Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

c.

Dân tộc và quan hệ dân tộc ở VN:


- Các đặc điểm dân tộc ở Việt Nam: (6 đặc điểm)
● Có sự chênh lệch về số dân giữa các dân tộc tại VN:
+ Việt Nam là một quốc gia độc lập với 54 dân tộc anh em. Trong đó, dân tộc
Kinh là dân tộc chiếm đa số (vào năm 2019 thì số liệu cho thấy dân tộc kinh
chiếm khoảng 86% dân số cả nước và 53 dân tộc còn lại chiếm khoảng 14%
dân số của cả nước)
+ Một số nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch về dân số giữa các dân tộc
❖ Thứ nhất, do sự chênh lệch về mức sinh giữa các dân tộc. Cụ thể, trong
số các vùng, Trung Du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là những vùng
có mức sinh cao nhất cả nước, còn khu vực Đông Nam Bộ và Đồng
bằng Sông Cửu Long là hai vùng có mức sinh thấp nhất.
❖ Thứ hai, quá trình di cư và đô thị hóa cũng phần nào tạo ra sự chênh
lệch về dân số của các dân tộc. Hiện nay, số liệu cho thấy, Tây Nguyên
chuyển từ vùng nhập cư trở thành vùng xuất cư (với tỷ suất di cư thuần
là -12‰). Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng nhập cư
lớn nhất cả nước. Đặc biệt, Đông Nam Bộ, vùng kinh tế phát triển với
các khu công nghiệp lớn, tiếp tục là điểm đến thu hút nhất đối với người
di cư với 1,3 triệu người nhập cư. Có rất nhiều lý do để di cư, chẳng hạn
như đi phát triển kinh tế (khởi nghiệp), tăng chất lượng cuộc sống (tới
nơi có hệ thống giáo dục, y tế, dịch vụ phát triển),...
❖ Thứ ba, các dân tộc thiểu số rất ít người (DTTSRIN) thường có chất
lượng dân số cũng như số dân ít hơn hẳn so với các dân tộc còn lại,
nguyên nhân là do có nhiều cộng đồng DTTSRIN còn sống biệt lập, hôn
nhân thường là cùng tộc hoặc cùng trong cộng đồng nên dẫn tới tảo hôn
và hôn nhân cận huyết. Ngoài ra, do điều kiện sống phụ thuộc vào thiên
nhiên, đời sống kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp gây trở ngại đến
việc sinh con của phụ nữ.

● Các dân tộc ở Việt Nam cư trú xen kẽ nhau:


+ Các dân tộc Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ với nhau, không có dân tộc
nào có lãnh thổ riêng. Ở một số vùng nhất định có dân tộc cư trú tương đối tập
trung.
❖ Về tính xen kẽ, địa bàn cư trú của dân tộc Kinh chủ yếu là ở khu vực
đồng bằng, ven biển và vùng trung du. Các dân tộc thiểu số, ít người cư
trú chủ yếu tập trung ở các vùng miền núi và vùng cao, và đôi khi dân
tộc này sẽ xen kẽ với các dân tộc khác, hoàn toàn không có sự tách biệt.
❖ Về tình trạng cư trú phân tán với nhau giữa các dân tộc ở nước ta, ở
vùng núi thì hầu hết không có vùng hoặc huyện nào mà chỉ có một dân
tộc cư trú, trái lại, nhiều vùng lại có hơn 20 dân tộc cư trú như Lai Châu,
Lào Cai,... Phần lớn các huyện sẽ có từ 5 dân tộc trở lên cư trú.

● Dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố ở địa bàn có chiến lược quan trọng:
+ Tuy các dân tộc thiểu số của nước ta chỉ chiếm khoảng 14% dân số cả nước,
tuy nhiên các dân tộc thiểu số đa phần cư trú tại các địa bàn có vị trí chiến lược
quan trọng về kinh tế, chính trị quốc phòng và an ninh. Cụ thể:
❖ Đường biên giới trên đất liền ở nước ta trải dài 4.000km thì có tới
3.000km nằm ở khu vực miền núi, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu
số sinh sống, chiếm khoảng ¾ diện tích cả nước. Ðây là địa bàn rất
thuận lợi trong mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác về kinh tế, văn hóa
giữa nước ta với các nước láng giềng, từ đó mở rộng tới các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới.
❖ Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số trước đây là căn cứ cách mạng và
kháng chiến. Ngoài ra còn có vai trò đặc biệt quan trọng về môi trường
sinh thái đối với cả nước như điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước,
bảo vệ lớp đất màu trong mùa mưa lũ.
=> Chính vì vậy, hiện nay miền núi - biên giới là các thành lũy vững chắc của tổ quốc,
là địa bàn chiến lược quan trọng về chiến lược về quốc phòng, an ninh trong việc bảo
vệ quốc gia.

● Các dân tộc tại Việt Nam có trình độ phát triển không đồng đều:
+ Trình độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của các dân tộc không đồng đều
có thể do một số nguyên nhân như sau:
❖ Thứ nhất, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thường
có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, trong SXKD còn mang nặng tính tự
cấp, tự túc, ít có sự giao lưu, trao đổi hàng hóa nên điều kiện hòa nhập
gặp nhiều khó khăn. Thực tế trên cũng được nêu trong dự thảo Báo cáo
Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa X tại Ðại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng, đó là: “Trình độ phát triển giữa các
vùng cách biệt lớn và có xu hướng mở rộng... Ðời sống của một bộ phận
dân cư, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Xóa
đói giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo cao. Khoảng cách
chênh lệch giàu nghèo còn khá lớn và ngày càng doãng ra”.
❖ Thứ hai, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thường hứng chịu lũ ống,
lũ quét, sạt lở đất. Vấn đề môi trường (môi trường sinh thái tự nhiên:
rừng, biển, sông ngòi; môi trường sống: sức khỏe, y tế, vệ sinh… nhiều
nơi bị xuống cấp, ô nhiễm nghiêm trọng); biến đổi khí hậu đang hiện
hữu ngày càng rõ nét với những hậu quả khôn lường.
❖ Thứ ba, mặt bằng học vấn của đồng bào các dân tộc thiểu số không đồng
đều, nhận thức còn hạn chế nên dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng để
xuyên tạc sự thật về các vấn đề phát triển và quan hệ dân tộc.

● Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, gắn bó lâu đời trong cộng
đồng dân tộc - quốc gia thống nhất:
+ Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam là một phần quan trọng trong lịch
sử và văn hóa của quốc gia qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
+ Truyền thống đoàn kết dân tộc nay đã trở thành một sức mạnh to lớn. Bởi tinh
thần đó đã được thử thách trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ
Tổ quốc, xây dựng đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử của dân tộc. Tinh thần
này vẫn luôn được tiếp tục được phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, cũng như giải quyết khó khăn về đời sống và phát triển kinh tế - xã
hội.
+ Trong điều kiện hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thì truyền
thống đoàn kết của dân tộc ta không những được củng cố mà còn ngày càng
được nâng cao. Các dân tộc thiểu số cũng như đa số của nước ta ý thức được
rằng: sự nghiệp giành và giữ vững nền độc lập và thống nhất Tổ quốc, công
cuộc cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới là sự nghiệp chung và là quyền
lợi thiêng liêng của các dân tộc, nâng cao cảnh giác, kịp thời đập tan mọi âm
mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

● Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa
dạng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất:
+ Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, như đã nói thì nước ta có khoảng 54 dân
tộc, tuy nhiên mỗi dân tộc đều có những sắc thái độc đáo riêng, chính những
nét riêng đó đã góp phần làm đa dạng nền văn hóa VN thống nhất.
+ Thế nào là Bản sắc văn hóa dân tộc?
❖ Định nghĩa: Là những giá trị vật chất và tinh thần đặc trưng, cô đọng và
bền vững của mỗi dân tộc. Nó tạo nên sắc thái riêng biệt, không thể lẫn
lộn với dân tộc khác.
❖ Bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ là minh chứng cho sự “lâu đời” của
một dân tộc, mà còn gắn kết con người với quê hương và tạo nên sự
đoàn kết. Bản sắc văn hóa riêng của các dân tộc là một khía cạnh quan
trọng trong đa dạng văn hóa của thế giới. Mỗi dân tộc có những giá trị,
tập tục, ngôn ngữ, và quan niệm độc đáo, tạo nên sự đa dạng và phong
phú trong cuộc sống con người.
❖ Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện qua ngôn ngữ, tập quán, nghệ thuật, và
truyền thống của mỗi cộng đồng. Điều này góp phần tạo nên sự gắn kết
và đoàn kết trong dân tộc
- Quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc:
*Quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc:
Thứ nhất, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài,
đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.

Thứ hai, các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp
nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Kiên quyết
đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.

Thứ ba, phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng
trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết
các vấn đề xã hội; thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng
nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc; giữ gìn và phát huy những
giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển
chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Thứ tư, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc thiểu số và miền
núi; trước hết, tập trung phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo;
khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, gắn với bảo vệ môi trường
sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng
thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương
trong cả nước.

Thứ năm, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị.

https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/bai-1-quan-diem-duong-
loi-cua-dang-cong-san-viet-nam-ve-van-de-dan-toc-660054.html

( đọc thấy nó có ý y chang trong giáo trình)

*Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam:
- Về chính trị:

● Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc, tăng cường sự tham gia vào bộ máy
nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
● Chú trọng quy hoạch, đào tạo và sử dụng hợp lý cán bộ dân tộc thiểu số, đáp
ứng yêu cầu phát triển.
● Xây dựng chế độ trách nhiệm của cán bộ, công chức, đặc biệt ở vùng dân tộc
thiểu số, bảo đảm quyền công dân và quyền con người.

- Về kinh tế:

● Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu gắn với xây dựng nông thôn
mới.
● Phát triển sản xuất gắn với thị trường, phát triển các mô hình sản xuất mới, tạo
việc làm và tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc.
● Hoàn thiện các chính sách ưu tiên việc làm cho lao động dân tộc thiểu số, đặc
biệt ở khu vực phi chính thức.

- Về văn hóa-xã hội:

● Khai thác và sử dụng hợp lý tri thức địa phương, đánh giá và khắc phục các vấn
đề hạn chế để định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
● Phát triển và hiện đại hóa mạng lưới thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng
sản phẩm văn hóa, thông tin, đẩy mạnh phát thanh, truyền hình phù hợp với
đồng bào các dân tộc thiểu số, xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của
các thiết chế văn hóa cộng đồng.
● Chăm lo xây dựng đời sống văn hóa mới trong các vùng dân tộc thiểu số, tôn
trọng và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa kết hợp với phát triển
kinh tế, du lịch cộng đồng.
● Phát triển giáo dục ở mọi cấp, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao, chú trọng đào tạo và bồi dưỡng trí thức dân tộc thiểu số, tăng cường
hiệu quả chính sách dạy nghề.
● Xây dựng, củng cố cơ sở y tế, bảo đảm thuốc men, chăm sóc sức khỏe cho
đồng bào vùng khó khăn, đặc biệt quan tâm tới đồng bào dân tộc thiểu số, nâng
cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng.
- Về an ninh, quốc phòng:
● Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, sẵn sàng
đối phó với mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù. Tăng cường đảm bảo an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt ở vùng dân tộc và miền núi.
● Phát triển nhanh các khu kinh tế kết hợp quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo.
● Giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến tôn giáo ở các vùng dân tộc, ngăn ngừa
việc lợi dụng quan hệ dòng tộc để kích động chia rẽ.

http://truongchinhtrithainguyen.gov.vn/vi/nghien-cuu-khoa-hoc/Nghien-cuu-
Trao-doi/thuc-hien-chinh-sach-dan-toc-trong-thoi-ky-doi-moi-267.html

You might also like