TỔNG HỢP CÂU HỎI VỀ LUẬT BIỂN DS47

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Dạ thưa thầy cô, lớp DS47 chúng em còn vài điều muốn hỏi thầy cô về vấn đáp luật

biển như
sau:
1. Thầy cho em hỏi, vẽ hình về các vùng thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền hay các
vùng biển của quốc gia thì phải vẽ như thế nào để có được điểm cao ạ?
Thi vấn đáp ít khi kêu các em vẽ hình nhé. Thầy có vẽ thì để minh họa cho dễ hiểu
thôi. Vẽ như thế nào thì thầy hướng dẫn rồi.
2. Dạ chào thầy, em muốn biết cách trả lời và trả lời như thế nào mới được điểm cao
(8,5đ - 10đ) ạ?
Đúng và đủ. Nếu các câu cơ bản trả lời được thì thầy cô sẽ hỏi thêm câu khó để cộng
điểm ở mức đó.
3. Thầy có thể hệ thống kiến thức của cả 5 chương được không ạ? Em cảm ơn thầy ạ!
- Chương 1:
o Khái niệm LQT
o Đặc trưng/đặc điểm LB
▪ Chủ thể
▪ Đối tượng điều chỉnh
▪ Nguồn luật
▪ Xây dựng pháp luật
▪ Thực thi pháp luật
o 5 nguyên tắc
- Chương 2
o Nội thủy
▪ Khái niệm
▪ Cách thức xác lập:
• Quốc gia ven biển → Xác định đường cơ sở thông thường
Điều 5, đường cơ sở thẳng Điều 7 → Điều 13 UNCLOS
1982
• Quốc gia vùng đảo → ĐCS theo Điều 47 UNCLOS
• Nội thủy quốc gia vùng đảo theo Điều 50 UNCLOS
• Quy chế khác biệt của vùng nước quần đảo: Điều 52-53
UNCLOS
▪ Quy chế pháp lý/chế độ pháp lý: Điều 2, UNCLOS không quy định
cụ thể, chủ quyền tương tự như vùng đất.
o Lãnh hải
▪ Khái niệm: Điều 3 UNCLOS 1982, chú ý ranh giới trong là đường
cơ sở, ranh giới ngoài mở rộng tối đa không quá 12 hải lý tính từ
đường cơ sở.
▪ Cách thức xác lập: Điều 3.
▪ Quy chế pháp lý:
• Tàu quân sự (Điều 29-32 UNCLOS), tàu nhà nước phi
thương mại: hưởng quyền bất khả xâm phạm, miễn trừ tài
phán, nếu có vị phạm thì đuổi ra, yêu cầu quốc gia mang cờ
xử lý.
• Tàu nhà nước thương mại, tàu dân sự: Điều 27, Điều 28
UNCLOS
- Chương 3
o Tiếp giáp lãnh hải: Điều 33
▪ Khái niệm
▪ Cách thức xác lập
▪ Quy chế pháp lý: nhớ là ngoài những quyền “cảnh sát” tại Điều 33,
thì TGLH có quyền như đặc quyền kinh tế
o Đặc quyền kinh tế
▪ Khái niệm: Điều 55-57 UNCLOS
▪ Cách thức xác lập: Điều 57 UNCLOS
▪ Quy chế pháp lý: Điều 56 UNCLOS
o Thềm lục địa:
▪ Khái niệm: Điều 76.1 UNCLOS
▪ Cách thức xác lập:
• Nếu thềm lục địa kéo dài tự nhiên thấp hơn hoặc bằng 200
hải lý tính từ đường cơ sở thì quốc gia được phép tuyên bố
chiều dài TLĐ = 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
• Nếu thềm lục địa kéo dài tự nhiên lớn hơn 200 hải lý tính từ
đường cơ sở: hoặc tuyên bố TLĐ không quá 350 hải lý tính
từ đường cơ sở hoặc 100 hải lý từ đường đẳng sâu 2500m.
▪ Quy chế pháp lý: 77-85 UNCLOS
o Biển quôc tế: cơ bản xem 86-88 UNCLOS
o Đáy đại dương: Điều 1.1, cơ bản 136-137 UNCLOS
- Chương 4
o Phân định biển
▪ Phân định lãnh hải (Điều 15 UNCLOS 1982)
▪ Phân định vùng tiếp giáp lãnh hải (Điều 24 Công ước CTS) →
UNCLOS không quy định, các bên tự thỏa thuận
▪ Phân định vùng EEZ (Exclusive Economic Zone) – Điều 47
UNCLOS 1982
▪ Thềm lục địa (Điều 83 UNCLOS 1982)
o Giải quyết tranh chấp
▪ Hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp hòa bình giải quyết tranh
