hút sự chú ý của
người tiêu dùng và tăng doanh số bán hàng trong thời gian ngắn.
Marketing quốc tế:
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

– Áp dụng Định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn (LTO): Áp dụng Định hướng dài
hạn và định hướng ngắn hạn (LTO) của Hofstede vào Marketing quốc tế có thể giúp cho các
doanh nghiệp nắm bắt được tâm lý, hành vi của khách hàng và thích nghi với nhu cầu của họ
trong từng thị trường khác nhau, đưa ra kế hoạch tiếp thị phù hợp và tối ưu hóa hiệu quả
kinh doanh.
Nếu một thị trường có Định hướng dài hạn (LTO) cao, đòi hỏi sự kiên nhẫn và đầu tư
lâu dài, các doanh nghiệp cần phải tập trung vào việc xây dựng và bảo tồn thương hiệu, tạo
niềm tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.
 Ví dụ: Trong thị trường Nhật Bản, LTO cao, các doanh nghiệp cần thời gian và
công sức để xây dựng thương hiệu và niềm tin của khách hàng. Vì vậy, các chiến lược
marketing của các doanh nghiệp ở đây cần phải tập trung vào việc tạo ra giá trị lâu dài cho
khách hàng.
Nếu một thị trường có Định hướng ngắn hạn (LTO) cao, khách hàng có thể có xu
hướng đổi mới, tìm kiếm sản phẩm mới và sẵn sàng chi tiêu để thử nghiệm những sản phẩm
mới. Các doanh nghiệp cần phải tìm cách thích nghi với xu hướng này bằng cách cung cấp
các sản phẩm mới, nhanh chóng đưa ra phản hồi và tương tác tích cực với khách hàng.
 Ví dụ: Trong thị trường Mỹ, LTO thấp, các doanh nghiệp cần phải có khả năng
thích nghi với xu hướng mới nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
– Áp dụng chỉ số phòng tránh rủi ro (UAI) của Hofstede trong Marketing quốc tế giúp các
doanh nghiệp hiểu và phân tích thị trường của một quốc gia với mức độ phòng tránh rủi ro
cao hay thấp như thế nào. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược
marketing phù hợp với nhu cầu và thái độ của khách hàng tại quốc gia đó.
 Ví dụ: Khi tiếp cận thị trường Nhật Bản, nơi có chỉ số UAI cao, các nhà quảng cáo
và nhà tiếp thị cần chú ý đến những tình huống có thể gây rủi ro cho khách hàng, như
những sản phẩm chưa được kiểm chứng hoặc những thông tin quảng cáo chưa được chính
thức xác nhận. Vì vậy, họ cần phải sử dụng các phương tiện quảng cáo và marketing mang
tính bảo đảm, đảm bảo sự tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
Tuy nhiên, khi tiếp cận thị trường Mỹ, nơi có chỉ số UAI thấp, các nhà quảng cáo và
nhà tiếp thị có thể sử dụng những phương tiện quảng cáo mạo hiểm hơn để thu hút sự chú ý
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

của khách hàng, nhưng vẫn phải đảm bảo đúng tính chất của sản phẩm và thông tin quảng
cáo.
Câu 7: Ứng dụng mô hình viên kim cương của Michael Porter để phân tích lợi thế cạnh
tranh của 1 ngành cụ thể trong một quốc gia cụ thể?
Ngành sữa tươi ở Việt Nam:
Đối với yếu tố đối thủ cạnh tranh, ngành sữa tươi ở Việt Nam đang đối mặt với sự cạnh
tranh từ các công ty sản xuất sữa trong nước như Vinamilk, TH True Milk, và các công ty
nước ngoài như Abbott, FrieslandCampina và Nestle. Các công ty này đều đang cạnh tranh
với nhau để chiếm lĩnh thị trường sữa tươi, tạo ra một sân chơi cạnh tranh sôi động.
Đối với yếu tố ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan, ngành sữa tươi ở Việt Nam
phát triển cùng với các ngành công nghiệp khác như đóng gói, vận chuyển, bảo quản,
marketing và quảng cáo. Các công ty sản xuất sữa tươi cần phải có một hệ thống đối tác và
nhà cung cấp đáng tin cậy trong các ngành này để đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ
cho khách hàng.
Đối với yếu tố nguyên liệu và các sản phẩm thay thế, ngành sữa tươi ở Việt Nam đang
phát triển bền vững bằng cách xây dựng một hệ thống đối tác với các trang trại sữa để cung
cấp sữa. Đồng thời, các công ty sản xuất sữa tươi cũng sử dụng các nguyên liệu khác để sản
xuất sản phẩm sữa tươi, như đường, hương liệu, vitamin và khoáng chất.
Phân tích lợi thế cạnh tranh của công ty Vinamilk trong ngành sữa tươi ở Việt Nam:
– Sự phân bố của các yếu tố sản xuất của Vinamilk:
+ Nguồn nhân lực: Vinamilk có hệ thống quản lý chuyên nghiệp và đội ngũ nhân viên tay nghề cao, đặc biệt là
trong các vị trí quản lý và nghiên cứu phát triển sản phẩm. Theo báo cáo tài chính năm 2020, Vinamilk đã có hơn 12.000
nhân viên trên toàn quốc. Ngoài ra, công ty đã đầu tư vào các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên.
Vì vậy, Vinamilk có lợi thế về nguồn nhân lực chất lượng và tay nghề cao.
+ Nguồn vốn: Vinamilk là công ty sữa lớn nhất Việt Nam, có vốn điều lệ lên đến 14.000 tỷ đồng. Công ty có khả
năng tài chính vững chắc để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, mở rộng quy mô sản xuất và phân phối.
Năm 2020, Vinamilk đã có doanh thu trên 60.000 tỷ đồng và lợi nhuận ròng hơn 10.000 tỷ đồng. Vì vậy, công ty có lợi
thế về nguồn vốn và khả năng đầu tư cho sự phát triển của mình.
+ Nguyên vật liệu: Vinamilk đã đầu tư vào các trang trại sữa với hơn 120.000 con bò sữa, sản lượng sữa của
Vinamilk đủ để cung cấp cho quy mô sản xuất của công ty. Hơn nữa, Vinamilk cũng đầu tư vào các hoạt động đảm bảo
chất lượng sữa từ nguồn gốc, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và quy trình sản xuất. Tuy nhiên, trong một
số thời kỳ, giá nguyên liệu đầu vào như sữa và ngũ cốc đã tăng cao, gây ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của Vinamilk.
+ Máy móc thiết bị, Vinamilk đã đầu tư mạnh mẽ vào các trang thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại. Điều này
giúp cho công ty có thể sản xuất sữa tươi với chất lượng cao và năng suất sản xuất lớn. Cụ thể, Vinamilk đã đầu tư hơn
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

