LÊ Quốc Tuấn 21151182 Bài báo cáo số 2 kiểm tra SCR-TRIAC

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Họ và tên sinh viên: Lê Quốc Tuấn

MSSV:21151182
Bài thực hành: Số 2
Tên bài thực hành: Kiểm tra thông số SCR-TRIAC

1.KIỂM TRA SCR


1.1 Kiểm tra SCR bằng đồng hồ ( kiểm tra nguội )

1.2 Kiểm tra SCR( kiểm tra nóng)

Nhận xét kết quả bảng 1:


-Khi cấp nguồn 12Vdc vào mạch chỉnh lưu SCR ta thấy khi có xung kích hoặc
ngắt xung kích ở cực cổng G của SCR thì đèn vẫn luôn sáng. Đối với nguồn
cấp là 12Vac thì đèn chỉ sáng khi có xung kích, khi ngắt thì đèn không sáng. Ta
có thể giải thích hiện tượng trên dựa vào cơ chế hoạt động của SCR. Việc tắt
SCR không chỉ phụ thuộc vào dòng điện kích ở cực G mà còn phụ thuộc vào
giá trị dòng điện duy trì (holding current) thường có giá trị tương đối nhỏ. Đối
với nguồn cấp vào là nguồn DC dòng điện dẫn qua SCR có giá trị lớn hơn dòng
điện duy trì của SCR và luôn có giá trị cố định nên SCR sẽ luôn dẫn trong các
trường hợp. Ngược lại với nguồn cấp vào là nguồn AC dòng điện có giá trị
luôn thay đổi, khi nó thay đổi đến một giá trị nhất định nhỏ hơn dòng điện duy
trì của SCR thì SCR sẽ ngắt khi mất dòng xung kích.
Dạng sóng điện áp ngõ vào ( Vac)
CH1-X: 5V/Div; Time Base 2ms/Div

Nhận xét kết quả dạng sóng: Sóng ngõ vào có dạng hình sin với biên độ
17Vac do nguồn cấp vào là nguồn xoay chiều với áp hiệu dụng là 12V
Dạng sóng điện áp ngõ ra ( SCR1)
CH1-X: 5V/Div; Time Base 2ms/Div

Dạng sóng điện áp ngõ ra ( SCR2)


CH1-X: 5V/Div; Time Base 2ms/Div
Dạng sóng điện áp ngõ ra ( SCR3)
CH1-X: 5V/Div; Time Base 2ms/Div

Dạng sóng điện áp ngõ ra ( SCR4)


CH1-X: 5V/Div; Time Base 2ms/Div

Dạng sóng điện áp ngõ ra ( SCR5)


CH1-X: 5V/Div; Time Base 2ms/Div
Dạng sóng điện áp ngõ ra ( SCR6)
CH1-X: 5V/Div; Time Base 2ms/Div

Nhận xét kết quả dạng sóng:


-Dạng sóng ngõ ra khi đo cả 6 mạch, mỗi mạch dùng SCR khác nhau đều có
dạng tương tự nhau với giá trị đỉnh của VR đo được là khoảng 16,5V. Giá trị
này có chênh lệch khoảng 3% so với áp vào lý tưởng do SCR không lý tưởng
Vgamma khác 0.
-Dạng sóng thể hiện được chức năng của SCR khi được kích dẫn đó là dẫn điện
theo 1 chiều duy nhất.
-Tuy nhiên dạng sóng thực tế trên hình thể hiện VR không về 0 ở bán kì âm mà
có giá trị nhất định tùy vào mỗi SCR khác nhau (khác so với lý thuyết khi tải là
thuần trở). Giải thích cho việc này đó là tải bóng đèn khi thí nghiệm có thành
phần cảm kháng. Khi ở bán kỳ dương SCR được phân cực thuận nên khi xuất
hiện xung kích lập tức dẫn điện. Điện áp trên tải VR = Vnguồn, trường hợp tải
cảm dòng điện trễ pha so với điện áp nên khi kết thúc bán kỳ dương dòng điện
vẫn chưa về 0. Ở bán kỳ âm, ban đầu do SCR bị phân cực ngược nên không
dẫn điện. Nhưng do tải có tính cảm nên khi ngừng cấp điện sẽ phát sinh ra
dòng điện cùng chiều với dòng ban đầu. Dòng điện này làm SCR tiếp tục dẫn,
điện áp tải Vo = Vnguồn < 0, khi cuộn cảm giải phóng hết năng lượng thì điện
áp và dòng tải về 0
Dạng sóng điện áp ngõ ra
(cả 6 scr khi ngắt dòng kích)
CH1-X: 5V/Div; Tim Base 2ms/Div

