Baitapcanhan

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

°°°°°°

HỌC PHẦN: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ,


TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ
BUỔI THẢO LUẬN 3
TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Giảng viên hướng dẫn: Đặng Lê Phương Uyên


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc
Lớp: HS48A2
MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................... 2
Bài tập 1: Khái niệm tài sản ................................................................................................ 5
1. Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh họa về
giấy tờ có giá. ................................................................................................................... 5
Tóm tắt quyết định số 06/2017/QĐ-PT của Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà ............... 5
Tóm tắt Bản án số 39/2018/DSST ngày 28/8/2018 của Tòa án nhân dân huyện Long Hồ
tỉnh Vĩnh Long ................................................................................................................. 6
2. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở
hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả
lời không? ......................................................................................................................... 6
3. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở
hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời
không? Vì sao? ................................................................................................................. 7
4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến
“giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm
tài sản; .............................................................................................................................. 8
5. Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao? ................................................................. 8
6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến “giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà”. ............................ 9
Tóm tắt Bản án số 841/2023/HS-PT ngày 01/11/2023 của Tòa án nhân dân cấp cao tại
TP. Hồ Chí Minh .............................................................................................................. 9
Tóm tắt Bản án số 22/2017/HC-ST ngày 21/9/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre.
10
7. Bitcoin là gì? ........................................................................................................... 10
8. Theo các bị cáo trong vụ án “Cướp tài sản”, Bitcoin có là tài sản không? ............. 10
9. Ở các vụ việc về Bitcoin, Tòa án có xác định Bitcoin là tài sản theo pháp luật Việt
Nam không? ................................................................................................................... 11
10. Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ thống pháp
luật mà anh/chị biết. ....................................................................................................... 12
11. Theo anh/chị, có nên coi Bitcoin là tài sản ở Việt Nam không? Vì sao? ................ 12
12. Quyền tài sản là gì? ................................................................................................. 13
Tóm tắt bản án số 05/2018/DS-GĐT ngày 10/04/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao ............................................................................................................. 13
13. Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền tài
sản không? ...................................................................................................................... 14
14. Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng
quyền thuê, quyền mua là tài sản? ................................................................................. 14
15. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của TANDTC trong Quyết định số 5 về
quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm tài sản)? ............................. 14
Bài 2: Căn cứ xác lập quyền sở hữu .................................................................................. 15
Tóm tắt Quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09-09-2013 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao ................................................................................................. 15
1. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng
định này của Tòa án?...................................................................................................... 15
2. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án? ......................................................................... 16
3. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị
về khẳng định này của Tòa án? ...................................................................................... 17
4. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án? ......................................................................... 18
5. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là
chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này
của Tòa án?..................................................................................................................... 18
6. Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có
tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì sao? ................... 19
Bài 3: Chuyển rủi ro đối với tài sản................................................................................... 21
Tình huống ..................................................................................................................... 21
1. Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời. ............................................................................................................................. 21
2. Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. .. 21
3. Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời. ................................................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................... 22
Bài tập 1: Khái niệm tài sản

1. Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh họa
về giấy tờ có giá.
Hiện nay, trong BLDS 2015 chưa quy định khái niệm về giấy tờ có giá. Tuy nhiên,
trong BLDS 2015 có định nghĩa về tài sản (có bao gồm giấy tờ có giá), ngoài ra ở các
văn bản pháp luật chuyên ngành có định nghĩa thế nào là giấy tờ có giá:
 Khoản 1 điều 105 Bộ luật Dân sự 2015: “Tải sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và
quyền tài sản”
 Khoản 8 điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010: “Giấy tờ có giá là
bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với
người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các
điều kiện khác.”
 Khoản 2 điều 3 Thông tư số 33/2017/TT-BTC: “Giấy tờ có giá: Gồm trái phiếu,
tín phiếu, cổ phiếu, công trái và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của
pháp luật.”
Như vậy, giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nở giữa tổ chức phát
hành với người sở hữu nó. Giấy tờ có giá là giấy tờ có thể trị giá được bằng tiền, có thể
chuyển giao trong giao lưu dân sự, và chỉ được phát hành bởi một số chủ thể có thẩm
quyền do Nhà nước quy định.
Ví dụ về giấy tờ có giá: trái phiếu, cổ phiếu, séc….

Tóm tắt quyết định số 06/2017/QĐ-PT của Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà
 Nguyên đơn: Phan Hai
 Bị đơn: Phan Quốc Thái
 Nội dung:
Tại đơn khởi kiện ngày 16/02/2017 của ông Phan Hai gửi tới Toà án nhân dân huyện
Diên Khánh, bổ sung vào ngày 10/3/2017 cũng các tài liệu chứng cứ liên quan yêu cầu
ông Phan Quốc Thái trả lại “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” phát hành số 0926009.
Đến ngày 4/5/2017, Tòa sơ thẩm đưa ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số
17/2017/QĐST-DS của ông Hai vì cho rằng “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" không
phải là tài sản, không thể xem đây là loại giấy tờ có giá nên không thuộc thẩm quyền giải
quyết của tòa, căn cứ theo Điểm đ Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự. Sau đó, Viện
kiểm sát nhân dân huyện đã kháng nghị tại quyết định kháng nghị số 01/QĐKN/VKS-
DS ngày 12/5/2017 và ông Hai cũng kháng cáo Quyết định trên tại đơn kháng cáo ngày
15/5/2017. Cuối cùng căn cứ theo Điều 48. điểm đ Khoản 1 Điều 192, Điểm g Khoản 1
Điều 127, Điều 218 Bộ luật tố tụng dân sự Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà quyết định:
Không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân với kháng cáo của nguyên đơn
Phan Hai, đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện kèm theo án phí.
Tóm tắt Bản án số 39/2018/DSST ngày 28/8/2018 của Tòa án nhân dân huyện Long
Hồ tỉnh Vĩnh Long
Nguyên đơn: Ông Võ Văn B, sinh năm 1954 và bà Bùi Thị H, sinh năm 1954.
Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Thủy T, sinh năm 1979.
Nội dung vụ án: Xét xử vụ án “Đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng” giữa
nguyên đơn là ông Võ Văn B, bà Bùi Thị H và bị đơn là bà Nguyễn Thị Thủy T. Năm
2012 sau khi sửa nhà và dọn đồ 10 ngày thì ông B phát hiện giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất bị mất nên làm đơn cớ mất, ông B xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất thì được ủy ban nhân dân huyện Long Hồ cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nhưng khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ông B không được nhận do Ủy ban
nói có người tranh chấp là bà T. bà T giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất AM 090902
thửa đất 1595 diện tích 489,1m2 của hộ ông Võ Văn B. Bà T không đồng ý trả lại giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất theo yêu cầu của ông B và bà H. Bà T chỉ đồng ý trả lại
giấy chứng nhận quyền sử dụng cho ông B và bà H khi trả đủ số tiền 120.000.000 đồng.
Hướng giải quyết của Tòa: Căn cứ vào Điều 4; khoản 14 Điều 26, Điều 45 Bộ luật
tố tụng dân sự Tòa án quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Võ Văn B và bà
Bùi Thị H, buộc bà Nguyễn Thị Thủy T giao trả cho ông Võ Văn B và bà Bùi Thị H giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất số AM 090902, số vào sổ H55802, số thửa 1595 diện tích
489,1m2, đất tọa ấp Thanh Hưng, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long do Ủy
ban nhân dân huyện Long Hồ cấp ngày 29/02/2008 cho hộ ông B.

2. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án số
39 có cho câu trả lời không?
Căn cứ pháp lý:
 Khoản 8 điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010: “Giấy tờ có giá là
bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với
người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các
điều kiện khác.”
 Khoản 6 điều 3 Luật đất đai 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp
pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài
sản khác gắn liền với đất.”
Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng dất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà” không phải là giấy tờ có giá. Bởi giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ
trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá, còn “giấy
chứng nhận quyền sử dụng dất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là chứng thư pháp lý để
Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hợp pháp của người có
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.
Trích đoạn Quyết định 06/2017/QĐ-PT: “Theo Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015
quy định về tài sản như sau: “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2.
Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản
hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”; Điều 115 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng
quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền khác”. Căn cứ Khoản 16 Điều 3
Luật đất đai năm 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”. Như vậy, Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất,
là văn bản chứng quyền, không phải tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có
giá.”Quyết định 06 có cho câu trả lời về việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
không là giấy tờ có giá.
Trích đoạn Bản án số 39/2018/DSST: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư
pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền
với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, cho thấy nội dung này hàm chứa một
số quyền về tài sản gắn liền với đất nên thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân
sự”Bản án 39 không cho câu trả lời về việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
không là giấy tờ có giá, bởi Tòa chỉ nhận định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
là chứng thư pháp lý và không đề cập gì đến giấy tờ có giá.

3. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có
cho câu trả lời không? Vì sao?
Căn cứ pháp lý:
 Khoản 1 điều 105 Bộ luật dân sự 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và
quyền tài sản.”
 Khoản 6 điều 3 Luật đất đai 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp
pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài
sản khác gắn liền với đất.”
Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà” không phải là tài sản. Bởi “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở
hữu nhà” chỉ là chứng thư pháp lý, không thể trị giá bằng tiền.
Trích đoạn Quyết định 06/2017/QĐ-PT: “Theo Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015
quy định về tài sản như sau: “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2.
Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản
hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”; Điều 115 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng
quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền khác”. Căn cứ Khoản 16 Điều 3
Luật đất đai năm 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”. Như vậy, Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất,
là văn bản chứng quyền, không phải tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có
giá.”Quyết định 06 có cho câu trả lời về việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
không là tài sản
Trích đoạn Bản án số 39/2018/DSST: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư
pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền
với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, cho thấy nội dung này hàm chứa một
số quyền về tài sản gắn liền với đất nên thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân
sự”Bản án 39 có cho câu trả lời về việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là
tài sản, bởi Tòa nhận định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp
lý và hàm chứa một số quyền về tài sản gắn liền với đất. Tòa đã xem loại giấy tờ này
như “vật” nên nó được xem như một loại tài sản

4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan
đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn
từ khái niệm tài sản;
Tôi không đồng tình về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến “giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sỡ hữu nhà” nhìn từ khái niệm tài sản.
Bởi theo khoản 1 điều 105 BLDS 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài
sản.”. Nếu xét từng cái thì “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà” không phải là tiền, không phải giấy tờ có giá, cũng không phải là quyền tài sản.
Nhưng “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” lại là “vật”.
Vì vậy, nếu xét từ góc độ khái niệm tài sản thì “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà” lại là tài sản. Điều này trái với nhận định của tòa, nên việc giải
quyết bằng góc độ khái niệm tài sản là không hợp lý.

5. Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?
Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà có thể là tài sản. Vì theo theo khoản 1 điều 105 BLDS 2015: “Tài sản là vật,
tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.”. Dễ dàng nhìn thấy “Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” không phải là tiền, không phải là giấy tờ có giá,
càng không phải là quyền tài sản. Nhưng nếu xem “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
giấy chứng nhận sở hữu nhà” như là một tờ giấy thì nó được coi là “vật”, và “vật” này dù
ít dù nhiều nó vẫn có giá trị có thể trị giá bằng tiền. Chính vì thế, từ góc độ xem “Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là vật thì nó có thể được coi
là một tài sản.

6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến
“giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà”.
Tôi thấy hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến “Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là phù hợp và thỏa đáng. Trong thực tiễn xét xử,
Tòa án thường sẽ không công nhận “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà” là tài sản, điều này dẫn đến sự khó khăn, bất cập trong việc xử lí
các vụ án, vụ kiện. Chính vì thể để khắc phục được khó khăn, cùng với đó là bảo vệ lợi
ích của những người yếu thế thì việc Tòa án xem “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà” là tài sản là vô cùng hợp lí và phù hợp.

