Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Giải thích “Uống nước nhớ nguồn”

Dân tộc Việt Nam ta từ bao đời nay luôn tự hào với truyền thống văn
hóa tốt đẹp, 1 trong những truyền thống tốt đẹp đó đã được gửi gắm
qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ này là bài giáo
dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền
thống đạo lý của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người
đi trước.
Câu tục ngữ được hiểu theo hai nét nghĩa. Với nghĩa đen, “uống nước”
là thưởng thức dòng nước mát. Còn “nguồn” chính là nơi khởi đầu của
dòng nước. “Uống nước nhớ nguồn” được hiểu là khi hưởng dòng
nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng nước đó. Về
nghĩa bóng “uống nước” được hiểu là hưởng những thành quả, thành
tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người
đã tạo ra thành quả đó.Đại ý của câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con
người có được tấm lòng biết ơn trong cuộc sống, thế hệ sau phải biết
ơn thế hệ trước, khi hưởng thành quả phải nhớ người làm ra thành quả
cho ta hưởng thụ.
Vậy vì sao phải sống theo đạo lí uống nước nhớ nguồn? Trong vũ trụ,
thiên nhiên và xã hội, mọi sự vật đều có nguồn gốc. Của cải, vật chất,
tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc chúng ta
thưởng thức một chén cơm, ta cảm thấy vị ngọt, nhưng thực ra thì
chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm
mưa dãi nắng. Họ đã phải sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài
đồng, nhổ mạ cấy lúa, gặt lúa, đập lúa… Bên cạnh đó, còn có sự hy
sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc, các chiến sĩ yêu nước vì
sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến
ngày hôm nay. Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm, từ ý thức ghi
nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của
chúng ta, đó chính là "nhớ nguồn", là lẽ sống đúng đắn, cao đẹp, phù
hợp vói chuẩn mục đạo đức xh, là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi
người cần có.
Như ta đã thấy "Uống nước nhớ nguồn" còn là đạo lý của dân tộc, là
lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay thì vậy chúng ta phait làm gì để sông
đungs với đạo lí ấy? Việc trc tiên chúng ta phải làm đó là có thái độ
biết ơn, trân trọng với những người làm ra thành quả. Thứ hai, phải có
ý thức vun đắp và góp phần bảo vệ những thành quả đã đạt được. Điều
thứ ba cũng là việc rất quan trọng, đó là luôn phấn đấu học tập, lao
động không ngừng để tạo ra những thành quả cho các thế hệ kế tiếp.
Bên cạnh đó, vẫn có không ít những người sống vô ơn. Thật đáng chê
trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Họ
lãng phí thành quả sức lao động của người khác,có thái độ bội bạc, vô
ơn, phủ nhận, quên đi những người đã tạo ra thành quả. Sống dưới
mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức
của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền
phải đánh đổi bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí
còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Hay
những cá nhân có thái độ sống“sính ngoại”, hòa nhập mà hòa tan cả
những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc .Đó là những kẻ "uống nước"
nhưng đã quên mất “Nguồn” .’
Một xã hội mà ở đó con người sống có ý thức biết ơn, đề cao tinh thần
uống nước nhớ nguồn mới thực sự là một xã hội đoàn kết và phát triển
vững mạnh. Ngược lại, nếu xã hội chỉ toàn con người vô ơn, bội bạc
nghĩa tình tự nhiên sẽ gây ra sự chia rẽ xã hội, mất đi tình người và
niềm tin vào cuộc sống. Xã hội đó sớm sẽ suy tàn, nếu không vì thế
lực thù địch bên ngoài cũng vì bạo loạn bên trong. Đất nước ta gìn giữ
được nền hoà bình dân tộc chính nhờ đạo lý này. Thế hệ sau luôn tự
hào về thế hệ cha anh, ra sức bảo vệ những thành quả mà thế hệ trước
đã dày công gắng sức gây nên,gìn giữ những giá trị bản sắc văn hoá,
truyền thống quý báu của dân tộc, sử dụng đúng cách và tiết kiệm
những thành quả đó; không ngừng học tập rèn luyện, từ đó góp phần
làm phong phú thêm thành quả của nhân loại. Cần thiết phải xây dựng
nếp sống "Sống trong thế giới biết ơn", biết ơn cha mẹ, thầy cô, biết
ơn người giúp ta được thành tựu, biết ơn với tất cả những "nguồn
nước" đã cho ta "uống".
Có thể khẳng định câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một truyền
thống quý báu của dân tộc. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu
trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn
phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn
đấu bằng những hành động nhỏ nhất.

You might also like