Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

VI SINH VẬT TRONG CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG

I. Vi sinh vật(tiếng Anh: microorganism, hay microbe): là các sinh vật có kích thước
siêu nhỏ, có thể tồn tại ở dạng đơn bào hoặc một tập hợp tế bào.
 Đặc điểm và môi trường sống:
vi sinh vật có thể dễ dàng thích ứng và tồn tại trong đa dạng môi trường với điều
kiện sống khắc nghiệt. Trong đó chủ yếu được phân chia thành 3 môi trường chính,
với mỗi môi trường sinh sống khác nhau vi sinh vật sẽ có cơ chế sinh học khác
nhau:
 Vi sinh vật tồn tại trong môi trường đất: Môi trường tồn tại nhiều loài vi
sinh vật nhất do đáp ứng được điều kiện thuận lợi về độ ẩm, không khí, chất
dinh dưỡng hữu cơ và vô cơ.
 Vi sinh vật tồn tại trong môi trường nước: Môi trường vi sinh vật phát triển
mạnh mẽ. Đối với môi trường nước ngọt, hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn
nên vi sinh vật có tỷ lệ cao hơn. Đối với môi trường nước mặn, mật độ vi sinh
càng thấp khi độ mặn càng cao.
 Vi sinh vật tồn tại trong môi trường khí: Mật độ vi sinh vật trong môi trường
này ít hơn môi trường đất và nước. Vi sinh vật chủ yếu xuất phát từ chất thải
công nghiệp, sinh hoạt hay ô nhiễm bụi đất.
 Cơ chế hoạt động của vi sinh vật:
Công nghệ vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường chính là sử dụng khả
năng phân giải và phân hủy của các vi sinh vật để biến đổi những hợp chất ô
nhiễm, khó phân hủy thành các hợp chất đơn giản để dễ dàng hơn cho việc xử lý.
Để sử dụng tối ưu nhất thì vi sinh vật cần có điều kiện và môi trường thuận lợi
và thích hợp nhất để có thể kích thích sinh trưởng và phát triển. Quá trình sinh
trưởng và phát triển càng thuận lợi thì tốc độ phân giải các chất ô nhiễm càng
nhanh.
II. Vi sinh vật trong cải tạo môi trường nước:
1. Môi trường nước:
Vi sinh vật có khả năng chuyển hóa liên tục các chất hữu cơ trong nước thải thông
qua tổng hợp thành tế bào mới. Đồng thời, chúng có khả năng hấp thụ lượng lớn các
chất hữu cơ với một lượng dùng để tạo tế bào mới, lượng còn lại được oxy hóa để tạo
năng lượng cần thiết cho quá trình tổng hợp.
 Ô nhiễm môi trường nước: là nước bị nhiễm hóa chất hoặc các chất lạ, gây hại
cho sức khỏe con người, động vật và thực vật.
o Phân loại:?????
 Xử lí nước thải:
Trong một hệ thống xử lý nước thải, vi sinh vật chiếm ưu thế lên đến 90%. Một số
vi sinh vật được ứng dụng phổ biến trong công tác xử lý nước thải bao
gồm: Nitrobacter, Nitrosomonas, chủng vi sinh vật Pseudomonas., Bacillus
Amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis,…
Vi sinh vật đối với ứng dụng xử lý nước thải được thể hiện qua các chỉ tiêu quan
trọng như Nitơ, Amonia, COD, BOD, TSS,…giúp nước thải đạt chuẩn đầu ra.
Cụ thể, vi sinh vật trong xử lý nước thải được chia làm 3 loại, bao gồm vi sinh vật
hiếu khí, vi sinh vật thiếu khí và vi sinh vật kỵ khí:
 Vi sinh vật hiếu khí có thể kể đến như Nitrobacter, Nitrosomonas… có tác
dụng thúc đẩy quá trình Nitrat hóa ở bể hiếu khí.
 Vi sinh vật thiếu khí bao gồm các chủng phổ biến như Pseudomonas.,
Bacillus Amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis,… có tác dụng khử Nitrat ở bể
thiếu khí.
 Vi sinh vật kỵ khí phổ biến như Clostridium butyricum, Clostridium
sartagoforme, Desulfovibrio vulgaris, Desulfovibrio aminophilus, Geobacter
lovleyi, Methanomethylovorans hollandica, Methanosarcina bakeri,… có tác dụng
phân hủy chất hữu cơ và xử lý BOD, COD ở bể kỵ khí.
Ngoài việc ứng dụng trong xử lí nước thải, VSV còn được sử dụng để cải thiện
và phục hồi hệ sinh thái môi trường nước bị ô nhiễm như đầm lầy, vùng đất
ngập nước,...
 Phương pháp:
o Dùng vi sinh vật để phân giải các chất gây bẩn cho nước
o Phân loại:
 Cách 1: dựa vào sự có mặt của oxygen trong quá trình xử lí
 Xử lí hiếu khí
 Xử lí kị khí
 Cách 2: dựa vào quá trình sinh trưởng của vsv
 Quá trình sinh trưởng lơ lửng
 Quá trình sinh trưởng gắn kết
o Ví dụ:
 Công nghệ MBBR ( Moving Bed Biofilm Reactor):
 Hoạt động theo nguyên lí của quá trình sinh trưởng gắn
kết, sử dụng các vật liệu đá, cát, sỏi, gỗ, nhựa,... làm giá
thể cho vsv bám dính để sinh trưởng và phát triển
 Phối hợp với bùn hoạt tính để tăng hiệu quả xử lí nước
thải
 Công nghệ xử lí nước thải AAO ( Anerobic Anoxic
Oxic): với nguyên lí kết hợp các quá trình phân giải kị
khí, hiếu khí, thiếu khí để xử lí nước thải

