Nhóm 1 QTKD - Mô Hình Kinh Doanh Tesla

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

***

BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH


Đề bài: Phân tích mô hình kinh doanh của Tesla

Nhóm sinh viên: Bùi Thu Hương


Đỗ Trần Hà Anh
Hà Anh Ly
Vũ Minh Thu
Phạm Khánh Ngọc
Nguyễn Vân Giang
Nguyễn Phương Thảo
Hoàng Thanh Thư

Lớp học phần: Quản trị kinh doanh 1


GVBM: TS. Nguyễn Thị Phương Lan

Hà Nội, 2023

1
MỤC LỤC

Table of Contents
I/ Tổng quan về công ty Tesla..................................................................................................3
1. Lịch sử của Tesla.......................................................................................................................................3
2. Logo Tesla..................................................................................................................................................4

II/ Khu vực sản phẩm/ dịch vụ.................................................................................................7


1. Các dòng sản phẩm xe điện......................................................................................................7
III/ Khu vực hoạt động............................................................................................................8
1. Nguồn lực chính.......................................................................................................................8
2. Mạng lưới đối tác của Tesla....................................................................................................10
3. Hoạt động chính.....................................................................................................................11
1.Nguồn lực chính..........................................................................................................................13
3.Hoạt động chính..........................................................................................................................14
IV/ Khu vực khách hàng........................................................................................................14
1. Phân đoạn khách hàng...........................................................................................................14
a) Phân khúc địa lý......................................................................................................................................14
b) Phân khúc theo nhân khẩu học................................................................................................................14
c) Phân khúc theo tâm lý học:......................................................................................................................16

2. Kênh phân phối......................................................................................................................16


Trực tiếp........................................................................................................................................16
3. Quan hệ khách hàng..................................................................................................................18
a) Tesla phát triển mối quan hệ khách hàng..................................................................................................19
b) Tesla duy trì mối quan hệ với khách hàng....................................................................................................20

V/ Khu vực tài chính..............................................................................................................21


1. Cấu trúc chi phí:.....................................................................................................................21
2. Dòng doanh thu......................................................................................................................23
VI/ Trả lời câu hỏi.................................................................................................................26

2
I/ Tổng quan về công ty Tesla
1. Lịch sử của Tesla
Tesla là một thương hiệu không thể tách rời của Elon Musk, nhưng một sự thật
ít ai biết rằng, ông không phải là người sáng lập Tesla. Tesla được thành lập
bởi Martin Eberhard và Marc Tarpenning vào ngày 1/7/2003 tại San Carlos,
California, Hoa Kỳ. Hai nhà sáng lập nhận thấy cơ hội thành lập công ty sau khi tập
đoàn GM không tiếp tục đầu tư cho dự án xe điện EV1, họ tự tin rằng mình có thể
tiếp tục phát triển dự án và thương mại hoá nó.

Năm 2005, với tư cách là một nhà đầu tư, đam mê về công nghệ, khát khao thay
đổi mọi thứ tốt hơn, Elon Musk gia nhập Tesla với tư cách là nhà đầu tư số một và
trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị. Elon Musk đã đưa ra tầm nhìn sản xuất
những chiếc xe điện mang phong cách và sức mạnh thể thao cao cấp cho những
người giàu, sau đó chuyển sang sản xuất các loại xe điện phổ thông, hướng tới thị
trường toàn cầu càng sớm càng tốt.

Dự án đầu tiên trong tham vọng của Tesla là chiếc Tesla Roadster, một mẫu xe
thể thao có động cơ điện cao cấp mà Elon Musk đã đầu tư rất nhiều tâm huyết và
thời gian để phát triển. Khi trở thành nhà đầu tư số một và kiểm soát Tesla, những
quyết định của Musk có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược phát triển của công ty.
Elon Musk đã đưa ra những tầm nhìn rõ ràng, giúp giải quyết khủng hoảng năng
lượng hoá thạch, cải thiện môi trường thông qua việc sản xuất các phương tiện
chạy bằng động cơ điện.

Chính vì tầm nhìn này cùng với thiết kế và công nghệ của Tesla Roadster đã
mang về cho Elon Musk giải thưởng Global Green product design vào năm 2006,
cũng như giải thường Index Award vào năm 2007. Tuy nhiên vào năm 2007, Tesla
đã gặp một biến cố lớn, khi công ty chi tiêu vượt xa mức có thể huy động được,
điều này dẫn tới việc Tesla phải sa thải 10% nhân viên. Khi Elon Musk trực tiếp trở
thành Giám đốc Điều hành vào năm 2007, ông tiếp tục sa thải thêm 25% nhân viên
nhằm kiểm soát dòng tiền của doanh nghiệp chưa có lãi nhưng đang tiêu dần hết số
tiền mặt đang có.

3
Tốc độ tiêu tiền của Tesla vượt kiểm soát đến nỗi website chuyên về ô tô “The
Truth About Cars” thiết lập một chức năng đồng hồ đếm ngược có tên là “Tesla
Death Watch”, đồng hồ này đếm ngược còn bao nhiêu thời gian nữa thì Tesla hết
tiền mặt và phá sản.

Tuy nhiên với các quỹ riêng của mình cùng lợi nhuận thu về từ những chiếc
Tesla mà công ty phân phối, Musk đã cứu được Tesla khỏi tình trạng cạn kiệt tiền
mặt. Vào năm 2009, Tesla được Bộ năng lượng Hoa kỳ cho vay 465 triệu USD để
tiếp tục tham vọng hướng tới tầm nhìn tạo ra những phương tiện không phụ thuộc
vào nhiên liệu hoá thạch.

Vào năm 2010, Tesla sản xuất ra Model S, chiếc xe có giá bán tại thị trường Mỹ
là hơn 72.000 USD, mức giá này vẫn chưa đáp ứng mục tiêu trở thành những chiếc
xe phổ thông, nhưng nó đã cải thiện hơn rất nhiều so với mức giá bán 200.000 USD
của mẫu Tesla Roadster. Cùng thời điểm công bố mẫu Model S, Tesla cũng thực
hiện IPO, niêm yết lên sàn chứng khoán. Những nhà đầu tư rất lạc quan về tương
lai của Tesla, được dự báo sẽ trở thành thương hiệu thay thế rất nhiều thương hiệu
khác, như cái cách mà Apple từng làm với Nokia hay Google với Yahoo.

Vào ngày 2/7/2020 vốn hoá của Tesla đã đạt 207 tỉ USD, vượt qua Toyota (205
tỉ USD) để trở thành thương hiệu xe hơi giá trị số một thế giới.

