Chuong 3 (P 2)

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 17

3.

4 Hệ lực không gian


Để chất điểm cân bằng ta cần có:
(3-4)
Nếu các lực được phân tích ra thành các thành phần
i, j, k tương ứng, hình 3-9, khi đó ta có

Để đảm bảo chất điểm ở trạng thái cân bằng, thì ba


phương trình sau phải được thoả mãn: Hình 3-9

(3-5)

Các phương trình này biểu diễn các tổng đại số của các lực thành phần tác dụng lên chất
điểm theo phương x, y, z. Sử dụng các hệ thức trên ta có thể giải ra được ba ẩn chưa biết,
thông thường là các góc hoặc trị số của các lực cho trên sơ đồ vật rắn tự do của điểm.

Vòng A chịu tác dụng của lực từ móc


treo cũng như các lực từ ba dây xích. Nếu
nam châm điện và tải trọng của nó có trọng
lượng W, khi đó lực tác dụng lên móc treo sẽ
là W. Ba phương trình cân bằng đại số có thể
được áp dụng cho sơ đồ vật rắn tự do của
vòng A để xác định các lực dây xích FB, FC,
và FD.

CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH


Bài toán cân bằng lực không gian đối với chất điểm có thể được giải theo các bước sau.
Sơ đồ vật rắn tự do.
 Thiết lập hệ trục toạ độ x, y, z theo các hướng thích hợp bất kỳ.
 Đặt tên cho tất cả các lực đã biết và chưa biết về độ lớn cũng như phương trên sơ đồ.
 Các lực chưa biết độ lớn có thể giả thiết chiều.
Hệ phương trình cân bằng.
 Trong trường hợp dễ dàng phân tích các lực ra các thành phần theo phương x, y, z, ta
sử dụng hệ phương trình cân bằng đại số: .

107
 Nếu hình học không gian thể hiện khó, thì đầu tiên biểu diễn mỗi lực theo véctơ Đề
các, thế các véctơ này vào , và khi đó đặt các thành phần theo phương i, j, k bằng
không.
 Nếu kết quả thu được là âm, điều này cho biết chiều của lực là ngược chiều với chiều
giả thiết biểu diễn trên sơ đồ vật rắn tự do của điểm.

Ví dụ 3-5. Một lực 90 lb được đặt vào


một cái móc như hình vẽ 3-10a. Tải trọng
được giữ bởi hai sợi dây cáp và một lò xo có
độ cứng k = 500lb/ft. Xác định lực trong các
sợi dây cáp và độ giãn của lò xo khi cân bằng.
Cho dây cáp AD nằm trong mặt phẳng x-y và
dây cáp AC nằm trong mặt phẳng x-z.

Bài giải
Độ giãn của lò xo chỉ có thể xác định khi
lực trong lò xo được xác định.
Sơ đồ vật rắn tự do. Điểm nối A được
chọn để phân tích trạng thái cân bằng khi các
lực trong các dây cáp đồng quy tại điểm A. Sơ Hình 3-10a
đồ vật rắn tự do của điểm A được biểu diễn
như hình vẽ 3-10b.
Hệ phương trình cân bằng. Bằng cách xem
xét kỹ, dễ dàng phân tích mỗi lực ra các thành
phần theo phương x, y, z, do đó có thể áp dụng
trực tiếp ba phương trình cân bằng đại số. Ta
xem các thành phần lực hướng dọc theo chiều
dương của các trục toạ độ là mang dấu dương, ta

; (1)

; (2)

; (3)
Hình 3-10b
Giải phương trình (3) xác định được F C, sau
đó giải phương trình (1) xác định được F D, cuối cùng giải phương trình (2) xác định được F B
như sau FC = 150 lb
FD = 240 lb
FB = 208 lb

108
Từ đó ta có độ giãn của lò xo là

208 lb = 500 lb/ft (sAB)


sAB = 0.416 ft
Chú ý: Kết quả tính ra các lực trong dây cáp là dương, mỗi dây cáp đều chịu kéo, có nghĩa là
các lực này kéo điểm A như trên hình 3-10b.

