NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ CỦA NƯỚC TA DƯỚI THỜI. ĐƯỜNG (3) docx

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ CỦA NƯỚC TA

DƯỚI THỜI THUỘC ĐƯỜNG

PHẦN I. CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA NHÀ ĐƯỜNG


Chính sách bóc lột, vơ vét của chính quyền nhà Đường đối với “trọng
trấn” An Nam diễn ra hết sức nặng nề, tàn bạo, được tiến hành bằng
nhiều hình thức khác nhau.
1. Tô thuế:
- Đặt ra nhiều thuế mới, thắt chặt chế độ quản thuế và thu thuế vô cùng hà
khắc.
+ Riêng thuế muối ở Lĩnh Nam hằng năm lên đến 40 vạn quan tiền
Ngũ Lĩnh (chữ Hán: 五岭), còn gọi là Nam Lĩnh (giản thể: 南岭, chữ Hán phồn thể:
南 嶺 ), là tên loạt dãy núi ở vùng ranh giới các tỉnh Hồ Nam, Giang Tây, Quảng
Đông, Quảng Tây của Trung Quốc. Nhóm núi trải dài 600 km từ Tây sang Đông
trong khu vực từ vĩ tuyến 24 đến vĩ tuyến 26, ngăn cách vùng Lưỡng Quảng với phần
lãnh thổ phía nam của vùng Giang Nam.
Ngũ Lĩnh gồm 5 dãy núi nhỏ: Việt Thành Lĩnh ( 越城岭 ), Đô Bàng Lĩnh ( 都庞岭 ),
Manh Chử Lĩnh ( 萌渚岭 ), Kỵ Điền Lĩnh ( 骑田岭 ) và Đại Dữu Lĩnh ( 大庾岭 ). Ngũ
Lĩnh cũng là đường phân thủy giữa hai con sông lớn là Dương Tử và Châu
Giang. Mai Quan cổ đạo được mở tại Đại Dữu Lĩnh dưới thời nhà Đường. Khu vực
phía nam dãy núi Nam Lĩnh gọi là Lĩnh Nam.
( Quy đổi: 1 quan=10 tiền , 1 tiền=60 đồng → 40 vạn quan= 24.000.000
đồng).
+ Nổi bật là chính sách “Tô - dung - điệu”
* Tô: thuế ruộng (thu bằng thóc, gạo)
* Dung: thuế thân (bằng tiền vàng, sức lao động)
* Điệu: thuế sản phẩm thủ công
+ Mỗi đinh nam được chia ruộng quân điền, mỗi mẫu hằng năm phải nộp
tô 2 thạch thóc ( tương ứng 20 thăng, mỗi thăng gồm 2-3 kg thóc).
+ Thuế dung - điệu: 2 tấm lụa, the, 2 trượng lĩnh, 3 lượng bông, chịu sai
dịch 20 ngày. Nếu không đi sai dịch thì mỗi ngày phải nộp 2 thước lụa.
(Theo “Lịch sử Việt Nam” tập 1, NXB KHXH, 1976).
* Việc thu thuế được tiến hành trên cơ sở phân chia các hộ làm 3 loại
dựa vào mức độ sở hữu tài sản:
 Thượng hộ: 1 thạch 2 đấu
 Thứ hộ: 8 đấu
 Hạ hộ: 6 đấu
Ngoài ra các hộ thiểu số thì nộp 1/2 số thuế đó.
(Quy đổi: 1 thạch/ hộc = 10 đấu/ thăng)
* Sử nhà Đường ghi nhận không ít các quan lại đô hộ vơ vét của cải
người Việt để làm giàu, chạy chức, thăng tiến. “Cao Chính Bình phú liễm
nặng, Lý Trác tham lam ăn hối lộ, phú thuế bạo ngược, bắt người dân
