Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

CHUYÊN ĐỀ PHẢN ỨNG ACID – BASE;

DUNG DỊCH ĐỆM; CÂN BẰNG ION TRONG DUNG DỊCH

Câu 1: Tính pH của các dung dịch sau:


a) dung dịch NaOH 1,0 M (dung dịch X).
b) dung dịch CH3COOH 1,0 M (dung dịch Y); biết acetic acid có pKa = 4,76.
c) dung dịch thu được sau khi trộn 40 mL dung dịch Y với 10 mL dung dịch X.
d) dung dịch thu được sau khi cho 10 mL dung dịch Y vào 1 bình định mức 100,0 mL
sau đó cho nước cất vào đến vạch định mức.

Câu 2: Trình bày chi tiết (cách tiến hành, cách tính kết quả) cách xác định chính xác nồng
độ của một dung dịch NaOH có nồng độ cỡ 0,1 M bằng phương pháp chuẩn độ. Các dụng
cụ, hoá chất cần thiết có đủ.

Câu 3: (Bình Định – 2024)

1. Cho dung dịch CH3CHOOH 0,01M (dung dịch A) có Ka=10-4,76.

a. Tính pH của dung dịch A.

b. Cho 0,001 mol NaOH vào 1 lít dung dịch A thì pH của dung dịch thu được bằng bao
nhiêu? Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi.

2. Cho 10 mL dung dịch H2SO4 5.10-3 M vào một bình định mức dung dịch 100 mL. Thêm
nước vào đến vạch của bình định mức thu được 100 mL dung dịch A. Dùng dung dịch A
chuẩn độ 25 mL dung dịch NaOH 1,00.10-4M.

a. Dự đoán hiện tượng quan sát được khi chuẩn độ đạt đến điểm tương đương nếu dùng
phenolphtalein làm chất chỉ thị cho phép chuẩn độ trên.

b. Xác định thể tích dung dịch A cần dùng khi phép chuẩn độ kết thúc.
Câu 4: Chuẩn độ 10,00 mL dung dịch NaOH 0,1M bằng dung dịch HCl 0,1 M. Tính pH
của dung dịch thu được khi thể tích dung dịch HCl đã dùng là
a) 9,95 mL; b) 10,00 mL; c) 10,05 mL.
Nêu nhận xét về kết quả thu được, cho rằng thể tích của 1 giọt rơi xuống từ burette là 0,05
mL.
Câu 5: Chuẩn độ 10,00 mL dung dịch CH3COOH 0,1M bằng dung dịch NaOH 0,1 M. Tính
pH của dung dịch thu được khi thể tích dung dịch NaOH đã dùng là 10,00 mL. Cho acetic
acid có pKa = 4,76 và CH3COONa có pKb = 9,24.

Câu 6: Cần cho bao nhiêu gam NH4Cl vào 750 mL dung dịch NH3 0,15 M để thu được
một dung dịch đệm có pH bằng 10? Cho NH3 có hằng số base là 1,76x10-5. Với một hệ
đệm gồm acid HA và base liên hợp A- thì pH = pKa + lg(Cb/Ca), với Ca và Cb lần lượt là
nồng độ của acid HA và base A-.
Câu 7: Cần cho bao nhiêu gam Na2CO3 vào 1,5 lít dung dịch NaHCO3 0,20 M để thu