Ví dụ 3-6. Xác định trị số và các góc chỉ


phương của lực F cho trên hình 3-11a sao cho điểm
O cân bằng.
Bài giải
Sơ đồ vật rắn tự do. Bốn lực tác dụng lên chất
điểm O, hình 3-11b.
Hệ phương trình cân bằng. Mỗi lực có thể
được biểu diễn dưới dạng véctơ Đề các, và có thể áp
dụng hệ phương trình cân bằng để xác định các
thành phần của F theo phương x, y, z. Chú ý rằng
toạ độ của điểm B là B(  2 m,  3 m, 6 m), ta có: Hình 3-11a

Điều kiện cân bằng

;
Hình 3-11b

Đồng nhất các thành phần tương ứng theo i, j, k bằng không, ta có

; Fx = 200 N

; Fy =  100 N

; Fz = 200 N

109
Do đó:

Hình 3-11c

Độ lớn và phương chiều đúng của lực F được biểu


diễn như trên hình 3-11c.

Ví dụ 3-7. Xác định lực xuất hiện trong mỗi sợi


dây cáp dùng để treo một thùng có trọng lượng 40 lb
như trên hình 3-12a.
Bài giải
Sơ đồ vật rắn tự do. Hình vẽ 3-12b biểu diễn sơ
đồ vật rắn tự do của chất điểm A để xác định ba lực
chưa biết trong các dây cáp.
Hệ phương trình cân bằng. Trước tiên chúng ta
sẽ biểu diễn từng lực dưới dạng véctơ Đề các. Với toạ
độ của điểm B và C là B( 3 ft,  4 ft, 8 ft) và C( 3 ft,
4 ft, 8 ft), ta có
Hình 3-12a

Điều kiện cân bằng là


Hình 3-12b

110
;

Đồng nhất các thành phần tương ứng theo i, j, k bằng không, ta có

; (1)

; (2)

; (3)

Phương trình (2) cho biết FB = FC. Từ đó, giải phương trình (3) xác định được F B và FC,
thay thế kết quả tìm được vào phương trình (1) thu được FD, ta có
FB = FC = 23.6 lb
FD = 15.0 lb
Chú ý: Bạn có hiểu tại sao các lực trong dây cáp là lực kéo không ? Xem hình 3-7d.

Ví dụ 3-8. Một chiếc thùng khối lượng 100


kg như trên hình vẽ 3-13a, được giữ bởi ba sợi
dây thừng, một trong ba sợi dây được nối với một
lò xo. Xác định sức căng trong các sợi dây AC và
AD, và xác định độ giãn của lò xo.
Bài giải
Sơ đồ vật rắn tự do. Lực trong mỗi sợi dây có
thể được xác định bằng cách lập điều kiện cân
bằng của điểm A. Sơ đồ vật rắn tự do của điểm A
được biểu diễn như trên hình vẽ 3-13b. Ta có trọng
lượng của thùng là W = 100(9.81) = 981 N. Hình 3-13a
Hệ phương trình cân bằng. Trước tiên biểu
diễn mỗi véctơ trên sơ đồ tự do của điểm dưới dạng
véctơ Đề các. Sử dụng công thức (2-11) để xác định FC
và chú ý tọa độ của điểm D ( 1 m, 2 m, 2 m) để xác
định FD, ta có

Hình 3-13b

111
Điều kiện cân bằng là

Đồng nhất các thành phần tương ứng theo i, j, k bằng không ta có

; (1)

; (2)

; (3)

Giải phương trình (2) ta được F D là hàm của FC, thay vào phương trình (3) xác định được
FC. Từ phương trình (2) sẽ xác định được F D. Cuối cùng, thay các kết quả vào phương trình
(1) giải ra FB. Do đó,
FC = 813 N
FD = 862 N
FB = 693.7 N
Ta có độ giãn của lò xo là:
F = k.s ; 693.7 = 1500.s
s = 0.462 m

112
BÀI TẬP
3-41. Khớp nối của một giàn không gian chịu tác dụng bởi bốn lực. Biết rằng thanh OA
nằm trong mặt phẳng x-y và thanh OB nằm trong mặt phẳng y-z. Xác định các lực tác dụng
lên các thanh sao cho khớp nối được cân bằng.
3-42. Xác định độ lớn của các lực F1, F2, F3 để chất điểm cân bằng.

