Bai 8

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

BÀI 8

PHÁT LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN

Câu 1. Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.
Điều này thể hiện tư tưởng
A. trọng dụng nhân tài.
B. coi nhẹ nhân tài.
C. tìm kiếm nhân tài.
D. phát triển nhân tài
Câu 2. Khẳng định: “Pháp luật nước ta quy định, trong những trường hợp
đặc biệt, những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học trước tuổi,
học vượt lớp, học rút ngắn thời gian so với quy định” là nội dung thuộc quyền
A. học tập.
B. bình đẳng.
C. được sáng tạo.
D. được phát triển.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng về quyền học tập của công dân?
A. Công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào theo sở thích của mình.
B. Công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào theo khả năng của mình.
C. Công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với điều kiện của mình.
D. Công dân phải học tập từ bật Tiểu học cho đến hết Đại học.
Câu 4. Việc các em học sinh đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia được
tuyển thẳng vào một số trường Đại học, là nội dung của quyền
A. được phát triển của công dân.
B. sáng tạo của công dân.
C. học tập của công dân.
D. được trọng dụng nhân tài của công dân.
Câu 5. Quyền học tập của công dân dược quy định trong
A. nội quy nhà trường, lớp học.
B. Hiến pháp, Luật Giáo dục và trong các văn bản quy phạm phát luật khác.
C. chỉ thị, Nghị quyết cuẩ Bộ Giáo dục và đào tạo.
D. thông tư, kế hoạch, chủ trương của các sở Giáo dục – Đào tạo.
Câu 6. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh có thể vào học ở các trường
trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Điều này thể hiện quyền
A. học tập không hạn chế của công dân.
B. học tập bất cứ ngành, nghề náo của công dân.
C. phát triển của công dân.
D. dân bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 7. Pháp luật quy định: Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào
A. phù hợp với ý muốn, nguyện vọng của bố mẹ.
B. phù hợp với nhu cầu, điều kiện của xã hội.
C. khi được sự đồng ý của họ hàng, người thân.
D. phù hợp với năng khiếu, khả năng của bản thân.
Câu 8. Việc công dân có thể học để trở thành bác sĩ, giáo viên, kỹ thuật viên hoặc
học nghề thuộc nội dung nào?
A. Quyền học học tập không hạn chế của công dân.
B. Quyền học tập bất cứ ngành, nghề nào của công dân.
C. Quyền học thường xuyên, suốt đời của công dân.
D. Công dân bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.
Câu 9. Việc công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học
tập trung hoặc không trung cấp, học ban ngày hoặc buổi tối tuỳ thuộc vào điều kiện
của mỗi người là nội dung về quyền
A. học tập không hạn chế.
B. học tập bất cứ ngành, nghề nào.
C. học tập thường xuyên, suốt đời.
D. dân bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 10. Ý kiến nào đúng với quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân?
A. Người dân tộc thiểu số không được học trong các trường dân lập.
B. Người theo đạo chỉ được học tại các cơ sở giáo dục công lập.
C. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, địa vị xã hội đều bình
đẳng về cơ hội học tập.
D. Công dân nữ không được học đại học.
Câu 11. Việc Nhà nước có chính sách cho sinh viên nghèo vai vốn với lãi suất ưu
đãi thể hiện chính sách
A. bất bình đẳng trong giáo dục.
B. công bằng xã hội trong giáo dục.
C. phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
D. phát triển giáo dục đào tạo.
Câu 12. Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các
biện pháp cần thiết khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sang tạo trong nghiên
cứu khoa học nhằm
A. khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.
B. đảm bảo công bằng trong giáo dục.
C. phát triển đất nước.
D. bảo đảm quyền sáng tạo cho công dân.
Câu 13. Nội dung quyền sáng tạo của công dân theo quy định của pháp luật , bao
gồm quyền
A. học thường xuyên, học suốt đời, học không hạn chế.
B. được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá.
C. được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khoẻ.
D. tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
Câu 14. Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động thể hiện quyền sáng tạo?
