Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

CHƯƠNG 2 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ LỊCH SỬ - XÃ HỘI

ĐẾN TÁC PHẨM CHINH PHỤ NGÂM

2.1. Yếu tố Lịch sử trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm”

2.1.1. Diễn biến lịch sử thế kỉ XVIII

Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm ra đời vào đầu thế kỉ XVIII, giai đoạn lịch sử có nhiều
biến động. Những năm này, các cuộc nội chiến, phong trào khởi nghĩa nông dân trải
dài, chế độ phong kiến dần tiến đến giai đoạn suy thoái. Năm 1741, Đại Việt chứng
kiến những cuộc khởi nghĩa nông dân từ Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài như
Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) hay Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu
(1741 - 1751). Thanh niên trẻ các tỉnh vùng bị ép nhập ngũ chiến đấu vì mục đích
phi nghĩa, cảnh nhân dân bị bóc lột lầm than, nghèo đói.

Từ đó thấy được nguyên nhân của những cuộc chiến tranh phi kiến là do cuộc chiến
tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến như cuộc chiến Lê-Mạc rồi đến
Trịnh-Nguyễn phân tranh, đất nước chia thành hai nửa. Ngai vàng của nhà Lê mục
rỗng. Nông dân bất bình nổi dậy ở khắp nơi. Nhân dân sống trong cảnh loạn lạc, nồi
da nấu thịt, cha mẹ xa con, vợ xa chồng. Người ra trận hoàn toàn là nạn nhân do vậy
cái nhìn của họ về những cuộc chiến này vô cùng bi quan và đen tối.

2.1.2 Phong cách văn học thế kỉ XVIII

Trong thời kỳ suy thoái của chế độ phong kiến thì ảnh hưởng của dòng văn học dân
gian đối với dòng văn học viết ngày càng nhiều, kế thừa truyền thống của các thế kỉ
trước. Các nhà thơ thường sử dụng những hình ảnh tinh tế và ngôn ngữ sáng tạo để
truyền đạt tư duy sâu sắc và tạo nên những tác phẩm thơ ca độc đáo. Chính vì thế,
những tác phẩm của thời kỳ này thường là bức tranh sống động về tình hình xã hội,
chiếu sáng sự phân biệt giai cấp và nhấn mạnh đau thương trong chiến tranh. Ngoài
ra, những tác phẩm này thường đưa ra những câu hỏi sâu sắc về tình yêu, tình bạn,
chiến tranh và những bất công trong xã hội, đồng thời thách thức những giới hạn và
quy định của thời đại. Nhân vật thường được xây dựng với tính cách mạnh mẽ, kiên
cường, thể hiện lòng yêu nước và lòng trung hiếu. Những nhân vật này thường là
biểu tượng của sự đoàn kết và chống lại những bất công xã hội. Chính những tính
cách ấy là nguồn cảm hứng và động viên cho độc giả.

2.2. Yếu tố Xã hội trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm”

2.2.1 Chiến tranh phong kiến

Chiến tranh là một hiện tượng xã hội có lịch sử lâu đời, gắn liền với sự phát triển của
loài người. Trong lịch sử Việt Nam, chiến tranh thời phong kiến là một giai
đoạn dài, trải qua nhiều cuộc chiến tranh lớn nhỏ, với nhiều diễn biến phức tạp. Chiến
tranh là những mâu thuẫn nối dài những mâu thuẫn: thế kỉ XVIII, mâu thuẫn các thế
lực phong kiến về quyền lực, lãnh thổ, đã dẫn đến nhiều cuộc chiến tranh tranh giành
quyền lực; mâu thuẫn bị áp bức, bóc lột nặng nề giữa nông dân và địa chủ đã dẫn
đến nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại giai cấp thống trị. Thế nhưng, tuy rằng
họ đấu tranh vì lợi ích và những lí tưởng riêng, những cuộc chiến chưa bao giờ là
hạnh phúc:

“Sau năm Thiên Bửu, vắng tanh

Vườn nhà chỉ thấy cỏ tranh thôi mà,

Làng tôi xưa quá trăm nhà

Gặp thời loạn lạc tan ra trăm đường!

Người còn, tin tức vô phương,

Kẻ chết bên đường bụi lấp vùi thân…

…Nhà chẳng có để mong từ biệt

Mình lấy gì để biết mình dân?” [3]

2.2.2 Số phận người phụ nữ phong kiến.

Xã hội phong kiến chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Nho giáo - vốn đã được giảng dạy và
làm thước đo cho đạo đức từ xưa đến tận lúc bấy giờ. Trong xã hội phong kiến ấy,
người phụ nữ bị bó buộc trong “tam tòng tứ đức”. Họ không được học hành, không
được quyết định mọi việc trong gia đình, thậm chí là đến số phận của chính bản thân
cũng không thể tự định đoạt được. Xã hội thời ấy còn ảnh hưởng sâu sắc bởi quan
niệm “trọng nam khinh nữ”, khiến cho số phận của người phụ nữ bị bó buộc cả về
thể xác lẫn tinh thần.

Ở một đất nước thường xuyên phải đối diện với ngoại xâm như Việt Nam ta, trong
bất cứ thời đại lịch sử nào, cũng có những người phụ nữ đóng góp công lao không
hề nhỏ cho xã hội và đất nước. Qua lịch sử hào hùng của dân tộc, ta thấy được nhiều
gương mặt đại diện cho những người phụ nữ với những chiến công lẫy lừng, cũng
như sự hi sinh anh dũng, không đầu hàng trước kẻ thù. Tuy nhiên, trong xã hội phong
kiến vẫn luôn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, những chiến công ấy đều không
hề được nhắc tới, người phụ nữ cũng chỉ như cái bóng lúc nào cũng núp theo sau
bóng lưng của người đàn ông. Dù tài sắc vẹn toàn đến đâu, họ cũng bất lực không
thể làm được gì vì “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”. Những tác phẩm văn học
viết về số phận của người phụ nữ đã diễn tả chính xác sự bất công ấy trong xã hội.
Tiêu biểu như bài thơ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Chuyện người con gái Nam
Xương (Nguyễn Dữ)...