1
được một dung dịch đệm có pH bằng 10? Cho HCO3- có hằng số acid là 4,7x10-11. Với
một hệ đệm gồm acid HA và base liên hợp A- thì pH = pKa + lg(Cb/Ca), với Ca và Cb lần
lượt là nồng độ của acid HA và base A-.
Câu 8: Dung dịch A gồm HCl 0,2M ; HNO3 0,3M ; H2SO4 0,1M ; HClO4 0,3M, dung
dịch B gồm KOH 0,3M ; NaOH 0,4M ; Ba(OH)2 0,15M. Cần trộn A và B theo tỉ lệ thể tích
là bao nhiêu để được dung dịch có pH = 13?
Câu 9: (NVC-HN)
1. Methyl đỏ là một chất chỉ thị acid-base, có màu sắc thay đổi phụ thuộc vào pH của dung dịch
(pH < 4,4: đỏ; 4,4  pH < 6,2: da cam; pH  6,2: vàng). Hỏi khi cho methyl đỏ vào hai dung dịch
sau đây thì màu sắc thay đổi như thế nào?
a) Dung dịch 1: dung dịch CH3COOH 0,2M. Biết Ka của CH3COOH là 10-4,76.
b) Dung dịch 2: dung dịch gồm NH4Cl 0,2M và NH3 0,1M. Biết Ka của NH4+ là 10-9,24.
2. Tính thể tích (mL) dung dịch H2C2O4 0,1M cần thêm vào 10,0 mL dung dịch Y chứa CaCl2
0,0100M và HCl 10-3M để bắt đầu xuất hiện kết tủa CaC2O4.
Biết H2C2O4 có Ka1 = 10-1,27 ; Ka2 = 10-4,25 ; KS (CaC2O4) = 10-8,75.

2
CHUYÊN ĐỀ NHÓM VIIA. NITROGEN – SULFUR
Câu 1 (NVC – HN) Một oxit của nitơ có công thức NOx, trong đó nitơ chiếm 30,43% về
khối lượng.
a) Xác định NOx.
b) Ở 27,3oC, khí N2O2x bị phân hủy theo phương trình phản ứng sau:
⎯⎯
→ 2NOx
N2O2x ⎯

(khí không màu)


Khi phản ứng trên đạt trạng thái cân bằng, làm lạnh bình đến 0oC thì thấy màu của hỗn hợp
khí trong bình nhạt dần. Hãy cho biết, phản ứng theo chiều thuận là thu nhiệt hay tỏa nhiệt?
Câu 2. Một bình kín chứa đồng thời hai khí N2 và H2 vớinồng độ tương ứng là 0,375M và
0,875M. Thực hiện phản ứng với xúc tác thích hợp đến khi phản ứng đạt đến trạng thái cân
bằng ở toC thì thể tích khí H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp khí thu được. Tính hằng số cân
bằng KC ở toC của phản ứng.
Câu 3.
1. Nước thải chăn nuôi là một trong những yếu tố gây nên hiện tượng phú dưỡng cho ao, hồ.
Hãy giải thích điều này.
2. Trong thực tế, ở nhiều nơi, nước thải, phân bón hoá học, thuốc trừ sâu chưa qua xử lí được
thải trực tiếp vào ao, hồ. Trong trường hợp nào có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng? Giải
thích.
Câu 4. Một số quá trình tự nhiên và hoạt động của con người thải hydrogen sulfide vào không
khí. Chất này có thể bị oxi hóa bởi oxygen có trong không khí theo hai phản ứng sau:
3
H 2S(g) + O 2 (g) → SO 2 (g) + H 2O(g) (1)
2
1
H 2S(g) + O 2 (g) → S(s) + H 2O(g) (2)
2
Cho biết giá trị enthalpy tạo thành chuẩn của H2S(g), SO2(g) và H2O(g) lần lượt là -20,7kJ
mol-1; -296,8 kJ mol-1 và -241,8 kJ mol-1.
(a) Tính giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của mỗi phản ứng trên. Ở 298 K, mỗi phản ứng có
thuận lợi về mặt năng lượng không?
(b) Trong môi trường không khí mà nồng độ oxygen bị suy giảm, hãy dự đoán hydrogen
sulfide dễ chuyển hóa thành sulfur dioxide hay sulfur. Giải thích.
Câu 5. Hiện nay, mưa acid, hiệu ứng nhà kính và thửng tầng ozone là ba thảm họa môi trường
toàn cầu. Mưa acid tàn phá nhiều rừng cây, các công trình kiến trúc bằng đá và kim loại. Tác
nhân chủ yết gây mưa acid là sulfur dioxide.
(a) Trong khí quyển, SO2 chuyển hóa thành H2SO4 trong nước mưa theo sơ đồ sau:
+O +H O
SO2 ⎯
⎯⎯⎯
xt
⎯2
→SO3 ⎯
⎯ ⎯⎯⎯
⎯2