Bài tập 3-42


Bài tập 3-41

3-43. Xác định độ lớn của các lực F1, F2 và F3 để chất điểm cân bằng.
*3-44. Xác định cường độ của các lực F1, F2 và F3 sao cho chất điểm cân bằng. Biết rằng
.

Bài tập 3-44


Bài tập 3-43

3-45. Ba sợi dây cáp được dùng để giữ đèn có trọng lượng 800 N. Xác định lực xuất hiện
trong mỗi sợi dây cáp để hệ ở trạng thái cân bằng.
3-46. Xác định các lực trong các dây cáp sao cho hệ có thể chịu được tải trọng 500 lb.

113
Bài tập 3-46
Bài tập 3-45

3-47. Xác định độ giãn của các lò xo để giữ vật nặng có khối lượng 20 kg cân bằng ở vị
trí như trên hình vẽ. Biết các lò xo có độ cứng k = 300 N/m, và khi chưa giãn lò xo có độ dài
là 2 m.
*3-48. Cho một chiếc xô có tổng trọng lượng 20 lb. Xác định lực xuất hiện trong các dây
cáp DA, DB và DC để hệ ở vị trí cân bằng.

Bài tập 3-47 Bài tập 3-48

 3-49. Vật nặng có trọng lượng 2500 N, được nâng lên với vận tốc không đổi từ khoang
hàng của tàu thủy nhờ các dây cáp bố trí như hình vẽ. Xác định sức căng của các sợi dây cáp
khi vật ở trạng thái cân bằng.

114
 3-50. Đèn có khối lượng 15 kg được giữ bởi thanh AO và các dây cáp AB, AC. Nếu
lực trong thanh tác dụng dọc theo trục của thanh, hãy xác định các lực xuất hiện trong thanh
AO, các dây AB và AC để hệ ở trạng thái cân bằng.

Bài tập 3-49 Bài tập 3-50/51

3-51. Dây cáp AB và AC có thể chịu được lực kéo lớn nhất là 500N, và thanh AO có thể
chịu được lực nén lớn nhất là 300N. Xác định trọng lượng lớn nhất của đèn để nó có thể được
giữ ở trạng thái cân bằng như hình vẽ. Biết rằng lực xuất hiện trong thanh tác dụng dọc theo
trục của thanh.
*3-52. Xác định lực căng trong các sợi cáp AB, AC, và AD dùng để giữ vật nặng có trọng
lượng 60lb ở trạng thái cân bằng.

Bài tập 3-52

115
3-53. Bình hoa có trọng lượng 20 lb. Xác định lực căng xuất hiện trong mỗi sợi dây sao
cho hệ cân bằng.
3-54. Cột OA được giữ bởi ba sợi dây cáp. Xác định lực căng trong các dây AC, AD, và
lực thẳng đứng F đặt lên vòng đệm A dọc theo trục của cột cờ, nếu như dây AB chịu lực kéo
500 N .

Bài tập 3-53 Bài tập 3-54

3-55. Một đầu của ba sợi dây cáp được nối vào vòng A và đầu kia của các dây nối vào các
cạnh của một tấm đồng chất có khối lượng 150kg. Xác định lực căng trong mỗi dây cáp sao
cho hệ cân bằng.
*3-56. Một đầu của ba sợi cáp được nối vào vòng A các đầu còn lại được buộc vào các
cạnh của một tấm đồng chất. Xác định khối lượng lớn nhất có thể của tấm nếu mỗi sợi cáp có
thể chịu được sức căng cực đại là 15 kN.