Giờ đây Elon Musk và Tesla vẫn đã và đang thực hiện tầm nhìn về phương tiện
giao thông thông dụng không sử dụng nhiên liệu hoá thạch thông qua giảm giá
thành sản xuất pin, tăng số lượng trạm sạc, tăng phạm vi di chuyển của xe. Trong
những năm gần đây, lĩnh vực xe ô tô tự hành bằng công nghệ trí thông minh nhân
tạo (AI) cũng trở thành một mục tiêu chiến lược quan trọng của Tesla.

2. Logo Tesla
Logo Tesla với điểm nhấn là chữ T, sử dụng phương pháp thiết kế biểu tượng
chữ cái đầu tiên của tên thương hiệu, tạo ra cảm nhận mang hơi hướng tương lai.
Logo Tesla thường được sử dụng với 4 màu đen – trắng – đỏ – xám và vận dung cả
2 chủ nghĩa thiết kế (thiết kế phẳng và thiết kế hiện thực).

4
Logo Tesla nổi bật của một showroom tại Hà Lan
Nguồn: shutterstocks

Thiết kế logo hiện đại không còn sử dụng “một logo” cho mọi trường hợp thiết
kế, giờ đây những nhà thiết kế logo đã tiến một bước mới khi quy định sử dụng
logo, nhằm tăng khả năng linh hoạt và đề cao tính ứng dụng. Logo Tesla là một đại
diện cho điều này. Dấu hiệu nhận biết của Tesla bao gồm 3 thành phần chính, được
gọi với ba cách khác nhau bao gồm:

1. Biểu tượng (chữ cái T)


2. Tesla flag (Logo bao gồm biểu tượng và tên thương hiệu)
3. Tên thương hiệu (Phông chữ Tesla cách điệu)

5
Việc ứng dụng 3 dấu hiệu nhận biết là cách thức thiết kế và hướng dẫn logo
hiện đại, giúp logo Tesla hiện diện với nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn đảm
bảo được sự nhất quán và tính linh hoạt.

Mặc dù Tesla không xuất bản một tài liệu mô tả về ý nghĩa của logo Tesla,
nhưng mọi người đã đưa ra giả thuyết thiết kế biểu tượng chữ T được lấy cảm hứng
từ mặt cắt của động cơ điện, được phát minh bởi nhà Nikola Tesla, giả thuyết này
đã được Elon Musk xác nhận trong một Tweet.

Ý nghĩa logo Tesla


Nguồn: electrek

Elon Musk từng trả lời về ý nghĩa logo của Tesla: “Tương tự như Space X,
chữ T là mặt cắt của một động cơ điện, nó giống như chữ X đại diện cho quỹ đạo

6
tên lửa”. Musk xác nhận lý thuyết về logo Tesla và làm sáng tỏ thông điệp, ý nghĩa
của nó. Đúng như tên gọi của công ty, để tri ân Nikola Tesla, nhà bác học, người
sáng tạo, người đi trước thời đại, người đã tạo ra những thí nghiệm, lý thuyết ứng
dụng về năng lượng.

https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/320203-Tesla-Lich-su-hinh-
thanh-va-y-nghia-logo

3. Tóm tắt thông tin về Tesla

– Công ty ô tô và năng lượng TESLA, Inc


– Giám đốc điều hành: Elon Reeve Musk
– Công ty con: SolarCity, Tesla Grohmann Automation, Maxwell
Technologies
– Người sáng lập: Elon Musk, Martin Eberhard, JB Straubel, Marc
Tarpenning, Ian Wright
– Năm thành lập: 2003
– Trụ sở chính: Austin, Texas, Mỹ.
– Sản phẩm & Dịch vụ: Xe điện Tesla | Dịch vụ ô tô | Dịch vụ tài chính |
Lưu trữ năng lượng (Bộ pin năng lượng) | Tấm pin mặt trời | Sản phẩm
phong cách sống
Sứ mệnh: “Đẩy nhanh sự ra đời của phương tiện giao thông bền vững bằng cách
đưa những chiếc ô tô điện hấp dẫn dành cho thị trường đại chúng ra thị trường càng
sớm càng tốt”.
Tầm nhìn: Tạo ra công ty xe hơi hấp dẫn nhất thế kỷ 21 bằng cách thúc đẩy quá
trình chuyển đổi của thế giới sang phương tiện chạy bằng điện. Khi thị trường mở
rộng, Tesla đã sử dụng chiến lược bán hàng chuyển tiếp.

II/ Khu vực sản phẩm/ dịch vụ


1. Các dòng sản phẩm xe điện
Tesla hiện tại cung cấp nhiều dòng xe điện khác nhau, phù hợp với nhu cầu của
từng khách hàng. Dưới đây là một số dòng xe Tesla và đối tượng khách hàng phù
hợp:

7
- Xe dùng cho cá nhân: dòng xe Sedan (Tesla Model 3, Tesla Model S). Tesla
Model 3 và Tesla Model S là hai dòng xe sedan sang trọng và có khả năng chạy
xa trong một lần sạc đầy. Với Tesla Model 3, chiếc sedan chạy điện này có thể
di chuyển quãng đường lên tới 531 km đối với 1 lần sạc đầy và có thể chạy từ 0
– 100 km/h trong 3,4 giây với tốc độ tối đa 261 km/h . Trong khi Tesla Model S
có thể chạy được khoảng cách lên đến 373 dặm trên một lần sạc đầy và có thể
tăng tốc từ 0 đến 60 dặm/giờ trong vòng 1,98 giây. Đặc biệt, thiết kế nhỏ gọn,
hiện đại, thân thiện với môi trường nên Tesla Model 3 và Tesla Model S là sự
lựa chọn đúng đắn cho những cá nhân đam mê tốc độ, đam mê công nghệ và có
sự quan tâm đến môi trường

- Xe dùng cho gia đình: dòng xe SUV (Tesla Model X, Tesla Model Y). Cả hai
dòng xe đều được thiết kế rộng rãi, có thể chở được nhiều hành khánh và có khả
năng chạy xa. Đặc biệt, việc hàng ghế thứ 3 là tùy chọn giúp cho Model X thu
hút những người mua đang tìm kiếm một chiếc xe thực dụng dành cho gia đình

- Xe bán tải: Cyber Truck. Mẫu xe này được thiết kế với kiểu dáng độc đáo,
chống đạn và có khả năng chở hàng hóa lên đến 1,6 tấn.

https://m.autopro.com.vn/tesla-model-3-thong-so-ky-thuat.htm

III/ Khu vực hoạt động


1. Nguồn lực chính
a) Nhân sự
– Bao gồm nhân viên từ nhiều lĩnh vực khác nhau: kỹ sư ô tô, chuyên gia điện
tử, chuyên gia sản xuất, quản lý dự án, và nhiều vị trí khác.
– Bộ máy nhân sự:
• Tính đến năm 2023, Tesla có tổng cộng 128,290 nhân viên.
• Các phòng ban điều hành của công ty Tesla bao gồm: [1]
o Văn phòng của Giám đốc điều hành (CEO): Đây là nơi Elon Musk, CEO
của Tesla, hoạt động.
o Tài chính: Phòng ban này chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính của
công ty.
o Công nghệ: Phòng ban này tập trung vào việc phát triển và cải tiến công
nghệ của Tesla.

