Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Đặc tính của động cơ một chiều kích từ nối tiếp (Đmnt)

1.Phương trình đặc tính cơ và đặc tính từ hóa.


- Động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp có cuộn kích từ mắc nối tiếp với cuộn
dây phần ứng như sơ đồ nguyên lý sau:

Hình 1. Sơ đò nguyên lý động và đường đặc tính từ hóa của cơ một chiều kích từ nối tiếp

- Từ sơ đồ nguyên lý thì ta có thể thấy rằng với cách mắc nối tiếp thì dòng kích từ
chính là dòng phần ứng (Ikt = Iư) nên từ thông của động cơ phụ thuộc vào dòng
phần ứng theo đặc tính từ hóa như hình 1.b.
𝜙 = K ' .Iư
- Trong đó K ' là hệ số phụ thuộc vào cấu tạo của cuộn dây kích từ. Phương trình
trên chỉ đúng khi mạch từ không bão hòa và khi dòng điện Iư < (0.8÷0.9)Iđm nên
ta coi mạch từ của động cơ là chưa bão hòa. Nếu tiếp tục tăng Iư thì tốc độ tăng từ
thông chậm hơn tốc độ tăng Iư rồi sau đó khi tải đạt giá trị lớn (Iư tiến đến Iđm) thì
có thể coi từ thông = const vì khi đó mạch từ đã đạt trạng thái bão hòa và quan hệ
giữa từ thông và dòng kích từ là tuyến tính, có thể thấy động cơ một chiều kích từ
nối tiếp có khả năng chịu tải lớn.

Hình 2. Từ thông bão hòa


- Từ các phương trình cơ bản của động cơ điện một chiều, ta có:
U ư = Eư + I ư ( Rư + Rưf )

Uư= K 𝜙 ω

M= K 𝜙 I ư = K K ' I ư 2
- Ta có thể tìm được phương trình đặc tính cơ của động cơ 1 chiều kích từ nối tiếp:
Uư Rư + Rưf
ω= −
√K K' √M KK
'

2. Đặc tính cơ, đặc tính tốc độ và đặc tính cơ điện.


- Phương trình đặc tính tốc độ của động cơ kích từ nối tiếp có dạng:
U R A
n = C ×k × I − C × k × I × I ư = I −B (1)
E ϕ ư E ϕ ư ư

- Thay I ư =

trình đặc tính cơ:
M
CM × k ϕ
vào phương trình (1) và đặt A× √C M × k ϕ = C = C te ta có phương

C
n= −B
√M
U R
Với A = C ×k ; B = C ×k
E ϕ E ϕ

- Đồ thị các đường đặc tính cơ, tốc độ và đặc tính cơ điện của động cơ một chiều
kích từ nối tiếp là một đường hyperbol với mạch từ chưa bão hòa.

Hình 3. Đồ thị đặc tính cơ và đặc tính cơ điện


- Thực tế, các động cơ kích từ nối tiếp được chế tạo làm việc với mạch từ bão hòa
khi M > M đm do M tăng còn ϕ không đổi => Đặc tính gần như là đường thẳng.
- Khi 0 < M < M đm thì đặc tính cơ và đặc tính tốc độ tuân theo quy luật hyperbol.
- Đường đặc tính cơ mềm, moment tăng thì tốc độ cơ giảm, khi không lắp tải hoặc
tải có giá trị nhỏ, dòng điện và từ thông nhỏ, tốc độ động cơ tăng có thể gây hỏng
động cơ về mặt cơ khí. Vì thế không nên cho phép động cơ một chiều kích từ nối
tiếp mở máy không tải hoặc tải nhỏ.
3. Đặc tính làm việc.
- Đặc tính làm việc của động cơ một chiều kích từ nối tiếp: Động cơ được làm
phép làm việc với tốc độ n nhỏ hơn tốc độ giới hạn ngh. Đường đặc tính trong
vùng làm việc sẽ vẽ bằng nét liền.

Hình 4. Vùng làm việc của đặc tính

- Khi chưa bão hòa, moment quay động cơ tỉ lệ với bình phương dòng điện, và tốc
độ giảm theo tải.
- Để hạn chế dòng khởi động người ta thường đưa thêm điện trở phụ vào mạch
phần ứng ngay khi bắt đầu khởi động, và sau đó thì loại dần đi để đưa tốc độ động
cơ lên xác lập.
4. Đặc tính vạn năng.
- Dựa vào các đặc tính nêu trên, có thể đưa ra được giả thuyết đặc tính từ hóa
ω=f (I ) là đường thẳng. Tuy nhiên, thực tế thì quan hệ ω=f (I ) là phi tuyến nên việc

đưa ra phương trình cũng như vẽ các đặc tính cơ của động cơ kích từ nối tiếp là rất
khó khăn nên các nhà chế tạo động cơ thường cho trước các đường cong thực
nghiệm:
Hình 5. Đặc tính vạn năng của động cơ

- Các đặc tính trên hình được cho theo đơn vị tương đối, với:
¿ ¿ ¿
- ω =ω/ω đm; I =I / I đm; M =M /M đm .

You might also like