10.000 tỷ đồng vào trang thiết bị và công nghệ sản xuất mới tại nhà máy sữa Mỹ Tho vào năm 2019. Đây là một bước
ngoặt lớn của Vinamilk trong việc cải tiến công nghệ sản xuất và tăng năng suất sản xuất.
Ngoài ra, Vinamilk cũng đã đầu tư vào hệ thống máy móc tự động hoá và robot hóa trong sản xuất sữa tươi. Điều
này giúp cho quá trình sản xuất trở nên tự động hóa hơn và giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn nhân lực. Nhờ đó,
Vinamilk có thể tiết kiệm chi phí nhân công và tăng năng suất sản xuất.
– Nhu cầu tiêu dùng nội địa trong ngành sữa tươi về sản phẩm của Vinamilk:
Theo thống kê của Euromonitor International, thị trường sữa tươi Việt Nam đã đạt mức doanh thu trên 7,5 tỷ đô
la Mỹ vào năm 2020. Trong đó, Vinamilk chiếm 39% thị phần, là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành sữa tươi tại Việt
Nam.
Nhu cầu tiêu dùng sữa tươi tại Việt Nam đang tăng trưởng ổn định, điều này được thể hiện qua việc tăng trưởng
doanh thu của thị trường sữa tươi Việt Nam đạt mức trung bình 3,5% mỗi năm trong giai đoạn từ 2016 đến 2020. Một
trong những yếu tố chính đóng góp vào tăng trưởng này là sự tăng cường về nhận thức về lợi ích sức khỏe của sữa tươi
đối với người tiêu dùng.
Vinamilk đã chủ động tăng cường sản xuất sữa tươi để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và đồng thời xuất khẩu
sang thị trường quốc tế. Năm 2020, Vinamilk đã sản xuất hơn 1,3 tỷ lít sữa tươi, chiếm hơn 60% thị phần sữa tươi tại
Việt Nam, doanh thu đạt hơn 50.000 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2020, Vinamilk đã có hơn 220.000 điểm bán sản phẩm
trên toàn quốc, bao gồm siêu thị, cửa hàng tiện lợi và kênh bán hàng trực tuyến.
– Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan:
+ Nguồn cung cấp nguyên vật liệu:
Trong ngành sữa tươi, nguyên liệu chính để sản xuất là sữa tươi, do đó nguồn cung cấp sữa là rất quan trọng.
Vinamilk đã tạo ra một chuỗi giá trị ngành sữa bền vững bằng cách xây dựng một hệ thống đối tác với các trang trại sữa
để cung cấp sữa đảm bảo chất lượng cho sản xuất. Hiện tại, Vinamilk có hơn 120.000 trang trại sữa trên toàn quốc và
đang mở rộng sang các nước khác như Mỹ, Australia, New Zealand,.. để đảm bảo nguồn cung cấp sữa ổn định và chất
lượng cho sản xuất.
Ngoài ra, Vinamilk cũng sử dụng các nguyên liệu khác để sản xuất sản phẩm sữa, như đường, hương liệu,
vitamin và khoáng chất, cụ thể là:
 Nhà cung cấp đường: Vinamilk thường sử dụng đường trong sản xuất sữa đặc, sữa chua và các sản phẩm sữa
khác. Các nhà cung cấp đường của Vinamilk bao gồm Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi và Tổng Công ty Đường
Việt Nam.
 Nhà cung cấp hương liệu: Vinamilk sử dụng hương liệu để tăng cường hương vị và mùi thơm cho các sản phẩm
sữa của mình. Các nhà cung cấp hương liệu của Vinamilk bao gồm Givaudan và Symrise.
 Nhà cung cấp vitamin và khoáng chất: Vinamilk sử dụng các loại vitamin và khoáng chất để bổ sung dinh dưỡng
cho các sản phẩm sữa của mình. Các nhà cung cấp vitamin và khoáng chất của Vinamilk bao gồm DSM và BASF.
Bên cạnh đó, Vinamilk cũng phải nhập khẩu một số nguyên liệu như sữa bột, bơ và whey protein từ các quốc gia
như Úc, New Zealand và Mỹ để đảm bảo chất lượng sản phẩm sữa của mình.
+ Quy trình sản xuất và công nghệ:
Vinamilk đã đầu tư mạnh vào các trang thiết bị sản xuất hiện đại và các công nghệ tiên tiến để sản xuất sữa tươi
với chất lượng cao, các trang thiết bị này được nhập khẩu từ các nước tiên tiến như Thụy Sĩ, Đức, và Nhật Bản.. Công ty
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