8
o Bán hàng và Dịch vụ Toàn cầu: Phòng ban này chịu trách nhiệm về việc
bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên toàn thế giới.
o Kỹ thuật: Phòng ban này chịu trách nhiệm về việc thiết kế và sản xuất các
sản phẩm của Tesla.
o Nhân sự: Phòng ban này quản lý các vấn đề liên quan đến nhân viên của
Tesla.
o Pháp lý: Phòng ban này giải quyết các vấn đề pháp lý mà Tesla có thể gặp
phải.
b) Dòng Tiền Từ Doanh Nghiệp:
– Tesla đã thu được dòng tiền từ việc bán xe (Doanh thu của Tesla trong 12
tháng kết thúc vào ngày 30 tháng 9 năm 2023 là 95,924 tỷ USD , tăng
28,13% so với cùng kỳ năm ngoái) và sản phẩm năng lượng của mình, giúp
họ tái đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, mở rộng sản xuất, và thúc đẩy các
dự án chiến lược.[2]
c) Công Nghệ và Sở Hữu Trí Tuệ:
– Tesla sở hữu nhiều bằng sáng chế và công nghệ quan trọng, đặc biệt trong
lĩnh vực xe điện và tự lái.
– Điển hình là Pin lithium-ion: Tesla là nhà sản xuất xe đầu tiên sử dụng pin
lithium-ion, cho phép xe chạy được quãng đường lớn hơn 200 dặm trên mỗi
lần sạc [3] và Bộ điều khiển trung tâm tích hợp (Hardware 3): Thiết bị này
được tích hợp 2 con chip trí tuệ nhân tạo do Tesla tự phát minh và sản xuất,
qua đó cung cấp tính năng tự lái Autopilot cùng hệ thống thông tin giải trí
tiên tiến trong xe hơi được điều khiển thông qua màn hình cảm ứng [4].
d) Hệ Thống Sản Xuất và Dây Chuyền Cung Ứng:
– Công ty sở hữu các nhà máy sản xuất hiện đại và hệ thống cung ứng đa
dạng, giúp họ kiểm soát quá trình sản xuất và đáp ứng nhanh chóng với nhu
cầu thị trường.
• Dây chuyền cung ứng: Tesla còn có khoảng 625 cơ cở trong đó có 236 cơ
sở tại Mỹ, 71 cơ sở tại Trung Quốc, 41 cơ sở tại Đức, 39 cơ sở tại Anh, 25
cơ sở tại Canada, 23 cơ sở tại Pháp, 21 cơ sở tại Nauy và 169 cơ sở tại các
quốc gia ở châu Âu và châu Á. [5]

9
• Hệ thống sản xuất: Tesla đã xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy Giga
Shanghai, nơi sản xuất Model 3, với tốc độ chưa từng có, tạo ra thuật ngữ
"Tốc độ Tesla".
e) Tiền Đầu Tư Tài Chính và Thị Trường Chứng Khoán:
– Tesla đã có sự thành công trong việc huy động vốn thông qua các kỳ gọi vốn
cổ phần và trái phiếu. Các tài nguyên tài chính này giúp họ đầu tư vào các dự
án quan trọng và mở rộng quy mô kinh doanh.
– Cụ thể:
• Trong vòng 01 tháng đầu năm 2023, cổ phiếu TSLA đã đảo chiều tăng
mạnh đến 50,16%
• Sau khi mất khoảng 36,5% đến giữa tháng 3/2022 (ở mức ~254 USD/CP),
với sự kiện được cấp phép hoạt động tại siêu nhà máy (Gigafactory) tại
Berlin, Đức (công suất có thể đạt 500.000 xe/năm), giá cổ phiếu Tesla đã
tăng ~46% từ giữa tháng 3/2022 đến đầu tháng 4/2022 (ở mức 380
USD/CP).
2. Mạng lưới đối tác của Tesla
Tesla có một mạng lưới đối tác rộng lớn, bao gồm nhiều công ty và nhà cung
cấp từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số loại đối tác mà Tesla thường
hợp tác với: [6]
– Liên minh OEM: Năm 2009, Tesla hợp tác với nhà sản xuất OEM Daimler,
điều này đã giúp công ty tiếp cận được sự phát triển nghiên cứu và kỹ thuật
vượt trội. Nó cũng cung cấp cho Tesla một nguồn tiền mặt để giúp công ty
thoát khỏi nguy cơ phá sản. Tesla còn liên minh với các công ty lớn khác như
Toyota, mở ra cơ hội mua lại nhà máy NUMMI. Các thiết kế pin là từ khoản
đầu tư chung của Tesla với Osaka và sự hợp tác của hãng với LG Chem Ltd
và CATL của Trung Quốc.
– Sản xuất và mua hàng: Một số bộ phận của Tesla có nguồn gốc từ bên thứ
ba. Tesla đã hợp tác với Toyota để tạo ra xe điện, bao gồm hệ thống sản xuất,
linh kiện cho ô tô điện và các phụ kiện của chúng.
– Chính phủ: Tài trợ các khoản vay để sản xuất xe điện, tàu điện. Tesla nhận
được ưu đãi thuế từ chính phủ liên bang Hoa Kỳ do công ty phát triển năng
lượng và phương tiện thân thiện với môi trường.
10
– Điểm sạc: Công ty hợp tác với các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, trung tâm mua
sắm và khách sạn để lắp đặt các trạm sạc nhanh cho ô tô.
– Các công ty cho thuê xe: Tesla hợp tác với Công ty cho thuê ô tô Athlon
cho mẫu xe sedan điện cao cấp của công ty, dành riêng cho các dịch vụ đội
xe trong khu vực Châu Âu
– Panasonic: Là đối tác lâu dài của Tesla trong lĩnh vực pin lithium-ion. Cả
hai công ty đã hợp tác chặt chẽ trong việc sản xuất pin cho các mô hình xe
điện của Tesla.
– LG Chem: Một nhà cung cấp khác của pin lithium-ion cho Tesla, đặc biệt là
cho mô hình Tesla Model 3.
– CATL (Contemporary Amperex Technology Co. Limited): Cung cấp pin
cho một số mô hình xe điện của Tesla.
– NVIDIA: Tesla đã sử dụng vi xử lý đồ họa của NVIDIA trong hệ thống tự
lái của mình. Đây là một ví dụ về đối tác trong lĩnh vực công nghệ và phần
mềm.
– ZF Friedrichshafen AG: Một nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực truyền
động và lái xe. Tesla có thể sử dụng một số thành phần từ ZF cho các mô
hình của mình.
– Samsung SDI: Cung cấp pin cho các sản phẩm năng lượng tái tạo của Tesla,
chẳng hạn như hệ thống lưu trữ năng lượng Powerwall.

