Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

5. Hô hấp là trung tâm của trao đổi chất.

Quá trình hô hấp không chỉ là giải phóng và chuyển hoá năng lượng mà còn là con
đường phân giải các nguyên liệu hô hấp thành các sản phẩm trung gian rất linh động dùng
làm nguyên liệu khởi đầu cho các quá trình sinh tổng hợp.
Nhờ các xetoaxit hình thành trong đường phân (axit pyruvic) hay trong chu trình
krebs (axit a-xetoglutaric, oxaloaxetic, oxaloxuccinic,...) mà nối liền sự trao đổi gluxit tạo
thành các axit amin, protit... acetyl CoA là nguyên liệu khởi đầu cho sự tổng hợp axit axit
béo, carotenoit, tecpen, cao su.
Ta không xem hô hấp là một quá trình dị hoá đơn thuần mà nó là một quá trình sinh lý
phức tạp có liên quan khắng khít với toàn bộ quá trình trao đổi chất và là trung tâm quan
trọng của các quá trình sinh lý đó.

6. Các yếu tố ảnh hướng đến hô hấp


Có rất nhiều yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của sinh vật nói
chung và thực vật nói riêng. Sau đây là một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình hô
hấp ở thực vật:

6.1. Độ ẩm của mô

Nước là yếu tố tự nhiên của môi trường. Nó là thành phần không thể thiếu của tế bào
mô và cơ thể. Hàm lượng nước (hay độ ẩm nói chung) của môi trường đất, nước và không khí
có ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống của thực vật đặc biệt là ảnh hưởng đến quá trình hô hấp
của thực vật.
Trước hết nước của môi trường đảm bảo dinh dưỡng cho cây, thứ hai, nó tồn tại trong
mô thực vật với hàm lượng cần thiết mang bản chất di truyền và thích nghi sinh thái. Vì vậy
hãm lượng nước trong mô được coi là một chỉ số sinh lý của tế bào.
Đối với quá trình hô hấp, nước không chỉ là dung môi của các chất, mà còn là nguyên
liệu tham gia trực tiếp vào quá trình hô hấp đồng thời cũng là sản phẩm cuối cùng của quá
trình hô hắp.
Độ ẩm của mô ảnh hưởng đến hô hấp của hạt rõ rệt hơn cả. Các hạt khô không khí có
hàm lượng nước từ 8-10% chỉ đủ để duy trì sự sống của phôi thì hô hấp rất yếu. Độ ẩm tăng
lên 12-15% làm tăng cường độ hô hấp gấp 4-5lần.
Ẩm độ của mô mà ở đó xuất hiện nước tự do và hô hấp tăng mạnh gọi là ẩm độ tới
hạn. Đa số các hạt ngũ cốc như lúa, ngô có ẩm độ tới 14,5-15,5%. Đối với các hạt có dầu là
8-9%. Do đó cần giữa hạt giống ở nơi khô mát thóang khí để giữ sức sống cho phôi, vì nó còn
phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ.
Khi hạt chín, ẩm độ giảm dần và kéo theo hô hấp giảm, nhưng khi hạt khô dần, hô hấp
tăng lên đến mức độ nhất định rồi mới giảm xuống. Khi hạt mất độ ẩm đột ngột hô hấp tăng
nhanh, hiệu quá năng lượng thấp, là nguyên nhân làm hạt mất sức sống. Cần chú ý phơi hạt
giống nơi nắng nhẹ và làm khô hạt dần dần.

6.2. Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố môi trường khó điều khiển, nó tác động mạnh đến mọi hoạt động
sống của cơ thể, nhất là quá trình hô hấp. Do đó, mỗi loài sinh vật nói chung và mỗi thực vật
nói riêng đều có hệ enzym mang tính di truyền và tiến hóa thích nghi. Chẳng hạn, thực vật ở
vùng nhiệt độ thấp có hệ enzym chống chịu rét tốt như polyphenol oxidase, perixydase,
ascorbinoxydase.
Sự phụ thuộc của nhiệt độ hô hấp thực vật tuân theo quy luật Van Hop Q10 = 2-3
nhưng sự biến thiên của nó phức tạp, phụ thuộc vào thành phần và đặc tính các hệ enzym
tham gia. Trong các hệ enzym tham gia vào quá trình hô hấp thực vật thì các enzym oxy hóa
khử polyphenoloxydase kiên định với nhiệt độ hơn cả. Hoạt độ của chúng hầu như không
thay đổi trong khoảng nhiệt độ từ 10-30°C. Do vậy người ta gọi chúng là loại enzym hô hấp
lạnh. Hoạt độ của các enzym hệ flavin thường ít biến đổi theo nhiệt đội

6.3. Thành phần khí môi trường

Hàm lượng oxi

oxy là nguyên tố hóa học được phát hiện năm 1774, tồn tại ở dạng phân tử O2 tự do
trong không khí chiếm 20,95% thể tích. Đó là yếu tố quan trọng được coi là dưỡng khí đối
với đời sống sinh vật.
oxy rất cần cho hô hấp hiếu khi. Nó là chất nhận điện tử cuối cùng trong chuỗi hô hấp
ở tế bào. Nếu thiếu oxy, quá trình hô hấp sẽ bị ngừng trệ. Trong trường hợp thiếu oxy, men
bia hô hấp theo cơ chế lên men rượu và do đó thải nhiều khi CO2.
Khi nồng độ oxy trong không khí giảm tới ngưỡng thấp nhất định thì thực vật hô hấp
theo cơ chế yếm khí. Nhưng các loài cây khác nhau có đặc điểm di truyền thích nghi sinh thái
khác nhau.
Hàm lượng oxy tối ưu cho đại bộ phận các loài cây là 20%. Điều kiện cần chú ý là
hàm lượng oxy trong mô, trong cơ thể thấp hơn nhiều so với nồng độ oxy bên ngoài môi
trường, trong khi đó hàm lượng CO2 trong mô rất cao, gấp hàng trăm lần so với khí quyển.

