Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Câu 2. Qui trình kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ tại trạm trang bị cơ giới.

Qui trình 1: lập hồ sơ phương tiện


Giấy tờ cần thiết khi lập hồ sơ phương tiện và kiểm định sẽ theo Điều 6 Thông tư 16/2021/TT-
BGTVT.
Qui trình 2: Trung tâm đăng ký kiểm định
- Trung tâm đăng kiểm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các loại giấy tờ trong hồ sơ.
- Nhân viên nghiệp vụ thu tiền kiểm định và lập phiếu theo dõi hồ sơ.
- Đăng ký kiểm tra xe cơ giới trên chương trình quản lý kiểm định.
Qui trình 3: Kiểm tra kỹ thuật xe cơ giới
- Kiểm tra tổng quát, nhận dạng
- Kiểm tra khung và các phần gắn với khung:
- Kiểm tra bánh xe:
- Kiểm tra hệ thống treo
- Kiểm tra hệ thống truyền lực, Phanh, dây dẫn ...
Qui trình 4: : Hoàn thiện hồ sơ, tem kiểm định
- Nhân viên nghiệp vụ in Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và Phiếu lập hồ sơ phương tiện
(nếu có).
Qui trình 5: Trả kết quả
Nhân viên nghiệp vụ thực hiện:
- Thu lệ phí cấp chứng nhận, photo hồ sơ phục vụ lưu trữ theo quy định;
- Trả hóa đơn, Biên lai
Câu 3: Trình bày các công việc phải làm để chuyển đổi công năng của phương tiện ô tô?
- Xác định nhu cầu chuyển đổi: Đầu tiên, cần phải xác định rõ nhu cầu chuyển đổi của phương tiện ô tô.
- Thiết kế và lập kế hoạch: Sau khi nhu cầu đã được xác định, cần phải thiết kế và lập kế hoạch cho quy
trình chuyển đổi.
- Tháo rời các bộ phận cũ (nếu cần): Trong một số trường hợp, cần phải tháo rời các bộ phận cũ của
phương tiện ô tô để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi.
- Lắp đặt các bộ phận mới: Sau khi các bộ phận cũ đã được tháo rời, cần phải lắp đặt các bộ phận mới
phù hợp với công năng mới của phương tiện.
- Kiểm tra và kiểm định: Sau khi quá trình chuyển đổi hoàn tất, cần phải tiến hành kiểm tra và kiểm
định để đảm bảo rằng phương tiện đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và kỹ thuật cần thiết.
- Bảo dưỡng và bảo trì: Cuối cùng, sau khi chuyển đổi hoàn tất, cần phải thực hiện bảo dưỡng và bảo trì
định kỳ để đảm bảo rằng phương tiện hoạt động một cách an toàn và hiệu quả trong thời gian dài.
Câu 4: Thế nào là chẩn đoán kỹ thuật ô tô.
- Trong quá trình sử dụng ô tô, trạng thái kỹ thuật của xe thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Để xác định
tình trạng kỹ thuật của xe ta có thể tháo rời các cụm, các tổng thành để phát hiện hư hỏng. Nếu làm như
vậy sẽ phá hỏng trạng thái tiếp xúc của bề mặt làm viêc của các chi tiết máy, ngoài ra còn tăng công lao
động, tăng tổng chi phí lao động kỹ thuật.
- Chuẩn đoán kỹ thuật dựa trên hệ thống các quy luật, các tiêu chuẩn đặc trưng cho trạng thái kỹ thuật của
ô tô để phán đoán tình trạng kỹ thuật tốt xấu của ô tô. Khi chuẩn đoán kỹ thuật do không tháo rời các chi
tiết nên không thể trực tiếp phát hiện hư hỏng mà phải thông qua các triệu chứng để phát hiện gián tiếp
các hư hỏng ở bên trong.
Câu 5: Trình bày mục đích của chuẩn đoán kỹ thuật ô tô.
-Công nghệ chuẩn đoán kỹ thuật ra đời nhằm làm thay đổi và nâng cao chất lượng của công tác
bảo dưỡng.