A. Chế tạo ra máy giặt.
B. Viết bài đăng báo.
C. Học nghề sữa chữa điện tử.
D. Tham gia cuộc thi “Sáng tạo Robocon”.
Câu 15. Nhà nước có các biện pháp xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm
bản quyền, quyền tác giả, sáng chế. Điều này nhằm mục đích gì?
A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả đói với phát minh, sáng chế.
B. Chăm lo đời sống vật chất cho người nghiên cứu khoa học.
C. Chăm lo đời sống tinh thần cho người nghiên cứu khoa học.
D.Tạo điều kiện làm việc cho người nghiên cứu khoa học.
Câu 16. Việc ông dân có thể học hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên,
học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hay buổi tối, là nội dung
của quyền
A. học tập không hạn chế
B. được học bất cứ ngành nghề nào
C. được học thường xuyên, học suốt đời
D. được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
Câu 17. Trên cơ sở quyền sáng tạo, công dân đã góp phần vào sự nghiệp xây dựng
đất nước ở những thành tựu gì?
A. Công dân tạo ra nhiều tác phẩm và công trình khoa học.
B. Công dân được mở rộng tầm nhìn, moẻ mang kiến thức.
C. Công dân có đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ.
D. Công dân không ngừng phát triển tài năng.
Câu 18. Việc học sinh đỗ thủ khoa đại học và đạt giải trong cuộc thi Olympic Quốc
tế được Nhà nước tuyên dương thể hiện
A. ai cũng được bình đẳng về cơ hội học tập.
B. ai cũng có quyền tự do nghiên cứu khoa học.
C. công dân được hưởng đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ.
D. những người học giỏi, tài năng được xã hội thừa nhận, quan tâm.
Câu 19. Công dân được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí là biểu hiện công
dân được phát triển về đời sống
A. vật chất.
B. văn hoá.
C. tinh thần.
D. chính trị.
Câu 20. Quyền nào không thuộc là quyền sáng tạo của công dân?
A. Quyền tác giả.
B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 21. Việc học sinh là người dân tộc thiêu số được cộng điểm ưu tiên trong tuyển
sinh đại học, cao đẳng. Điều này thể hiện công dân dược hưởng:
A. Điều kiện chăm sóc về vật chất.
B. Điều kiện học tập không hạn chế.
C. Công bằng xã hội trong giáo dục.
D. Điêug kiện hưởng thụ các giá trị văn hoá.
Câu 22. Việc mở các trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm
A. bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục.
B. bảo đảm công bằng trong giáo dục.
C. đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước.
D. bồi dưỡng nhân tài cho đất nước
Câu 23. Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều
học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập thể hiện điều gì?
A. Công bằng xã hội trong giáo dục.
B. Bất bình đẳng trong giáo dục.
C. Định hướng đổi mới giáo dục.
D. Chủ trương phát triển giáo dục.
Câu 24. Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân?
A. Công dân có quyền học tập không hạn chế.
B. Công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
C. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. Công dân có quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.
Câu 25. Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền
nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tác giả.
B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền phát minh sáng chế.
D. Quyền được phát triển.
Câu 26. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân
thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được sáng tạo.
B. Quyền học tập.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền tác giả.
Câu 27. Việc những học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế
được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học là nội dung thể hiện công dân được
A. đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
B. hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ.
C. tư do nghiên cứu khoa học
D. khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
Câu 28. Học sinh trung học phổ thông có thể thực hiện quyền sáng tạo của mình
bằng việc tham gia
A. đội tuyển học sinh giỏi.
B. Bảo hiểm y tế.
C. các hoạt động tình nguyện.
D. thi Nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh.
Câu 29. “Công dân được sống trong một môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự
tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức, có mức sống đầy đủ về
vật chất, được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí” là nôi dung thuộc quyền nào của công
dân?
A. Quyền được học tập.
B. Quyền được phát triển.
C. Quyền được sáng tạo.
D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 30. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân thể hiện bản chất gì của
Nhà nước ta?