này sở hữu nhiều nhà máy sản xuất sữa tươi trên khắp cả nước và đã áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản
xuất như ISO 22000, HACCP, GMP, BRC, IFS, FSSC 22000, và SA 8000.
Các nhà máy sản xuất sữa tươi của Vinamilk được trang bị các thiết bị sản xuất và kiểm tra chất lượng tiên tiến,
đảm bảo sản phẩm sữa tươi đạt chất lượng cao và an toàn cho người tiêu dùng. Vinamilk đã đầu tư nhiều vào các thiết bị
sản xuất và xử lý nước tại nhà máy, giúp tiết kiệm nước và đảm bảo nguồn nước sạch cho sản xuất.
Ngoài ra, Vinamilk cũng liên tục nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Công ty đã tung ra nhiều sản phẩm mới như sữa tươi không đường, sữa tươi trái cây, sữa tươi đậu nành, sữa tươi cà phê,
sữa tươi yến mạch, sữa tươi nghệ vàng, và các sản phẩm sữa chua, sữa đặc, bơ và kem tươi.
Vinamilk cũng đã đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển để cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao
chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất. Công ty cũng tập trung vào việc tăng cường quản lý chất lượng và đào
tạo nhân viên để đảm bảo quy trình sản xuất được thực hiện một cách hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực
phẩm.
+ Hệ thống phân phối và bán hàng: Vinamilk có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, từ các thành phố lớn như Hà
Nội và TP. Hồ Chí Minh đến các khu vực nông thôn và vùng sâu, giúp công ty tiếp cận được đến một đối tượng khách
hàng rộng lớn và đa dạng từ các cửa hàng tạp hóa, siêu thị đến các đại lý phân phối chuyên nghiệp. Đồng thời, công ty
này cũng có các kênh bán hàng trực tuyến như như Vinamilk Online, Shopee, Tiki, Lazada,.. giúp khách hàng dễ dàng
mua sữa và các sản phẩm của Vinamilk trên mạng.
+ Các ngành liên quan: Trong quá trình sản xuất và kinh doanh sữa tươi, Vinamilk có sự liên kết chặt chẽ với các ngành
hỗ trợ như ngành đóng gói, vận chuyển, bảo quản, quảng cáo và marketing,.. Công ty này đã xây dựng một mạng lưới
đối tác và nhà cung cấp đáng tin cậy trong các ngành này để đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.
 Trong ngành đóng gói, Vinamilk đã hợp tác với các đối tác như Tetra Pak, SIG Combibloc và Elopak để sử dụng
các loại bao bì chất lượng cao cho sản phẩm sữa tươi. Các loại bao bì này được thiết kế đặc biệt để giữ cho sữa tươi
được bảo quản trong điều kiện tốt nhất, giảm thiểu sự ôxy hóa và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Trong ngành vận chuyển, Vinamilk đã hợp tác với các đối tác vận chuyển lớn như DHL và UPS để đảm bảo sự
lưu chuyển nhanh chóng và an toàn của sản phẩm từ nhà máy đến các điểm bán hàng trên toàn quốc.
 Trong ngành bảo quản, Vinamilk đã sử dụng các thiết bị và công nghệ hiện đại như hệ thống giám sát nhiệt độ và
độ ẩm để đảm bảo sự bảo quản tốt nhất cho sản phẩm sữa tươi.
 Trong ngành quảng cáo và marketing, Vinamilk đã tạo ra các chiến dịch quảng cáo sáng tạo và hiệu quả để tăng
cường nhận thức thương hiệu và tăng doanh số bán hàng. Công ty này đã hợp tác với các đối tác quảng cáo lớn như
Ogilvy & Mather, Dentsu và Saatchi & Saatchi để thực hiện các chiến dịch quảng cáo và marketing.
– Chiến lược, cơ cấu doanh nghiệp Vinamilk và mức độ cạnh tranh:
+ Quy định và hạn chế của địa phương: Trong ngành sữa tươi ở Việt Nam, đã có các quy định và hạn chế nhất định để
đảm bảo chất lượng sản phẩm và đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng. Các quy định này tạo ra một môi trường cạnh
tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trong ngành. Cụ thể, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-
CP quy định về sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm sữa, trong đó có quy định về việc kiểm tra và đánh giá chất
lượng sữa tươi trước khi bán ra thị trường. Điều này tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất sữa tươi chất lượng cao
như Vinamilk, giúp họ nắm giữ thị phần lớn hơn.
+ Cấu trúc thị trường và yếu tố cạnh tranh:
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