-Nó đánh gía trạng thái kỹ thuật của đối tượng kiểm tra một các chính xác, khách quan và nhanh
chóng, nâng cao tính tin cậy của xe, dự báo được khả năng hoạt động của đối tượng được kiểm tra
và quyết định các phương án bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời những hư hỏng đã phát hiện, thế nên sẽ
tăng được khả năng an toàn trong giao thông.
-Nâng cao được tuổi thọ, giảm chi phí do không phải tháo lắp và giảm được hao mòn của chi tiết.

Câu 6: Trình bày các phương pháp chuẩn đoán, áp dụng chuẩn đoán mỗi hệ thống cụ thể
trên ô tô (hệ thống truyền lực, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống điện,
tổng thành động cơ và các hệ thống trên động cơ).
Các phương pháp chẩn đoán áp dụng cho các hệ thống cụ thể trên ô tô:
1. Hệ thống truyền lực:
• Kiểm tra trực quan: Quan sát các dấu hiệu hư hỏng như rò rỉ dầu, mòn, nứt vỡ,...
• Kiểm tra hoạt động: Lắng nghe tiếng ồn bất thường, kiểm tra độ rung, độ trượt,...
• Sử dụng thiết bị chẩn đoán: Máy chẩn đoán lỗi (OBD-II), máy đo mômen xoắn,...
2. Hệ thống phanh:
• Kiểm tra độ dày má phanh: Sử dụng thước đo chuyên dụng.
• Kiểm tra đĩa phanh: Quan sát tình trạng mòn, rạn nứt,...
• Kiểm tra đường ống dẫn dầu phanh: Tìm kiếm rò rỉ, tắc nghẽn.
• Kiểm tra hiệu quả phanh: Thử phanh trên đường thử.
3. Hệ thống lái:
• Kiểm tra độ rơ: Lắc vô lăng, kiểm tra độ rơ ở các khớp nối.
• Kiểm tra thước lái: Quan sát tình trạng rò rỉ dầu, mòn,...
• Kiểm tra lốp xe: Kiểm tra áp suất, độ mòn, độ cân bằng.
4. Hệ thống treo:
• Kiểm tra độ nhún: Nhún xe và quan sát độ nhún, độ hồi phục.
• Kiểm tra giảm xóc: Kiểm tra độ rò rỉ dầu, hiệu quả giảm xóc.
• Kiểm tra lò xo: Quan sát tình trạng gỉ sét, nứt vỡ.
5. Hệ thống điện:
• Kiểm tra ắc quy: Kiểm tra điện áp, dung lượng ắc quy.
• Kiểm tra hệ thống khởi động: Quan sát tiếng ồn, độ rung khi khởi động.
• Kiểm tra hệ thống sạc: Kiểm tra điện áp sạc.
• Kiểm tra hệ thống đèn: Quan sát độ sáng, độ nhấp nháy của đèn.
6. Tổng thành động cơ và các hệ thống trên động cơ:
• Kiểm tra mức độ hao dầu: Quan sát mức dầu nhớt, kiểm tra rò rỉ dầu.
• Kiểm tra nước làm mát: Quan sát mức nước làm mát, kiểm tra rò rỉ nước.
• Kiểm tra hệ thống đánh lửa: Kiểm tra bugi, dây cao áp.
• Kiểm tra hệ thống nhiên liệu: Kiểm tra áp suất nhiên liệu, lọc nhiên liệu

Câu 7: Bào dưỡng kỹ thuật ô tô là gì?


Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô là công việc dự phòng được tiến hành bắt buộc sau một chu kỳ vận hành
nhất định trong khai thác ô tô theo nội dung công việc đã quy định nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật
tốt của xe.
Câu 8: Nêu các phương án bão dưỡng kỹ thuật?
- Phương pháp tổ chức chuyên môn hóa: phương pháp này được áp dụng khi số lượng phương
tiện nhiều nhưng chủng loại phương tiện ít.
• Tất cả các công nhân của xưởng được phân thành tổ chuyên môn hóa.
• Các công nhân có tay nghề khác nhau.
• Năng suất cao, định mức thời gian lao động dễ.