⎯→H 2 SO4 .
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
(b) Một con mưa acid xuất hiện tại một khu công nghiệp diện tích 10 km2 với lượng mưa
trung bình 80nm. Hãy tính;
- Thể tích nước mưa đã rơi xuồng khu công nghiệp.
3
- Khối lượng H2SO4 trong lượng nước mưa, biết nồng độ của H2SO4 trong nước mưa là
2.105M.
(c) Lượng acid trong nước mưa có thể ăn mòn các công trình bằng đá vôi.
- Viết 1 phương trình hóa học minh họa.
- Khối lượng CaCO3 tối đa bị ăn mòn bởi lượng acid trên.
(d) Em hãy tìm hiểu về nguyên nhân phát sinh các khí gây mưa acid và đề xuất giải pháp hạn
chế.
Câu 6.
1. Việc đốt rơm, rạ trên đồng sẽ gây ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất. Vậy nên sử dụng rơm
rạ như thế nào để có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho người nông dân?
2. Một loại phân bón hỗn hợp trên bao bì ghi tỉ lệ 10 – 20 – 15. Các con số này chính là độ
dinh dưỡng của phân đạm, phân lân, phân kali tương ứng. Để sản xuất loại phân bón này, nhà
máy Z cần trộn ba loại hóa chất Ca(NO3)2, KH2PO4, KNO3 với nhau. Trong phân bón đó tỉ lệ
khối lượng của Ca(NO3)2 là a%, của KH2PO4 là b%. Giả sử các tạp chất không chứa N, P, K.
Giá trị của (a + b) gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 93,8. B. 59,3. C. 42,1. D. 55,5.
Câu 7. (HN) Khi xăng cháy trong động cơ ô tô sẽ tạo ra nhiệt độ cao, lúc đó N2 phản ứng với
O2 tạo thành NO theo phương trình: N2 (g) + O2 (g) ⇌ 2NO (g) (1)
Khí NO khi được giải phóng ra không khí nhanh chóng kết hợp với O2 tạo thành NO2 là một
khí gây ô nhiễm môi trường. Ở 2000oC, hằng số cân bằng KC của phản ứng (1) là 0,01. Nếu
trong bình kín dung tích 1 lít có 4 mol N2 và 0,1 mol O2 thì ở 2000oC lượng khí NO tạo thành
là bao nhiêu (giả thiết NO chưa phản ứng với O2)?
Câu 8.
8.1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau

8.2. Phân bón NPK là hỗn hợp các muối NH4NO3, (NH4)2HPO4, KCl và một lượng phụ
gia không chứa các nguyên tố dinh dưỡng. Trên các bao bì phân NPK thường có kí hiệu
bằng những chữ số nhằm cho biết tỉ lệ khối lượng các thành phần trong phân bón. Việc bón
phân NPK cho cây cà phê sau khi trồng bốn năm được chia thành ba thời kì như sau:
Thời kỳ Lượng phân bón
Bón thúc ra hoa 0,5kg phân NPK 10.12.5/cây
Bón đậu quả, ra quả 0,7 kg phân NPK 12.8.2/cây
Bón thúc quả lớn, tăng dưỡng chất cho quả 0,6 kg phân NPK 16.16.16/cây
a/ Tính tổng lượng N đã cung cấp cho mỗi cây cà phê trong cả ba thời kì
b/ Nguyên tố dinh dưỡng P được bổ sung cho cây nhiều nhất ở thời kì nào?
Câu 9:
9.1. Tính độ dinh dưỡng trong phân lân Supephotphat kép chứa 20% khối lượng tạp chất?