Đối với Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, hình ảnh của người phụ nữ trong xã
hội phong kiến được miêu tả cả về vẻ đẹp ngoại hình, phẩm chất và số phận bi kịch:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Qua bài thơ, ta có thể nhận ra được người phụ nữ mang cho mình một vẻ đẹp được
coi là chuẩn mực nhưng lại có một cuộc sống đầy những khó khăn. Người phụ nữ
trong bài thơ mặc dù mang cho mình cái vẻ đẹp được cho là chuẩn mực từ thời xưa,
nhưng họ phải trải qua nhiều gian truân, khó khăn, vất vả trong cuộc sống; bị người
khác sắp đặt cả về cuộc sống lẫn số phận. Tuy vậy, người phụ nữ ấy vẫn mang cho
mình cái tâm hồn thuần khiết, trong sáng mặc cho số phận có dày vò đến đâu. Qua
đó, dù cho cuộc sống gặp nhiều khó khăn, trắc trở, cũng như số phận đầy gian truân,
bấp bênh, hình ảnh của người phụ nữ vẫn hiện lên với đầy đủ nét đẹp cả về vẻ ngoài
lẫn tâm hồn.
Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến còn được khắc họa trong tác
phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của nhà văn Nguyễn Dữ. Trong câu chuyện,
nhân vật Vũ Thị Thiết được miêu tả là một người phụ nữ với công hạnh vẹn toàn.
Qua tác phẩm trên, ta thấy nàng là một người phụ nữ luôn luôn quan tâm đến gia
đình nhà chồng, là một người vợ, một người con hiếu thảo. Tuy nhiên, sau khi chồng
của nàng về, vì sau khi ngờ vực về lời nói của con mà nàng đã phải chịu sự ghen
tuông mù quáng của chồng, dẫn đến bị đuổi khỏi nhà và phải tự tử để minh oan cho
bản thân. Qua đó, ta thấy cuộc sống của người phụ nữ phải phụ thuộc vào người đàn
ông, họ phải chịu đựng sự ghen tuông mù quáng cũng như bạo lực của chồng, không
được phép bày tỏ ý kiến để tự bảo vệ bản thân. Họ phải sống trong sự sợ hãi và khinh
miệt của xã hội mà không hề có ai bảo vệ. Họ không chỉ là nạn nhân của chiến tranh
phong kiến phi nghĩa mà còn là nạn nhân của thái độ “trọng nam khinh nữ”, “chồng
chúa vợ tôi” vốn quen thuộc trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

Qua hai tác phẩm trên, ta hoàn toàn có thể hiểu được số phận đầy bi thương, cũng
như cuộc sống đầy gian truân, khó khăn của người phụ nữ trong xã hội thời phong
kiến. Tuy nhiên, mặc dù thế, ta vẫn thấy được nét đẹp cả về hình thức và tâm hồn,
cũng như phẩm chất không bao giờ bị mất đi.

2.3. Yếu tố Lịch sử và Xã hội ảnh hưởng đến tác phẩm “Chinh phụ ngâm”.

2.3.1. Yếu tố Lịch sử và Xã hội ảnh hưởng đến cách xây dựng bối cảnh
chiến tranh phong kiến của tác phẩm “Chinh phụ ngâm”.

Chinh phụ ngâm là tác phẩm của thời đại, đề cập đến một vấn đề nóng hổi là những
cuộc chiến tranh phi nghĩa và khát vọng hoà bình của nhân dân. Các tập đoàn phong
kiến đã phát động những cuộc chiến tranh chống lại phong trào nông dân nhưng lại
chẳng mảy may bận tâm đến số phận của những người ra trận. Người chinh phu ra
chiến trường đồng nghĩa với việc luôn phải đối mặt với cái chết; đâu đâu cũng tràn
ngập trong không khí thê lương, ảm đạm; nạn nhân của chiến tranh
phi nghĩa cũng chỉ biết thở than não ruột. Từ đó lên án xã hội phong kiến thối nát chỉ
biết chà đạp lên quyền lợi, quyền sống của con người.

Chinh phụ ngâm chỉ đích danh người đã gây ra tai hoạ. Câu: “Vì ai gây dựng cho nên
nỗi đau này” trong đoạn mở đầu là một câu hỏi căm giận, chua xót, và sau đó là câu
trả lời cũng ý tứ ấy mà vạch mặt thủ phạm của chiến tranh: “Trên trướng gấm thấu
hay chẳng nhẽ”. Thế là rõ chiến tranh chẳng phải do trời đất nào cả. [4]. Nguyên
nhân của chiến tranh vô nghĩa trong Chinh phụ ngâm là do mâu thuẫn, tranh giành
quyền lực của các tập đoàn phong kiến. Tác phẩm được Đặng Trần Côn viết ra khi
nước ta đang trong tình thế loạn lạc, đói kém triền miên, nội chiến không ngừng xảy
ra. Nhà Lê suy yếu, các chúa Trịnh, chúa Nguyễn tranh giành quyền lực. Hơn nữa,
trong tác phẩm, người chinh phu được nhắc đến là một vị quan nhỏ, bị cuốn vào cuộc
đấu tranh quyền lực của các vị vua chúa lúc bấy giờ. Những cuộc chiến tranh này
không mang lại lợi ích cho nhân dân mà chỉ mang đến đau khổ, mất mát cho người
dân Trong tác phẩm Chinh phụ ngâm, giai cấp thống trị là giai cấp phong kiến, nắm
trong tay quyền lực chính trị, kinh tế và tinh thần. Số đông còn lại là giai cấp nông
dân, lao động, bị áp bức, bóc lột nặng nề. Sự phân chia giai cấp trong xã hội trong
tác phẩm là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội.
Những mâu thuẫn, xung đột này thường được giải quyết bằng bạo lực, dẫn đến chiến
tranh: nhà nước suy thoái, quan triều đình mãi lo ăn chơi, vì tiền mà tranh giành
quyền lực, cũng vì thế mà đất nước ngày càng đi xuống, bị chia cắt. Nhân dân cũng
phải chịu cảnh khổ cực, mà những con người bé nhỏ ấy lúc bấy giờ chẳng có tiếng
nói trong xã hội, một bộ phận trong họ cũng vì khổ vì nghèo mà nổi dậy khởi nghĩa
chống lại triều đình.