3. Hoạt động chính


Hoạt động chính của Tesla chủ yếu tập trung vào nghiên cứu và phát triển (R&D),
sản xuất và bán các sản phẩm liên quan đến xe điện và năng lượng tái tạo. Dưới
đây là một số hoạt động chính của Tesla:
– Sản Xuất Ô Tô Điện: [6]
• Tesla sản xuất và phân phối một loạt các mô hình xe điện, bao gồm sedan,
SUV và dòng xe tải.
• Mô hình nổi tiếng của Tesla bao gồm Tesla Model S, Model 3, Model X,
và Model Y.

11
• Công ty cũng có dự định sản xuất các mô hình mới và cập nhật, như Tesla
Cyberduck và Tesla Roadster.
– Năng Lượng Tái Tạo:
• Tesla cung cấp sản phẩm năng lượng tái tạo, bao gồm hệ thống lưu trữ
năng lượng Powerwall, Powerpack và MegaPack. [7]
• Công ty sản xuất và lắp đặt các hệ thống pin năng lượng và solar panels để
hỗ trợ người tiêu dùng và doanh nghiệp tự tạo ra và lưu trữ năng lượng.
[8]
– Công Nghệ Năng Lượng Dự Phòng:
• Tesla đã tham gia vào các dự án năng lượng lớn, như việc cung cấp hệ
thống lưu trữ năng lượng cho các dự án điện gió và năng lượng mặt trời.
– Phát Triển Công Nghệ Tự Lái: [9]
• Tesla đã và đang phát triển công nghệ tự lái để cải thiện khả năng lái xe tự
động của các mô hình xe của mình.
• Hệ thống tự lái của Tesla được cập nhật thông qua phần mềm, giúp nâng
cao khả năng và tính năng của nó theo thời gian.
– Phát Triển Công Nghệ Pin và Năng Lượng:
• Tesla còn tham gia vào nghiên cứu và phát triển công nghệ pin để cải thiện
hiệu suất và giảm giá thành của pin điện, có ảnh hưởng lớn đến ngành
công nghiệp ô tô điện và lưu trữ năng lượng.
– Phát Triển Phần Mềm:
• Tesla không tuân theo vòng đời sản phẩm phần mềm phát triển lâu dài mà
nhiều chuyên gia ô tô tuân theo; thay vào đó, Tesla đã giải quyết những
rào cản này để tạo ra các chương trình phần mềm đa dạng nhằm cải thiện
khả năng đáp ứng đầy đủ của từng dòng sản phẩm mẫu xe của họ.
• Tesla mở các cuộc họp thường kỳ được thiết kế để hoạt động và cải thiện
cấu trúc của phần mềm cốt lõi của mình.
– Thiết kế

12
• Thiết kế sáng tạo của Tesla đã giúp tạo ra những chiếc ô tô chạy điện đáng
tin cậy với giá cả phải chăng cho tất cả mọi người.
• Thiết kế hiện đại bao gồm thân máy nhẹ, tuổi thọ pin bền và lâu dài
• Mẫu mã đa dạng từ nhỏ gọn, đẳng cấp đến sang trọng – có nhiều loại xe
dành cho mọi phân khúc khách hàng với các mức giá khác nhau.
– Charging Network:
• Tesla xây dựng và duy trì một mạng lưới các trạm sạc (Supercharger) cho
các chủ xe Tesla. (5.500 trạm sạc tại Mỹ với 50.000 cổng kết nối) [5]
• Mạng lưới này giúp tăng cường khả năng di chuyển của xe điện bằng cách
cung cấp các trạm sạc nhanh trên khắp thế giới.
– Bán hàng và Tiếp thị:
• Tesla đầu tư rất nhiều vào việc thực hiện các nỗ lực tiếp thị và bán hàng
của mình, bao gồm việc thành lập các cửa hàng, phòng trưng bày và trung
tâm dịch vụ thuộc sở hữu của công ty được gọi là “Service Plus”.
• Tesla không thro mô hình phân phối truyền thống mà tự xây dựng kênh
phân phối của riêng mình
 Vì vậy, Tesla không chỉ tập trung vào sản xuất ô tô điện mà còn mở rộng vào
các lĩnh vực khác liên quan đến năng lượng tái tạo và công nghệ điện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguồn lực chính
a) Nhân sự
[1] - Tesla, Inc, wikipedia, từ <https://vi.wikipedia.org/wiki/Tesla,_Inc.>
b) Dòng Tiền Từ Doanh Nghiệp:
[2] - Tesla Revenue 2010-2023| TSLA, macrotrends, từ
<https://www.macrotrends.net/stocks/charts/TSLA/tesla/>
c) Công Nghệ và Sở Hữu Trí Tuệ:

13
[3] - Minh Hằng (2022), Báo Tin Tức, từ
<https://baotintuc.vn/o-to-xe-may/panasonic-bat-dau-san-xuat-pin-moi-cho-tesla-
trong-nam-2023-20220124221709450.htm>
[4] - Vũ Hạo (2020), Báo Nhịp Cầu Đầu Tư, từ <https://nhipcaudautu.vn/phong-
cach-song/boc-tach-chiec-tesla-moi-thay-cong-nghe-dien-tu-cua-hang-xe-my-di-
truoc-toyota-va-vw-khoang-6-nam-3332973/>
d) Hệ Thống Sản Xuất và Dây Chuyền Cung Ứng:
[5] - Tesla Find Us, tesla, từ < https://www.tesla.com/findus>
2. Mạng lưới đối tác của Tesla
[6] – Tesla Business Model Canvas, Business Strategy Hub, từ
< https://bstrategyhub.com/tesla-business-model-tesla-business-model-canvas/>
3.Hoạt động chính
[6] – Tesla Business Model Canvas, Business Strategy Hub, từ
< https://bstrategyhub.com/tesla-business-model-tesla-business-model-canvas/>
[7] – Bích Thuận (2023), VOV, từ <https://vov.vn/o-to-xe-may/tesla-chinh-thuc-
khoi-dong-du-an-sieu-nha-may-san-xuat-pin-tai-thuong-hai-post1067558.vov>
[8] – Thái Sơn (2023), Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô , từ
<https://tuoitrethudo.com.vn/tesla-gioi-thieu-cong-nghe-sac-pin-nang-luong-mat-
troi-230546.html>
[9] – Duy Luân (2021), Diễn đàn Xe hơi, từ <https://tinhte.vn/thread/tinh-nang-tu-
lai-autopilot-cua-xe-tesla-hoat-dong-nhu-the-nao.3280219/>

IV/ Khu vực khách hàng


1. Phân đoạn khách hàng
a) Phân khúc địa lý.
Xe điện Tesla được phân phối ở nhiều nước như: Hoa Kỳ, Canada, Tây Âu,
Trung Đông, Trung Quốc, Nhật Bản,...., được phân bố chủ yếu tại Bang
California của Mỹ, đặc biệt là khu vực thung lũng Silicon.Ngoài ra, Tesla được
sử dụng chủ yếu tập trung tại thành thị, các thành phố lớn ở các khu vực khác
nhau.
b) Phân khúc theo nhân khẩu học.