Ngành sữa tươi ở Việt Nam có cấu trúc thị trường khá phân tán và đa dạng. Có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động
trong ngành này, nhưng thị phần của các doanh nghiệp không đồng đều. Vinamilk là một trong những doanh nghiệp lớn
nhất và có thị phần cao nhất trong ngành. Với việc sở hữu các nhà máy sản xuất sữa tươi hiện đại, Vinamilk có thể sản
xuất các sản phẩm sữa tươi chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Về hình ảnh thương hiệu, Vinamilk được biết đến như một trong những thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam.
Họ luôn đặt chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu lên hàng đầu, đảm bảo sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn và chất
lượng tốt nhất. Đồng thời, Vinamilk cũng chú trọng vào chiến lược marketing, quảng bá thương hiệu thông qua các hoạt
động truyền thông, đặc biệt là các chiến dịch quảng cáo truyền hình và các sự kiện PR để nâng cao nhận thức thương
hiệu và tạo sự kết nối với khách hàng.
– Cơ hội và chính phủ:
Về cơ hội, ngành sữa tươi ở Việt Nam đang có xu hướng phát triển tích cực. Theo thống kê của Cục Chăn nuôi và
Thú y, sản lượng sữa tươi trong nước đạt hơn 500 triệu lít vào năm 2020, tăng 7,6% so với năm trước đó. Nhu cầu tiêu
dùng sữa tươi cũng đang tăng dần nhờ vào sự phát triển của nền kinh tế và tăng trưởng dân số. Theo báo cáo của
Euromonitor International, ngành sữa tươi ở Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng đáng kể trong tương lai, với tỷ lệ tăng
trưởng dự kiến đạt khoảng 6,5% trong giai đoạn 2020-2025.
Ngoài ra, Chính Phủ cũng đang đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành sữa tươi, bao gồm việc đẩy mạnh tiêu
thụ trong nước và xuất khẩu, hỗ trợ tài chính và chính sách thuế, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đào
tạo nhân lực chuyên ngành, và tăng cường giám sát chất lượng sản phẩm.
Công ty Vinamilk cũng đã tận dụng tốt các cơ hội này để phát triển kinh doanh trong ngành sữa tươi. Theo báo
cáo tài chính của Vinamilk, doanh thu tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 9,3% trong giai đoạn 2016-2020, trong đó
sản phẩm sữa tươi đóng góp đáng kể. Vinamilk cũng đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, mở rộng
quy mô sản xuất, tăng cường quảng bá thương hiệu, và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm. Nhờ các chiến lược này,
Vinamilk đã trở thành công ty dẫn đầu ngành sữa tươi ở Việt Nam, chiếm trên 60% thị phần.
 Kết luận: Tổng quan về ngành sữa tươi ở Việt Nam, đây là một ngành có tiềm năng phát triển, đặc biệt là khi
nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển và thị trường ngành sữa tươi vẫn còn rất lớn để khai thác. Tuy nhiên,
ngành sữa tươi cũng đang phải đối mặt với những thách thức cạnh tranh từ các doanh nghiệp sản xuất sữa tươi khác
cùng các loại sản phẩm sữa khác. Từ việc sử dụng mô hình viên kim cương của Michael Porter để phân tích lợi thế cạnh
tranh của ngành sữa tươi tại Việt Nam, ta có thể thấy rằng Vinamilk là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong
ngành này với nhiều lợi thế cạnh tranh quan trọng.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter:


– Áp lực của các nhà cung cấp:
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, đến năm 2020, số lượng doanh
nghiệp sản xuất sữa tươi tại Việt Nam là khoảng 60 công ty, tuy nhiên chỉ có khoảng 20 công
ty lớn đủ khả năng cung cấp sản phẩm trên toàn quốc, số lượng nhà cung cấp sữa tươi là khá
đa dạng và cạnh tranh trong ngành này khá khốc liệt.
Vinamilk là một trong những doanh nghiệp lớn nhất và chiếm lĩnh thị phần sữa tươi tại
Việt Nam với tỷ lệ hơn 60%. Vinamilk có hơn 200 nghìn trang trại nuôi bò, hơn 10 nhà máy
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

sản xuất và đội ngũ nhà khoa học chuyên môn cao. Điều này cho phép Vinamilk có quy trình
kiểm soát chất lượng nguyên liệu cung cấp rất chặt chẽ, đảm bảo được chất lượng sản phẩm
tốt nhất. Ngoài ra, Vinamilk còn có các dòng sản phẩm độc quyền và thương hiệu đã được
khách hàng tin tưởng, giúp họ giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường.
Về sản phẩm của nhà cung ứng, các nhà cung ứng sữa tươi cũng cung cấp nhiều sản
phẩm thay thế như sữa đặc, sữa bột, sữa chua... Tuy nhiên, sữa tươi vẫn là sản phẩm chủ lực,
có nhu cầu tiêu thụ lớn nhất trên thị trường sữa Việt Nam.
Đối với chi phí vận chuyển, điều này phụ thuộc vào vị trí địa lý của nhà cung ứng so
với nơi tiêu thụ. Vinamilk có chiến lược phát triển chuỗi cung ứng nguồn nguyên liệu sữa
tươi từ các trang trại tại Việt Nam, đầu tư xây dựng hệ thống vận chuyển hiện đại và tiên
tiến, giúp cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nhà cung ứng đến nơi tiêu thụ diễn ra nhanh
chóng, tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
 Từ các yếu tố trên, có thể kết luận rằng áp lực từ nhà cung ứng đối với Vinamilk là
thấp, bởi số lượng các nhà cung ứng lớn và tương đối đa dạng, sản phẩm sữa tươi vẫn là sản
phẩm chủ lực được nhu cầu tiêu thụ cao, đồng thời chi phí vận chuyển được quản lý tốt bởi
Vinamilk.
– Áp lực của người mới nhập cuộc (Các đối thủ tiềm năng):
+ Thời gian, chi phí gia nhập: Việc Vinamilk đã có mặt trên thị trường sữa tươi ở Việt Nam
từ lâu và đã đầu tư nhiều vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, quảng bá thương hiệu, phát
triển hệ thống phân phối và dịch vụ khách hàng. Điều này đòi hỏi các đối thủ mới phải đầu
tư một khoản chi phí lớn và mất thời gian để có thể gia nhập vào thị trường này.
+ Vinamilk có lợi thế về kiến thức chuyên môn: Doanh nghiệp Vinamilk đã tích lũy được
nhiều kinh nghiệm trong quản lý sản xuất và phát triển sản phẩm sữa tươi, từ đó nắm được
thị hiếu của khách hàng và có khả năng đáp ứng nhanh chóng với các thay đổi trong thị
trường hơn các doanh nghiệp vừa gia nhập thị trường.
+ Lợi thế qui mô: Với quy mô sản xuất lớn, Vinamilk có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao,
từ đó giảm chi phí sản xuất và cạnh tranh giá thành trên thị trường.
+ Vinamilk cũng có lợi thế chi phí: Vinamilk đã đầu tư nhiều vào nghiên cứu và phát triển
công nghệ sản xuất, từ đó giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này
giúp Vinamilk có thể cạnh tranh giá thành trên thị trường.
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