Chiến tranh vì lợi ích mà cuốn theo biết bao mảnh đời hạnh phúc còn chưa được vẹn
đã bị số phận đẩy đưa vào con đường chia cắt cùng cực. Trong tác phẩm Chinh phụ
ngâm, người chinh phụ cho biết chồng nàng đi chinh chiến vì "công danh". Tuy
nhiên, cụm từ "công danh" trong xã hội phong kiến thường được hiểu là danh
vọng, địa vị, quyền lực. Chi tiết đắt giá trên đã thêm phần chứng minh cho việc ta
nói cuộc chiến mà cặp đôi này phải đối mặt chính là một trận chiến vô nghĩa: trong
bối cảnh xã hội loạn lạc, vì cuốn theo vòng xoáy tiền và tài, vì mưu cầu những tham
vọng lớn hơn, con người sẵn sàng đánh cược hạnh phúc của bản thân.

Trong đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ", ta càng hiểu rõ thêm về hậu
quả của những cuộc chiến tranh vô nghĩa: nỗi đau của những người ở lại, cụ thể ở
đây là nỗi đau của người chinh phụ.

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

…..

Cảnh buồn người thiết tha lòng

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phùn.” [5]

Đặng Trần Côn đã miêu tả tâm trạng đau khổ của người chinh phụ khi phải sống
trong cảnh lẻ loi, không có chồng bên cạnh. Nàng buồn tủi lo lắng vì chàng đi đã
nhiều ngày vẫn không thấy về, vì thế nàng chinh phụ lại càng buồn tủi, u sầu vì có lẽ
chồng nàng có lẽ đã hy sinh trên chiến trận mất rồi. Nàng nhớ người chồng của mình
da diết, nàng tưởng tượng ra cảnh chồng đang ở nơi xa xôi, hiểm nguy. Nàng mong
về một ngày được đoàn tụ với chồng, nhưng không biết khi nào điều đó mới trở thành
hiện thực.

Trong đoạn trích "Khúc ngâm của người chinh phụ", tác giả đã thể hiện nỗi đau khổ,
tuyệt vọng của người chinh phụ khi nhận ra rằng chiến tranh đã khiến cho tình yêu
của nàng và chồng bị chia cắt:

“Trong cánh cửa đã đành phận thiếp,


Ngoài mây kia hoá kiếp chàng vay?

Chẳng hay chiêm bao hay là thực,

Trong tim tưởng nhớ, ngoài mắt trông.

Non sông cách trở, sao ngăn cách?

Tình sử còn ghi, chớ phụ nhau.

Nhớ chàng, nỗi nhớ chôn sâu,

Càng nhớ càng thêm muộn sầu.”

Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của người chinh phụ như đang hiện lên rõ nét qua từng câu
thơ. Nàng nhận ra rằng chiến tranh đã khiến cho tình yêu của nàng và chồng bị chia
cắt. Nàng không biết khi nào mới được đoàn tụ với chồng, suy cho cùng nàng chỉ
biết bất lực mà nhìn thời gian trôi, ngày qua ngày đợi chờ chồng về . Điều này khiến
cho nàng càng thêm đau khổ, chán chường.

“Đâu những ngày xưa tiếng hát ân tình,

Bây giờ chỉ thấy tiếng hận căm hờn.

Nhìn hoa lê đã tàn, lại thấy hoa mai,

Giờ xuân đi mãi, có trở lại đâu ?”

Những câu thơ trên đã thể hiện nỗi đau khổ, tuyệt vọng của người chinh phụ. Nàng
nhận ra rằng chính chiến tranh đã khiến cho cuộc sống của nàng trở nên vô nghĩa.
Chính chiến tranh đã biến những “tiếng hát ân tình” thành những “tiếng hận căm
hờn”. Chính chiến tranh đã mang người chồng, mang cả hạnh phúc nhỏ nhoi mà nàng
mong mỏi qua những mùa hoa lê hoa mai nở rồi tàn. Nàng không còn cảm thấy bản
thân cần thiết sống nữa, vì ngày qua ngày của nàng đều trở nên vô nghĩa. Càng nhớ
về những tháng ngày mà vợ chồng nàng còn bên nhau, nàng càng đau khổ, ôi những
ngày tháng bình yên ấy tươi đẹp biết bao. Ấy vậy mà, giờ đây những cuộc chiến vô
nghĩa kia đã cướp lấy của nàng tất cả, chồng đi chinh chiến, nàng hết
cách đành phải sống qua ngày trong cảnh lẻ loi, cô đơn, buồn tủi. Nàng cảm thấy
cuộc sống vô nghĩa, chỉ muốn được chết để được đoàn tụ với chồng.

Triều đại Lê Trung Hưng (1533-1789) là triều đại dài nhất trong lịch sử Việt Nam
nhưng đất nước trong thời kỳ này gặp phải nhiều khó khăn và hỗn loạn. Từ nội chiến
giữa các phe Lê -Mạc đến Trịnh - Nguyễn phân tranh, xảy ra liên tiếp các cuộc chiến
tranh. Vào nửa đầu thế kỷ XVIII, trong giai đoạn cuối của triều đại, triều đình rơi
vào tình trạng hỗn loạn, vua chúa trở nên vô trách nhiệm và ích kỷ. Từ đó gây ra một
dãy bi kịch thời đại ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội nói chung và người ra trận nói
riêng. Đời sống nhân dân rơi vào cảnh lầm than đói khổ, dẫn đến sự nổi dậy của nông
dân khắp nơi. Người chinh phu đều là những thanh niên trai tráng từ các tỉnh vùng
bị ép nhập ngũ để phục vụ cho các cuộc chiến phi nghĩa, để lại phía sau hậu phương
là những người mẹ mất con, người vợ mất chồng, để lại cả tuổi xanh và cả những
hạnh phúc còn chưa kịp được vun vén đã phải lụi tàn vì những tham vọng phi nghĩa
hão huyền đến vô lý.