14
Độ tuổi trung bình người sử dụng xe điện Tesla là 54 tuổi.Nhưng chủ yếu là
các đối tượng từ 30 tuổi đổ lên. Đa số là nam giới sử dụng xe điện Tesla,
chiếm tới 67,9% và nữ giới chiếm 33,1%.Với các mẫu xe khác nhau sẽ có tỉ lệ
giới tính người dùng như sau:Model S: 77% là người tiêu dùng nam giới, 23%
là người tiêu dùng nữ giới; Model X: 71% là người tiêu dùng nam giới , 29%
là người tiêu dùng nữ giới; Model 3: 84% là người tiêu dùng nam giới, 16% là
người tiêu dùng nữ giới.

15
 Người tiêu dùng xe điện Tesla làm ở đa dạng các lĩnh vực và ngành nghề
khác nhau. Nhưng chủ yếu sẽ là nhân viên kinh doanh, quản lý cấp cao ở các
tổ chức.Tệp khách hàng mục tiêu của Tesla là những người có thu nhập cao
trở lên. Trung bình thu nhập của khách hàng Tesla rơi vào khoảng
$100.000/năm.
 Với các mẫu xe khác nhau sẽ tương ứng với người tiêu dùng có mức thu
nhập trung bình khác nhau: Model X: Người sử dụng mẫu xe Tesla này có
mức thu nhập khoảng $146.623/ năm; Model S: Người sử dụng mẫu xe này
kiếm được khoảng 151.096/năm.
 Khách hàng là những người giàu và yêu thích xe công nghệ cao với mức giá
trung bình cao trở lên. Bên cạnh đó khách hàng sử dụng xe điện Tesla là
những người quan tâm đến môi trường, khí thải CO2, khí thải gas sẽ ảnh
hưởng đến hệ sinh thái và môi trường tự nhiên nên họ quyết định sử dụng
dòng xe điện Tesla.
 Khách hàng lo lắng về lượng năng lượng không đủ cho họ tiêu dùng khi di
chuyển những quãng đường xa. Khách hàng lo lắng về sự ảnh hưởng của rác
thải pin năng lượng của xe điện Tesla tới với môi trường.Một số người tiêu
dùng không có chỗ để xe riêng tại nhà. Điều này gây ra sự bất tiện cho họ khi
muốn sạc xe tại gia.Người tiêu dùng quan ngại vì các xưởng sửa xe và chăm
sóc sản phẩm của Tesla còn phân bố khá ít và cách xa chỗ họ.
c) Phân khúc theo tâm lý học:
 Khách hàng của Tesla sẽ chủ yếu là những người với mức thu nhập khoảng
trung bình cao trở lên. Khách hàng là những người yêu thích xe điện được
ứng dụng các công nghệ cao tân tiến nhất.
https://www.spglobal.com/mobility/en/research-analysis/women-not-buying-
electric-vehicles.html
2. Kênh phân phối
Trực tiếp
– Cửa hàng truyền thống và phòng trưng bày sản phẩm
• Có 625 cửa hàng và phòng trưng bày: trong đó có 236 cơ sở tại Mỹ, 71 cơ
sở tại Trung Quốc, 41 cơ sở tại Đức, 39 cơ sở tại Anh, 25 cơ sở tại Canada,
23 cơ sở tại Pháp, 21 cơ sở tại Nauy và 169 cơ sở tại các quốc gia ở châu
Âu và châu Á.
• Tesla bán sản phẩm tại các cửa hàng độc quyền của họ. Tại đây, khách
hàng có thể trải nghiệm thử xe, nhận tư vấn, giới thiệu giá trị công ty từ các
nhân viên chuyên nghiệp và có hiểu biết, mua xe trực tiếp. Các cửa hàng
của Tesla thường được đặt ở các trung tâm mua sắm hoặc khu vực đông dân
cư để thu hút khách hàng.

16
=> Vì vậy, cách thức phân phối này sẽ tạo sự hiện diện trực tiếp cho Tesla được
giới thiệu sản phẩm và thương hiệu của mình. Mang đến cho khách hàng cơ hội
được nhìn, chạm và trải nghiệm trực tiếp xe Tesla. Tạo sự tương tác trực tiếp
giữa người mua và người bán. Các cửa hàng bán lẻ và phòng trưng bày của
Tesla là một phần không thể thiếu trong chiến lược phân phối của hãng. Những
địa điểm thực tế này có vị trí chiến lược để thu hút một lượng lớn người ghé
thăm và có cơ hội tương tác với khách hàng tiềm năng. Việc trải nghiệm trực
tiếp này rất phù hợp với sứ mệnh của Tesla là giáo dục, thúc đẩy di chuyển bằng
xe điện.

– Cửa hàng trực tuyến


Website của Tesla cung cấp một nền tảng dịch vụ nơi khách hàng có thể đặt
hàng trực tuyến, thiết kế xe, nhận hỗ trợ tư vấn, tìm hiểu về sản phẩm một cách dễ
dàng và tiện lợi.
=> Điều này cung cấp trải nghiệm mua sắm trực tuyến thuận tiện và thân thiện với
người dùng. Cho phép khách hàng điều chỉnh thiết kế bên trong và bên ngoài xe
theo sở thích của mình. Tăng cường tính minh bạch bằng cách hiển thị các thay
đổi về giá theo thời gian thực. Đặt hàng trực tuyến được tích hợp liền mạch vào
chiến lược phân phối của Tesla, phù hợp với phương pháp tiếp cận trực tiếp với
người tiêu dùng. Nền tảng trực tuyến tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện
quy trình mua hàng hợp lý và minh bạch.

