Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

1.

Chỉ định lâm sàng của chụp phim cận chóp (phim sau huyệt ổ răng):
- Phát hiện các tổn thương vùng chóp răng
- Đánh giá tình trạng tổ chức quanh răng
- Sau khi bị sang chấn răng và xương ổ răng
- Khảo sát các răng chưa mọc
- Đánh giá hình thái chân răng trước nhổ
- Trong quá trình điều trị tủy
- Đánh giá trước và sau phẫu thuật vùng chóp
- Đánh giá chi tiết nang chân răng và các tổn thương khác trong xương ổ răng
- Lượng giá sau cấy ghép răng
2. Chỉ định lâm sàng của chụp phim cắn:
- Phát hiện đường gãy xương, chân răng
- Khảo sát các răng mọc ngầm
- Khảo sát các khối u và nang
- Tìm sỏi tuyến nước bọt
- Sử dụng khi không chụp được phim sau huyệt ổ răng
3. Chỉ định lâm sàng chụp phim cánh cắn:
- Phát hiện các lỗ sâu răng ở mặt tiếp giáp
- Thăm khám buổng tủy
- Kiểm tra mào xương ổ răng
- Kiểm tra tình trạng cao răng
4. 3 dạng gãy Le Fort:
- I gãy tách rời sọ mặt thấp
- II gãy tháp
- III gãy tách rời sọ mặt cao
5. Phim mặt phẳng:
- Tư thế: BN nằm sấp (có thể đứng hoặc ngồi), ngực chêm cao bằng đệm, trán và
đỉnh mũi áp sát giữa phim, đường nối 2 lỗ tai song song với mặt bàn.
- Tia trung tâm: hướng vào điểm chính giữa, phía trên ụ chẩm ngoài khoảng 2-3cm và
chiếu vào điểm giữa của đường sống mũi (hướng này sẽ cho xương đá chồng lên
hốc mắt). Khoảng cách bia - phim 0.9m
- Mục đích:Phim mặt phẳng dùng thăm khám tốt các thành phần như: XHD, xương
vòm sọ, xương trán. Ngoài ra thăm khám xoang trán, xoang hàm trên, hốc mắt, hốc
mũi hai bên.
6. Phim hàm chếch:
- Là tư thế chụp với hướng tia X chếch theo các hướng khác nhau nhằm bộc lộ hình
ảnh nửa hàm dưới hoặc khu trú vào vùng góc hàm hoặc một vùng nào đó thuộc
cành ngang XHD.
- Tư thế: BN thường ở tư thế ngồi, tay đỡ cát - xét áp vào phía mặt định chụp sao cho
cát-xét song song với mặt phẳng dọc giữa. Đầu BN hơi nghiêng về phía bên định
chụp và đưa cằm ra trước để tránh chồng với hàm bên đối diện và cột sống phía
sau.
- Hướng tia X: đi từ phía dưới cành ngang bên mặt đối diện và chếch từ dưới lên trên.
Tùy thuộc vào vị trí định bộc lộ là cành ngang hay góc hàm, cành lên mà hướng tia
chếch ra sau hay ra trước cho phù hợp.
- Mục đích: để phát hiện các tổn thương của XHD, các tổn thương răng
7. Phim Hirts (hay tư thế cằm - đỉnh - phim):
- Tư thế: BN thường nằm ngửa, đầu ngả tối đa về sau, đỉnh đầu chạm phim (nếu BN
nằm sấp thì cổ ưỡn tối đa, cằm tỳ lên phim). Xác định tư thế đúng khi mặt phẳng
đứng ngang của sọ mặt vuông góc với mặt phẳng phim, còn mặt phẳng đi qua
đường nối lỗ tai đuôi mắt thì song song với phim.
- Tia trung tâm: chiếu vào điểm giữa đường nối hai góc hàm và thẳng góc với mặt
phẳng phim. Khoảng cách bia - phim là 0.9m.
- Mục đích: dùng để thăm khám các cấu trúc giải phẫu của nền sọ, hệ thống xoang
sàng, xoang bướm, lỗ chẩm, xương đá, cánh bướm, XHD. Xác định tốt hình ảnh của
cung tiếp gò má, tổn thương của phần thân xương gò má và tình trạng di lệch theo
chiều trước sau của cấu trúc này.
8. Phim Blondeau (tư thế mũi - cằm - phim):