Chinh phụ ngâm được tác giả chắp bút vào năm 1741, quãng thời gian các cuộc xung
đột quyền lực chớm nở và dần trở nên căng thẳng. Chính vì thế, cách xây dựng
nguyên nhân, diễn biến và bi kịch trong tác phẩm cũng có rất nhiều yếu tố thời đại:
hoàn cảnh của người chinh phu và chinh phụ. Người chinh phu ra đi xông pha vào
sa trường phi nghĩa, đặt cược mạng sống và hạnh phúc của bản thân vào bàn tay của
tử thần, chỉ để mong mỏi cơ hội về một cuộc sống ấm no đủ đầy. Người chồng đặt
một chân vào cửa chết cũng là người chinh phụ đặt cả tuổi thanh xuân trong đau khổ,
để sự cô đơn lẻ bóng gặm nhấm, mòn mỏi ngày chồng trở về trong vô vọng.

“Não người áo giáp bấy lâu

Lòng quê qua đó mặt sầu chẳng khuây”

Người ra chiến trận là đi vào cõi chết, với những “gió ù ù thổi”, “Mặt chinh phụ
trăng dõi dõi soi”... người chinh phụ ở nhà thì chết trong lòng về nỗi hạnh phúc lứa
đôi. Đó là tiếng nói nhân đạo, tiếng nói phản chiến công khai của nhân dân bị đẩy
vào cuộc chiến phi nghĩa. [6]. Các cuộc chiến tranh phi nghĩa có lẽ từ lâu đã xuất
hiện rất nhiều trong các tác phẩm văn học đương đại, bởi đây là một đề tài rất rộng,
cũng rất ý nghĩa, thế nên rất nhiều thi sĩ đã lựa chọn chủ đề trên cho tác phẩm của
mình dù là gián tiếp hay trực tiếp. Nói rõ hơn, khi nói về văn học trung đại, ta lại
càng dễ bắt gặp đề tài này, hình ảnh mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha có lẽ đã
không quá xa lạ đối với phần lớn bạn đọc. Tóm lại, chiến tranh phi nghĩa là một chủ
đề quan trọng của tác phẩm Chinh phụ ngâm. Tác phẩm đã lên án chiến tranh phi
nghĩa, đồng thời thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi của con người. Chiến tranh đã
gây ra đau khổ và mất mát không thể đong đếm cho con người. Nó không chỉ cướp
đi tuổi trẻ và hạnh phúc của những người trực tiếp tham gia cuộc chiến mà còn ảnh
hưởng đến người thân và xã hội nói chung. Những người chinh phụ phải chịu đựng
nỗi cô đơn, buồn tủi và lo lắng khi chồng ra trận. Họ luôn phải sống trong sự bất định
rằng người thân yêu có trở về hay không. Điều đáng buồn là không phải tất cả những
người vợ đều may mắn như nhau. Một số người đã phải nhận tin xấu về sự mất mát,
thậm chí là tin tử nạn của chồng sau thời gian dài chờ đợi. Từ đó tố cáo những cuộc
chiến tranh phi nghĩa đã đẩy người chinh phu và chinh phụ vào cảnh héo mòn cả về
thể xác lẫn tinh thần.

2.3.2. Yếu tố Lịch sử và Xã hội ảnh hưởng đến cách xây dựng hình tượng
người phụ nữ thời phong kiến của tác phẩm “Chinh phụ ngâm”

Hình tượng người phụ nữ đã là đề tài lớn của văn học từ xưa đến nay. Bắt đầu là
những lời ca đầy xót xa về thân phận của người phụ nữ qua chùm ca dao “Thân
em…”, đến hình tượng người phụ nữ mạnh mẽ táo bạo trong thơ của Hồ Xuân
Hương, người phụ nữ tài hoa bạc mệnh như Thuý Kiều hay nàng Tiểu Thanh trong
thơ của Nguyễn Du… Trong văn học thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ,
hình tượng người phụ nữ hiện lên với tất cả vẻ đẹp phẩm chất hiên ngang hào hùng
nhất. Thời đại nào, các yếu tố lịch sử xã hội cũng có những ảnh hưởng nhất định
đến cách xây dựng hình tượng người phụ nữ trong văn học. Ta có thể thấy rõ điều đó
qua sự ảnh hưởng của những yếu tố lịch sử - văn hóa đối với cách xây dựng hình
tượng người phụ nữ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.

Xã hội phong kiến chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Nho giáo - vốn đã được giảng dạy và
làm thước đo cho đạo đức từ xưa đến tận lúc bấy giờ. Trong xã hội phong kiến ấy,
người phụ nữ bị bó buộc trong “tam tòng tứ đức”. Họ không được học hành, không
được quyết định mọi việc trong gia đình, thậm chí là đến số phận của chính bản thân
cũng không thể tự định đoạt được. Xã hội thời ấy còn ảnh hưởng sâu sắc bởi quan
niệm “trọng nam khinh nữ”, khiến cho số phận của người phụ nữ bị bó buộc cả về
thể xác lẫn tinh thần.

Qua bài thơ, ta có thể nhận ra được người phụ nữ mang cho mình một vẻ đẹp được
coi là chuẩn mực nhưng lại có một cuộc sống đầy những khó khăn. Người phụ nữ
trong bài thơ mặc dù mang cho mình cái vẻ đẹp được cho là chuẩn mực từ thời xưa,
nhưng họ phải trải qua nhiều gian truân, khó khăn, vất vả trong cuộc sống; bị người
khác sắp đặt cả về cuộc sống lẫn số phận. Tuy vậy, người phụ nữ ấy vẫn mang cho
mình cái tâm hồn thuần khiết, trong sáng mặc cho số phận có dày vò đến đâu. Qua
đó, dù cho cuộc sống gặp nhiều khó khăn, trắc trở, cũng như số phận đầy gian truân,
bấp bênh, hình ảnh của người phụ nữ vẫn hiện lên với đầy đủ nét đẹp cả về vẻ ngoài
lẫn tâm hồn.

Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến còn được khắc họa trong tác
phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của nhà văn Nguyễn Dữ. Trong câu chuyện,
nhân vật Vũ Thị Thiết được miêu tả là một người phụ nữ với công hạnh vẹn toàn.
Qua tác phẩm trên, ta thấy nàng là một người phụ nữ luôn luôn quan tâm đến gia
đình nhà chồng, là một người vợ, một người con hiếu thảo. Tuy nhiên, sau khi chồng
của nàng về, vì sau khi ngờ vực về lời nói của con mà nàng đã phải chịu sự ghen
tuông mù quáng của chồng, dẫn đến bị đuổi khỏi nhà và phải tự tử để minh oan cho
bản thân. Qua đó, ta thấy cuộc sống của người phụ nữ phải phụ thuộc vào
người đàn ông, họ phải chịu đựng sự ghen tuông mù quáng cũng như bạo lực của
chồng, không được phép bày tỏ ý kiến để tự bảo vệ bản thân. Họ phải sống trong sự
sợ hãi và khinh miệt của xã hội mà không hề có ai bảo vệ. Họ không chỉ là nạn nhân
của chiến tranh phong kiến phi nghĩa mà còn là nạn nhân của thái độ “trọng nam
khinh nữ”, “chồng chúa vợ tôi” vốn quen thuộc trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm là một hình tượng nhân vật trung tâm, xuyên
suốt tác phẩm. Người chinh phụ được sáng tạo dựa trên một người phụ nữ thời phong
kiến, nàng hiểu lễ nghĩa, suy nghĩ thấu đáo lại một lòng chung thủy với chồng con,
nàng được coi là một người phụ nữ điển hình của xã hội cũ. Những giáo dục của gia
đình thời phong kiến đã rèn đúc cho người chinh phụ một tinh thần luôn coi trọng
việc nước và tuân thủ phép nhà. Nhưng số phận của nàng lại bi đát, buồn tủi khi phải
chịu cảnh cô đơn, lẻ bóng một mình.

Ở những câu thơ đầu, tác giả Đặng Trần Côn đã cho chúng ta thấy về viễn cảnh chiến
tranh loạn lạc và sự bất ổn của thời cuộc. Người chồng phải ra nơi chiến trường xa
xôi, mang theo sự hăng hái của tuổi trẻ, chàng tuân theo đạo lý trung quân ái quốc,
xếp bút nghiên, lên đường ra chiến trận, quyết làm làm nên công danh, chiến thắng
trở về. Người đã ra chinh chiến nơi tiền tuyến, để lại cho người nơi hậu phương sự
đau buồn, lo lắng khôn nguôi.

Tác giả trước đã tập trung ngòi bút của mình để miêu tả sự cô đơn lẻ loi của người
chinh phụ qua những dòng thơ:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen

Ngoài rèm thước chẳng mách tin

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng.” [5]


Lòng người con gái xa chồng khi chồng phải đi chinh chiến mang đầy những nỗi nhớ
thương vơi đầy. Vậy mà người chinh phụ đã phải chịu đựng nỗi đau ấy bấy lâu nay.
Tuy là dạo hiên, nhưng nàng có thực sự thưởng hoa hay đang ôm trong mình nỗi lòng
khó nói thành lời. Nàng lặng lẽ dạo hiên trong nỗi cô đơn tràn ngập tâm hồn. Trong
không gian “vắng” và “thưa”, hình ảnh người chinh phụ hiện lên với sự cô độc và
nỗi buồn. mang mác. Bằng ngòi bút tài hoà của tác giả, hình ảnh người chinh phụ
không biết san sẻ nỗi niềm tâm sự cùng ai đã miêu tả được tâm trạng cô đơn tột độ
của người chinh phụ. Nỗi nhớ ấy bao trùm cả không gian và thời gian, khiến nàng
luôn cảm thấy cô đơn, trống vắng. Cùng với đó, cảnh buồn người buồn theo hay phải
chăng người buồn nên nhìn đâu cũng thấy một nỗi buồn vô tận. Qua con mắt của
người chinh phụ, khung cảnh bình dị đời thường nay đã thành những thứ dị thường
“sương như búa”, “tuyết cưa xẻ”. Chính tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã tạo
nên những điều trái ngang, những thất vọng và cả niềm hy vọng mong manh, những
giây phút yên tĩnh nhất thời và những cơn bão lòng dường như không thể nguôi
ngoai. Cảnh vật xung quanh không thể san sẻ mà ngược lại như cộng hưởng với nỗi
sầu miên man của người chinh phụ, khiến nàng càng đớn đau, sầu tủi:

“Cảnh buồn người thiết tha lòng

Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun

Sương như búa bổ mòn gốc liễu

Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô.” [5]

Nàng luôn nhớ thương chồng, lo lắng, mong ngóng tin tức, nhưng lại không dám bày
tỏ nỗi lòng của mình. Nỗi cô đơn của người chinh phụ trong cảnh lẻ loi, chờ đợi thời
gian trôi. Cố tìm cách giải khuây lúc thì điểm tô phấn son, lúc thì dạo đàn gảy khúc,
lúc thì đốt hương thưởng thức, nhưng nàng chẳng thể thoát ra mà còn lún sâu hơn
vào nỗi tuyệt vọng vô hình. Nàng chỉ có thể ngồi trên lầu cao, nhìn trăng,
nhìn hoa, thao thức, lo lắng cho chồng nơi xa xôi, rồi chỉ biết than trời một cách ai
oán:

“Xanh kia thăm thẳm từng trên Vì

ai gây dựng cho nên nỗi này.” [5]

Những năm tháng xa cách tình cảnh lẻ loi, người chinh phụ cố gắng tìm mọi cách để
vượt ra khỏi vòng vây của cảm giác cô đơn đáng sợ nhưng vẫn không sao thoát nổi.
Nỗi nhớ thương, lo lắng ấy khiến nàng luôn rơi vào trạng thái buồn bã, sầu muộn,
khiến sắc đẹp của nàng cũng phai nhạt và nàng cũng thấm thía được sức tàn phá ghê
gớm của thời gian chờ đợi.