2. Xử lí ô nhiễm do tràn dầu:


Ví dụ : Chế phẩm Enretech 1 ( vừa là chất thấm dầu, vừa chứa vsv giúp phân hủy sinh
học dầu ) xử lí dầu tràn trên đất .
III. Ứng dụng vsv trong xử lí ô nhiễm môi trường đất :
1. Ô nhiễm môi trường đất:
Ô nhiễm môi trường đất chính là sự thay đổi của các đặc tính của đất :

 Gia tăng các chất độc hại (chì, kim loại nặng...) quá ngưỡng cho phép
 Tăng hoặc giảm độ pH: như nhiễm mặn, nhiễm phèn
 Thay đổi kết cấu đất do rác thải
2. Xử lí ô nhiễm môi trường đất bằng công nghệ vsv:
 Nguyên lí: dùng vsv để phân hủy các chất độc hại hoặc tạo các ion làm
tăng hoặc giảm độ pH đất
 1 số công nghệ ứng dụng vsv trong xử lí ô nhiễm môi trường đất hiện
nay như:
Công nghệ xử lí ô nhiễm đất Chế phẩm
Xử lí ô nhiễm phèn (đất chứa - Chế phẩm BIO-TT5 do hàng ABTech
nhiều gốc sunfate và pH thấp) sản xuất: chứa Bacillus subtilis và
Bacillus licheniformis. Có tác dụng
khử phèn nhờ loại bỏ pyrite(FeS2) dư
thừa, loại bỏ kim loại nặng gây độc và
phân giải chất hữu cơ
- Chế phẩm THIO-CLEAR của Hòa kì,
chứa vi khuẩn Acidithiobacillus
ferrooxidans, hay dùng để xử lí bùn
dưới ao, loại bỏ phèn, kim loại nặng
Xử lí ô nhiễm mặn Chế phẩm AT: chứa vi khuẩn Bacillus
spp, các amino acid, dịch lên men các
chủng vi sinh vật  cải tạo đất, xử lí
nhiễm mặn
Xử lí phân bón dư thừa trong Phân vi sinh phân giải lân: chứa
đất Bacillus, Pseudomonas,..., vi nấm (
Penicillum sp, Aspergillus sp,...) tạo
ra các acid hữu cơ làm giảm pH tăng
độ hòa tan của lân trong đất.

You might also like