Bài tập 3-55/56


Bài tập 3-57

116
3-57. Vật nặng có trọng lượng 500 lb được treo lên bởi hệ dây cáp như trong hình vẽ. Xác
định các lực trong mỗi đoạn cáp AB, AC, CD, CE, và CF. Gợi ý: Trước hết phân tích cân bằng
cho điểm A, sau đó sử dụng kết quả của dây AC để phân tích cân bằng cho điểm C.
3-58. Đèn chùm có trọng lượng 80 lb được treo bởi ba sợi dây như hình vẽ. Hãy xác định
lực xuất hiện trong mỗi sợi dây để đèn ở trạng thái cân bằng.
3-59. Hãy xác định trọng lượng lớn nhất của đèn chùm được giữ cân bằng nhờ các sợi dây
ở vị trí như trên hình vẽ. Biết rằng mỗi dây có thể chịu được sức căng lớn nhất là 120 lb trước
khi bị đứt.
*3-60. Xác định ứng lực trong các sợi cáp dùng để nâng cụm sứ chống sét có khối lượng
9.50 Mg lên với vận tốc không đổi.

Bài tập 3-58/59


Bài tập 3-60

3-61. Trụ có trọng lượng 800 lb được giữ bởi


ba dây xích như hình vẽ. Khi trụ ở trạng thái cân
bằng, hãy xác định lực xuất hiện trong các dây
xích. Lấy d = 1 ft.

117

Bài tập 3-61


3-62. Khung tam giác ABC có thể được điều chỉnh theo phương thẳng đứng nhờ ba sợi
dây có cùng chiều dài. Nếu như khung được giữ trong mặt phẳng nằm ngang. Xác định
khoảng cách s cần thiết sao cho lực căng trong các sợi dây OA, OB, và OC đều bằng 20 N.
Biết khối lượng của đèn là 5 kg.
3-63. Xác định lực trong các dây cáp cần thiết để giữ sàn có trọng lượng 3500 lb ở vị trí
cân bằng như trên hình vẽ, lấy d = 4 ft.

Bài tập 3-62 Bài tập 3-63

*3-64. Giỏ hoa có khối lượng 25 kg được giữ cân bằng nhờ các sợi dây ở vị trí như trên
hình vẽ. Xác định lực tác dụng trong mỗi sợi dây.
3-65. Biết mỗi sợi dây có thể chịu được sức căng lớn nhất là 50 N, xác định trọng lượng
lớn nhất của giỏ hoa để dây có thể giữ được nó.

Bài tập 3-64/65


118
ÔN TẬP CHƯƠNG
Cân bằng của chất điểm.
Khi một chất điểm đứng yên hay
chuyển động với vận tốc không
đổi thì nó ở trạng thái cân bằng.
Điều này đòi hỏi tất cả các lực tác
dụng lên chất điểm có hợp lực
bằng không.
Để biểu diễn tất cả các lực lên
một chất điểm ta cần phải vẽ sơ
đồ tự do của chất điểm. Sơ đồ này
vẽ hình dạng bên ngoài của chất
điểm, và nó biểu diễn tất cả các
lực đã biết và chưa biết về độ lớn
cũng như phương chiều.
(Xem trang 89)

119
Bài toán phẳng.
Khi hệ tọa độ x, y đã được thiết
lập, có thể áp dụng hai phương
trình đại số cân bằng lực.

Nếu giải ra độ lớn của lực là một


đại lượng âm, thì lực tác dụng có
chiều ngược với chiều vẽ trên sơ
đồ vật rắn tự do của điểm.

Nếu dây cáp vắt qua puli không


ma sát thì lực căng xuất hiện
trong dây cáp có độ lớn không đổi
để giữ cho cáp cân bằng.
( Xem trang 90-94)

Nếu bài toán có lò xo đàn hồi


tuyến tính thì độ giãn hay độ nén
s của lò xo liên quan đến lực tác
dụng lên nó.
( Xem trang 90)

Bài toán không gian


Vì trong hình học không gian khó
tưởng tượng, nên ta sử dụng phân
tích véc tơ Đề các để viết phương
trình cân bằng. Để làm được điều

120
này trước tiên các lực phải được
biểu diễn trên sơ đồ tự do dưới
dạng véc tơ Đề các. Khi các lực
được lấy tổng và cho bằng không
thì các thành phần lực tương ứng
với i, j, k cũng bằng không.
(Xem trang 107).