“Nghĩ nhan sắc đương chừng hoa nở

Tiếc quang âm lần lữa gieo qua

Nghĩ mệnh bạc, tiếc niên hoa

Gái tơ mấy chốc sẩy ra nạ dòng .” [5]

Năm tháng trôi qua, nàng luôn mang nặng những tình cảm và nỗi nhớ thương với
người chồng, người yêu của mình. Thời gian xa vắng, nó xa xôi và cách trở lòng
người, làm cho tâm hồn của nàng héo mòn nhưng tình yêu cho chàng thì vẫn bất diệt.
Trong khi chồng ra chiến tuyến, nàng luôn tuân thủ đạo lý nho giáo của Khổng Tử,
làm tròn nhiệm vụ của người con dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang và một người
mẹ hiền:

“Lòng lão thân buồn khi tựa cửa,

Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.

Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam,

Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân.” [5]

Tuy cố gắng mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho gia đình trong lúc chồng vắng nhà,
nhưng nàng vẫn là một người phụ nữ, nàng cũng yếu đuối, đa sầu, đa cảm. Mới
ngày nào vợ chồng còn sánh bước bên nhau, yêu thương sâu đậm mà nay trong
phòng, ngoài hiên chỉ còn bóng dáng lẻ loi của người vợ. Nàng ôm mối hận phòng
khuê, buồn rầu, đau xót khi nghĩ đến những nhọc nhằn của người chiến sĩ ngoài
phương xa rồi đau xót cho chồng:

“Hồn tử sĩ gió ù ù thổi

Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi

Chinh phu tử sĩ mấy người

Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn?” [5]

“Màn mưa, trướng tuyết xông pha,

Nghĩ thêm lạnh lẽo kẻ ra cõi ngoài.” [5]

Những đêm thao thức nghe tiếng gà xao xác, những khi lên lầu trông về bốn phương,
lúc nào nàng cũng lo ngại, oán trách số phận đã làm cho đôi trẻ phải xa cách. Nỗi e
sợ ấy đã thành một ám ảnh. Tâm trạng của những người yêu nhau tha thiết, tưởng
chừng như có thể thực hiện giấc mộng uyên ương, nhưng vì chiến tranh mà chàng
một nơi nàng một ngả, chịu cảnh chăn đơn gối chiếc. Nàng đau xót đến bực tức, hối
hận, thậm chí còn có ý định ích kỷ, tư tưởng phản chiến:

“Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu, Thà

khuyên chàng đừng chịu tước phong.” [5]

Khi suy nghĩ lại cái tư tưởng ấy vụt tắt, nàng tự an ủi bản thân, cầu trời khấn phật
phù hộ cho chàng thắng trận bình an trở về. Rồi nàng vọng tưởng về cái ngày chồng
vinh quang chiến thắng. Gia đình sẽ đoàn tụ, một tương lai hạnh phúc tươi sáng ở
ngay trước mắt, người chinh phụ như đã tìm thấy lẽ an ủi trước viễn cảnh ấy. Nỗi
nhớ thì khôn cùng nhưng suy tưởng thì có bao giờ là sự thật, người chinh phụ lại trở
về với thực tại cuộc sống đầy cay đắng của mình. Linh hồn người chinh
phụ như ngọn đèn sắp cạn dầu, bi ̣ bào mòn đến cùng kiệt khi phải trải qua sức tàn
pha ́ ghê gớm của thời gian va ̀ nỗi ám ảnh của tâm ly ́ - sự chờ đợi.

Tóm lại, người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm là một người phụ nữ xinh đẹp, tài năng,
nhưng lại có số phận lẻ loi, buồn tủi và cuộc đời bất hạnh. Hình tượng người phụ nữ
trong Chinh phụ ngâm đã góp phần thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của
tác phẩm. Về mặt hiện thực, hình tượng này đã phản ánh chân thực số phận bi thương
của những người phụ nữ trong thời chiến loạn. Về mặt nhân đạo, hình tượng này đã
thể hiện sự đồng cảm, xót thương của tác giả đối với số phận của những người phụ
nữ ấy. Nàng là hình tượng nhân vật tiêu biểu cho số phận những người phụ nữ trong
thời chiến loạn, cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời cũng là một lời tố
cáo chiến tranh phi nghĩa đã gây ra những đau khổ cho con người, đặc biệt là phụ nữ.

Từ xưa đến nay, Văn học trung đại thường được coi là nền văn học của nam giới.
Các câu chuyện, đối tượng đều xoay quanh nam giới. Hình ảnh, giọng nói trong các
tác phẩm đều là hình ảnh phản chiếu của quan điểm, giọng nói và tính cách của chính
các tác giả là nam giới. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu đối với một nền văn học
được xây dựng và phát triển theo xu hướng chính thống và chế độ nam quyền.

Người phụ nữ nếu được xuất hiện trong tác phẩm, họ thường được nhìn và diễn đạt
theo con mắt của người đàn ông với các tư tưởng Nho Giáo và Phật Giáo. Thạc sĩ Tạ
Thị Thanh Huyền từng đề cập đến vấn đề này trong luận văn của cô với những ví dụ:
“Nàng Điểm Bích trong câu chuyện về sư Huyền Quang hiện ra như sự cám dỗ nguy
hiểm về thân xác song đã không chiến thắng được đạo đức cao quý của bậc thiền sư.
Truyền kỳ mạn lục có đến 11 truyện ngắn viết về người phụ nữ song hầu hết họ được
trình bày từ góc nhìn của đàn ông nhà nho. Những người phụ nữ xinh đẹp, hấp dẫn,
có quan niệm phóng khoáng về tình yêu,nhất là tình yêu thân xác, đều bị cái nhìn
nam quyền gán cho chất ma quái; những người phụ nữ đức hạnh không được tả về
phương diện tình ái, không được nhấn mạnh vẻ đẹp nữ tính
đặc trưng”. Không phản kháng, những người phụ nữ chỉ có thể cam chịu trước những
định kiến và sự “bất bình đẳng giới” khiến những người phụ nữ luôn phụ thuộc vào
đàn ông, bị ràng buộc với những trách nhiệm của gia đình và không bao giờ ngang
hàng với nam giới. Tuy ở thời điểm bấy giờ hình ảnh người phụ nữ cũng xuất hiện
trong thơ ca của một số nhà thơ, nhưng đó mới chỉ là những hình ảnh phác họa sơ
xài, được miêu tả qua con mắt của những người đàn ông mang nặng tư tưởng chính
thống.

