Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Thành tựu văn minh Ấn Độ thời cổ-trung đại

a) Cơ sở hình thành

* Điều kiện tự nhiên

- Nền văn minh Ấn Độ hình thành và phát triển trên một không gian rộng lớn ở Nam Á với
điều kiện tự nhiên đa dạng.

+ Miền Bắc có dãy Hi-ma-lay-a và châu thổ của hai dòng sông lớn (Ấn, Hằng).

+ Miền Nam là vùng cao nguyên, có điều kiện tự nhiên ít thuận lợi hơn miền Bắc.

+ Khí hậu chủ yếu là khô nóng, nhưng cũng có những vùng mát mẻ, mưa nhiều.

+ Có ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hoá với thế giới.

* Dân cư và xã hội

- Dân cư:

+ Những chủ nhân đầu tiên của nền văn minh Ấn Độ là người Đra-vi-da.

+ Từ giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a di cư đến Ấn Độ và trở thành cư dân chủ yếu ở
miền Bắc.

+ Sau này, nhiều tộc người khác, như người Ba Tư, Hy Lạp, A-rập, Mông Cổ,... cũng đã xâm
nhập và sinh sống ở Ấn Độ.

- Xã hội: chế độ đẳng cấp Vác-na tồn tại lâu dài và ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Ấn Độ
thời cổ - trung đại.

* Kinh tế

- Cư dân Ấn Độ đã sớm phát triển một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, trồng nhiều loại
cây lương thực như lúa, hoa màu và các loại cây khác như bông, đay, lanh,... Họ cũng coi
trọng chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi các loại gia súc.

- Các ngành nghề thủ công của Ấn Độ cũng sớm phát triển với việc sản xuất nhiều sản
phẩm đáp ứng các nhu cầu trong nước và trao đổi, buôn bán với nước ngoài.
* Chính trị

- Nền văn minh sống Ấn đã hình thành từ khoảng thiên niên kỉ III TCN.

- Từ cuối thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a đã bắt đầu xây dựng các nhà nước của mình ở
lưu vực sông Hằng. Các triều đại tiêu biểu trong lịch sử Ấn Độ là: Vương triều Mô-ri-a (cuối
thiên niên kỉ I TCN), Vương triều Gúp-ta (thế kỉ IV - thế kỉ VI), Vương triều Hác-sa (thế kỉ
VII),...

- Trong thời kì cổ - trung đại, Ấn Độ nhiều lần bị xâm lược và thống trị bởi các vương triều
ngoại tộc.

b) Những thành tựu cơ bản

* Tôn giáo

- Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn.

- Các tôn giáo không chỉ ảnh hưởng và có ý nghĩa sâu sắc đối với văn minh Ấn Độ mà còn
được truyền bá ra bên ngoài và để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử nhân loại.

- Hai tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng hàng đầu của Ấn Độ là Hin-đu giáo và Phật giáo.

* Chữ viết

- Chữ viết cổ nhất của Ấn Độ được tìm thấy trong thời kì văn minh sống Ẩn.

- Về sau, ở Ấn Độ xuất hiện nhiều loại chữ viết khác.

- Chữ viết của Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á và được cải biến thành chữ viết của
một số quốc gia trong khu vực này (Cam-pu-chia, Thái Lan, Lào,...).

* Văn học

- Văn học Ấn Độ đạt nhiều thành tựu rực rỡ, tiêu biểu nhất là kinh Vê-đa, sử thi Ma-ha-ba-
ra-ta và Ra-ma-y-a-na, các tác phẩm của Ca-li-đa-sa (như vở kịch Sơ-kun-tơ-la),...

- Văn học Ấn Độ chứa đựng những giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc, là niềm tự hào
của người dân Ấn Độ, trở thành nguồn cảm hứng, đề tài sáng tác của nhiều ngành nghệ
thuật khác, không chỉ ở Ấn Độ mà cả nhiều quốc gia khác, nhất là khu vực Đông Nam Á.
* Kiến trúc và điêu khắc

- Kiến trúc, điêu khắc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng của tôn giáo.

- Người Ấn Độ đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như: cột đá, chùa và tháp Phật
giáo; đến thờ, lăng mộ Hin-đu giáo; các thánh đường, cung điện Hồi giáo…

- Kiến trúc và điều khắc của Ấn Độ đã có những ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới,
đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á.

* Khoa học, kĩ thuật

- Toán học: sáng tạo ra 10 chữ số; tính được giá trị của số pi (7) là 3,1416;...

- Thiên văn học: sớm có hiểu biết về vũ trụ, về Mặt Trời và các hành tinh; biết đặt ra lịch.

- Vật lí học và Hoá học:

+ Nêu ra thuyết nguyên tử, đã khẳng định được về lực hấp dẫn của Trái Đất.

+ Phát triển kĩ thuật luyện kim ở trình độ cao và tìm ra cách để bảo vệ kim loại không bị ăn
mòn.

- Y - Dược học: có nhiều ghi chép về bệnh lí học, giải phẫu học, độc dược học và biết dùng
phẫu thuật để chắp xương sọ, lấy sỏi thận,...

You might also like