+ Vinamilk có bảo hộ công nghệ và rào cản ngành: Vinamlik đã đầu tư mạnh vào công nghệ
sản xuất sữa tươi và đăng ký bảo hộ cho các sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, ngành sản
xuất sữa tươi cũng có một số rào cản đối với các đối thủ mới, chẳng hạn như yêu cầu về chất
lượng sản phẩm, quy trình sản xuất, v.v.
– Áp lực của người mua (Các khách hàng):
+ Số lượng khách hàng: Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số đông đảo nhất thế
giới với khoảng 98 triệu người. Do đó, thị trường tiêu thụ sữa tươi ở Việt Nam là rất lớn.
Vinamilk, với hơn 60% thị phần, được coi là thương hiệu sữa tươi hàng đầu tại Việt Nam. Số
lượng khách hàng của Vinamilk là rất đông đảo và đa dạng từ các gia đình cá nhân cho đến
các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện và các tổ chức khác.
+ Qui mô đơn hàng: Theo báo cáo tài chính quý 1/2022 của Vinamilk, doanh thu thuần từ
sản phẩm sữa tươi đạt hơn 6,7 nghìn tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Điều
này cho thấy qui mô đơn hàng của Vinamilk là rất lớn và đang có xu hướng tăng trưởng.
+ Khác biệt với đối thủ cạnh tranh: Vinamilk đã xây dựng một thương hiệu sữa tươi uy tín
và chất lượng cao trong nhiều năm. Điều này tạo ra một sự khác biệt rõ ràng so với các đối
thủ cạnh tranh khác trên thị trường sữa tươi ở Việt Nam.
+ Nhạy cảm về giá: Khách hàng ở Việt Nam có xu hướng rất nhạy cảm về giá cả. Tuy nhiên,
với chất lượng tốt và thương hiệu uy tín, Vinamilk đã tạo ra sự khác biệt và tăng giá thành
công cho sản phẩm sữa tươi của mình. Điều này cho thấy khách hàng đang có một sự nhận
thức tốt về giá trị của sản phẩm Vinamilk.
+ Tính chất tiêu chuẩn hóa của sản phẩm: Sản phẩm sữa tươi của Vinamilk đáp ứng được
các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm, được kiểm định bởi các cơ quan chức năng
như Bộ Y tế, Tổ chức Chứng nhận ISO.
+ Sự liên kết trước giữa người mua và nhà sản xuất: Vinamilk đã xây dựng được mối quan
hệ tin cậy với khách hàng, đặc biệt là các hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi trên toàn
quốc. Điều này giúp cho công ty có sự ổn định về thị phần và tăng khả năng tiếp cận với
khách hàng.
– Áp lực của sản phẩm thay thế:
Ở Việt Nam, thị trường sữa tươi có nhiều sản phẩm thay thế, bao gồm các loại sữa tươi
từ các nhà sản xuất khác, sữa chua, yogurt, nước ép hoa quả, trà sữa, nước giải khát,…v.v.
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

Theo báo cáo của Euromonitor International, thị trường sữa chua tại Việt Nam đã tăng
trưởng với tỷ lệ tăng trưởng CAGR 8% trong giai đoạn 2013-2018 và dự kiến sẽ tiếp tục
tăng trưởng với tỷ lệ CAGR 6% trong giai đoạn 2018-2023. Trong khi đó, thị trường sữa đặc
cũng đang trở thành một sự lựa chọn phổ biến đối với người tiêu dùng tại Việt Nam.
Đối thủ tiềm năng khác của Vinamilk có thể bao gồm các doanh nghiệp sữa tươi khác
như TH True Milk, Dutch Lady,… và các thương hiệu sữa nhập khẩu. Theo báo cáo của
Kantar Worldpanel, Vinamilk vẫn là nhãn hiệu sữa tươi hàng đầu tại Việt Nam với tỷ lệ sử
dụng của người tiêu dùng ước tính là 60%, trong đó, các sản phẩm chính của Vinamilk như
sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi không đường, sữa tươi bổ sung canxi được yêu thích và tin dùng
rộng rãi. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng của các đối thủ tiềm năng như TH True Milk và Dutch
Lady cũng đang tăng lên.
Về giá cả chào mời của sản phẩm thay thế, thì Vinamilk vẫn có mức giá khá cạnh tranh
so với các sản phẩm sữa tươi khác trên thị trường. Vinamilk vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh
với các đối thủ cạnh tranh. Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam cho thấy giá trung bình
của sữa tươi tại Việt Nam vào tháng 4 năm 2021 là 22,842 VND/lít. Trong khi đó, giá sữa
tươi Vinamilk chỉ khoảng 20,000 VND/lít. Ngoài ra, Vinamilk còn có chính sách giảm giá,
khuyến mãi để thu hút khách hàng và cạnh tranh với các sản phẩm thay thế khác.
Tuy nhiên, nếu các nhà sản xuất khác có thể cung cấp sản phẩm sữa tươi với chất lượng
tốt hơn hoặc giá cả thấp hơn của Vinamilk, hoặc cung cấp các sản phẩm thay thế mới có tính
năng, hương vị độc đáo, chất lượng tốt hơn, thì nguy cơ Vinamilk bị thay thế là có thể xảy
ra.
Về chi phí chuyển đổi của người mua, đối với các sản phẩm sữa tươi, chi phí chuyển
đổi của người mua khá thấp, người tiêu dùng Việt Nam có thể sẽ chuyển sang sử dụng các
sản phẩm thay thế nếu chúng có giá cả tương đương hoặc thấp hơn so với sữa tươi. Tuy
nhiên, đối với các sản phẩm sữa tươi cao cấp, bổ sung canxi, chất dinh dưỡng thì chi phí
chuyển đổi của người mua có thể cao hơn.
 Tóm lại, Vinamilk đang đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm sữa tươi
thay thế trên thị trường. Tuy nhiên, Vinamilk vẫn giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường và đang
phát triển các sản phẩm mới để cạnh tranh với các đối thủ tiềm năng.
– Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành (Các đối thủ hiện tại):
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