miền núi đổi 1 con trâu, bò chỉ để lấy 1 đấu muối; Lý Tượng Cổ tham
túng, bất kể luật pháp,...”
- Giai đoạn sau thi hành phép “Lưỡng thuế”: Không đánh thuế theo hộ
nông dân như trước mà đánh thuế trên cơ sở số ruộng đất và sản phẩm
thu hoạch, thu thuế theo 2 vụ: hè - thu.
* Theo “Thái Bình hoàn vũ kí” (Nhạc Sử biên soạn thời Tống Thái Tông
thời Bắc Tống) thì cư dân châu Lục (tức miền ven biển Hạ Long) sống
bằng nghề nấu muối, mò ngọc trai, hằng năm phải nộp thuế 100 hộc gạo/
hộ .Ngoài ra còn thuế gai, đay, bông và nhiều thuế gọi là “ngoại suất”
(ngoài thuế chính là tô-dung-điệu và lưỡng thuế).
Năm Thùy Củng thứ ba (687), các hộ người Lái vùng Lĩnh Nam xưa nay chỉ nộp một
nửa thuế hàng năm, Lưu Diên Hựu liền bắt phải nộp đủ, khiến người Lái vùng Lĩnh
Nam oán hận bèn mưu đồ chống đối. (Tư trị thông giám, quyển 201, Đườfng kỉ 20, Tư
Mã Quang thời Tống)
2. Chế độ cống nạp vẫn là thủ đoạn bóc lột truyền thống
- Hằng năm các châu, huyện ở An Nam phải nộp cống cho triều đình và
chính quyền đô hộ nhà Đường nhiều lâm thổ sản quý hiếm: ngà voi, sừng
tê, đồi mồi, lông trả, mật trăn, da cá, trầm hương, vàng bạc,...; nhiều sản
phẩm thủ công như tơ lụa, sa, the, đồ mây, bạch lạp,...., hoa quả phương
Nam như nhãn, vải,... Cống phẩm mỗi châu trị giá bằng 50 tấm lụa.
3. Chính sách độc quyền về “muối” và “sắt” :
- 2 sản phẩm thiết yếu trong đời sống bị lệ thuộc vào chính quyền đô hộ,
cấm người dân không được tự tiện sản xuất và buôn bán 2 mặt hàng ấy.
4. Chính sách cướp đất, chiếm đất lập đồn điền:
+ Chính quyền đô hộ ra sức chiêu tập dân lưu tán khai phá, chiếm đoạt
ruộng đất nông dân, tập trung lập các cơ sở kinh tế riêng - đồn điền
+ Một bộ phận lao động người Việt và người Hoa bị trói buộc vào đồn
điền, trở thành tầng lớp nông nô, chịu cảnh lao dịch nặng nề, bị bóc lột dã
man, có thân phận thấp kém trong xã hội.
→ Dưới chế độ cai trị khắc nghiệt, tàn bạo của chính quyền đô hộ nhà
Đường trong suốt hơn 300 năm, dân tộc Việt Nam phải sống trong tình
cảnh lầm than, thống khổ, tủi nhục, bị chèn ép, bóc lột dã man, ruộng
đất bị cướp đoạt, bọn quan lại mặc sức tung hoành, sách nhiễu nhân
dân, đặt ách lao dịch, thuế khóa vô cùng nặng nề, lệ cống nạp phiền
nhiễu,... Khiến lòng dân căm phẫn tột cùng, đó là nguyên nhân sâu xa
dẫn đến các cuộc đấu tranh liên tiếp nổi dậy chống áp bức, bất công
trong suốt thời kì Bắc thuộc.