Nhận xét kết quả dạng sóng:


-Do nguồn cấp vào là nguồn AC nên như đã giải thích ở trên, khi ngắt xung
kích thì SCR sẽ ngưng dẫn, nên dạng sóng dòng điện ngõ ra có giá trị bằng 0
như hình.
2.KIỂM TRA TRIAC.
2.1 Kiểm tra TRIAC bằng đồng hồ ( kiểm tra nguội )

1.2 Kiểm tra SCR( kiểm tra nóng)

Nhận xét kết quả bảng 2: Kết quả đo được ở bảng 2 khi kiểm tra TRIAC
tương tự như kết quả khi kiểm tra SCR vì nguyên lý hoạt động của 2 linh kiện
này gần như giống nhau, và nguyên lý ngắt TRIAC cũng giống như SCR phụ
thuộc vào dòng kích ở cực G và giá trị dòng điện duy trì cũng như dòng điện
TRIAC dẫn như đã nói ở trên.

Dạng sóng điện áp ngõ vào ( Vac)


CH1-X: 5V/Div; Time Base 2ms/Div
Nhận xét kết quả dạng sóng: Sóng ngõ vào có dạng hình sin với biên độ
17Vac do nguồn cấp vào là nguồn xoay chiều với áp hiệu dụng là 12V

Dạng sóng điện áp ngõ ra ( TRIAC1)


CH1-X: 5V/Div; Time Base 2ms/Div

Dạng sóng điện áp ngõ ra ( TRIAC2)


CH1-X: 5V/Div; Time Base 2ms/Div

Dạng sóng điện áp ngõ ra ( TRIAC3)


CH1-X: 5V/Div; Time Base 2ms/Div
Dạng sóng điện áp ngõ ra ( TRIAC4)
CH1-X: 5V/Div; Time Base 2ms/Div

Dạng sóng điện áp ngõ ra ( TRIAC5)


CH1-X: 5V/Div; Time Base 2ms/Div

Dạng sóng điện áp ngõ ra ( TRIAC6)


CH1-X: 5V/Div; Time Base 2ms/Div
Nhận xét kết quả dạng sóng:
-Dạng sóng ngõ ra khi đo cả 6 mạch, mỗi mạch dùng TRIAC khác nhau đều có
dạng tương tự nhau với giá trị đỉnh của VR đo được là khoảng 16.5V.
-Dạng sóng thể hiện tính năng của TRIAC cho phép dòng điện ở cả hai chiều
nên dạng sóng cũng tương tự như dạng sóng điện áp ngõ vào.Giá trị đỉnh của
VR đo được ở cả 6 TRIAC là khoảng 16.5V chênh lệch khoảng 3% so với áp
vào do TRIAC không lý tưởng Vgamma khác 0. Dạng sóng tồn tại những điểm
chuyển mạch của TRIAC khi giá trị áp thay đổi từ dương về 0 và từ 0 sang âm

Dạng sóng điện áp ngõ ra


(cả 6 triac khi ngắt dòng kích)
CH1-X: 5V/Div; Tim Base 2ms/Div

Nhận xét kết quả dạng sóng:


-Do nguồn cấp vào là nguồn AC nên như đã giải thích ở trên, khi ngắt xung
kích thì TRIAC sẽ ngưng dẫn, nên dạng sóng dòng điện ngõ ra có giá trị bằng 0
như hình.

You might also like