Đối thủ cạnh tranh hiện tại của Vinamilk trong ngành sản xuất sữa tươi ở Việt Nam bao
gồm các doanh nghiệp như TH True Milk, Nutifood, Dutch Lady, và các thương hiệu sữa nội
địa khác.
Theo báo cáo của Euromonitor, tính đến năm 2020, Vinamilk chiếm 60% thị phần
trong ngành sản xuất sữa tươi ở Việt Nam. TH True Milk là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của
Vinamilk với 18% thị phần, tiếp đến là Dutch Lady với 10%, và Nutifood với 4% thị phần.
Các thương hiệu sữa nội địa khác chiếm 26% thị phần còn lại.
Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất sữa tươi ở Việt Nam, có
quy mô sản xuất lớn, đầu tư vào các công nghệ tiên tiến và quy trình sản xuất chất lượng. Họ
có thể sản xuất nhiều loại sữa tươi, từ sữa tươi không đường, sữa tươi có đường, sữa tươi trái
cây và các loại sữa tươi khác, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
TH True Milk là đối thủ cạnh tranh chính của Vinamilk, chuyên sản xuất sữa tươi và
sữa chua tại Việt Nam. Họ tập trung vào sản xuất sữa từ bò hiện đại, có quy mô chăn nuôi
lớn và hệ thống công nghệ sản xuất hiện đại.
Dutch Lady là thương hiệu sữa tươi nước ngoài, nhưng đã có mặt lâu đời tại thị trường
Việt Nam. Họ có sản phẩm sữa tươi tách béo, sữa tươi không đường, và các sản phẩm sữa
tươi trái cây khác. Nutifood là một thương hiệu sữa tươi nội địa, tập trung vào các sản phẩm
sữa tươi dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, Vinamilk vẫn là doanh nghiệp sữa tươi lớn nhất ở Việt Nam, có thị phần
chiếm gần một nửa thị trường. Họ có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng,
đầu tư vào các công nghệ tiên tiến và quy trình sản xuất chất lượng, đảm bảo sự tin cậy của
khách hàng.
Câu 8: Trình bày về các loại rào cản mậu dịch? (4đ)
Hàng rào thuế quan + ví dụ. (1đ)
Khái niệm: Là những khoản thuế đánh vào những hàng hóa đang lưu thông quốc tế. Phổ
biến là thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
Mục đích:
+ Để bảo vệ công nghiệp hay các công ty trong nước
+ Tăng thu nhập cho chính phủ
+ Giảm chi tiêu nước ngoài của công dân để cải thiện cán cân thanh toán
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

– Thuế quan nhập khẩu: là loại thuế mà Chính Phủ đánh vào các mặt hàng được nhập khẩu
từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
 Đặc điểm của thuế nhập khẩu:
+ Là thuế gián thu thông qua hàng hoá bị đánh thuế. Chi phí thuế đã bao gồm trong giá bán.
+ Thuế nhập chỉ đánh vào hàng hoá, không đánh vào dịch vụ.
+ Thuế được nộp bởi các công ty, doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa hợp pháp qua biên giới
Việt Nam
 Ví dụ: Khi Chính phủ của một quốc gia đánh thuế quan vào các sản phẩm như ô tô,
điện thoại di động hoặc thực phẩm nhập khẩu từ các quốc gia khác. Ví dụ, nếu Chính phủ
Mỹ quyết định đánh thuế quan 25% lên ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản, thì giá trị của các chiếc
ô tô đó sẽ tăng lên tương ứng với tỷ lệ thuế quan đó.
– Thuế quan xuất khẩu: Thuế xuất khẩu là loại thế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước
muốn hạn chế xuất khẩu
 Ví dụ: Năm 2020, Ấn Độ đã tăng thuế xuất khẩu các sản phẩm y tế, bao gồm khẩu
trang và dung dịch sát khuẩn, nhằm đảm bảo cung ứng trong nước trong bối cảnh đại dịch
COVID-19.
– Thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại
hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng
xã hội.
Đặc điểm:
+ Các sản phẩm hoặc dịch vụ được áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt thường có tính chất độc
hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người hoặc gây ra tác động tiêu cực đến môi trường, ví
dụ như thuốc lá, rượu bia, xăng dầu, hóa chất độc hại, v.v.
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt thường được áp dụng bằng mức độ phần trăm trên giá trị sản phẩm
hoặc dịch vụ, hoặc dựa trên một đơn vị tính nhất định (ví dụ như số lít, số chiếc, số kg, v.v.).
+ Điểm khác biệt giữa thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế khác là mục đích chính của nó
là giảm thiểu tác động tiêu cực của việc sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ này đến môi
trường, sức khỏe con người hoặc an ninh quốc gia.
 Ví dụ: Thuế tiêu thụ đặc biệt trên xăng dầu: Đây là loại thuế đánh vào xăng dầu và
các sản phẩm liên quan như dầu mỡ động cơ, nhớt, vv. Đây là một loại thuế quan trọng để
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