PHẦN II. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ NƯỚC TA DƯỚI ÁCH


THỐNG TRỊ CỦA NHÀ ĐƯỜNG
- Mặc dù chính quyền đô hộ nhà Đường cũng như các triều đại phong
kiến phương Bắc trước và sau đó luôn tìm mọi cách khống chế, phá hoại
sự phát triển kinh tế và tăng cường việc vơ vét triệt để sức người, sức của
ở nơi đặt ách thống trị, nhưng dân tộc Việt Nam là một dân tộc quật
cường và có tính thích ứng với hoàn cảnh cao, nên dù đời sống kinh tế bị
chèn ép nhưng ông cha ta vẫn tìm cách để phát triển nền kinh tế mang
đậm đà bản sắc văn hóa cổ truyền người Việt và đồng thời cũng học hỏi,
tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa từ văn hóa các triều đại phong kiến
phương Bắc.
2.1. Nông nghiệp
- Trồng trọt:
+ Công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến, thay thế dần các công cụ
bằng đồng.
+ Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp được
đẩy mạnh.
+ Các công trình thủy lợi được chú trọng xây dựng phục vụ mục đích
tưới, tiêu nước cho đồng ruộng.
+ Sử dụng sức kéo trâu, bò trong việc đồng áng phổ biến.
→ Năng suất nghề nông trồng lúa nước theo hình thức thâm canh
ngày càng được nâng cao.
+ Ngoài cây lương thực chính là lúa nước, nhân dân ta còn trồng thêm
một số loại cây hoa màu, các loại cây có củ ( khoai, sắn, đậu,...), các cây
lấy sợi (mây, bông,...), cây làm mật đường ( mía), các cây thuốc chữa
bệnh (quế, gừng,...), v.v... .Đặc biệt là nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển
gắn với nghề ươm tơ dệt lụa cổ truyền của người Việt.
- Chăn nuôi:
+ Chăn nuôi nhỏ theo các hộ gia đình cũng phát triển, chú trọng các loại
gia cầm, gia súc quen thuộc ( gà,vịt, trâu,bò,...) phục vụ cho đời sống sinh
hoạt hằng ngày và trong hoạt động sản xuất nông nghiệp dùng sức kéo
động vật (trâu, bò).
- Lâm nghiệp:
+ Tăng cường khai thác các loại sản vật quý nhằm phục vụ việc cống nạp
cho chính quyền đô hộ ( ngà voi, sừng tê giác, trầm hương,...).
2.2. Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp có những bước tiến mới so với các thời kỳ trước, tiêu
biểu là các nghề rèn sắt, đúc đồng, chế tạo gốm sứ, gạch ngói, dệt vải lụa,
sa the, gấm vóc. Bên cạnh kỹ thuật cổ truyền là những kỹ thuật du nhập
từ bên ngoài. Cống phẩm của An Nam có những sản phẩm thủ công nổi
tiếng như sa the Ái châu, bạch lạp Phong châu, Phúc Lộc châu…
- Chính quyền đô hộ trực tiếp quản lý các ngành rèn binh khí, đóng
thuyền, đúc đồng, xây cất chùa và dinh thự. Thợ được huy động chủ yếu
là thợ khéo tay và có sức khỏe ở các nơi về phủ thành đô hộ theo hình
thức lao dịch.
- Các nghề thủ công địa phương chưa tách rời nông nghiệp. Sản phẩm sản
xuất ra vẫn chủ yếu phục vụ tiêu dùng địa phương.

+ Nghề rèn sắt tới thời thuộc Đường khá phát triển. Riêng số thuế sắt,
thuế muối hàng năm đã lên 40 vạn quan tiền. Phạm vi sử dụng đồ sắt
cũng được mở rộng. Nhân dân dùng sắt cán bông, đan lưới bắt san hô ở
biển. Nghề rèn sắt phát triển kéo theo sự phát triển của nghề khai mỏ và
luyện kim. Những nghề này mang lại nguồn thu thuế khá lớn cho nhà
Đường.

+ Nghề đúc đồng: đồng từ lâu đã không còn đóng vai trò chủ yếu trong
việc chế đúc đồ điền khí và vũ khí, thì tới thời kỳ này được sử dụng rộng
rãi trong chế đồ gia dụng hoặc đúc tiền. Đồ gia dụng làm bằng đồng như
mâm đồng, ấm đồng, chậu đồng,… Tiền bằng đồng thời Đường đúc khá
nhiều, nhất là tiền Khai Nguyên thông bảo được đúc ngay tại đất An
Nam.

Đồng tiền cổ Khai Nguyên thông bảo

+ Nghề khai thác mỏ như mỏ đồng, mỏ thiếc và vàng bạc tiếp tục phát
triển. Việc tiến cống vàng bạc cho chính quyền đô hộ khá phổ biến. Sử
nhà Đường chép tới việc Trường châu, Hoan châu, Lục châu, Phong châu
cống vàng…

+ Nghề dệt: dựa trên cơ sở nghề trồng dâu, nuôi tằm. Các sách sử Trung
Hoa đề cập tới nghề dệt của An Nam là Nguyên Hòa quận huyện chí, Thái
Bình hoàn vũ ký, Tây Việt ngoại kỷ. Nổi tiếng về nghề dệt lụa, the,
vải bông, đay, gai là Ái châu, Phong châu, Trường châu. Tại Ái châu và
Phong châu có tằm 8 lứa kén. Tại Trường châu nổi tiếng vì dệt được loại
vải Triệu Hà (vải màu ráng mây) được chọn làm đồ tiến cống. Tơ tằm là
thứ quý, nhà Đường quy định mọi thứ tô điệu của An Nam đều quy thành
tơ tằm để nộp cống.