– Trung tâm dịch vụ và trung tâm sửa chữa


• Trung tâm dịch vụ:
o Có 537 trung tâm dịch vụ trên khắp thế giới trong đó: 186 cơ sở tại Mỹ, 58
cơ sở tại Trung Quốc, 38 cơ sở tại Đức, 36 cơ sở tại Anh, 26 cơ sở tại
Nauy, 23 cơ sở tại Canada, 22 cơ sở tại Pháp và 174 cơ sở đặt tại các nước
khác.
o Các trung tâm dịch vụ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ về bảo hành
xe chủ yếu về việc thay dầu, thay lốp xe, các vấn đề bên trong của xe.
• Trung tâm sửa chữa:
o Có 45 trung tâm sửa chữa trong đó chủ yếu tập trung tại Mỹ với 39 cơ sở.
o Các trung tâm sửa chữa cung cấp cho khách hàng các dịch vụ sửa chữa ở
bên ngoài của xe. Khi xe xảy ra sự cố va chạm, khách hàng sẽ đến các
trung tâm xử lý va chạm để khắc phục.
– Trạm sạc xe điện và điểm sạc xe điện:
17
• Với hơn 5500 trạm sạc, Tesla sở hữu một mạng lưới sạc nhanh toàn cầu lớn
nhất, các trạm sạc được đặt ở những vị trí dễ thấy, trên các tuyến đường
chính (sạc nhanh chỉ mất 15 phút sẽ thêm được 200 dặm, sạc đầy mất
khoảng 1h).
• Điểm sạc xe (hơn 15.000 điểm) được phân bổ ở khắp mọi nơi, có thể tại các
nhà hàng, khách sạn, khu đỗ xe,... Tuy nhiên, điểm sạc có tốc độ sạc chậm
hơn các trạm sạc nhằm cung cấp nguồn năng lượng ổn định cho xe (30 phút
sạc cho khoảng 15 dặm)
=> Các trung tâm dịch vụ và trạm sạc là những thành phần quan trọng trong
mạng lưới phân phối và hỗ trợ khách hàng của Tesla. Họ cung cấp các dịch vụ
thiết yếu cho chủ sở hữu Tesla, nâng cao trải nghiệm cho chủ sở hữu tổng thể và
lòng trung thành của khách hàng.
– Tesla quảng bá về giá trị của công ty qua:
• Chính việc bán hàng trực tiếp thông qua các kênh phân phối độc quyền của
họ (nơi họ có thể trực tiếp giao tiếp với khách hàng mà không thông qua các
đại lí trung gian như những công ty khác). Tại đây, Tesla có những nhân
viên tư vấn chuyên nghiệp, giúp quảng bá về giá trị xe điện mang lại, các
hiệu quả về môi trường của nó, yếu tố hướng hướng đến phát triển bền
vững của công ty.
• Tesla sử dụng chính cách tiếp cận truyền miệng (giữa khách hàng với khách
hàng) để giúp công ty giảm thiểu chi phí quảng cáo (thông qua TV, báo in,
… như các công ty truyền thống), vừa giúp quảng bá giá trị thương hiệu
một cách thông minh và hiệu quả.
=> Tesla trực tiếp và gián tiếp tiếp cận khách hàng của mình một cách hiệu quả
nhất để tạo ra tiếng vang cho công ty, cung cấp cho khách hàng hiểu biết nhất
định về sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Tesla.
3. Quan hệ khách hàng
Tesla có nhiều khách hàng trung thành nhất so với bất kỳ hãng xe hơi nào với
đánh giá mức độ hài lòng tổng thể là 90%. Một nghiên cứu chỉ ra rằng 91% khách
hàng mua hoặc thuê một chiếc Tesla khác ở lần tiếp theo của họ. Một số khách
hàng thậm chí sẵn sàng đợi nhiều năm để có được Model 3 của họ. Tesla tập trung
vào việc xây dựng mối quan hệ với các khách hàng trung thành. Trong khi các
doanh nghiệp khác luôn tìm cách để tìm kiếm khách hàng mới nhưng lại bỏ quên
các khách hàng cũ trung thành thì hãng xe hơi Tesla đã đi ngược lại với điều đó.

18
a) Tesla phát triển mối quan hệ khách hàng
Tiện ích của khách khi mua hàng: Tesla sở hữu các cửa hàng với triết lý thiết
kế tối giản, với những tiện ích như cuộc gọi quốc tế miễn phí, quán cà phê và trạm
kết nối Internet. Nhân viên Tesla nhiệt tình tư vấn cho khách hàng, ngay cả khi
khách hàng chưa sẵn sàng cho việc mua ô tô. Khi khách hàng đã sẵn sàng mua
hàng, nhân viên bán hàng sẽ hướng dẫn họ toàn bộ quy trình. Khách hàng cũng có
thể mua xe từ trang web của Tesla trong sự thoải mái tại nhà riêng của họ. Chiếc xe
hoàn toàn có thể tùy chỉnh và Tesla có một đội giao hàng chịu trách nhiệm hướng

19
dẫn khách hàng thanh toán, ký chứng từ và giao hàng. Khi xe đã sẵn sàng, khách
hàng có thể đến lấy tại đại lý hoặc họ sẽ giao xe đến địa điểm thuận tiện cho khách
hàng.
Các trải nghiệm khách hàng không kết thúc sau khi mua hàng: Ngay cả sau
khi khách hàng nhận xe, Tesla vẫn tiếp tục “chiều lòng” khách hàng của mình:
Công ty cung cấp dịch vụ bảo dưỡng từ xa, sử dụng những “Tesla Rangers” - đội
ngũ kỹ thuật di động có thể xem xét và khắc phục các sự cố khách hàng gặp phải
bằng hình thức trực tuyến, sẵn sàng đến tận nơi để giúp đỡ người dùng. Điều này
tác động tốt đến việc đánh giá chất lượng phục vụ khách hàng của công ty. Mỗi
chiếc xe Tesla cho phép lưu trữ thông tin về trải nghiệm thoải mái nhất của khách
hàng. So với những chiếc xe của thương hiệu khác, khi lên xe khách hàng phải điều
chỉnh từ ghế ngồi, gương,... Tesla cho phép người dùng lưu trữ thông tin và khôi
phục thông tin chỉ qua một lần nhấn. Điều này giúp nâng cao sự hài lòng của khách
hàng. Cách thức đó đã biến Tesla thành hãng xe hơi thành công nhất thế giới.