chấp chung của LQT theo Điều 33 Hiến chương 1945
▪ Và Các cơ chế đặc thù của UNCLOS 1982:
• Phần XV UNCLOS 1982: Điều 279 đến Điều 299
• Thủ tục hoà giải (Phụ lục V);
• Tổ chức, thẩm quyền, và thủ tục tố tụng của Toà án Quốc
tế về Luật biển (Phụ lục VI);
• Thẩm quyền, thủ tục và giải quyết tranh chấp bằng trọng tài,
(Phụ lục VII);
• Giải quyết tranh chấp bằng toà án trọng tài đặc biệt (Phụ lục
VIII)
▪ Chỉ giải quyết bằng thủ tục tại Phần XV khi:
• Các bên không có thỏa thuận, điều ước song phương, khu
vực, đa phương khác về các biện pháp GQTC khác (Điều
281, Điều 282).
• Liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS 1982
(Điều 279).
• Sau khi tiến hành nghĩa vụ trao đổi quan điểm (Điều 283).
4. Dạ em muốn hỏi khi trình bày về nguồn điều chỉnh của luật biển quốc tế thì ta cần trình
bày những gì ạ? Có cần học các học thuyết hay không? Và em muốn hỏi những từ
tiếng Pháp quan trọng, cơ bản là tên của nguyên tắc, học thuyết,... mà thầy cô có thể
hỏi không ạ?
Nguồn gồm: điều ước và tập quán.
5. Dạ thầy cho em hỏi về thực tế tình hình xác định đường cơ sở của Việt Nam còn
những vùng nào chưa xác định được ạ?
- Điểm 0 tại biên giới trên biển VN-Cam
- Khu vực Vịnh Bắc Bộ từ đảo Cồn Cỏ (Qtri ra bắc)
6. Dạ thầy cho em hỏi là quyền đi qua vùng nước quần đảo và quyền đi qua không gây
hại tại vùng nước quần đảo khác nhau như thế nào? Quyền đi qua vùng nước quần
đảo có thể bị tạm đình chỉ không ạ? Đối với vùng nước quần đảo thì chủ quyền được
mở rộng đến vùng trời, đáy và lòng đất của vùng nước đó, thì quyền đi qua không gây
hại có được áp dụng với tàu ngầm không ạ?
Xem ở trên.
7. Dạ thầy cho em hỏi, Nếu tàu quân sự nước ngoài gây hấn, tấn công tàu của ta tại
vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước ta, thì nước
ta sẽ và được phép làm gì ạ?
Xem ở trên.
8. Dạ thầy cho em hỏi: Vì sao đường cơ sở được dùng để xác định các vùng biển?
9. Dạ thầy cho em hỏi điểm giống và khác giữa Toà án quốc tế và Trọng tài quốc tế là gì
ạ?
10. Dạ thầy em muốn hỏi Thực tiễn áp dụng UCLOS 1982 của Việt Nam ạ?
11. Phân tích quy chế pháp lý của đảo nhân tạo
12. Phân biệt chế độ pháp lý biển quốc tế và đáy đại dương
13. Về việc khai thác phần cá dư thừa thì quốc gia sở tại không cho phép quốc gia
không có biển khai thác mà quốc gia sở tại khai thác rồi đem bán cho quốc gia
không có biển được không?
14. Vùng biển chồng lấn và vùng biển tranh chấp có khác nhau không? Vùng biển
nào là vùng biển cần phải phân định?
15. quy chế pháp lý của bãi lúc nổi lúc chìm, đảo nhân tạo và rạn san hô.
16. Đặc điểm khác nhau giữa Tòa trọng tài và Tòa trọng tài đặc biệt
17. So sánh quyền đi qua không gây hại ở lãnh hải và quốc gia quần đảo.
18. Nguồn của LB khác ntn đối với nguồn bổ trợ.
19. So sánh về quyền đi qua không gây hại áp dụng trong các vùng biển của quốc
gia ven biển với quốc gia quần đảo.
20. Công trình nhân tạo trên biển có được hưởng quy chế của đảo hay không?
21. Có được phép dùng công trình nhân tạo để làm căn cứ xác định các vùng biển
của quốc gia hay không?

You might also like