Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

***Chữ màu đỏ => tóm tắt

Tương đồng:
-Về mặt kết cấu, Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 về cơ bản giống so với
Cương lĩnh năm 1991, gồm có 4 mục lớn với 12 nội dung.
-,Điểm giống giữa 2 cương lĩnh:
+ Những điểm chung trong các Cương lĩnh của Đảng là tư tưởng nhất quán
về cách mạng dân tộc dân chủ Việt Nam tất yếu đến cách mạng XHCN, độc lập dân
tộc gắn với CNXH; nhân dân là động lực cách mạng; Đảng Cộng sản lãnh đạo cách
mạng; Nhà nước, Chính phủ, quân đội của nhân dân; xây dựng nước Việt Nam hòa
bình, thống nhất dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
+Đặt nền tảng đoàn kết, thống nhất giữa tư tưởng với hành động tạo ra sức
mạnh tổng hợp đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển.
+Đều vận dụng lí luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng.
+Đều xác định xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc và hai nhiệm vụ
chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Khác biệt:
+ Mục III của Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 viết “những định
hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại”,
còn Cương lĩnh năm 1991 nêu “những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội,
quốc phòng - an ninh, đối ngoại”. Như vậy, Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm
2011 đã thay “chính sách” bằng “phát triển” và bổ sung thêm “văn hoá” vào trong
mục lớn. Điều này không chỉ thể hiện tư duy cách mạng, phát triển của Đảng ta mà
còn thấy được vai trò ngày càng quan trọng của văn hoá đối với sự phát triển đất
nước.
+Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm
2011 khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa
chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với
xu thế phát triển của lịch sử”. Đây là một sự khẳng định mang tính khái quát nhất về
sự tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
+ Khẳng định: “sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết
định thắng lợi của Việt Nam Việt Nam” chứ không chỉ là “nhân tố hàng đầu bảo
đảm” như Cương lĩnh năm 1991 viết.
+Bổ sung từ “quyết định” cho đúng với thực tế ở bài học thứ năm: “sự lãnh
đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt
Nam” chứ không chỉ là “nhân tố hàng đầu bảo đảm” như trong Cương lĩnh năm
1991.
-Khía cạnh tập trung:
+Xuất phát từ Cương lĩnh 1991, chiến lược của Đảng là phải ổn định, phát
triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, vượt qua tình trạng nước
nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng và an
ninh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+Cương lĩnh 2011: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài
nguyên, môi trường.
-Những điều chỉnh mới về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội trong Cương lĩnh 2011
so với Cương lĩnh 1991.
+Đặc trưng thứ nhất và thứ bảy được bổ sung mới hoàn toàn và trong một số
đặc trưng khác (đặc trưng thứ hai, ba và năm) có sự điều chỉnh nhất định về thuật
ngữ (đương nhiên sự thay đổi về thuật ngữ dẫn tới sự thay đổi về nội dung).
+Thứ nhất, trong đặc trưng thứ nhất của Cương lĩnh 2011, tiêu chí dân
chủ được đặt trước tiêu chí công bằng. Thực tiễn cho thấy, nước ta hiện nay, dân chủ
và việc thực hiện dân chủ giữ vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã
hội. Dân chủ không những là mục tiêu, mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội theo hướng phát triển nhanh và bền vững. Khi dân chủ được bảo đảm
mới có thể nói đến công bằng và đến lớn mạnh, những điều đó mới thể hiện sự văn
minh.
Việc bổ sung đặc trưng đặc trưng thứ 7 thể hiện vị trí đặc biệt quan trọng của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Nhà nước
ấy thuộc về nhân dân, do nhân dân xây dựng nên và hướng tới phục vụ lợi ích của
nhân dân, là cơ quan quyền lực của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mục tiêu
căn bản của công cuộc đổi mới nói chung, của đổi mới chính trị và đổi mới hệ thống
chính trị nói riêng ở nước ta chính là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là một trong những điều kiện tiên
quyết để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
+Thứ hai, nếu Cương lĩnh năm 1991 xác định xã hội xã hội chủ nghĩa là xã
hội ''do nhân dân lao động làm chủ'' thì trong Văn kiện Đại hội X và Cương lĩnh
2011, đặc trưng thứ hai được điều chỉnh thành ''do nhân dân làm chủ''. Rõ ràng, khái
niệm ''nhân dân” trong Văn kiện Đại hội X có nội hàm rộng hơn so với khái niệm
''nhân dân lao động'' được đề cập trong Cương lĩnh năm 1991. Điều này cho phép
thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc và huy động sức mạnh của toàn dân vào sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+Thứ ba, đặc trưng thứ 2 trong Cương lĩnh năm 1991 ''Có một nền kinh tế
phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu
sản xuất chủ yếu'' được Cương lĩnh 2011 bổ sung bằng ''Có nền kinh tế phát triển
cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp''. Điều
này là cần thiết và đúng đắn. Bởi lẽ, theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, quy
luật về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là
xương sống của mọi hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ sở hữu chế độ công hữu
không đồng nhất với quan hệ sản xuất. Dù đóng vai trò hết sức quan trọng, song
quan hệ sở hữu cũng chỉ là một trong 3 yếu tố (quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và
quan hệ phân phối) cấu thành quan hệ sản xuất. Cũng cần lưu ý rằng, Đại hội VI của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra một trong những bài học quan trọng về sự phù
hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất.
+Thứ tư, cụm từ ''được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công” trong đặc
trưng thứ tư của Cương lĩnh 1991 (cụm từ “được giải phóng khỏi áp bức, bất công”
ở đặc trưng thứ 5 của mô hình chủ nghĩa xã hội nêu trong Văn kiện Đại hội X) được
Cương lĩnh 2011 lược bỏ và xác định là ''Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Theo chúng tôi điều này là hợp lý. Bởi lẽ,
sự ''ấm no, tự do, hạnh phúc'' của con người cũng đã bao hàm ý nghĩa được giải
phóng khỏi áp bức, bóc lột và bất công.
+Thứ năm, trong Cương lĩnh năm 2011 xác định ''con người... có điều
kiện phát triển toàn diện'' (trong Cương lĩnh 1991 viết: ''Con người... có điều kiện
phát triển toàn diện cá nhân'', cũng Văn kiện Đại hội X ghi ''con người ... được phát
triển toàn diện''). Việc bổ sung cụm từ ''có điều kiện” là chính xác thể hiện trong chủ
nghĩa xã hội sự phát triển của con người luôn được tạo điều kiện, đồng thời phải căn
cứ vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
+Thứ sáu, trong đặc trưng thứ 5 của Cương lĩnh năm 1991 viết ''Các dân tộc
trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ”; trong Văn kiện
Đại hội X viết: ''Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương
trợ, giúp nhau cùng tiến bộ''. Trong Cương lĩnh năm 2011, đặc trưng này được điều
chỉnh thành ''Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng và giúp nhau cùng phát triển''. Việc thay thuật ngữ ''tương trợ'' bằng thuật ngữ
''tôn trọng'' hoàn toàn đúng đắn và làm cho đặc trưng này có nội dung toàn diện hơn
(với 4 tiêu chí: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau), bởi thuật ngữ ''tương
trợ” và ''giúp nhau” (trong Văn kiện Đại hội X), về cơ bản, có nội dung như nhau.
+Thứ bảy, nếu Cương lĩnh 1991 xác định đặc trưng thứ 6 của chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam là “Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế
giới'' thì trong Văn kiện Đại hội lần thứ X và trong Cương lĩnh 2011, nó được diễn
đạt một cách chính xác hơn - ''Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế
giới''. Cụm từ ''với các nước trên thế giới'' rõ ràng rộng hơn cụm từ ''với nhân dân tất
cả các nước trên thế giới''. Nó thể hiện mối quan hệ hữu nghị và hợp tác của Việt
Nam không chỉ với nhân dân các nước, mà cùng với nhà nước, chính phủ và các tổ
chức phi chính phủ của các nước trên thế giới.
-Kết quả:
+ Cương lĩnh năm 1991 là bước phát triển, hoàn chỉnh các Cương lĩnh trước
đó của Đảng, mở đầu cho quá trình nhận thức đầy đủ hơn, ngày càng rõ ràng hơn về
chủ nghĩa xã hội và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những thành tựu
của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN đã chứng minh cho sự
đúng đắn của Cương lĩnh 91 và những bổ sung.
+Tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách
thức đan xen, đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới trong triển khai thực hiện Cương
lĩnh năm 2011. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được tiếp cận theo tư duy
mới gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, ... cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hóa
rút ngắn, nhấn mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp gắn với xây dựng
nông thôn mới, chú trọng chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền
vững. Thực tiễn 10 năm qua đã chứng minh tính đúng đắn và giá trị to lớn, toàn diện
về tư tưởng, lý luận, thực tiễn của Cương lĩnh năm 2011.

You might also like