Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

Chương 4:

Khung lý thuyết,
Khung khái niệm,
Khung phân tích
NỘI DUNG

1 •Khung lý thuyết?

2
•Khung khái niệm?

3 •Khung phân tích?


1. Lý thuyết là gì?

 Hệ thống khái niệm về các nhân tố và mối quan hệ giữa

chúng, thể hiện cách nhìn nhận về quy luật của thế giới.
 Bao gồm các luận điểm (linh hồn của lý thuyết) về mối
quan hệ bản chất, lặp lại giữa các nhân tố và biến số.
 Một lý thuyết hay là lý thuyết mang tính thực tiễn cao.
 Ví dụ: Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, Lý thuyết nhu cầu của
Maslow, Lý thuyết 5 áp lực cạnh tranh của Porter.

Lưu ý: Cần phân biệt giữa lý thuyết với sản phẩm vận dụng lý thuyết.
 Ví dụ: Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, các quy định
của tổ chức, sách hướng dẫn,… là văn bản thực tiễn hoặc sản phẩm ứng
dụng lý thuyết.
2. Khung lý thuyết (Theoretical framework) là gì?
 Là các lý thuyết được vận dụng để làm nền tảng cho nghiên

cứu của mình.

 Cần chọn lý thuyết liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu.
3. Khung khái niệm (Conceptual framework) là gì?
 Là một phần của khung lý thuyết

 Được chọn lọc từ khung lý thuyết để hình thành khung sườn


cho nghiên cứu của mình.

 Khung khái niệm liên quan chặt chẽ với mục tiêu nghiên cứu
4. Khung phân tích (Analytic framework) là gì?
 Bao gồm các khái niệm nghiên cứu, mối quan hệ giữa các

khái niệm nghiên cứu được thiết lập trong nghiên cứu của
mình.
 Từ khung phân tích, người nghiên cứu xác định được nguồn
dữ liệu, tiến trình thu thập và xử lý dữ liệu.
Vì sao cần khung lý thuyết, khung khái niệm trong
nghiên cứu khoa học?
Xác lập rõ góc nhìn lý thuyết của nghiên cứu (lựa chọn góc nhìn,
giả định và luận điểm cơ bản cho đề tài của mình).
Cụ thể hóa các nhân tố, biến số chính cho công việc thu thập dữ
liệu.
Gợi mở giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố.
Các nhà nghiên cứu có thể tìm khung lý thuyết, khung
khái niệm ở đâu?
 Sách: một số sách chuyên ngành có thể cung cấp hoạt
động chi tiết của nghiên cứu khoa học.
 Tạp chí khoa học chuyên ngành (in ấn và điện tử).
 Tài liệu hội thảo chuyên đề.
XÂY DỰNG KHUNG PHÂN TÍCH
(MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU)
1. Các loại biến trong mô hình nghiên cứu
 Biến phụ thuộc
Biến độc lập
Biến trung gian
Biến điều tiết
Biến kiểm soát
2. Những bước cơ bản khi xây dựng khung phân tích?

 Bước 1: Lựa chọn khung lý thuyết, khung khái niệm cho nghiên cứu.
 Bước 2: Định nghĩa rõ các nhân tố (khái niệm nghiên cứu).
 Bước 3: Xác định mối quan hệ giả thuyết (dựa trên luận điểm lý
thuyết) của các nhân tố.
B1: Lựa chọn khung lý thuyết cho nghiên cứu
Trước hết, các nhà nghiên cứu phải hiểu được các khung lý thuyết
có thể giúp giải thích sự vật hiện tượng hoặc vấn đề mình quan tâm
rồi mới lựa chọn khung khái niệm phù hợp cho nghiên cứu của
mình.
Khi lựa chọn khung lý thuyết, khung khái niệm để xây dựng mô
hình nên chú ý:
 Khung lý thuyết, khung khái niệm chưa được sử dụng nhiều,
hứa hẹn mang lại những lý giải mới về vấn đề nghiên cứu
 Gợi mở các nhân tố hoặc mối quan hệ mới.
B2: Định nghĩa rõ các nhân tố (khái niệm nghiên cứu)

• Liệt kê các nhân tố trong nghiên cứu


• Định nghĩa rõ ràng các nhân tố
B3: Xác định mối quan hệ giả thuyết của các nhân tố

 Dựa trên cơ sở lý thuyết, tác giả có thể đặt giả thuyết về mối quan
hệ giữa các nhân tố (tương quan, nhân quả, điều tiết hay trung
gian).
 Sau đó thể hiện mối quan hệ giả thuyết giữa các nhân tố thành mô
hình nghiên cứu.

You might also like