A. Bản chất nhân văn.
B. Bản chất giai cấp.
C. Bản chất xã hội.
D. Bản chất dân chủ.
Câu 31. Học tập là một trong các quyền
A. quan trọng của con người.
B. cơ bản của con người.
C. không thể thiếu của con người.
D. tối thiểu của con người.
Câu 32. Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, bất cứ ngành nghề nào, có
thể học bằng nhiều
A. hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.
B. phương pháp và có thể học thường xuyên, học suốt đời.
C. hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.
D. nội dung và có thể học thường xuyên, học suốt đời.
Câu 33. Ý kiến nào sau đây không đúng với quyền học tập của công dân?
A. Công dân đều có quyền học từ thấp đến cao.
B. Công dân đều có quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. Công dân đều có quyền học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên,
học suốt đời.
D. Công dân được học bất cứ trường nào mình muốn.
Câu 34. Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập là một trong
nhũng nội dung của quyền
A. Quyền học tập không hạn chế.
B. Quyền được học bất cứ ngành nghề nào.
C. Quyền được học thường xuyên, suốt đời.
D. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ họi hộc tập.
Câu 35. Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu,
A. sở thích và nhu cầu của mình.
B. khả năng, sở thích và khả năng thích ứng của mình.
C. khả năng, sở thích và điều kiện của mình.
D. điều kiện tài chính và nhu cầu của mình.
Câu 36. Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các
biện pháp cần thiết, đảm bảo những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng
nhân tài cho đất nước nhằm
A. khuyến khích, phát huy sự phát triển của công dân.
B. đảm bảo công bằng trong giáo dục.
C. phát triển đất nước.
D. bảo đảm quyền được phát triển của công dân.
Câu 37. Trường hợp nào sau đây không vi phạm quyền học tập của công dân?
A. Mai thi đỗ đại học nhưng bố Mai không cho đi học mà chỉ cho con trai đi học.
B. Lan là người dân tộc nên được ưu tiên cộng điểm khi thi đại học.
C. Nam bị người yêu bắt theo học sư phạm trong khi Nam thích ngành kế toán.
D. Lâm bị bạn bè nói người dân tộc học dốt không nên đi học.
Câu 38. Việc công dân có thể học hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học
tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hay buổi tối, là nội dung của quyền
A. học tập không hạn chế.
B. được học bất cứ ngành nghề nào.
C. được học thường xuyên, suốt đời.
D. được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 39. Việc công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu,
sở thích và điều kiện của mình , là nội dung của quyền
A. học tập không hạn chế.
B. được học bất cứ ngành nghề nào.
C. được học thường xuyên, suốt đời.
D. được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 40. Việc công dân có quyền học không hạn chế từ Tiểu học đến Trung học, Đại
học và Sau đại học, là nội dung của quyền
A. học tập không hạn chế.
B. được học bất cứ ngành nghề nào.
C. được học thường xuyên, suốt đời.
D. được đối xử bình đẳng về cơ họi học tập.
Câu 41. Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền sáng tạo của công dân?
A. Quyền tác giả.
B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
D. Quyền phát triển cá nhân.
Câu 42. Một trong những nội dung thể hiện quyền sáng tạo của công dân là quyền
A. tự do phát triển cá nhân, quyền tác giả và quyền sở hữu.
B. tác giả, sở hữu công nghiệp, hoạt động khoa học công nghệ.
C. tác giả, học tập, hoạt động khoa học công nghệ.
D. học tập, sở hữu công nghiệp, hoạt đông khoa học công nghệ
Câu 43. Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền sáng tạo công dân là
A. anh A sáng chế máy gặt lúa.
B. thầy B xuất bản hai tác phẩm văn học của mình.
C. bạn B học tập tìm hiểu tác phẩm của nhà văn Nam Cao.
D. nhạc sỹ Trịnh Công Sơn sáng tác bài hát Diễm Xưa.
Câu 44. Nội dung nào dưới đây thuộc quyền sáng tạo của công dân?