Tác phẩm Chinh phụ ngâm là một trong những tác phẩm đi đầu trong việc giao thoa
giữa “giọng tác giả nam giới gián tiếp và giọng nhân vật nữ trữ tình trực tiếp”. Nhân
vật trung tâm là người phụ nữ, thể hiện tình cảm, nỗi nhớ nhung của người chinh phụ
với người chồng ngoài biên cương.Trong đó, nhà thơ Đặng Trần Côn dù là nam giới
nhưng ông đã mượn giọng nhân vật nữ (tự xưng là thiếp) để bày tỏ những quan điểm
nhân sinh và nỗ lực nhìn nhận về các vấn đề của người phụ nữ từ điểm nhìn của chính
người phụ nữ trong xã hội của Chinh phụ ngâm.

Từ đó ta có thể nhìn ra được sự khác nhau giữa sự giống nhau và khác nhau giữa cái
cách mà người phụ nữ hiện lên trong xã hội phong kiến và trong tác phẩm Chinh
phụ ngâm. Đối với xã hội thời phong kiến, người phụ nữ đơn thuần hiện lên với một
vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn, yêu thương chồng con, gia đình nhưng phải chịu giày vò từ
xã hội và không thể tự định đoạt được số phận của bản thân. Còn đối với Chinh phụ
ngâm, ban đầu người phụ nữ hiện lên cũng giống như cái cách mà người phụ nữ được
hiện lên trong xã hội phong kiến như yêu thương chồng con, yêu thương gia đình,
thuỷ chung, luôn hi sinh cho mọi thứ. Tuy nhiên, người phụ nữ trong Chinh phụ
ngâm còn hiện lên trong mình là một người suy nghĩ thấu đáo về thời cuộc, nhận ra
bản chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh và nhận ra chính hạnh phúc trần thế mới
đúng là cuộc sống hiện tại của bản thân. Từ đó, Đặng Trần Côn đã có được những
điểm nhìn mới đối với người phụ nữ để qua đó có thể bày tỏ
được những quan điểm của bản thân và triết lí nhân sinh để có thể nhìn nhận được
những vấn đề của người phụ nữ bởi chính họ trong xã hội.

TIỂU KẾT

Tác phẩm Chinh phụ ngâm là một tác phẩm xuất sắc đương thời lên tiếng cho hai
vấn đề nhức nhối của thế kỉ XVIII: chiến tranh phi nghĩa và số phận người phụ nữ
thời phong kiến

Chiến tranh phi nghĩa thời phong kiến là đề tài nhức nhối nhưng lại chưa được đề
cập nhiều trong văn chương thế kỉ XVIII. Chính vì thế, không như những đề tài khác,
các tác giả có thể khai thác những chất liệu có sẵn từ dân gian, Đặng Trần Côn phải
thật sự cảm nhận những trang bi kịch của người dân trước vòng xoáy quyền lực. Để
rồi bối cảnh cuộc chiến quyền lực trong Chinh phụ ngâm được xây dựng vô cùng
sinh động, nhiều tầng ý nghĩa, vừa thể hiện được những con “thiêu thân” lao vào
vòng chém giết mong mỏi lập công, có được vinh hoa phú quý, vừa thể hiện được
nỗi buồn ám trùm cả không gian hậu phương, những mái nhà thiếu đi thành viên nơi
hậu phương.

Đặng Trần Côn đã xuất sắc miêu tả một khía cạnh đẹp đẽ của người phụ nữ thời
phong kiến: lòng chung thuỷ. Khác với “lối mòn” của các phần lớn tư tưởng của xã
hội phong kiến, người phụ nữ trong mắt tác giả hiện lên là người phụ nữ hiền đức,
mang nét đẹp rất tiêu chuẩn lại rất đẹp đẽ: tài hoa nhưng khi lâm vào cảnh phải tiễn
biệt người chồng của mình đi lính, nàng chỉ một lòng thương nhớ người chồng nơi
sa trường, để tuổi xuân của mình ngập trong nỗi lo lắng đượm buồn, ngày quay ngày
lại để nỗi ngóng mong bén rễ vào sâu trong tâm hồn mình.

CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT TRONG CÁCH XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN,


NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG GIÁ TRỊ VÀ NHỮNG TRIẾT LÝ VƯỢT THỜI
GIAN, NGHỆ THUẬT TRUYỀN TẢI CÂU CHUYỆN
3.1. Nghệ thuật trong cách xây dựng cốt truyện

Trong khi các tác gia văn học Trung đại thường hướng đến cùng môt chủ đề nhức
nhối, đồng thời lại mang nhiều nét tương đồng vê ̀ cách triển khai vấn đê ̀ nghi ̣ luận.
Tuy nhiên, với Chinh phụ ngâm, với chất kiệt đặc biệt là những tâm trạng của một
viên chức thời phong kiến xót xa trước cnahr chia ly và đau khổ của những cặp vợ
chồng trẻ của người dân, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn khi vừa mang những
nét riêng về cách xây dựng bối cảnh, lẫn cách xây dựng hình tượng nhân vật và
cách nhìn của ông về chúng. Gắn tâm lí với hoàn cảnh, tôn trọng diễn biến tâm lí
thường thức, tác giả đã cấu thành nên một cốt truyện với kết cấu chặt chẽ, tinh vi
theo một trình tự logic tâm lí thống nhất: Ðau khổ tăng dần, nhận thức về chiến
tranh cũng diễn biến. Ðây là kết quả của một quá trình suy ngẫm và thể hiện. Mặc
dù vẫn không tránh khỏi việc sử dụng nhiều thành ngữ, cao dao, điển tích và bối
cảnh theo lối của văn học Trung Quốc. Tuy nhiên, đây có thể xem là một trong
những tác phẩm tài hoa, thể hiện sự sáng tạo, cải cách mới cả về cốt truyện và nghệ
thuật, chứng minh tài hoa của tác giả Đặng trần côn đã thành công tạo ra một kì bút
kết hợp nhuần nhuyễn văn hoá văn học nước nha ̀ va ̀ Văn học Trung Quốc.