Tesla đặt mình vào vị trí của khách hàng bằng cách suy nghĩ xuyên suốt
hành trình: Mạng lưới các trạm sạc điện: Công ty đã xây dựng một mạng lưới các
trạm sạc khổng lồ trên khắp Hoa Kỳ và Châu Âu để giúp lái xe có thể dễ dàng sạc
xe khi đang di chuyển. Các trạm sạc nhanh (Supercharge network) cho phép người
dùng sạc chiếc Tesla của họ miễn phí chỉ trong khoảng 30 phút. Việc xem xét nhu
cầu của khách hàng sau khi bán hàng tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng.
b) Tesla duy trì mối quan hệ với khách hàng
Tương tác gián tiếp: Qua nền tảng mạng xã hội, Tesla đã tạo niềm tin và lòng
trung thành từ khách hàng bằng cách tạo ra một cộng đồng người yêu thích Tesla.
Công ty thường xuyên tương tác với khách hàng và đưa ra các chương trình khuyến
mãi đặc biệt cho những người đã mua xe của họ. Công ty đã tạo ra một mạng lưới
các fanpage, diễn đàn và các sự kiện để khách hàng có thể tương tác với nhau và
với Tesla. Điều này đã giúp tạo niềm tin và lòng trung thành từ khách hàng. Điều
này sẽ giúp tạo niềm tin và lòng trung thành từ khách hàng với Tesla và sản phẩm
của họ.
Tương tác trực tiếp: Không giống như các nhà sản xuất ô tô khác bán thông
qua các đại lý được nhượng quyền, Tesla bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông
qua hệ thống showroom của chính hãng. Điều này giúp cho trải nghiệm khách hàng
và kiểm soát khách hàng được đặt ở mức tối ưu với đội ngũ nhân viên do chính
Tesla tuyển chọn, tương tác trực tiếp và sẵn sàng phục vụ khách hàng mà không
cần thông qua bên thứ 3. Tesla sẽ tạo cơ hội cho khách hàng tương tác với sản
phẩm của mình thông qua việc tổ chức các sự kiện thử nghiệm miễn phí và đưa sản
phẩm đến các triển lãm ô tô để khách hàng có thể tận tay trải nghiệm sản phẩm.

20
https://sefamedia.vn/tesla-cau-chuyen-khang-dinh-gia-tri-khac-biet-cua-
khach-hang/

V/ Khu vực tài chính


1. Cấu trúc chi phí:
Là những chi phí cần thiết mà doanh nghiệp phải chấp nhận khi vận hành mô
hình kinh doanh. Chi phí hoạt động của Tesla năm 2022 là 24,647 tỷ USD trong đó
bao gồm 3 loại chi phí chính: Chi phí sản xuất, Chi phí R&D và Chi phí khách
hàng
– Chi phí Sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong mô hình
kinh doanh của Tesla, đặc biệt là do công ty chuyên sản xuất xe điện - loại
phương tiện đang có triển vọng phát triển trong tương lai gần. Tesla dành ra
20,109 tỷ USD tương đương 81,6% tổng chi phí bỏ ra
• Chi phí Nguyên Vật Liệu: Bao gồm chi phí cho các nguyên vật liệu như
kim loại, nhựa, và các thành phần khác sử dụng trong việc sản xuất các
thành phần của xe điện.
• Chi phí Nhân Công: Bao gồm chi phí lao động cho những người tham gia
vào quá trình sản xuất, từ kỹ sư thiết kế đến công nhân sản xuất.
• Chi phí Năng Lượng: Bao gồm chi phí tiêu thụ năng lượng trong quá trình
sản xuất, bao gồm cả năng lượng sử dụng trong các nhà máy sản xuất.
• Chi phí Thiết Bị và Công Nghệ: Bao gồm chi phí đầu tư vào thiết bị sản
xuất và công nghệ cần thiết để sản xuất và lắp ráp xe ô tô.
– Chi phí Nghiên cứu và Phát triển (R&D): là một phần quan trọng trong
mô hình kinh doanh của Tesla, đặc biệt khi công ty này luôn chú trọng vào
sự đổi mới và phát triển công nghệ.Theo dữ liệu của 10-K Filings năm 2020,
chi phí nghiên cứu và phát triển(R&D) bình quân của Tesla là 2.984 USD
trên mỗi ô tô bán ra, gần gấp 3 lần sovới các nhà sản xuất ô tô truyền thống
như Ford (1.186 USD), Toyota (1.063USD), General Motors (878 USD),...
Dưới đây là một số điểm quan trọng liên quan đến chi phí R&D của Tesla:

21
• Phát Triển Công Nghệ Ô Tô Điện: Chi phí R&D của Tesla được sử dụng để
phát triển và nâng cấp công nghệ liên quan đến ô tô điện, bao gồm cả pin
điện, hệ thống lái tự động, và các tính năng khác.
• Hệ Thống Tự Lái: Tesla đầu tư nhiều vào phát triển và cải tiến hệ thống tự
lái của mình. Điều này bao gồm cả cảm biến, trí tuệ nhân tạo, và phần mềm
điều khiển.
• Nâng Cấp Phần Mềm Định Kỳ: Chi phí R&D cũng được sử dụng để phát
triển và triển khai các bản cập nhật phần mềm định kỳ cho các xe Tesla,
giúp cải thiện hiệu suất và tính năng.
• Nghiên Cứu Về Năng Lượng Tái Tạo: Tesla không chỉ tập trung vào xe ô
tô, mà còn đầu tư vào nghiên cứu về năng lượng tái tạo, bao gồm cả hệ
thống pin và giải pháp năng lượng.
 Chi phí R&D là một phần quan trọng của chiến lược của Tesla để giữ vững tư
duy sáng tạo và duy trì định vị hàng đầu trong lĩnh vực ô tô điện. Công ty này
thường xuyên đầu tư một lượng đáng kể vào nghiên cứu và phát triển để đáp
ứng thách thức của ngành công nghiệp và duy trì sự tiên phong trong công nghệ
và sáng tạo.
– Chi phí Khách hàng trong mô hình kinh doanh của Tesla thường bao gồm
các chi phí liên quan đến hỗ trợ và dịch vụ khách hàng sau khi họ đã mua xe.
Tesla dành ra hơn 2,6 tỷ USD mỗi năm cho danh mục chi phí này. Dưới đây
là một số khía cạnh chính của chi phí khách hàng của Tesla:
• Dịch Vụ Bảo Dưỡng, Bảo Hành: Chi phí bảo dưỡng sau bán hàng, bao gồm
cả kiểm tra định kỳ, thay dầu (nếu cần), và các công việc bảo dưỡng khác.
Cung cấp dịch vụ bảo hành để sửa chữa và thay thế các bộ phận hoặc linh
kiện có lỗi trong khoảng thời gian bảo hành.
• Chăm Sóc Khách Hàng Trực Tuyến: Chi phí liên quan đến việc duy trì các
kênh trực tuyến để chăm sóc và hỗ trợ khách hàng, bao gồm trang web, hệ
thống chat, và các nền tảng mạng xã hội.
• Trạm Sạc Nhanh (Supercharger): Mặc dù có thể có chi phí sạc cho người
dùng, nhưng việc xây dựng và duy trì các trạm sạc nhanh cũng là một khía
cạnh chi phí khách hàng.