Tóm tắt Bản án số 841/2023/HS-PT ngày 01/11/2023 của Tòa án nhân dân cấp cao
tại TP. Hồ Chí Minh
 Các bị cáo: Hồ Ngọc Tài, Trần Ngọc Hoàng, Trương Chí Hải, Trịnh Tuấn Anh,
Nguyễn Quốc Dũng, Nguyễn Anh Tuấn, Bùi Quang Chung, Phạm Văn Thành,
Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Đức
 Người bị hại: ông Lê Đức Nguyên
 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: bà Trương Ngọc Lệ
 Tóm tắt:
Trong quá trình đầu tư, kinh doanh tiền điện tử, Hồ Ngọc Tài và Trần Ngọc
Hoàng quen biết anh Lê Đức Nguyên. Năm 2018, nghe anh Nguyên tư vấn, Tài bán
khoảng 1.000 Bitcoin tương đương 100.000.000.000 đồng để mua các loại tiền điện tử
mới như Aureus, Ifans… trên các sàn giao dịch điện tử quốc tế và bị thua lỗ mất hết số
tiền đầu tư. Tài cho rằng việc mình thua lỗ là do bị anh Nguyên lừa nên đã rủ Hoàng
cùng tìm anh Nguyên để đòi lại số tiền đã mất. Chiều ngày 13/5/2020, bị cáo Tài điện cho
bị cáo Tuấn Anh nói sẽ trả công 500.000.000 đồng cho người lái xe cố ý va chạm với xe
của anh Lê Đức Nguyên nên bị cáo Tuấn Anh điện thoại thông báo cho bị cáo Hải, bị cáo
Hải điện thoại cho bị cáo Nguyễn Quốc Dũng để tìm người lái xe va chạm với xe của anh
Nguyên. Đến ngày 14/5/2020, bị cáo Dũng điện thoại rủ bạn là bị cáo Phạm Hồ Bảo Duy
nhờ bị cáo Bảo Duy tìm người lái xe ô tô tạo vụ tai nạn với xe ô tô của anh Nguyên thì bị
cáo Bảo Duy đồng ý thực hiện. Tối cùng ngày 16/5/2020, bị cáo Bảo Duy gọi điện cho
các bị cáo Chung Trần Phương Duy, Dương Khải An và Phạm Hoàng Việt cùng tham gia.
Ngày 17/5/2020, theo dõi qua định vị phát hiện thấy xe ô tô của anh Nguyên di
chuyển từ thành phố Bảo Lộc hướng về Thành phố Hồ Chí Minh, Tài cùng các bị cáo nêu
trên cùng hành động. Quá trình thực hiện có sử dụng vũ lực để khống chế anh
Nguyên. Đến khoảng 12 giờ 38 phút cùng ngày, sau khi tạo va chạm, ép anh Nguyên khi
xe qua trạm thu phí Dầu Giây, các bị cáo truy cập vào ví điện tử của anh Nguyên, khống
chế, ép anh Nguyên đọc mật khẩu chuyển tiền ảo sang ví các bị cáo. Các bị cáo sau đó sử
dụng tiền được chia vào các việc cá nhân, mua đất, chuyển khoản sang người khác. Số
Bitcoin còn lại các bị cáo khai không nhớ tên và không nhớ mật khẩu đăng nhập nên
không thu hồi được.
Tòa án tuyên bố các bị cáo Hồ Ngọc Tài, Trần Ngọc Hoàng, Trịnh Tuấn Anh, Trương
Chí Hải, Nguyễn Quốc Dũng, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Anh Tuấn phạm tội “Cướp tài
sản”.

Tóm tắt Bản án số 22/2017/HC-ST ngày 21/9/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bến
Tre.
 Nguyên đơn: Ông Nguyễn Việt Cường
 Bị đơn:
1. Chi cục trưởng Chi cục thuế thành phố Bến Tre;
2. Cục trưởng Cục thuế tính Bến Tre.
 Nội dung: Ngày 15/6/2017, ông Cường có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy Quyết
định số 714/QD-CCT ngày 12/5/2016 của Chi cục trưởng Chi cục thuế thành phố Bến
Tre và Quyết định số 1002/QD-CT ngày 18/5/2017 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bến
Tre về việc nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhận khi mua bán tiền kỹ
thuật số là không hợp lý.
 Quyết định của Tòa án: Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Cường, hủy
quyết định số 714/QD-CCT ngày 12/5/2016 của Chi cục trưởng Chi cục thuế thành
phố Bến Tre về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả mà ông Cường khiếu
nại.

7. Bitcoin là gì?
Bitcoin được phát hành bởi Satoshi Nakamoto từ năm 2009, được xem là loại tiền ảo
kỹ thuật số phân cấp dưới dạng phần mềm mã nguồn mở. Người sử dụng Internet có thể
giao dịch tiền ảo Bitcoin. Bitcoin là một loại hàng hóa đặc biệt, người muốn sở hữu
Bitcoin có thể mua nó bằng tiền thật và đợi chờ cơ hội nó sinh lợi nhuận. Bitcoin có
những hữu ích nhất định, chủ sở hữu không những làm giàu, mà còn dùng nó để giao
dịch tương tự như quẹt thẻ ngân hàng. 1

8. Theo các bị cáo trong vụ án “Cướp tài sản”, Bitcoin có là tài sản không?
Trích đoạn: “Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo và các luật sư bào chữa cho các bị
cáo cho rằng các bị cáo chiếm đoạt tiền điện tử (tiền ảo), nhưng hiện nay pháp luật
chưa có quy định cụ thể về tiền điện tử (tiền ảo) và đây không phải là tài sản theo quy
định tại Điều 105 Bộ luật dân sự nên Bản án sơ thẩm xác định các bị cáo chiếm đoạt
18.880.000.000 đồng (quy đổi từ 86,91 Bitcoin). Từ đó, đề nghị Hội đồng xét xử xác định

1
PGS. TS Phùng Trung Tập. (2018). Tiền ảo và những khía cạnh của tiền ảo. Tạp chí Kiểm sát. Số 5
các bị cáo phạm tội “Cướp tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 168 Bộ luật
tố tụng hình sự”
Như vậy, theo các bị cáo thì Bitcoin không là tài sản bởi pháp luật chưa có quy định
cụ thể và tiền điện tử (tiền ảo) nói chung và Bitcoin nói riêng.