A. Bạn B học tập tìm hiểu tác phẩm của nhà văn Nam Cao.
B. Sinh viên Đại học Bách khoa sáng chế máy làm giá đỗ.
C. Bạn A thưởng thức ca khúc của nhạc sỹ Phú Quang.
D. Chị C sản xuất máy gặt lúa theo sánh chế anh A.
Câu 45. Pháp luật nước ta một mặt khuyến khích tự do sáng tạo, ứng dụng khoa hoc
tiến bộ và mặt khác luôn
A. phát huy quyền sáng tạo của công dân.
B. tôn trọng quyền sáng tạo của công dân.
C. bảo vệ quyền sáng tạo của công dân.
D. phát triển quyền sáng tạo của công dân.
Câu 46. Pháp luật nước ta một mặt khuyến khích tự do sáng tạo, ứng dụng khoa học
tiến bộ; mặt khác luôn bảo vệ quyền sáng tạo của công dân thông qua các
A. quy định trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền sáng tạo của
công dân.
B. chế tài trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền sáng tạo của công
dân.
C. chế độ trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm pham quyền sáng tạo của công
dân.
D. nội quy trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền sáng tạo của công
dân.
Câu 47. Nội dung quyền được phát triển của công dân bao gồm quyền được hưởng
đời sống vật chất, tinh thần
A. theo nhu cầu và quyền được tự do phát triển tài năng.
B. đầy đủ và quyền được khuyến khích, bồi dưỡng phát triển tài năng.
C. đầy đủ và quyền học tập phát triển tài năng.
D. theo nhu cầu và quyền được tập trung phát triển tài năng.
Câu 48. Công dân được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá công cộng
ở mọi nơi, là nội dung quyền được
A. bảo hộ bồi dưỡng đẻ phát triển tài năng.
B. khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
C. hưởng đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ dể phát triển toàn diện.
D. hưởng đời sống vật chất, tinh thần theo nhu cầu.
Câu 49. Những trường hợp đặc biệt, phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học
trước tuổi, học vượt lớp, rút ngắn thời gian, là nôi dung của quyền được
A. bảo hộ bồi dưỡng để phát triển tài năng.
B. khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
C. hưởng đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện.
D. hưởng đời sống vật chất, tinh thần theo nhu cầu.
Câu 50. Trường hợp nào dưới đây vi phạm quyền được phát triển của công dân?
A. Bố mẹ không cho An đi hoc khiêu vũ ( mặc dù em có năng khiếu ) vì bố mẹ nghĩ
theo nghệ thuật sẽ khổ.
B. Anh A có năng lực chuyên môn giỏi nên lãnh đạo tạo điều kiện cho đi học nước
ngoài theo ý nguyện.
C. Ông bà Mai tham gia chương trình “Vui khoẻ có ích” trên truyền hình.
D. Nam học giỏi vượt bậc nên em đã không học mầm non mà học luôn bậc Tiểu học.
Câu 51. Trường hợp nào dưới đây thực hiện đúng quyền được phát triển của công
dân?
A. Anh A có năng lực có năng lực chuyên môn giỏi nên bị sa thải.
B. Bố mẹ cho An đi học khiêu vũ vì em có năng khiếu.
C. Ông bà Mai cấm các con tham gia chương trình “Tìm kiếm người mẫu tài năng”
trên truyền hình.
D. Nam là con giáo viên nên em đã không học mầm non mà học luôn bậc Tiểu học.
Câu 52. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển là quyền cơ bản của công dân, thể
hiện bản chất
A. nhân đạo của chế độ xã hội ta.
B. nhân văn của chế độ xã hội ta.
C. tốt đẹp của chế độ xã hội ta.
D. nhân ái của chế độ xã hội ta.
Câu 53. Qyền học tập, sáng tạo và phát triển là cơ sở, điều kiện cần thiết để con
người được phát triển
A. đầy đủ.
B. bền vững.
C. toàn diện.
D. về học tập.
Câu 54. Đâu không phải là mục đích của việc thực hiện quyền học tập của cong
dân?
A. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
B. Nhà nước tạo ra một xã hội học tập.
C. Nhà nước đáp ứng và bảo đảm nhu cầu học tập của mỗi người.
D. Nhà nước chỉ đáp ứng nhu cầu học tập cao của bộ phận người dân có điều kiện
kinh tế.