điều tiết việc sử dụng năng lượng hóa thạch và thúc đẩy sử dụng các nguồn năng lượng sạch
hơn.
– Ưu điểm của hàng rào thuế quan:
+ Rõ ràng, công khai: Hàng rào thuế quan được công bố và áp dụng theo quy định pháp
luật, giúp đảm bảo tính minh bạch và công khai của các quy định thuế quan.
+ Ổn định, dễ dự đoán: Các quy định thuế quan thường được áp dụng ổn định trong một
khoảng thời gian nhất định, giúp cho các doanh nghiệp có thể dự đoán được chi phí sản xuất,
kinh doanh và giá thành của sản phẩm.
+ Công bằng hơn: Hàng rào thuế quan được áp dụng đồng đều đối với tất cả các doanh
nghiệp, giúp đảm bảo tính công bằng trong kinh doanh.
+ Dễ đàm phán cắt giảm mức bảo hộ: Hàng rào thuế quan có thể được sử dụng như một
công cụ để đàm phán các thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia, cắt giảm mức bảo hộ để
tạo điều kiện cho sự phát triển của thương mại quốc tế.
+ Tăng thu ngân sách: Hàng rào thuế quan có thể được sử dụng để tăng thu ngân sách nhà
nước, giúp đảm bảo nguồn kinh phí cho các hoạt động của chính phủ.
– Nhược điểm của hàng rào thuế quan:
+ Thuế tạo ra bộ máy hành chính thu cồng kềnh: Quy trình thu thuế tại các cửa khẩu thường
rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, gây ra chi phí cao và tốn kém nguồn lực của các đơn vị
quản lý thuế.
+ Thu thuế gây ra hiện tượng gian lận thương mại, đặc biệt là thuế xuất nhập khẩu: Việc
đánh thuế xuất nhập khẩu có thể dẫn đến các hành vi gian lận thương mại như giảm giá,
đánh lừa hải quan để trốn thuế.
+ Không tạo được rào cản nhanh chóng khi cần thiết: Trong khi đối mặt với tình huống
kinh tế động lực hoặc cạnh tranh bất hợp pháp, chính phủ phải tuân thủ các quy trình và thủ
tục phức tạp trước khi có thể áp đặt hoặc điều chỉnh các thuế. Trong khi đó, các doanh
nghiệp có thể tận dụng tình hình này để tăng cường cạnh tranh hoặc tìm cách tránh thuế.
Hàng rào phi thuế quan +Ví dụ (3đ)
Khái niệm: là các cách thức ngăn chặn, gây trở ngại cho hàng hóa nhập khẩu nhưng không
phải là đánh thuế nhập khẩu.
Hàng rào phi thuế quan có 2 nhóm chính: hàng rào hạn ngạch và hàng rào kỹ thuật.
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

1. Hạn ngạch nhập khẩu là việc hạn chế trực tiếp lượng hàng nhập khẩu thông qua việc cấp
hạn ngạch cho các doanh nghiệp
 Ví dụ: Chính sách áp dụng của Mỹ đối với thép nhập khẩu từ một số quốc gia. Theo
chính sách này, Mỹ đặt một hạn ngạch nhập khẩu cho các sản phẩm thép từ các quốc gia như
Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản để bảo vệ các nhà sản xuất thép trong nước. Các doanh
nghiệp muốn nhập khẩu thép vào Mỹ phải đăng ký để có được chứng nhận hợp lệ để được
cấp phép nhập khẩu, và lượng hàng hóa được phép nhập khẩu là giới hạn theo hạn ngạch
quy định.
2. Tự nguyện hạn chế xuất khẩu là hạn ngạch do nước xuất khẩu áp đặt cho doanh nghiệp
của mình, thường do áp lực của nước nhập khẩu đe dọa trừng phạt thương mại
 Ví dụ: Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhu cầu thế giới về dầu mỏ giảm sút,
dẫn đến giá dầu giảm mạnh. Vì vậy, Saudi Arabia đã quyết định tự nguyện hạn chế xuất
khẩu dầu mỏ để ổn định giá dầu trên thị trường thế giới. Cụ thể, Saudi Arabia đã hạ mức sản
lượng dầu mỏ xuất khẩu từ khoảng 9 triệu thùng/ngày xuống chỉ còn khoảng 7,5 triệu
thùng/ngày. Việc này giúp ổn định giá dầu và tránh sụp đổ của thị trường dầu mỏ toàn cầu.
3. Yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa là yêu cầu tỷ lệ phần trăm cụ thể của một loại hàng hóa phải
được sản xuất tại chỗ
 Ví dụ: Quy định của Chính phủ Trung Quốc đối với các nhà sản xuất ô tô. Theo quy
định này, những công ty sản xuất ô tô phải đáp ứng một tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu là 60%,
tức là phải sản xuất ít nhất 60% linh kiện và bộ phận của ô tô tại Trung Quốc. Điều này
nhằm giúp nước này tăng cường sản xuất, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhập khẩu, tạo ra các
cơ hội việc làm cho người dân trong nước và đẩy mạnh năng lực sản xuất trong nước.
4. Tài trợ là việc chính phủ hỗ trợ tài chính cho các nhà sản xuất trong nước thông qua việc
cấp tiền, các khoản vay ưu đãi, miễn giảm thuế, hay chính phủ tham gia góp vốn cho doanh
nghiệp,...
 Ví dụ: Chương trình Tín dụng Ưu đãi (ECB) của Chính phủ Đức. Chương trình này
cung cấp khoản vay ưu đãi cho các doanh nghiệp trong nước để đầu tư vào nâng cao năng
lực sản xuất và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các khoản vay trong chương trình này
được cấp với lãi suất thấp hơn so với các khoản vay thương mại thông thường và thời hạn trả
nợ kéo dài đến 20 năm.
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