9. Ở các vụ việc về Bitcoin, Tòa án có xác định Bitcoin là tài sản theo pháp luật
Việt Nam không?
Trích bản án 841/2023/PT-HS: “Thực tế các bị cáo đã chiếm đoạt được 0,158 BTC;
105.639.624 TRX; 19.330.000 BTT quy đổi thành 168 Bitcoin rồi tiếp tục chuyển đổi
86,91Bitcoin thành tiền đồng Việt Nam và chiếm đoạt 03 điện thoại di động, 01 camera
hành trình. Các bị cáo chiếm đoạt 03 điện thoại di động, 01 camera hành trình và chiếm
đoạt tiền điện tử rồi chuyển đổi số tiền điện tử đã chiếm đoạt thành tiền đồngViệt Nam thì
phải xác định giá trị 03 điện thoại di động, 01 camera và số tiền đồng Việt Nam mà bị
cáo đã quy đổi thành công là căn cứ xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Trong vụ án
này, các bị cáo đã chiếm đoạt được 03 điện thoại di động, 01camera hành trình có tổng
trị giá là 45.115.000 đồng và 168 Bitcoin rồi quy đổi 86,91 BTC (Bitcoin) được
18.880.000.000 đồng” Ở bản án này thì Tòa không xác định Bitcoin có phải là tài
sản hay không, nhưng vẫn có thể suy đoán được dụng ý của Tòa khi xác định giá trị
tài sản bị chiếm đoạt. Bởi Tòa chỉ xác định giá trị 3 điện thoại di động, 1 camera và
số tiền đồng Việt Nam mà bị cáo đã quy đổi thành công là căn cứ xác định giá trị tài
sản bị chiếm đoạt. Tức là Tòa chỉ thừa nhận số tiền đồng Việt Nam đã được đổi
thành công từ Bitcoin là tài sản, còn các Bitcoin còn lại (chưa được đổi thành tiền)
thì không phải là tài sản. Như vậy, Tòa án ngầm nhận định rằng Bitcoin không phải
là tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam
Trích bản án số 22/2017/HC-ST: “… Quyết định số 714/QĐ-CCT ngày 12/05/2016
của Chi cục trưởng Chi cục thuế thành phố Bến Tre đã căn cứ vào Công văn số
4356/BTC-TCT ngày 1/4/2016 của Bộ Tài chính nêu: “… hoạt động mua bán tiền kỹ
thuật số là hoạt động mua bán hàng hóa và được xếp vào loại hình hoạt động kinh doanh
thương mại: tiền kỹ thuật số thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân…” là vượt quá
thầm quyền ban hành theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tưc
là Công văn số 4356/BTC-TCT ngày 1/4/2016 của Bộ tài chính hướng dẫn áp dụng pháp
luật vượt quá các quy định của Bộ luật, Luật, Nghị định và Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ, mặc nhiên công nhận tiền kỹ thuật số (tiền ảo) là hàng hóa nên được mua
bán và xếp vào loại hình hoạt động kinh doanh thương mại và phải chịu thuế theo quy
định là không đúng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông Cường, đồng thời
ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, tạo điều
kiện để chuyển tiền bất hợp pháp, thanh toán, tài trợ cho các giao dịch bất hợp pháp.”
Tòa án nhận định rằng tiền kỹ thuật số không phải là hàng hóa, mà hàng hóa bao
gồm tất cả các loại động sản (Luật Thương mại 2005) và theo khoản 2 điều 105
BLDS 2015 có quy định: “Tài sản bao gồm bất động sản và tài sản…”. Từ đó, có thể
gián tiếp xác định rằng tiền kỹ thuật số không phải là tài sản
10. Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ thống
pháp luật mà anh/chị biết.
Hiện nay, trên thế giới có 3 quan điểm để trả lời cho câu hỏi Bitcoin có là tài sản hay
không.
 Nhóm nước dung hòa: Đây là nhóm chiếm số lượng đông nhất, đồng thời cũng là
nhóm có những quốc gia đi đầu về công nghệ thông tin trên thế giới. Nhìn chung,
phản ứng của nhóm này là không cổ vũ giao dịch tiền điện tử KTS cũng không
cấm đoán tiêu cực mà chỉ đưa ra các chính sách để truy thu thuế và các biện pháp
nhằm giám sát, giảm thiểu khả năng buôn lậu hay rửa tiền thông qua tiền KTS.
Tiêu biểu như: Nhật Bản, Australia, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Phillipinnes,
Newzealand…
 Nhóm nước từ chối tiền điện tử KTS: Tại các quốc gia thuộc nhóm này, dù
không cấm hay coi hành vi giao dịch tiền điện tử KTS là bất hợp pháp, nhưng các
chính phủ có quan điểm thiếu thiện cảm với loại tiền này.
 Nhóm nước cấm triệt để: Hiện nay, có 6 quốc gia trong danh sách cấm triệt để
việc sử dụng tiền điện tử KTS gồm: Iceland, Bolivia, Ecuador, Bangladesh,
Kyrgyzstan và Việt Nam. Điểm chung của các quốc gia này là tiền điện tử KTS
không được coi là một loại tiền tệ và lý do cấm hầu hết đều nhằm bảo hộ đồng tiền
quốc gia. Tuy nhiên, mức độ cấm ở các quốc gia cũng không giống nhau 2.
Pháp luật Nhật Bản về Bitcoin: Nhật Bản chính thức thừa nhận bitcoin và các đồng
tiền số như là tài sản, phương tiện thanh toán nhưng không phải là “đồng tiền luật định". 3
Vào ngày 7 tháng 3 năm 2014, nội các chính phủ Nhật Bản đã đưa ra phán quyết về việc
xử lý hợp pháp các bitcoin. Phán quyết này không coi bitcoin là tiền tệ và trái phiếu theo
Luật ngân hàng hiện hành và các Luật công cụ tài chính và giao dịch, cấm các ngân hàng
và công ty chứng khoán kinh doanh bitcoins. Phán quyết cũng thừa nhận rằng không có
điều luật nào ngăn cấm các cá nhân hoặc pháp nhân không được nhận các bitcoins để đổi
lấy hàng hoá hoặc dịch vụ. Việc đánh thuế có thể được áp dụng cho bitcoin. 4