- Tư thế: BN nằm sấp, ngực lót đệm cao, đầu mũi và cằm áp sát phim, trục nối 2 lỗ tai
song song với mặt phẳng phim.
- Tia trung tâm: chiếu vào điểm giữa, trên ụ chẩm ngoài khoảng 12 - 14cm, chếch
xuống phía dưới chân, đi ra cửa mũi trước và vào chính giữa phim, khoảng cách bia
- phim là 0.9m.
- Mục đích: Blondeau là phim bộc lộ rõ hầu hết các cấu trúc mặt, trong đó thăm khám
tốt các thành phần như: phần trước của XHT, xoang hàm 2 bên, khối xương gò má
cung tiếp, XHD vùng cằm, xoang trán, hốc mũi, hốc mắt và 1 phần xoang sàng.
9. Các hình ảnh thấu quang của xương hàm dưới gồm:
- Lỗ trong cằm là 1 lỗ nhỏ được bao bọc xung quanh bởi các gai cằm, thường thấy ở
vùng răng cửa giữa và rất nhỏ
- Lỗ cằm nằm ở mặt bên thân XHD gần chóp các R hàm nhỏ
- Hố tuyến dưới hàm là vùng ngay dưới gờ hàm móng và chân các răng hàm lớn
dưới, ở vùng này, XHD mỏng dễ nhầm với hình ảnh tổn thương.
- Ống răng dưới bên trong có mạch máu và thần kinh răng dưới đi qua, viền lòng ống
là 1 lớp xương đặc, ống này nhìn thấy rõ ở vùng dưới chân các răng hàm nhỏ và
răng hàm lớn
10. Xương bất thường về cấu trúc:
- Loãng xương
- Tiêu xương
- Đặc xương
- Phản ứng màng xương
- Xương chết hay hoại tử xương
11. Bất thường về hình dạng xương:
- Phì đại xương hay quá phát xương
- Thiểu sản xương, mỏng xương, dẹt xương
- Cong xương, biến dạng xương
12. 1 số câu trắc nghiệm:
(1) Mốc giải phẫu không thuộc về xương hàm dưới: Lỗ răng cửa
(2) Cấu trúc có hình ảnh thấu quang: Tủy răng
(3) Cấu trúc có hình ảnh cản quang: Lồi củ xương hàm trên
(4) Cấu trúc cản quang nhất: Men răng
(5) U tế bào khổng lồ hay u hạt: thấu quang
(6) Ung thư biểu mô: thấu quang, ranh giới không rõ
(7) Lồi xương: cản quang
(8) Ung thư tổ chức liên kết: thấu quang, hình dạng không điển hình
(9) Chân răng sót: cản quang
(10) U cement: cản quang
(11) Cao răng: cản quang
(12) Thấu quang của xương hàm trên: đường khớp giữa vòm miệng, lỗ răng cửa,
hốc mũi, xoang hàm
(13) Cản quang của xương hàm dưới: Gai cằm, Gờ cằm, Gờ chéo, Gờ hàm móng,
Bờ dưới xương hàm dưới
(14) Cản quang của các mốc giải phẫu hàm trên: vách ngăn mũi, gai mũi, Hình
chứ Y đảo ngược, bờ dưới xoang hàm, vách ngăn xoang, mỏm gò má xương hàm
trên, cung tiếp, lồi củ xương hàm trên, Mảnh chân bướm, Mỏm vẹt xương hàm dưới
nằm chồng lên
(15) Hình chữ Y đảo ngược là một mốc quan trọng ở vùng răng nanh và răng hàm
nhỏ, nó được tạo nên bởi sự giao cắt giữa thành bên hốc mũi và thành giữa trước
của xoang hàm.
13. Các lỗi gây mờ phim:
- Phim mờ do bảo quản
- Mờ phim xảy ra trước hoặc sau khi chụp
- Phim bị mờ do sai sót trong quá trình rửa phim
14. Các lỗi hay gặp khi chụp phim trong miệng:
- Chọn phim không phù hợp, phim quá to sẽ khó đặt vào trong miệng BN + phim quá
nhỏ sẽ không thấy hết vùng khảo sát
- Không đặt trung tâm phim vào đúng vùng cần chụp
- Đặt góc đứng và góc ngang của chùm tia không đúng làm cho hình ảnh bị dài ra,
ngắn lại, cắt bóng vùng chóp hay vùng thân răng hoặc bị chồng bóng.
- Không đặt chấm dập nổi về phía mặt cắn hay rìa cắn

You might also like