• Thiếu trách nhiệm với hoạt động của xe trên tuyến.
• Kết quả lao động chỉ được đánh giá bằng số lượng xe qua bảo dưỡng.
- Phương pháp tổ chức riêng xe: phương pháp này được áp dụng khi số lượng phương tiện ít
nhưng chủng loại phương tiện nhiều.
• Công nhân trong xưởng thuộc các tổ tổng hợp, thành phần gồm công nhân có tay nghề trong
nhiều công việc.
- Phương pháp tổ chức đoạn tổng thành: đây là phương pháp tiên tiến. Khi chuẩn bị kế hoạch
người ta tách đoạn sản xuất chuyên môn hóa: có 6 đoạn chính và 02 đoạn phụ.
Câu 9: Trình bày các công việc và trang thiết bị dùng trong bảo dưỡng.
* Các trang thiết bị:
- Trang bị công nghệ: bơm, hệ thống rửa, các trang thiết bị kiểm tra, trang bị bơm dầu mỡ, trang bị
siết chặt…
- Trang bị cơ bản trên trạm: hầm bảo dưỡng, thiết bị nâng (di động, cố định, cầu lật), cầu rửa, cầu
cạn…
* Công việc trong trạm bảo dưỡng:
- Tẩy rửa ngoài xe, cụm máy:
+ Bơm nước có áp suất cao, dùng vòi phun hoặc hệ thống vòi phun để phun và rửa sạch.
- Cơ cấu rung:
+ Tạo cho các tia nước có biên độ rung từ 100 - 150 mm với tần suất f = 20 lần/p.
+ Sau đó rửa bằng nước sạch và thổi khô .
- Rửa hệ thống làm mát:
+ Khử các cặn bùn đất , chất bẩn đọng lại , các cặn kết hợp của nước cứng :CaCo3 , MgCo3.
- Tẩy rửa hệ thống bôi trơn .
- Đối với bình lọc dầu :
- Loại lọc thô : Tháo tung từng tấm và chải rửa trong dầu diesel rồi lắp lại .
- Loại lọc thấm : Phải thay thành phần lọc
- Phương pháp kiểm tra trong bảo dưỡng .
- Quan sát , chạy thử , nghe , đo một số thông số , chỉ tiêu .
- Phương pháp quan sát .
- Kiểm tra tình trạng chung của xe ,động cơ ,độ kín khít của các đường ống ,đầu nối , nhiên
liệu , dầu , nước …
- Phương pháp chạy thử - nghe - nhìn .
- Khởi động động cơ . Nghe để phát hiện những rung động , va đập , tiếng gõ bất thường .
- Kiểm tra dao động của xe , động cơ .
- Xác định tình trạng làm việc của động cơ thông qua quan sát khí thải .
- Phương pháp đo các thông số , chi tiêu làm việc .
Câu 10: Chẩn đoán hư hỏng và nêu phương án bảo dưỡng sửa chữa trong trường hợp động
cơ bị quá nhiệt.
Nguyên nhân dẫn đến động cơ ô tô quá nhiệt
• Nguyên nhân gây quá nhiệt động cơ đầu tiên đến từ dung dịch làm mát
• Nguyên nhân thứ hai có thể dẫn tới động cơ ô tô quá nóng là tình trạng van hằng nhiệt bị bó
kẹt.
• Hệ thống tản nhiệt gặp trục trặc:
• Ngoài ra, động cơ ô tô quá nhiệt có thể do hệ thống làm mát gặp phải một số lỗi như: bơm
nước không hoạt động, động cơ hết dầu, bơm dầu bị hỏng,... hay do thời tiết quá nóng, xe không
được che chắn đúng cách, xe chạy quá tải trọng cho phép
Cách xử lý khi động cơ ô tô bị quá nhiệt
• Xả hệ thống làm mát khi hệ thống làm mát bị bẩn hoặc vào thời điểm nhà sản xuất khuyến
nghị.
• Kiểm tra cấu trúc làm mát xem có rò rỉ hoặc bất kỳ lỗi nào khác không.
