CHẾT LÂM SÀNG và ý nghĩa của sự già và chết

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

CHẾT LÂM SÀNG

Chết lâm sàng là một trong những trạng thái kỳ lạ hiếm gặp ở con người, song
lại là một trong những vấn đề ẩn chứa nhiều điều bí mật mà các nhà khoa học
luôn muốn khám phá, tìm hiểu. Cách đây khá lâu, khoa học đã từng phát hiện ra
một trạng thái mà ở đó tồn tại giới hạn giữa sự sống và cái chết, hay còn gọi là
trạng thái chết lâm sàng ở con người.

Đó là hiện tượng tim bệnh nhân đã ngừng đập, não không có tín hiệu hoạt động,
song không có nghĩa là người đó đã bị chết, mà đó chính là một trạng thái thứ
ba của con người ngoài trạng thái sống và chết. Ở trạng thái chết lâm sàng này,
các tế bào trong cơ thể con người vẫn còn sống.

Tại khoa lâm sàng học thuộc Trường đại học Pennsylvania của Mỹ, nhiều
nghiên cứu liên quan đã được các nhà khoa học tiến hành.
Vấn đề được các nhà khoa học đặt ra ở đây là làm thế nào để khiến cho bệnh
nhân “sống lại” sau khi trải qua một cái chết lâm sàng mà không làm đảo lộn
hoặc gây ra những tổn thương cho các tế bào trong cơ thể.

Việc đưa người chết lâm sàng “sống lại” bằng kích thích rung tim và sưởi ấm cơ
thể được xem là cách tốt nhất. Song trong không ít trường hợp, những người
sống sót được sau khi tim ngừng đập đã bị mắc phải một số chấn thương não
bộ. Tất nhiên là những ca chấn thương não bộ nghiêm trọng hầu như không thể
sống sót lâu.

Làm cho người chết lâm sàng “sống lại” bằng cách kích thích nhịp tim mà vẫn
bảo vệ được não bộ là một bài toán khó mà các nhà khoa học cuối cùng cũng đã
tìm ra phương pháp giải quyết.

https://www.youtube.com/watch?v=vztSON5WbKc&list=PPSV

Một bệnh nhân tình nguyện đã trở thành người đầu tiên thử áp dụng phương
pháp này. Trong thí nghiệm, toàn bộ cơ thể bệnh nhân được ngâm trong nước
lạnh, điều này không chỉ giúp giữ cho cơ thể luôn lạnh mà còn giúp cho não bộ
cũng được bảo vệ, bởi dưới nhiệt độ thấp, các cơ chế phản ứng có hại cho não
đã bị hạn chế rất nhiều.

Trạng thái chết lâm sàng hiện đang được các nhà khoa học đưa vào ứng dụng để
tiến hành một số ca phẫu thuật phức tạp, chẳng hạn như phẫu thuật các phần
trong não bộ do chứng phù não. Đây là loại bệnh cực kỳ nguy hiểm, tỉ lệ bệnh
nhân tử vong do chứng bệnh này là rất cao, trong khi đó, ở những người sống
sót được, tỉ lệ hồi phục rất thấp.

Để điều trị chứng bệnh này, việc đầu tiên các bác sĩ làm là đưa bệnh nhân vào
trạng thái chết lâm sàng. Quá trình này được tiến hành bằng một thiết bị làm
lạnh cơ thể người bệnh cho tới khi tim bệnh nhân ngừng đập. Các bác sĩ sau đó
sẽ tiêm kali chloride (loại thuốc được dùng cho việc tử hình tù nhân) vào cơ thể
bệnh nhân để trạng thái chết lâm sàng có thể xảy ra.

Sau khi tiến hành ca phẫu thuật, cuối cùng bệnh nhân được đưa trở về trạng thái
bình thường mà không hề gặp phải sự cố nào về sức khỏe.
Ý NGHĨA CỦA SỰ GIÀ VÀ CHẾT
Nếu chúng ta không nhận thức được tính tất yếu của cái chết, liệu chúng ta sẽ
trân quý từng phút giây hiện hữu của mình? Loại bỏ sự chết, ta cũng loại bỏ sự
lựa chọn – cơ hội để chọn lựa những gì tạo thành chính ta.