5. Các biện pháp hành chánh là các quy định hành chánh được đặt ra nhằm gây khó khăn
cho việc thâm nhập thị trường nội địa của hàng nhập khẩu. Bao gồm các quy định về tiêu
chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm định kỹ thuật, giấy phép sản xuất kinh
doanh, quản lý nhập khẩu,... có thể được áp dụng để gây khó khăn cho hàng hóa nhập khẩu.
 Ví dụ: Một quốc gia yêu cầu các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu phải có giấy
chứng nhận xuất xứ, giấy kiểm định chất lượng của các cơ quan kiểm định chính phủ nước
này.
Tuy nhiên, quy định này thường rất phức tạp, tốn kém và thời gian để lấy được giấy
chứng nhận thường khá lâu, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu và làm tăng chi
phí sản xuất kinh doanh của họ.
6. Hàng rào kỹ thuật là những tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng liên quan đến sức khỏe, an
toàn, kích cỡ và trọng lượng, ... nhằm loại trừ những sản phẩm không đáp ứng yêu cầu.
Nhưng đây cũng là một công cụ được sử dụng để để làm cản trở hoạt động thương mại.
 Ví dụ: Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu phải
đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, trong
khi các quốc gia xuất khẩu không phải luôn tuân thủ các tiêu chuẩn tương tự.
Việc này có thể làm tăng chi phí và thời gian đưa sản phẩm vào thị trường của các
doanh nghiệp nhập khẩu và gây ra các rào cản không cần thiết đối với thương mại.
7. Các chính sách chống phá giá: Hàng hóa được coi là “phá giá” khi hàng được bán với
giá thấp hơn chi phí sản xuất hay dưới giá “hợp lý” của nó trên thị trường nươc ngoài. Chính
sách này nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh.
 Ví dụ: Chính phủ Mỹ áp đặt thuế chống phá giá lên các sản phẩm thép và nhôm
nhập khẩu từ Trung Quốc vào năm 2018.
– Ưu điểm phi thuế quan:
+ Mức độ bảo hộ nhanh, mạnh hơn: So với thuế quan, các biện pháp phi thuế quan được áp
dụng nhanh chóng và có thể mang lại hiệu quả ngay lập tức. Điều này là do các biện pháp
này thường không cần phải thông qua các quy trình phê duyệt và thực hiện thủ tục hải quan
phức tạp như các rào cản thuế quan.
+ Phong phú về hình thức: Các biện pháp phi thuế quan có thể được thiết kế theo nhiều hình
thức khác nhau như kiểm soát chất lượng, kiểm tra an toàn sản phẩm, hoặc yêu cầu chứng
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

nhận từ các tổ chức độc lập. Điều này giúp cho các biện pháp này linh hoạt hơn trong việc
đáp ứng các mục tiêu kinh tế và chính sách khác nhau.
+ Đáp ứng nhiều mục tiêu: Các biện pháp phi thuế quan có thể được áp dụng để đáp ứng
nhiều mục tiêu khác nhau như bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, hay thúc đẩy phát triển
công nghiệp trong nước. Điều này cho phép chính phủ có nhiều lựa chọn hơn trong việc thiết
kế chính sách thương mại.
+ Nhiều rào cản phi thuế quan chưa bị cam kết cắt giảm hay loại bỏ: Vì các biện pháp phi
thuế quan không được xem là rào cản thương mại như thuế quan, nên chúng không bị cam
kết cắt giảm hay loại bỏ bởi các hiệp định thương mại quốc tế như WTO. Điều này cho phép
các quốc gia có nhiều lựa chọn hơn trong việc bảo vệ các ngành công nghiệp nhạy cảm của
mình.
– Nhược điểm phi thuế quan:
+ Không công khai: Các biện pháp bảo vệ phi thuế quan thường không được công khai và rõ
ràng, điều này làm cho các nhà kinh doanh khó đoán được chính sách của chính phủ đối với
thị trường. Điều này có thể dẫn đến sự bất ổn và không chắc chắn trong việc đầu tư và sản
xuất.
+ Thực thi khó khăn, tốn kém trong quản lý: Các biện pháp bảo vệ phi thuế quan đòi hỏi sự
giám sát và thực thi chặt chẽ, điều này đòi hỏi các nguồn lực quản lý lớn và chi phí thực thi
cũng cao. Nếu không được thực thi đầy đủ, các biện pháp bảo vệ phi thuế quan có thể dẫn
đến việc nhập khẩu hàng hóa trái phép và làm suy giảm hiệu quả của các chính sách bảo vệ.
+ Thất thu ngân sách: Điều này liên quan đến việc giảm bớt thu nhập từ các hoạt động kinh
tế quốc tế. Nếu các biện pháp bảo vệ phi thuế quan quá chặt chẽ, các đối tác thương mại
quốc tế có thể đáp trả bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa của quốc gia đó, làm giảm lợi
nhuận từ hoạt động xuất khẩu của quốc gia.
+ Tổn thất ròng xã hội lớn hơn: Việc giảm khả năng trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các
quốc gia sẽ ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Việc tăng giá thành
sản phẩm do áp thuế cao sẽ dẫn đến giá cả tăng và tác động đến sức khỏe của người tiêu
dùng.
+ Gây độc quyền: Các biện pháp bảo vệ phi thuế quan có thể tạo ra độc quyền cho các
doanh nghiệp trong nước, giảm khả năng cạnh tranh và làm giảm hiệu quả của hoạt động thị
Trần Tuấn Kiệt – KQ17A

trường. Điều này làm cho các doanh nghiệp trong nước có thể không cần phải cải thiện năng
lực cạnh tranh để đối phó với các đối thủ quốc tế.

You might also like