• Đổ đầy bình hoặc thay dầu thường xuyên.
• Kiểm tra bộ tản nhiệt, bộ điều nhiệt và máy bơm nước xem có hư hỏng gì không.
• Đen xe đi bảo dượng tại gara
Câu 11: Chuẩn đoán hư hỏng và nêu phương án bảo dưỡng sửa chữa trong trường hợp động
cơ xăng có hiện tượng cháy không bình thường (cháy kích nổ, cháy sớm, cháy trên đường
ống thải).
Hiện tượng cháy Kích Nổ
Nguyên Nhân :
• Xăng có chỉ số chống kích nổ thấp ( chỉ số Octane )
• Khối lượng khí nạp đi vào xi lanh phụ thuộc vào độ mở cánh bướm ga hoặc hệ thống tăng áp.
• Tỷ lệ hoà khí không phù hợp
• Tỷ số nén của động cơ quá cao + hệ thống làm mát gặp vấn đề
• Nhiễu loạn không khí
Khắc phục :
• Sử dụng xăng phù hợp với động cơ
• Điểu chỉnh lượng khí nạp cũng như nhiệt độ khí nào theo thông số của nhà sản xuất.
• Đảm bảo tỷ số nén của động cơ phù hợp.
• Kiểm tra hệ thông làm mát thường xuyên, chăm nước làm mát theo đúng mức trong khoan
động cơ.
• Điểu chỉnh vị trí bugi
Hiện tượng cháy sớm
Nguyên nhân:
• Thời điểm cháy sai lệch
• Phần lớn là do bụi than đóng trên mặt xupap hoặc cực của bugi
Khắc Phục:
• Điều chỉnh thời điểm đánh lửa
• Thay hoặc vệ sinh bugi, xu pap
• Kiểm tra nhiên liệu, động cơ, đảm bảo nhiệt độ môi chất trong xy lanh ổn định, không quá cao
Hiện tượng cháy trên đường ống thải:
Nguyên Nhân:
• Nhiên liệu trong buồng đốt cháy không hết
• Cháy muộn (nhiên liệu chưa cháy hết xupap thải mở ra)
• Nhiên liệu nạp vào quá nhiều
Khắc phục:
• điều chỉnh lượng nhiên liệu phù hợp với chu kỳ hoạt động của động cơ
• điểu chỉnh lại thời điểm đánh lửa
• cân cam cho xuppap nạp mở sớm và xuppap thải đóng muộn
Câu 12: Chẩn đoán hư hỏng và nêu phương án bảo dưỡng sửa chữa trong trường hợp hệ
thống truyền lực (thuần cơ khí) hoạt động không bình thường (khó ra vào số, rung động và
va đập khi khởi hành…)
- Kiểm tra và thay dầu hộp số: Dầu hộp số bẩn hoặc hỏng có thể gây ra các vấn đề như khó ra
vào số, rung động. Việc thay dầu hộp số sạch sẽ và đảm bảo mức dầu đúng cũng cần được thực
hiện.
- Kiểm tra và thay ly hợp: Ly hợp mòn hoặc hỏng có thể dẫn đến khó ra vào số và rung động.
Việc kiểm tra và thay thế ly hợp sẽ giúp khắc phục vấn đề này.
- Kiểm tra và điều chỉnh dây đai truyền lực: Nếu dây đai truyền lực quá chảy hoặc chùng lại,
nó có thể gây ra rung động và va đập.
- Kiểm tra và thay đổi các bộ phận hỏng hoặc mòn: Các bộ phận như ổ bi, trục khuỷu và cụm
đồng trục cũng có thể gây ra các vấn đề trong hệ thống truyền lực.
- Kiểm tra và điều chỉnh bộ phận liên quan đến hệ thống truyền lực: Đôi khi, các vấn đề như
một ốc vặn chặt quá hoặc một bộ phận lỏng lẻo có thể gây ra các vấn đề không bình thường.
Câu 13: Chẩn đoán hư hỏng và nêu phương án bảo dưỡng sửa chữa trong trường hợp xe bị
mòn lốp không đều (ăn lốp); xe chuyển động bị nghiên ngang, xe chuyển động bị lượn sóng
(bồng bềnh).