Trong suốt chiều dài lịch sử, con người đã luôn tìm kiếm một phương thuốc cho
sự già và chết. Chúng ta chưa bao giờ đặt câu hỏi liệu khả năng trường sinh ấy
sẽ tuyệt vời chăng. Tuy rằng các giá trị của chúng ta, ý nghĩa đích thực của cuộc
đời, sẽ hoàn toàn khác biệt nếu không có những điều như cái chết. Nếu không
có cái chết rập rình phía trước, liệu chúng ta sẽ trân quý bao nhiêu từng ngày và
từng giây phút hiện hữu của mình? Tương tự như thế, làm sao chúng ta có cảm
giác ngon miệng nếu chúng ta có thể ăn bất cứ lúc nào mình muốn?

Chúng ta xem khí trời ta thở, và nước ta uống là chuyện tự nhiên, không mấy
bận tâm suy nghĩ xem chúng cần thiết cho sự sống đến dường nào. Chỉ khi ta có
nguy cơ bị mất đi những yếu tố ấy, chúng ta mới nhận ra tầm quan trọng của
chúng. Sự sống cũng vậy, cuộc sống bừng sáng với những hứa hẹn vì cái chết là
một sự tất yếu.

Chúng ta sẽ không thể hối tiếc thời gian đã lãng phí nếu, với ta, thời gian là vô
hạn. Nhưng sự sống có giới hạn, và vì thế thời gian quý giá trôi qua như ta đếm
đầu ngón tay. Tiếc thay, đa số chúng ta không tận dụng tốt thời gian mình có và
để khi chết đi không mãn nguyện...

Loại bỏ sự chết và loại bỏ sự chọn lựa - cơ hội để chọn những gì tạo nên chính
mình. Chính vì chúng ta nhận thức được cái chết là tất yếu, nên chúng ta kịp
dừng lại để tự hỏi, tại sao chúng ta có mặt trong cuộc đời này và nên sống như
thế nào.

Khi chúng ta tìm được câu trả lời và gắng hết sức mình để sống theo suy nghĩ
về cách ta nên sống, bấy giờ ta mới có thể chào đón cái chết mà không có nuối
tiếc ân hận về những gì chưa hoàn tất. Chúng ta nên sống mỗi ngày với tâm
niệm rằng đến một lúc nào đó cuộc sống của ta sẽ dừng lại. Chính khi ta thừa
nhận tính tất yếu của sự chết là ta thấy được cái gì thực sự quan trọng và cái gì
là không. Chỉ khi ấy ta mới có thể hiểu được ta nên sống như thế nào.

Hãy gắng sống đẹp và xứng đáng

Cuộc sống dường như vô nghĩa đối với những người đánh đồng sự hiện hữu của
họ với sự tồn tại vật lý, thân xác của mình. Nhưng đối với người nhìn thấy sự
chết đi của xác thân này chỉ là sự tái sinh trong một hiện hữu khác, thì cuộc đời
mình luôn có ý nghĩa và mỗi phút giây (mỗi sát na) trong chính sự hiện hữu của
ta bây giờ sẽ trở thành quý báu.

Chúng ta sống cho đến hết đời mình một cách trọn vẹn nhất để bước vào cuộc
sống vĩnh hằng. Mỗi chúng ta giống một vận động viên chạy đua trong cuộc
chạy tiếp sức đường trường – chúng ta nỗ lực chạy nhanh nhất để chuyển giao
cây gậy (trong cuộc chạy tiếp sức) cho người chạy tiếp. Có một câu ngạn ngữ
Trung Hoa về mỗi thời khắc và mỗi nơi chốn cho từng mùa thế này. Xuân đi
cho hè đến, hạ tàn để thu sang, rồi đông lại, cứ như thế mỗi mùa lại hoàn tất
nhiệm vụ riêng của nó. Những người đã thành công nhưng cứ tiếp tục lao theo
cuộc tìm kiếm ấy càng lúc càng xa có thể là đang đi ngược với tiếng gọi của tự
nhiên.

Sinh, lão, bệnh, tử là những trải nghiệm ta có. Cuộc sống của ta viên mãn khi ta
làm việc hết mình siêng năng cho mỗi sự vụ trên. Mỗi cá nhân là một mắt xích
trong sợi dây đời vĩnh cửu. Đừng xem những năm cuối của cuộc đời mình như
đang đi trên một chuyến xe tuột dốc. Thay vào đó hãy nghĩ đến những giây phút
cuối trong đời như một hành khúc đi lên về với cái chết và vĩnh cửu.

You might also like