+ Sản phẩm thủ công như chế tác trang sức trở nên công phu và tinh tế
hơn, ngoài ra coòn xuất hiện một số ngành mơới như làm giấy, thủy
tinh,...
2.3. Giao thông - vận tải
- Qua vài trăm năm, mạng lưới giao thông thủy bộ nối liền vùng trung tâm
(Tống Bình) với các châu trị, huyện trị đã hình thành.
+ Đường biển nối liền Quảng Châu, An Nam và các nước vùng biển phía
nam.

+ Đường bộ từ đông sang tây dọc theo sông Hồng, từ đông sang tây; còn
từ bắc xuống nam dọc theo sông Đáy, qua Tạc Khẩu (Ninh Bình)
đến Cửu Chân. Con đường này được mô tả trong sử sách Trung Quốc như
sau: "Từ Hoan châu đi về phía đông 2 ngày đến huyện An Viễn, châu
Đường Lâm, đi về nam qua sông Cổ La (sông Ròn) 2 ngày thì đến sông
Đàn Đông (sông Gianh) của nước Hoàn Vương (tức là Lâm Ấp trước
đây)".

Quảng Châu (chữ Hán: 廣 州 ) là tên một châu thời cổ, bao trùm phần lớn khu
vực Lưỡng Quảng tức hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây thuộc Trung Quốc ngày nay.

2.4. Thương nghiệp

2.4.1. Nội thương

-Hệ thống chợ làng, liên làng, trung tâm buôn bán, hoạt động trao đổi
hàng hóa nội địa giữa các địa phương ngày càng sầm uất với đa dạng các
mặt hàng thủ công nghiệp, nông phẩm, lâm sản,....

2.4.2. Ngoại thương

- Điều kiện phát triển

+ Có những chuyển biến trong nền kinh tế (nông nghiệp, thủ công
nghiệp) thúc đẩy thương nghiệp phát triển hơn trước.

+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, hấp dẫn thương nhân từ mọi nơi
tụ hội về các trung tâm buôn bán tấp nập, sôi nổi.
- Việc hình thành mạng lưới giao thông lớn nằm trong ý định tăng cường
kiểm soát của nhà Đường đối với An Nam. Đồng thời, những tuyến
đường giao thông này giúp cho việc trao đổi hàng hóa diễn ra thuận lợi
không chỉ trong phạm vi An Nam mà còn với bên ngoài. Đương
thời Quảng Châu là một trung tâm buôn bán và trao đổi hàng hóa thịnh
hành. Trên con đường thông từ Quảng Châu qua Nam Dương tới Ấn
Độ và Ba Tư, thuyền buôn từ các nước Ả Rập, Ba Tư và Trung
Quốc thường ghé qua An Nam. Lái buôn Trung Quốc thường mang các
sản phẩm thủ công như đồ sứ, chè, thuốc tới bán và mùa về các sản phẩm
địa phương như ngà voi, lông trả, châu báu.
- An Nam đã trở thành trung tâm buôn bán khá sầm uất ở phía nam Ngũ
Lĩnh. Giữa Quảng Châu và An Nam có sự cạnh tranh về buôn bán.
Năm 863, nhà Đường ra lệnh cho các đạo để cho thương nhân qua lại
buôn bán, không được cấm đoán họ.

Các tài liệu tham khảo


1. Trương Hữu Quýnh, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, NXB Giáo
dục Việt Nam, tr68,69,71.
2. Viện sử học Việt Nam (2001), Lịch sử Việt Nam, tập 1, NXB KHXH,
tr. 362,363,364,365,366.
3. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, Lịch sử
Việt Nam, tập 1, NXB KHXH, tr. 283.
4. Nhạc Sử, Thái Bình hoàn vũ kí.
5. Cao Duy Mến, Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỉ X ( tập 1, bộ
15 tập), NXB KHXH, tr. 345 đến tr.364.
6. Phan Huy Lê,, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 1,1960, NXB
GD, tr.133.

You might also like