22
• Hướng Dẫn Sử Dụng và Đào Tạo: Chi phí liên quan đến việc cung cấp tài
liệu hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn lái xe và có thể là các buổi đào tạo cho
người sử dụng xe mới.
Tesla thường xuyên tập trung vào việc cung cấp một trải nghiệm khách hàng
tích cực sau khi mua xe, không chỉ để duy trì mối quan hệ với khách hàng mà còn
để tạo ra sự hài lòng và lòng trung thành từ phía họ. Chi phí khách hàng này có thể
ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty và quyết định của khách hàng về việc mua lại
xe trong tương lai.
Theo kết quả của Consumer Reports, Tesla là thương hiệu ô tô có tỷ lệ khách
hàng hài lòng cao nhất khi 88% những người từng mua xe cho biết họ cực kỳ hài
lòng, dù có là dòng sản phẩm gì đi nữa - điều này cho thấy đầu tư của Tesla vào
khoản chi phí này là rất sáng suốt.
– Chi phí Truyền thông trong mô hình kinh doanh của Tesla bao gồm các chi
phí liên quan đến quảng cáo, tiếp thị và tạo hình hình ảnh thương hiệu. Hồi
năm 2019, Elon Musk hùng hổ tuyên bố: “Tesla không cần quảng cáo hay
chi 1 đồng nào tiền tài trợ. Dưới đây là một số khía cạnh quan trọng của chi
phí truyền thông của Tesla:
– Tổ Chức Sự Kiện và Triển Lãm: Chi phí tổ chức và tham gia các sự kiện,
triển lãm ô tô, và các hoạt động quảng cáo khác để tạo ra sự nhận biết thương
hiệu.
Tesla thường nổi tiếng với chiến lược truyền thông không truyền thống và sử
dụng các kênh trực tuyến để giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Công ty này đã chú
trọng vào việc tận dụng sự tích cực từ phía khách hàng và các nguồn thông tin trực
tuyến để xây dựng hình ảnh và thương hiệu.
2. Dòng doanh thu
– Năm 2022, Tesla thu về doanh thu 81,46 tỷ USD, thu nhập ròng khoảng
12,58 tỷ USD. Phần lớn doanh thu kiếm được tập trung chủ yếu vào doanh
số bán ô tô điện với 67,21 tỷ USD tương ứng với gần 83% tỷ trọng doanh
thu.

Dòng doanh thu 2022 Đóng góp

23
Doanh số bán xe $67.21B 83%

Các khoản tín dụng cho các $1.77B 2%


nhà sản xuất ô tô khác

Cho thuê ô tô $2.47B 3%

Dịch vụ $6B 7%

Sản xuất và lưu trữ năng $3.9B 5%


lượng

Tổng cộng $81.46B

24
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN

1 Bùi Thu Hương 11235594

2 Hà Anh Ly 11233104

3 Đỗ Trần Hà Anh 11236790

4 Vũ Minh Thu 11233251

5 Nguyễn Phương Thảo 11231613

6 Hoàng Thanh Thư 11232818

7 Nguyễn Vân Giang 11234320

8 Phạm Khánh Ngọc 11230837

25
VI/ Trả lời câu hỏi
1. Tại sao Tesla lại hướng đến khách hàng có mức thu nhập cao chứ
không phải là khách hàng có mức thu nhập trung bình để thu hút được nhiều
tệp khách hàng hơn?
Ngay từ đầu Tesla đã xác định đối tượng khách hàng mà công ty hướng đến
là những người có mức thu nhập cao và yêu thích công nghệ. Bởi lẽ, chi phí dành
cho việc sản xuất một chiếc xe điện là rất lớn. Thứ nhất, chi phí dành cho pin là rất
đáng kể. Pin là bộ phận quan trọng nhất của xe vì nó thể hiện được tính an toàn và
độ bền bỉ của xe. Pin cho xe điện của Tesla yêu cầu rất nhiều yếu tố như tính lâu
dài, công suất, mức độ an toàn cho người sử dụng,... Thứ hai, chính là công nghệ
của Tesla. Tesla hàng năm chi rất nhiều chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển
sản phẩm để cung cấp cho khách hàng công nghệ tiên tiến nhất khi sử dụng sản
phẩm. Trong đó có thể kể đến chế độ tự lái, màn hình cảm ứng lớn cho phép người
dùng truy cập và sử dụng hàng loạt các tính năng, chức năng. Những tính năng này
rất tốn kém để phát triển và đòi hỏi nhiều kiến thức cũng như nguồn lực chuyên
môn. Thứ ba, Tesla luôn đề cao trải nghiệm của khách hàng. Để cung cấp cho
khách hàng một mạng lưới dịch vụ và trải nghiệm chất lượng nhất khi sử dụng xe
điện, Tesla đã xây dựng một mạng lưới trạm sạc phủ sóng toàn cầu cùng với đó là
việc sản xuất ô tô bằng những linh kiện, phụ kiện chất lượng cao. Và điều đó đồng
nghĩa với giá thành không hề rẻ. Ngoài ra, giá xe của Tesla còn khá đắt (trung bình
khoảng 56.730 đô la Mỹ) . Trong khi đó thu nhập trung bình của tầng lớp trung
[1]

lưu tại Mỹ là khoảng 57.200 đô la Mỹ , vậy liệu họ có sẵn sàng bỏ ra một mức gần
[2]

bằng 1 năm lao động để mua một chiếc xe ô tô điện? Đó chính là những lí do khiến
Tesla tập trung vào tệp khách hàng có mức thu nhập cao cho sản phẩm của mình.
2. Tesla thuộc mô hình kinh doanh nào?
Tesla trực tiếp bán sản phẩm của mình đến tay khách hàng mà không qua bất
kì một yếu tố trung gian nào. Vì vậy chúng ta có thể cho rằng Tesla thuộc mô hình
doanh trực tiếp. Tại đó, nhà sản xuất cung cấp trực tiếp sản phẩm của mình thông
qua hệ thống cửa hàng hay kênh điện tử của họ mà không thông qua bất kì một nhà
phân phối hay đơn vị bán lẻ trung gian nào. Tesla bán trực tiếp sản phẩm của họ
thông qua cửa hàng hoặc trang web tesla.com. Các dịch vụ mà Tesla cung cấp để
nâng cao trải nghiệm khách hàng cũng là do công ty sở hữu như trạm sạc, điểm sạc,
trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng. Tesla áp dụng mô hình kinh doanh này nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trải nghiệm dịch vụ khách hàng, dễ dàng nghiên
cứu thị trường cũng như giám sát tình hình kinh doanh một cách chính xác. Khi tập
trung vào bán hàng trực tiếp, công ty có thể kiếm soát chặt chẽ chất lượng sản
phẩm của mình và đảm bảo được sản phẩm khi đến tay chủ sở hữu tuân thủ đầy đủ

26
các yêu cầu về chất lượng. Công ty sẽ dễ dàng thu thập các thông tin về khách hàng
của mình, hiểu hơn về quy trình mua hàng và hành vi người tiêu dùng.
Nguồn trích dẫn:
[1] Tesla.com tính đến tháng 12/2023
[2] Trung tâm nghiên cứu Pew

27

You might also like