-Xe bị mòn lốp không đều (ăn lốp):
+ Chuẩn đoán: Kiểm tra lốp xe để xác định xem có lốp nào bị mòn không đuề hoặc có vết nứt,
lỗ, hoặc bị phồng không.
+ Phương án bảo dưỡng, sửa chữa:
Thay lốp: nếu có lốp bị mòn không đều, thay lốp mới để dảm bảo an toàn khi di
chuyển. Cân bằng lốp: điều chỉnh áp suất lốp và cân bằng lốp để đảm bảo lốp mòn đều.
Đảo lốp: đảo lốp xe theo thứ tự được nhà sản xuất đưa ra.
-Xe chuyển động bị nghiên ngang, xe chuyển động bị lượn sóng (bồng bềnh):
+ Chuẩn đoán: Kiểm tra hệ thống treo, lò xo, và bộ giảm chấn để xác định nguyên nhân gây
nghiên xe.
+ Phương án bảo dưỡng, sửa chữa:
Kiểm tra và thay thế linh kiện hỏng hóc: điều chỉnh hoặc thay thế các linh kiện treo bị hỏng để
đảm bảo xe chuyển động ổn định.
Câu 14: Chẩn đoán hư hỏng và nêu phương án bảo dưỡng sửa chữa trong trường hợp hệ
thống lái không đam bảo đúng động lực học lái (ít lái, trả lái chậm, xỉa lái, rung động trên
vành tay lái…)
-Ít lái, xỉa lái:
+Chuẩn đoán: khi quay ôm cua cảm giác xe không ôm hết vòng cua mặc dù đã xoay vô lăng
hết cỡ, hay khi bạn trả vô lăng về vị trí thẳng, xe vẫn có hiện tượng bị chạy chếch qua một hướng.
+Phương án bảo dưỡng: bơm trợ lực có thể bị mòn cánh bơm, cần thay bơm. Hở đường dầu
tới thước lái hoặc bị xước bề mặt bơm, ta kiểm tra, thay thế đường dầu tới thước lái và bảo dưỡng
bề mặt bơm.
-Tay lái trả chậm:
+Chuẩn đoán: khi lái cảm giác khi ta đưa vô lăng về vị trí thẳng rồi, nhưng một lúc sau mới
thấy sự thay đổi hướng của xe.
+Phương án bảo dưỡng, sửa chữa: kiểm tra và thay thước lái, trục vít, thanh răng.
-Rung động trên vành lái:
+Chuẩn đoán: vô lăng bị rung khi vận hành xe.
+Phương án sửa chữa, bảo dưỡng: Kiểm tra và thay thế rotuyn lái hoặc vanh tay lái.

Câu 15: Chẩn đoán hư hỏng và nêu phương án bảo dưỡng sửa chữa trong trường hợp động
lực học của hệ thống phanh không đúng (lực phanh không đúng, lực phanh không đều,
phanh không êm dịu…)
-Lực phanh không đúng:
+ Thiếu dầu phanh, kiểm tra tình trạng ống dẫn dầu, có bị rò rỉ, bị nứt không…
+ Má phanh, đĩa phanh bị mòn không đều
+ Trợ lực phanh có vấn đề
-Lực phanh không đều:
+ Má phanh, đĩa phanh bị mòn không đều, thay mới
+ Trợ lực phanh có vấn đề , bơm phanh hoạt động không đều: Kiểm tra bơm phanh. Nếu bơm bị
hỏng, cần thay thế.
-Phanh không êm dịu: Nếu phanh hoạt động không êm dịu , có thể do:
+ Má phanh, đĩa phanh bị mòn không đều, thay mới
+ Kiểm tra tình trạng bàn đạp phanh, hành trình tự do của bàn đẹp phanh, tình trạng hoạt động của
bầu trợ lực phanh, tình trạng hoạt động chung của hệ thống phanh,…
+ Kiểm tra cụm đĩa phanh và piston: Kiểm tra tình trạng piston và đĩa phanh, vệ sinh đĩa phanh

You might also like