3.2. Nghệ thuật xây dựng giá trị và những triết lí vượt thời gian

Sử dụng điển cố là phương thức sáng tác quen thuộc của văn học Trung đại, nhằm
diễn đạt sao cho ngắn gọn, cô đọng, trí tuệ và trang nhã vấn đề mà tác giả muốn gửi
gắm; cao dao tục ngữ là những bài học được tích luỹ lâu đời được lưu truyền dưới
dạng các câu vần ngắn gọn. Tác phẩm Chinh phụ ngâm được Đặng Trần Côn xây
dựng với rất nhiều điển cố điển tích, ca dao và tục ngữ. Từ đó, không chỉ giúp tăng
tính nhạc trong từng câu thơ. Không những thế, việc sử dụng những bài học, sự việc
đã được biết đến, công nhận còn giúp định hình, củng cố những giá trị đạo đức mà
Đặng Trần Côn muốn truyền tải trong tác phẩm. Việc gắn liền các nội dung cần
truyền tải với các điển cố điển tích, cao dao tục ngữ còn giúp Chinh phụ ngâm đạt
đuợc hiệu quả lan truyền, giúp bảo tồn những bài học trong tác phẩm.

Tiểu kết

Trong cuốn Chinh phụ ngâm bị khảo, Hoàng Xuân Hãn đã cho rằng: Cả khúc ngâm
này gần như một bài tập cổ. Thật vậy, các câu thơ trong bài dài ngắn khác nhau, được
viết theo thể trường đoản cú đã toát lên được sự độc đáo của cốt truyện không vay
mượn từ Văn học nước ngoài. Kết hợp nghệ thuật ước lệ và sử dụng hàng loạt điển
cố, điển tích một cách hài hòa, nói lên được vấn đề cơ bản của thời đại, tấm lý con
người thời đại. Khai thác sâu nhiều yếu tố tâm lý như tưởng tượng, hồi tưởng; nét
thơ mộng khi tả cảnh, tả tình, có khi thống nhất, có khi lại mâu thuẫn, trái ngược.
Tóm lại, Đặng Trần Côn đã thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm lý, tâm trạng
của nhân vật trữ tình - người chinh phụ trong thời đại phong kiến. Từ đó, tâm trạng
ấy phản ánh con người Việt Nam - con người thiết tha với hạnh phúc.

KẾT LUẬN

Thế kỉ XVIII là thế kỉ với lịch sử có nhiều biến động, nổi bật với những cuộc khởi
nghĩa nông dân từ Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài, bối cảnh xã hội bị đồng tiền và quyền
lực chi phối khiến nhân dân chìm trong nghèo đói và khổ cực, trai tráng trong làng
vì nuôi vọng được trèo cao phải bỏ quê hương tham gia vào thao trường. Văn học ở
thế kỉ XVIII chủ yếu xoay quanh đề tài công lý, một mặt đề cao, ca ngợi những chiến
công của các anh hùng dân tộc và đồng thời ca ngợi truyền thống yêu nước chống
giặc ngoại xâm, mặt còn lại là tiếng nói phê phán, đòi quyền bình đẳng
của nhân dân, tố cáo những tệ lậu của xã hội đương thời. Giữa bối cảnh văn học
chữ Nôm đạt đến đỉnh cao, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời như một
sản phẩm của sự hòa trộn giữa văn hóa truyền thống và ảnh hưởng mới từ Trung
Quốc thể hiện sự độc đáo và phong phú của văn hóa Việt Nam.

Chinh phụ ngâm đề cập đến hai vấn đề nhức nhối của thế kỉ XVIII: chiến tranh
phi nhĩa, khát vọng hoà bình và về người phụ nữ. Bối cảnh thời đại của tác phẩm
được mô phỏng theo tình hình thực tế tại thời gian tác phẩm ra đời: Các tập đoàn
phong kiến phát động những cuộc chiến tranh chống lại nhau và phong trào nông
dân. Bị cuốn theo cuộc chiến tiền tài và danh vọng, người chinh phu phải ra chiến
trường. Người chinh phụ ở lại nơi hậu phương chỉ biết một lòng nguyện cầu sự
bình an cho chồng, ngày đêm trông ngóng người trở về để rồi càng lúc càng tuyệt
vọng não nề. Từ đó, Đặng Trần Côn qua Chinh phụ ngâm đã lên án xã hội phong
kiến thối nát chỉ biết chà đạp lên quyền lợi, quyền sống của con người, đồng thời
đưa đến một cái nhìn rất mới mẻ về người phụ nữ: mang những phẩm chất tốt đẹp
và chung thuỷ.

Giá trị của tác phẩm Chinh phụ ngâm không chỉ nằm ở giá trị nội dung mà còn
nằm ở giá trị nghệ thuật. Đặng Trần Côn đã sử dụng rất tài hoa nhiều nghệ thuật
để tạo nên tác phẩm Chinh phụ ngâm bất hủ: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện,
nghệ thuật xây dựng giá trị vượt thời gian, nghệ thuật truyền tải câu chuyện.

Bốn mùa trôi qua, những giá trị thuộc về bản ngã và tư tưởng thường sẽ thay đổi
để phù hợp với bước tiến của thời đại, chỉ có những giá trị thực sự, những cái đẹp
cao cả mới có thể trường tồn. Cho đến tận ngày hôm nay, người ta vẫn thường
nhắc về tác phẩm Chinh phụ ngâm như một cái tôi đẹp đẽ đại diện cho Văn học
Việt Nam Trung Đại về những địa hạt bao quanh chiến tranh phong kiến phục vụ
cho mục đích phi nghĩa, về cái nhìn đầy mới mẻ, hiện đại và văn minh về người
phụ nữ thời phong kiến.

You might also like