BÀI TẬP ÔN TẬP


3-66. Ống được kẹp bởi êtô ở vị trí như trên hình vẽ. Nếu bulông tác dụng lên ống một
lực có độ lớn 50 lb, có chiều như trên hình vẽ. Xác định độ lớn của các lực F A, FB do các điểm
tiếp xúc nhẵn (không ma sát) A và B tác dụng lên ống.
3-67. Khi y = 0, các lò xo chịu tác dụng của một lực có độ lớn 60 lb. Xác định độ lớn của
lực tác dụng thẳng đứng F và  F cần thiết để kéo điểm A ra xa khỏi điểm B một đoạn y = 2ft.
Cho biết hai đầu của các đoạn dây CAD và CBD được nối với các vòng C và D.

121
Bài tập 3-66 Bài tập 3-67

*3-68. Khi y = 0, mỗi lò xo bị giãn 1.5 ft. Xác định khoảng cách y khi có một lực F=60 lb
tác dụng lên các điểm A và B như hình vẽ. Cho biết hai đầu của các đoạn dây CAD và CBD
được nối với các vòng C và D.

Bài tập 3-68


Bài tập 3-69

 3-69. Dây AB dài 5 ft được nối vào đầu B của lò xo có chiều dài khi chưa giãn là 5
ft. Đầu còn lại của lò xo được nối vào con lăn C sao cho lò xo được giữ theo phương nằm
ngang như hình vẽ. Xác định góc của dây AB sao cho hệ cân bằng, nếu tại B có treo tải
trọng 10 lb.
3-70. Thùng gỗ được treo lên bởi một sợi dây dài 2 m, hai đầu sợi dây buộc vào các cạnh
của thùng và được vắt qua một puli nhỏ tại O. Sợi dây có thể được nối vào các điểm A và B,
hoặc nối vào C và D. Xác định xem trường hợp nào gây ra lực căng bé nhất trong dây, xác
định các lực căng đó.
3-71. Một người đàn ông cố gắng kéo một khúc gỗ ở C nhờ sử dụng ba đoạn dây như
hình vẽ. Hãy xác định phương  là phương người đàn ông kéo lên dây AD với lực bằng 80 lb,
sao cho anh ta tác dụng một lực lớn nhất lên khúc gỗ, hãy xác định lực tác dụng lên khúc gỗ
trong trường hợp này. Đồng thời, xác định phương mà anh ta kéo để có một lực lớn nhất trong
đoạn dây nối với B, hãy xác định lực lớn nhất này.

122
Bài tập 3-70 Bài tập 3-71

*3-72. Một hệ thống cân bao gồm một trọng lượng W đã biết được treo tại A bằng một
sợi dây có tổng chiều dài L. Xác định trọng lượng w tại B biết rằng A nằm cách ròng rọc một
khỏang bằng y khi hệ cân bằng. Bỏ qua kích thước và trọng lượng của các puli.
3-73. Xác định trọng lượng lớn nhất W của vật nặng để nó có thể được giữ ở vị trí như
trên hình vẽ. Biết các dây xích AC và AB có thể chịu được sức căng lớn nhất là 600 lb trước
khi nó bị đứt.

Bài tập 3-72 Bài tập 3-73

3-74. Xác định lực căng trong ba sợi thừng để có thể giữ được tải trọng 225 lb ở trạng thái
cân bằng, nếu như lò xo trên sợi dây OB được kéo dãn 2 in và được giữ ở vị trí như trong hình
vẽ. Biết rằng dây OD nằm trong mặt phẳng (x-y).
3-75. Khớp nối của khung không gian chịu tác dụng của bốn lực từ các thanh. Biết thanh
OA nằm trong mặt phẳng x-y, thanh OB nằm trong mặt phẳng y-z. Xác định các lực cần thiết
tác dụng lên mỗi thanh để khớp nối ở vị trí cân bằng.

123

Bài tập 3-74 Bài tập 3-75

You might also like