Hàm lượng CO2,

Khi CO2, trong khí quyển với tỷ lệ 0,03% thể tích. Nó có trong nước và dung dịch đất
ở dụng HCO với nồng độ 83mg/lit. Dạng CaCO3 có trong đất và nước dễ biến thành
bicacbonat theo phản ứng:

CaCO3 + CO₂+H₂O- Ca(HCO): Ca2+ + 2HCO3


CO2, còn có trong dung dịch đất, nước ở các dụng MgCO3, KHCO3, NaHCO3,... cây
thủy sinh nhận CO2 dưới dạng ion hòa tan chủ yếu là HCO3.. Trong đất canh tác trồng cây
lượng HCO3 thường tăng lên rất nhanh và tham gia vào các chất vô cơ và hữu cơ trong môi
trường. Biện pháp xử lý đất trồng trọt tơi xốp không những làm thoáng khí cung cấp cho cây
O2 mà còn giải phóng CO2 vào khí quyển, đảm bảo quá trình hô hấp hiếu khí ở mô rễ được
thực hiện bình thường. Đây là một dinh dưỡng khí cho thực vật

Khí CO2 là sản phẩm cuối cùng của hô hấp yếm khí cũng như hô hấp hiếu khí và sự
lên men. Nếu hàm lượng CO2 quá cao, nhất là trong môi trường đất khó khuếch tán, quá trình
hô hấp bị kìm hãm, và do đó bộ rễ cây bị hại trước.

Đại bộ phận khí CO2 trong hô hấp được thải ra không khí nhờ dòng nước qua các bó
mạch, qua các lỗ khí, xoang hô hấp ở lá, ở thân cảnh.

Tuy nhiên, khi lượng CO2 môi trường tăng cao, quá trình hô hấp của cơ thể bị ngừng
trệ hoặc bị kìm hãm. Hàm lượng CO2 cao kìm hãm hô hấp có thể do 3 nguyên nhân sau

- Tác dụng làm yếu khả năng chống chịu của cơ thể.
- Làm giảm hoạt tính của hàng loạt enzym hô hấp.

- Gây ra sự đóng các lỗ khí khổng. O2 khó xâm nhập vào cơ thể và thông qua sự biến đổi pH
của tế bào bộ máy khí khống, ảnh hưởng gián tiếp đến hô hấp.

6.4. Chế độ dinh dưỡng khoảng

Các chất khoáng hay nói đúng hơn là các ion khoáng trong dung dịch của môi trường
có vai trò quan trọng về dinh dưỡng thực vật. Trong quan hệ qua lại giữa cơ thể và môi
trường, các phản ứng sinh lý và sinh hóa, nhất là quá trình hô hấp thường chịu ảnh hưởng sâu
sắc bởi tác động của chủng.

Trước hết nhiều nguyên tố khoáng, nhất là các nguyên tố vi lượng đóng vai trò vận
chuyển điện tử trong các hệ enzym oxy hóa khử của quá trình hô hấp như fe trong các
xitocrom, catalase, peroxydase; Ca trong hệ enzym poliphenol oxidase, ascorbicoxudase...

Khoa học cũng đã chứng minh vai trò của nhiều kim loại hoạt hóa các enzym oxy hoá
khử. Các kim loại nặng có thể kìm hãm hoạt tính của các enzym này.

Sự thiếu hụt các nguyên tố khoáng trong thành phần enzym sẽ làm giảm hoạt tính của
enzym này.

Trong các thí nghiệm dài ngày, quá trình hô hấp của các lát cắt khoai tây được hoạt
hóa bởi kali, nhưng sẽ bị kìm hãm bởi muối canxi, tác dụng hoạt hóa và kìm hãm của các
cation đã được tăng cường bởi các anion. Mức độ hoạt tính của các enzym được gia tăng do
có mặt của các anion.

Các nguyên tố khoáng cũng có tác dụng gián tiếp đến quá trình hô hấp, do làm thay
đổi tính thẩm thấu của màng sinh chất, hoặc cường độ hô hấp phụ thuộc vào cường độ tổng
hợp protein. Nhưng cường độ tổng hợp protein này lại phụ thuộc vào ion K và ion Ca... K
còn có vai trò tăng cường vận tốc của các phản ứng vận chuyển gốc photphat, đặc biệt tăng
cường quá trình sử dụng ATP của tế bào. Cung cấp đầy đủ kali có thể thúc đẩy quá trình
phosphorin hóa oxy hóa và quá trình sử dụng năng lượng trong các phản ứng sinh tổng hợp.
Thiếu hụt kali có thể gây nên sự gián đoạn một phần nào đó của quá trình hô hấp, quá trình
photphorin hóa oxy hóa và quá trình tổng hợp năng lượng kém hiệu quả.

Như vậy, yếu tố dinh dưỡng khoáng ảnh hưởng đến hô hấp thực vật. Về nhiều mặt,
trong đó quan trọng nhất là vai trò xúc tác, hoạt hóa hoặc kìm hãm nghĩa là điều tiết quả trình
này thông qua các hệ enzym hô hấp.

You might also like