11. Theo anh/chị, có nên coi Bitcoin là tài sản ở Việt Nam không? Vì sao?
Theo tôi, ở Việt Nam nên coi Bitcoin là tài sản. Bởi việc xác định nó là tài sản hay
không là tài sản sẽ tạo ra những bất cập riêng, đôi khi còn xâm phạm đến quyền và lợi ích
của các chủ thể khi tham gia vào giao dịch dân sự.
Nếu xét từ các cơ sở pháp lý hiện có thì ta vẫn có thể hiểu rằng Bitcoin là tài sản.
Xuất phát từ khoản 1 điều 105 BLDS 2015: “Tài sản là tiền, vật, giấy tờ có giá và quyền
tài sản.”, ta dễ dàng nhận thấy Bitcoin không thể là tiền, không là vật càng không phải là

2
Ths. Phạm Thị Thái Hà. (2021). Quan điểm quản lý, sử dụng Bitcoin trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam.
Tạp chí Tài chính. Kỳ 2 (tháng 6)
3
Xem Điều 2-5 của Đạo luật Dịch vụ Thanh toán của Nhật Bản (PSA) ngày 25 tháng 5 năm 2016
4
Võ Hải Thanh. (2018). Tiền ảo (Bitcoin) và quản lý tiền ảo ở Nhật Bản. Nghiên cứu Nhật Bản
giấy tờ có giá. Vì vậy, ta có thể suy ra từ “quyền tài sản”. Từ đây ta có thể xét đến quy
định về quyền tài sản: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài
sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản
khác.”5. Và Bitcoin hiển nhiên cũng được trị giá bằng tiền, và nếu suy xét thì bitcoin nó
cũng chuyển giao trong giao lưu dân sự (một cách online). Do đó, ta hoàn toàn có thể
hiểu rằng Bitcoin là quyền tài sản (tài sản).
Tóm lại, theo quan điểm cá nhân của tôi thì Việt Nam nên có những quy định để xem
Bitcoin là tài sản, và ta có căn cứ để phát triển quan điểm này. Tuy nhiên, việc công nhận
Bitcoin là tài sản cũng nên phù hợp với xã hội, pháp luật và không được xâm phạm đến
quyền và lợi ích của bên nào, đặc biệt là bên yếu thế.

12. Quyền tài sản là gì?


Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao
gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các
quyền tài sản khác.”

Tóm tắt bản án số 05/2018/DS-GĐT ngày 10/04/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao
 Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị H
 Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Kim L
 Nội dung tranh chấp: Tranh chấp chia tài sản chung về việc mua hóa giá nhà
 Nội dung bản án: Cụ T được QK7 cấp cho căn nhà số 63 đường B, Phường H, Quận
I, TP HCM, năm 1981, QK 7 cấp “giấy phép quyền sử dụng”, lúc này có bà H và ông
T1 đang sinh sống và có hộ khẩu tại đây. Năm 1982 hai chị em bà L và ông H1 (con
riêng của vợ sau cụ T) chuyển về sinh sống cùng. Năm 1993 cụ T lập giấy ủy quyền
cho bà L thay mặt cụ T để giải quyết toàn bộ những việc liên quan đến ngôi nhà. Năm
2001 khi bà đứng tên làm thủ tục mua hóa giá nhà thì bị bà H và ông T1 có đơn khiếu
nại. Bộ tư lệnh Quân khu 7 đã giải quyết bằng cách bác đơn khiếu nại của bà H, cho
vợ chồng bà L được mua hóa giá nhà, sau khi mua xong sẽ trừ số tiền mua hóa giá
nhà, phần còn lại sẽ do chị em trong gia đình thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được
thì giải quyết theo pháp luật. Ngày 09-10-2002, bà L và chồng được cấp Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất nêu trên. Như vậy, việc bà L mua được
căn nhà số 63 đường B nêu trên là do có sự thống nhất, thỏa thuận giữa bà H, ông T1
với bà L ngày 05-7-2001 thì Quân khu 7 mới giải quyết cho bà L được đứng tên mua
hóa giá nhà. Do đó, có căn cứ xác định nhà số 63 đường B là tài sản chung của bà H,
ông T1 và bà L

5
Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015
 Hướng giải quyết của Tòa: Hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm, bản án dân sự phúc
thẩm, trả hồ sơ vụ án cho TAND TP HCM tổ chức xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy
định của pháp luật

13. Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là
quyền tài sản không?
Căn cứ pháp lý: Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá được
bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng
đất và các quyền tài sản khác.”
Từ trên, ta thấy có đề cập đến “quyền tài sản khác”, tức là ở đây ta chỉ có thể suy luận
rằng quyền thuê hay quyền mua có hay không phải là “quyền tài sản khác”, chứ không
có quy định nào khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền tài sản.

14. Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng
quyền thuê, quyền mua là tài sản?
Đoạn cho thấy TANDTC theo hướng quyền thuê, quyền mua là tài sản là:
“Như vậy, cụ T là người có công với cách mạng, nên được Quân khu 7 xét cấp nhà
số 63 đường B nêu trên theo tiêu chuẩn của sĩ quan quân đội. Đến thời điểm cụ T chết
năm 1995, cụ chưa làm thủ tục mua hóa giá nhà đối với nhà số 63 nêu trên. Theo quy
định tại Điều 188 và Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 1995, quyền thuê, mua hóa giá
nhà của cụ T là quyền tài sản (trị giá được bằng tiền) và được chuyển giao cho các
thừa kế của cụ T. Do đó, bà H và ông T1 được hưởng thừa kế quyền thuê, quyền mua
hóa giá của cụ T.”

15. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của TANDTC trong Quyết định số 5
về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm tài sản)?
Theo tôi, hướng giải quyết của TANDTC trong Quyết định số 5 đến thời điểm hiện tại
vẫn còn hợp lí và phù hợp. Căn cứ vào điều 115 BLDS 2015 ta có: “Quyền tài sản là
quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí
tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”. Quyền thuê, quyền mua là quyền
được trị giá bằng tiền, tuy rằng nó không thuộc quyền sở hữu trí tuệ hay sử dụng đất,
nhưng nó có thể được xem là quyền tài sản khác bởi nó được trị giá bằng tiền và vẫn
chuyển giao trong giao lưu dân sự.
Bài 2: Căn cứ xác lập quyền sở hữu

Tóm tắt Quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09-09-2013 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao
 Nguyên đơn: Cụ Dư Thị Hảo
 Bị đơn: Chị Nhữ Thị Vân.
 Nội dung: Nhà số 2 Hàng Bút, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội là tài sản riêng của
cụ Dư Thị Hảo có bằng khoán điền thổ. Năm 1954, cụ vào Sài Gòn và giao nhà lại
cho con là vợ chồng ông Chính, bà Châu quản lý. Đến năm 1968, vợ chồng ông
Chính đi công tác nên cho ông Nhữ Duy Hải thuê nhà, có giấy tờ nhưng bị mất sau
đó. Sau khi ông Hải chết, cháu ông Hải là chị Nhữ Thị Vân tiếp tục sử dụng đến
nay. Năm 2001, chị Vân bán nhà cho chị Dương Thị Ngọc Lan, anh Nguyễn Hồng
Sơn. Đến năm 2004, cụ Hảo khởi kiện yêu cầu chị Vân trả lại căn nhà. Căn cứ
khoản 1 Điều 247 BLDS 2005, Tòa án Nhân dân tối cao xác định chị Vân đã thực
hiện việc chiếm hữu ngay tình, liên tục và công khai.

1. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân
đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Trong Quyết định 111 Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có
tranh chấp trên 30 năm là:
“Theo cụ Hảo thì năm 1954 cụ Hảo vào Sài Gòn buôn bán, giao nhà số 2 Hàng Bút
cho vợ chồng con trai là ông Nguyễn Đắc Chính và bà Nguyễn Thị Châu quản lý. Năm
1968, vợ chồng ông Chính, bà Châu đi công tác tại tỉnh Thái Nguyên nên cho ông Nhữ
Duy Hải thuê, khi cho thuê có lập giấy tờ nhưng sau này bị mất. Sau khi ông Hải chết thì
cháu ông Hải là chị Nhữ Thị Vân vẫn sử dụng đến nay.”
Và đoạn:
“...Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954,
lúc đầu là ông nội chị Vân ở sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở. Mặc dù phía
nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia định chị Vân từ sau năm 1975 nhưng không có tài
liệu chứng minh (chỉ có biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân phường Hàng Bồ năm
2001); đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Văn trả nhà là
không có căn cứ vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị
Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo
quy định tại khoản 1 điều 247 Bộ luật dân sự về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
“Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình,
liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất
động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này…”
Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30
năm là hợp lý. Vì dù tính từ năm 1954 đến thời điểm khởi kiện (năm 2004) (60 năm)
hay tính từ năm 1968 (36 năm) thì gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất hơn 30 năm.
2. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân
đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy
nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Trong Quyết định 111 Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà
đất có tranh chấp trên 30 năm là:
“Chị có nghe ông nội nói là ông nội thuê nhà số 2 Hàng Bút của cụ Dư Thì Hào từ
năm 1954. Chị không biết cụ Hảo mà chỉ biết ông Chính là người cho gia đình chị thuê
nhà số 2 Hàng Bút; hằng năm gia đình chị đóng tiền nhà cho ông Chính. Sau khi ông nội
chết (năm 1955) thì gia đình chị không đóng tiền thuê nhà cho ông Chính nữa. Sau đó bố
chị (ông Nhữ Duy Sơn) và chị tiếp tục quản lý. Năm 1997, bố chị chết thì chị tiếp tục ở
tại nhà số 2 Hàng Bút (tầng 1), chị không trả tiền thuê nhà cho ai, quá trình ở bố chị có
nâng cao nền nhà, thay cửa, còn chị không sửa chữa gì thêm.”
Và đoạn:
“...Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954,
lúc đầu là ông nội chị Vân ở sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở. Mặc dù phía
nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia định chị Vân từ sau năm 1975 nhưng không có tài
liệu chứng minh (chỉ có biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân phường Hàng Bồ năm
2001); đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Văn trả nhà là
không có căn cứ vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị
Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo
quy định tại khoản 1 điều 247 Bộ luật dân sự về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
“Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình,
liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất
động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này…”
Có thể thấy, chị Vân vốn biết rõ căn nhà gia đình chị đang sống là được thuê và chị
đang không thực nghĩa vụ trả tiền thuê nhà theo quy định của khoản 2 điều 495 BLDS
2005. Như vậy, việc gia đình chị chiếm hữu căn nhà trên không còn căn cứ pháp luật, vì
việc chiếm hữu trên đã không còn thông qua giao dịch dân sự theo quy định của khoản 3
điều 183 BLDS 2005 “Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch
dân sự phù hợp với quy định của pháp luật". Từ những điều trên, có thể kết luận rằng
việc Tòa án khẳng định gia đình chị Vân chiếm hữu ngay tình nhà đất đang có
tranh chấp trên 30 năm là không thỏa đáng, bất hợp lý với quy định của pháp luật
hiện hành lúc đó, khi mà đoạn 2 điều 189 BLDS 2005 quy định “Người chiếm hữu tài
sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và
không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.”. Tuy nhiên, căn
cứ theo điều 180 BLDS 2015 quy định về chiếm hữu ngay tình, thì khẳng định trên
của Tòa án là hợp lý vì chị Vân có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với căn nhà
nêu trên, thông qua việc chị và gia đình đã sống ở căn nhà đó trên 30 năm mà không
có sự can thiệp của bên thứ ba.
3. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân
đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ
của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Trong Quyết định 111 Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà
đất có tranh chấp trên 30 năm là:
“Nhà số 2 Hàng Bút, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội có bằng khoán điền thổ số
25, tập 2, tờ số 55, đăng ký trước bạ tại Hà Nội ngày 4/11/1946, là tài sản riêng của cụ
Dư Thị Hảo (chồng cụ Hảo là cụ Nguyễn Đắc Đính, chết 1942). Năm 1954, cụ Hảo vào
Sài Gòn buôn bán, giao nhà số 2 Hàng Bút cho vợ chồng con trai là ông Nguyễn Đắc
Chính và bà Nguyễn Thị Châu quản lý. Năm 1968, vợ chồng ông Chính, bà Châu đi công
tác tại tỉnh Thái Nguyên nên cho ông Nhữ Duy Hải thuê, khi cho thuê có lập giấy tờ
nhưng sau này bị mất. Sau khi ông Hải chết thì cháu ông Hải là chị Nhữ Thị Vân vẫn sử
dụng đến nay.”
Và đoạn:
“...Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954,
lúc đầu là ông nội chị Vân ở sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở. Mặc dù phía
nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia định chị Vân từ sau năm 1975 nhưng không có tài
liệu chứng minh (chỉ có biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân phường Hàng Bồ năm
2001); đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Văn trả nhà là
không có căn cứ vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị
Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo
quy định tại khoản 1 điều 247 Bộ luật dân sự về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
“Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình,
liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất
động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này…”
Căn cứ vào khoản 1 điều 182 về Chiếm hữu liên tục: “Chiếm hữu liên tục là việc
chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền
đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác,
kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.” Tòa án khẳng định gia đình
chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là hợp lý. Vì tính
từ năm 1954 đến thời điểm khởi kiện (năm 2004) thì gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà
đất 60 năm, còn tính từ năm 1968 thì là 36 năm. Tuy rằng bên phía nguyên đơn có khai
rằng năm 1975 có đòi nhà nhưng lại không có tài chứng minh, mà chỉ có giấy hòa giải
năm 2001. Và nếu cũng tính từ năm 1954 đến năm 2001 hay từ năm 1968 đến năm 2001
thì gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là vẫn hợp
lý.
4. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân
đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy
nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Trong Quyết định 111 Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu công khai
nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là:
“Sau khi ông nội chết (năm 1955) thì gia đình chị không đóng tiền thuê nhà cho ông
Chính nữa. Sau đó bố chị (ông Nhữ Duy Sơn) và chị tiếp tục quản lý. Năm 1997, bố chị
chết thì chị tiếp tục ở tại nhà số 2 Hàng Bút (tầng 1), chị không trả tiền thuê nhà cho ai,
quá trình ở bố chị có nâng cao nền nhà, thay cửa, còn chị không sửa chữa gì thêm.”
Và đoạn:
“...Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954,
lúc đầu là ông nội chị Vân ở sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở. Mặc dù phía
nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia định chị Vân từ sau năm 1975 nhưng không có tài
liệu chứng minh (chỉ có biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân phường Hàng Bồ năm
2001); đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Văn trả nhà là
không có căn cứ vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị
Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo
quy định tại khoản 1 điều 247 Bộ luật dân sự về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
“Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình,
liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất
động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này…”
Căn cứ vào khoản 1 điều 183 về Chiếm hữu công khai: “Chiếm hữu công khai là việc
chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu
được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như
tài sản của chính mình.” Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu công khai
nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là hợp lý. Vì gia đình chị từ năm 1955 khi không
đóng tiền thuê nhà nữa thì vẫn tiếp tục chiếm hữu nhà đất một cách minh bạch và còn sửa
chữa nhà đất, bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình. Như vậy, dù có tính từ năm
1955 đến năm 2004 thì gia đình chị Vân chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên
30 năm là vẫn hợp lý.

5. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không còn
là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về
khẳng định này của Tòa án?
Trong Quyết định 111 Tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất có
tranh chấp trên 30 năm là:
“...Trường hợp có căn cứ xác định nhà đất nêu trên là vắng chủ và thực tế nhà nước
cũng chưa quản lý thì Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ điểm a khoản 1 điều 168 và điểm i
khoản 1 điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự đình chỉ vụ án do cụ Hảo không có quyền khởi
kiện vì: Gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã qua nhiều thế hệ, tuy chị Vân có lời
khai thừa nhận gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền thuê nhà cho ông Chính (con
cụ Hảo), nhưng cụ Hảo vào miê Nam sinh sống từ năm 1954, ông Chính cũng không xuất
trình được tài liệu cụ Hảo ủy quyền cho ông Chính quản lý căn nhà. Trong khi đó chị
Vân khai gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc đầu là ông nội chị
Vân ở sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở. Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi nhà
đối với gia định chị Vân từ sau năm 1975 nhưng không có tài liệu chứng minh (chỉ có
biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân phường Hàng Bồ năm 2001); đến năm 2004 cụ
Hảo mới có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Văn trả nhà là không có căn cứ vì thực
tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà
này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1
điều 247 Bộ luật dân sự về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu “Người chiếm hữu, người
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong
thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ
sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2
Điều này…”
Việc cụ Hảo đi vào miền Nam từ năm 1954 đến lúc khởi kiện vụ án là 60 năm,
trong khoảng thời gian này cụ không thăm hỏi, hay thông tin gì về nhà đất ở miền Bắc cả.
Còn gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất này trên 30 năm rồi. Chính vì thế, khẳng
định cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp rất hợp lý và thuyết
phục.

6. Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất
có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì sao?
Căn cứ pháp lý: Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015: “Người chiếm hữu, người được
lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời
hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài
sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên
quan quy định khác.”
Đầu tiên, về việc chiếm hữu nhà đất của chị Vân là không có căn cứ pháp luật.
Bởi từ năm 1955, gia đình chị đã không còn đóng tiền thuê nhà nữa và cũng không có bất
cứ giấy ủy quyền nào về việc chuyển giao quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở.
Thứ hai, chị Vân nhận thức được rằng nhà số 2 Hàng Bút không phải của mình, và
mình đang ở đó nhưng không trả tiền thuê nhà cho ai cả. Điều đó cho thấy rằng chị Vân
không ngay tình trong việc chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật.
Thứ ba, gia đình chị Vân đã ở đó liên tục không có tranh chấp với thời gian hơn
30 năm. Tuy rằng, bên phía nguyên đơn khai rằng năm 1975 có yêu cầu gia đình chị Vân
trả nhà, nhưng lại không có bằng chứng mà chỉ có giấy hòa giải ở Ủy ban vào năm 2001.
Vì vậy nếu tính có tranh chấp xảy ra vào năm 2001 thì gia đình bà Vân cũng đã chiếm
hữu liên tục căn nhà này từ năm 1954 đến trước thời điểm tranh chấp 2001 thì khoảng
thời gian nay cũng hơn 30 năm.
Thứ tư, gia đình chị Vân công khai trong việc chiếm hữu ngôi nhà này từ năm
1954 đến nay. Dù rằng năm 1955 chị đã không đóng tiền nhà nhưng chị cùng gia đình
vẫn công khai sống ở đó, bố chị còn sửa chữa nhà cửa.
Từ trên, tôi thấy rằng gia đình chị Vân chiếm hữu nhà số 2 Hàng Bút là không có
căn cứ pháp luật nhưng liên tục, công khai trong hơn 30 năm. Điều kiện về ngay tình thì
gia đình chị Vân lại không thỏa đáng, do đó, theo tôi thì gia đình chị Vân không được xác
lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng
quyền.
Bài 3: Chuyển rủi ro đối với tài sản

Tình huống
Bà Dung có mua của bà Thủy 01 ghe xoài trị giá 16.476.250 đồng. Tuy nhiên ghe
xoài này đã bị hư do cháy chợ sau khi bà Dung nhận hàng và bà Dung từ chối thanh toán
tiền mua với lý do đây là việc rủi ro.

1. Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời.
Cơ sở pháp lý: Điều 162 Bộ luật Dân sự 2015
Đối tượng phải chịu rủi ro đối với tài sản là chủ sở hữu hoặc chủ thể có quyền khác
đối với tài sản (trong phạm vi của mình), trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc Bộ luật
này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 161 BLDS năm 2015 quy định về thời điểm xác lập
quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản: “Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác
đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường
hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật
không quy định về các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao. Thời điểm tài sản được
chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu
tài sản.”
Trong tình huống nêu ra không có việc thỏa thuận giữa bà Dung và bà Thủy về thời
điểm xác lập quyền sở hữu khi thực hiện giao dịch mua bán, nên thời điểm xác lập quyền
sở hữu về số xoài đó sẽ được tính từ khi thời điểm bà Thủy chuyển giao số xoài đó cho
bà Dung hay nói cách khác là bà Dung nhận số xoài đó, mà thời điểm cháy chợ là sau khi
bà Dung nhận số xoài đó. Do vậy tại thời điểm cháy chợ thì bà Dung là chủ sở hữu của số
xoài.

3. Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 điều 441: “Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài
sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài
sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.” Và điều 440 về
Nghĩa vụ trả tiền
Chợ cháy sau khi bà Thủy (bên bán) đã bàn giao ghe xoài cho bà Dung, tức là thời
điểm bà Dung nhận ghe xoài đến lúc ghe xoài bị cháy (sau này) thì bà Dung (bên mua)
phải chịu rủi ro đối với ghe xoài đó; nên không thể trốn tránh nghĩa vụ thanh toán tiền
mua ghe xoài với lý do ghe bị cháy được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Dân sự 2015
2. Bộ Luật Dân sự 2005
3. Luật Ngân hàng Nhà nước 2010
4. Luất đất đai 2013
5. Đạo luật Dịch vụ Thanh toán của Nhật Bản (PSA) ngày 25 tháng 5 năm 2016
6. Quyết định số 06/2017/QĐ-PT của Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà
7. Bản án số 39/2018/DSST ngày 28/8/2018 của Tòa án nhân dân huyện Long Hồ tỉnh
Vĩnh Long
8. Bản án số 841/2023/HS-PT ngày 01/11/2023 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. Hồ
Chí Minh
9. Bản án số 22/2017/HC-ST ngày 21/9/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre.
10. Bản án số 05/2018/DS-GĐT ngày 10/04/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao
11. Quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09-09-2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao
12. PGS. TS Phùng Trung Tập. (2018). Tiền ảo và những khía cạnh của tiền ảo. Tạp chí
Kiểm sát. Số 5
13. Ths. Phạm Thị Thái Hà. (2021). Quan điểm quản lý, sử dụng Bitcoin trên thế giới và
khuyến nghị cho Việt Nam. Tạp chí Tài chính. Kỳ 2 (tháng 6)
14. Võ Hải Thanh. (2018). Tiền ảo (Bitcoin) và quản lý tiền ảo ở Nhật Bản. Nghiên cứu
Nhật Bản

You might also like