4
9.2. Viết phương trình hóa học của phản ứng theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu
có)?
NaI → I2 → KI → H2S → H2SO4 → Br2 → NaBrO3.
9.3. Vì sao người ta có thể điều chế các halogen: Cl2 , Br2 , I2 bằng cách cho hỗn hợp
H2SO4 đặc và MnO2 tác dụng với muối chloride, bromide, iodide nhưng phương pháp này
không thể áp dụng điều chế F2? Bằng cách nào có thể điều chế được flruorine (F2 )? Viết
phương trình hoá học điều chế fluorine.
Câu 10: Ở 472°C, hằng số cân bằng của phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen
theo chu trình Haber là KC = 0,105. Giả sử kết quả phân tích cho thấy tại thời điểm cân bằng,
nồng độ của nitrogen và hydrogen trong buồng phản ứng lần lượt là 0,0201 M và 0,0602 M.

a) Hãy tính nồng độ mol của ammonia có trong buồng phản ứng tại thời điểm cân bằng.

b) Làm thế nào để tách được ammonia ra khỏi hỗn hợp?


Câu 11: Để giảm sốt hoặc giảm đau, người ta có thể dùng túi chườm lạnh chứa hóa chất.
Hãy tìm hiểu về loại túi chườm lạnh này. Từ đó
a) Cho biết các chất được sử dụng trong túi chườm lạnh.
b) Giải thích nguyên nhân giúp túi chườm lạnh có nhiệt độ thấp.
Câu 12: Quan sát hình bên dưới

Giải thích hiện tượng thí nghiệm. Từ đó cho biết, tại sao không thu khí ammonia bằng
phương pháp đẩy nước.
Câu 13: Chỉ dùng một chất khác để nhận biết từng dung dịch sau : NH4NO3,
NaHCO3, (NH4)2SO4, FeCl2 và FeCl3. Viết phương trình các phản ứng xảy ra.
Câu 14: Xác định công thức hóa học của mỗi chữ cái sau và viết đầy đủ các phương trình
phản ứng, ghi rõ điều kiện:
a)
(1) FeS2 + (A) ——→ (B) + (C)
(2) (C) + (A) ——→ (D)
(3) (D) + H2O —— → Axit (E)
(4) (E) + Fe ——→ (F) + (C) + H2O

5
(5) (B) + HCl —— → (G) + H2O
(6) (G) + KI —— → (H) + KCl + (M)
b)
(1) MnO2 + (A) —— → (B) + (C) + (D)
(2) (C) + Fe —— → (E)
(3) (E) + KI ——→ (H) + (F) + KCl
(4) (C) + SO2 + (D) —— → axit (A) + axit (G)
(5) (H) + (C) —— → (E)
(6) (G) + Cu —— → (N) + SO2 + (D)
Câu 8: Theo tính toán của các nhà khoa học, để phòng bệnh bướu cổ và một số bệnh khác,
mỗi người cần bổ sung khoảng 1,5.10-4 gam nguyên tố iodine mỗi ngày.
a) Nếu lượng iodine đó chỉ được bổ sung từ muối iodide (cứ 1 tấn muối ăn chứa 25 kg KI) thì
mỗi người cần ăn bao nhiêu gam muối ăn mỗi ngày để đủ lượng iodine trên? (Bỏ qua sự thất
thoát của iodine trong quá trình bảo quản và chế biến)
b) Tổ chức y tế khuyến cáo nên nạp vào cơ thể tối đa 2 gam sodium/1 ngày/1 người. Nếu sử
dụng quá nhiều muối có thể gây một số bệnh như tăng huyết áp. Điều này có mâu thuẫn gì so
với kết quả ở câu a? Tính lượng muối iodide nên thêm vào thức ăn mỗi ngày? Chúng ta nên
sử dụng muối và các loại thực phẩm như thế nào cho hợp lí để bổ sung iodine cần thiết cho
cơ thể? (Coi muối ăn chứa 99% NaCl về khối lượng).
c) Việt Nam là một quốc gia có nhiều tỉnh ven biển với lượng muối sản xuất hàng năm rất
lớn. Em nghĩ nghề muối có vai trò như thế nào? Hãy đề xuất một số giải pháp theo em có thể
phát triển nghề muối?

You might also like