Câu 55. Biểu hiện quyền được phát triển của công dân là công dân
A. được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện
B. có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng
C. có quyền được tự do sáng tạo các tác phẩm của mình
D. được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện
và có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng
Câu 56. Bạn thân của em thi trượt đại học, bạn ấy rất buồn và nghĩ mình không có
tương lai, không còn cơ hội học nữa. Em chọn phương án nào sau đây để khuyên
bảo bạn cho phù hợp?
A. Khuyên bạn nên đi làm tạo thu nhập sẽ tốt hơn.
B. Khuyên bạn năm sau thi lại.
C. Khuyên bạn nên chọn một trường Trung cấp, Cao đẳng có yêu cầu tiêu chuẩn phù
hợp với khả năng, điều kiện của mình.
D. Khuyên bạn nên sớm lập gia đình cho ổn định.
Câu 57. Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao. Nội dung này thể
hiện quyền
A. dân chủ của công dân
B. sáng tạo của công dân
C. phát triển của công dân
D. học tập của công dân
Câu 58. Mọi công dân đều có thể học bất cứ ngành, nghề nào. Nội dung này
thể hiện quyền
A. tự do của công dân
B. lao động của công dân
C. học tập của công dân
D. phát triển của công dân
Câu 59.Mọi công dân đều có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học
thường xuyên, học suốt đời. Nội dung này thể hiện quyền
A. dân chủ của công dân
B. tự do của công dân
C. học tập của công dân
D. phát triển của công dân
Câu 60. Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ
ngành nghề nào, học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học
suốt đời. Nội dung này thể hiện quyền
A. học tập của công dân
B. sáng tạo của công dân
C. phát triển của công dân
D. dân chủ của công dân
Câu 61. Quyền học tập của công dân được quy định cụ thể trong văn bản
phát luật nào dưới đây?
A. Luật Sở hữu trí tuệ
B. Luật Khoa học và công nghệ
C. Luật Giáo dục
D. Luật Bảo vệ và chăm sọc giáo dục trẻ em
Câu 62. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền học tập của công
dân?
A. Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào
B. Công dân có quyền học suốt đời
C. Công dân có quyền được bồi dưỡng và phát triển tài năng
D. Công dân có quyền học không hạn chế
Câu 63. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền học tập của công
dân?
A. Học tập suốt đời
B. Tự do nghiên cứu khoa học
C. Học bất cứ ngành nghề nào
D. Học không hạn chế
Câu 64. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền học tập của công dân?
A. Công dân có quyền học không hạn chế
B. Công dân có quyền tự do sáng tạo
C. Công dân có quyền được bồi dưỡng để phát triển tài năng
D. Công dân có quyền tự do nghiên cứu khoa học
Câu 65. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền học tập của công dân?
A. Công dân có quyền học không hạn chế
B. Công dân có quyền sáng tác các tác phẩm văn học
C. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội phát triển
D. Công dân có quyền được sáng tác khoa học
Câu 66. Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế có nghĩa là công
dân
A. được học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với điều kiện bản thân
B. có quyền học từ thấp đến cao
C. có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau
D. không bị phân biệt đối xử bởi dân tộc, tôn giáo, giới tính,…
Câu 67. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền học không hạn chế
của công dân?
A. Công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau đại
học.
B. Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau
C. Công dân có quyền thi tuyển, xét tuyển vào đại học.
D. Công dân có quyền học ở các cấp học khác nhau.
Câu 68. Công dân có quyền học không hạn chế, từ Tiểu học đến hết
A. trung học
B. cao đẳng
C. đại học
D. sau đại học
Câu 69. Mọi công dân đều có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại
học và Sau đại học là thể hiện quyền
A. học không hạn chế của công dân
B. học bất cứ ngành nghề nào
C. học thường xuyên, học suốt đời
D. bình đẳng về cơ hội học tập của công dân
Câu 70. Mọi công dân đều có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại
học và Sau đại học là thể hiện quyền
A. học tập của công dân
B. sáng tạo của công dân
C. phát triển của công dân
D. tự do của công dân
Câu 71. Công dân có thể đăng kí học các ngành, nghề mà công dân nhận
thấy
A. nhu cầu, sở thích và năng khiếu của mình phù hợp với
B. năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình
C. năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình
D. năng khiếu, sở thích, nhu cầu và điều kiện của mình
Câu 72. Công dân có quyền theo học các ngành nghề khác nhau, phù hợp
với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là thể hiện quyền
A. học tập của công dân
B. sáng tạo của công dân
C. phát triển của công dân
D. tự do của công dân
Câu 73. Công dân có quyền theo học các ngành nghề khác nhau, phù hợp
với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là thể hiện quyền
A. học không hạn chế
B. học bất cứ ngành nghề nào
C. học thường xuyên, học suốt đời
D. bình đẳng về cơ hội học tập
Câu 74. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời có nghĩa là
công dân có thể học
A. chính quy hoặc không chính quy
B. bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau
C. tập trung hoặc không tập trung
D. ở trường công lập, dân lập hoặc tư thục
Câu 75. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời có nghĩa là
công dân có thể học
A. tất cả các ngành, nghề yêu thích
B. từ thấp đến cao
C. bằng nhiều hình thức
D. không hạn chế
Câu 76. Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các
loại hình trường lớp khác nhau là thể hiện quyền
A. học không hạn chế của công dân
B. học bất cứ ngành nghề nào của công dân
C. học thường xuyên, học suốt đời
D. được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
Câu 77. Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các
loại hình trường lớp khác nhau là thể hiện quyền
A. học tập của công dân
B. sáng tạo của công dân
C. sáng tạo của công dân
D. tự do của công dân
Câu 78. Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên,
học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hay buổi tối, tùy thuộc vào
điều kiện công việc của mỗi người là thể hiện quyền
A. học không hạn chế của công dân
B. học bất cứ ngành, nghề nào
C. học thường xuyên, học suốt đời
D. bình đẳng về cơ hội học tập
Câu 79. Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên,
học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hay buổi tối, tùy thuộc vào
điều kiện công việc của mỗi người là thể hiện quyền
A. học tập của công dân
B. sáng tạo của công dân
C. phát triển của công dân
D. tự do của công dân
Câu 80. Công dân có quyền học ở các loại hình trường lớp khác nhau như
trường quốc lập, trường dân lập, trường tư thục là thể hiện quyền
A. học không hạn chế
B. học bất cứ ngành nghề nào
C. học thường xuyên, học suốt đời
D. bình đẳng về cơ hội học tập
Câu 81. Công dân có quyền học ở các loại hình trường lớp khác nhau như
trường quốc lập, trường dân lập, trường tư thục là thể hiện quyền
A. học tập của công dân
B. sáng tạo của công dân
C. phát triển của công dân
D. tự do của công dân
Câu 82. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập có nghĩa là
quyền này của công dân không bị phân biệt đối xử bởi dân tộc,
A. tôn giáo, tín ngưỡng, địa vị xã hội
B. tôn giáo, nguồn gốc gia đình
C. tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc
hoàn cảnh kinh tế
D. giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế
Câu 83. Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập có
nghĩa là
A. chỉ những người có tiền mới được đi học
B. chỉ những người khỏe mạnh mới được đi học
C. không phân biệt đối xử về cơ hội học tập giữa các công dân
D. chỉ có nam giới mới được đi học
Câu 84. Công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới
tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội và hoàn cảnh kinh tế khi tiếp cận cơ
hội học tập là thể hiện quyền
A. học tập của công dân
B. sáng tạo của công dân
C. phát triển của công dân
D. tự do của công dân
Câu 85. Công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới
tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội và hoàn cảnh kinh tế đều có cơ hội
học tập là thể hiện quyền
A. học không hạn chế của công dân
B. học bất cứ ngành nghề nào
C. học thường xuyên, học suốt đời
D. bình đẳng về cơ hội học tập
Câu 86. Thực hiện tốt quyền học tập sẽ đem lại
A. sự phát triển toàn diện của công dân
B. sự công bằng, bình đẳng
C. cơ hội việc làm
D. cơ hội phát triển
Câu 87. Quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm
tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật,
hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa
học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời
sống xã hội là thể hiện quyền
A. học tập của công dân
B. sáng tạo của công dân
C. phát triển của công dân
D. tự do của công dân
Câu 88. Pháp luật quy định quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền
A. tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học
B. sở hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học, công nghệ
C. tác giả, quyền hoạt động khoa học, công nghệ
D. tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công
nghệ
Câu 89. Dựa trên quy định của pháp luật về quyền sáng tạo, công dân có thể
tạo ra nhiều tác phẩm và công trình trong lĩnh vực khoa học
A. tự nhiên và khoa học xã hội
B. xã hội và nhân văn, khoa học kĩ thuật
C. tự nhiên và khoa học kĩ thuật
D. tự nhiên; khoa học xã hội và khoa học kĩ thuật
Câu 90. Quyền nào dưới đây thể hiện quyền sáng tạo của công dân
A. học tập suốt đời
B. được cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe
C. tự do nghiên cứu khoa học
D. khuyến khích để phát triển tài năng
Câu 91. Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa
học, công nghệ là nội dung của quyền
A. học tập của công dân
B. sáng tạo của công dân
C. được phát triển của công dân
D. tự do của công dân
Câu 92. Công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho
sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống
đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các
hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được
khuyến khích, bồi dưỡng và phát triển tài năng là thể hiện quyền
A. học tập của công dân
B. sáng tạo của công dân
C. được phát triển của công dân
D. tự do của công dân
Câu 93. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền được phát triển của công dân
là công dân có quyền
A. học bất cứ ngành nghề nào
B. học trước tuổi, học vượt lớp
C. tự do sáng tác các tác phẩm của mình
D. được khuyến khích để sáng tạo
Câu 94. Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát
triển toàn diện là thể hiện quyền
A. học tập của công dân
B. sáng tạo của công dân
C. được phát triển của công dân
D. tự do của công dân
Câu 95. Công dân được hưởng sự chăm sóc về y tế, được tiếp cận với các
phương tiện thông tin đại chúng; những người giỏi; có năng khiếu được ưu
tiên tuyển chọn vào các trường đại học là thể hiện quyền
A. học tập của công dân.
B. sáng tạo của công dân.
C. được phát triển của công dân.
D. tự do của công dân.
Câu 96. Công dân được khuyến khích để phát triển tài năng là thể hiện
quyền
A. học tập của công dân.
B. sáng tạo của công dân.
C. được phát triển của công dân.
D. tự do của công dân.
Câu 97. Thực hiện tốt quyền được phát triển sẽ đem lại
A. sự phát triển toàn diện của công dân.
B. sự công bằng, bình đẳng.
C. cơ hội học tập của công dân.
D. nâng cao dân trí.
Câu 98. Để đảm bảo và thực hiện quyền học tập của công dân, Nhà nước
cần phải
A. đảm bảo những điều kiện để phát triển và bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước.
B. thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được
học hành.
C. khuyến khích phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiện cứu khoa học.
D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả.
Câu 99. Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các
biện pháp cần thiết; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện
để ai cũng được học hành nhằm
A. khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.
B. đảm bảo công bằng trong giáo dục.
C. phát triển đất nước.
D. bảo đảm quyền học tập của công dân.
Câu 100. Nhà nước ban hành chính sách về học phí, học bổng để giúp đỡ,
khuyến khích người học nhằm
A. khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.
B. bảo đảm quyền học tập của công dân.
C. bảo đảm công bằng trong giáo dục.
D. phát triển đất nước.
Câu 101. Nhà nước ban hành chính sách giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh là
con em liệt sĩ, thương binh; trẻ tàn tật, mồ côi, không nơi nương tựa; học
sinh dân tộc thiểu số; học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn nhằm
A. khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.
B. đảm bảo công bằng trong giáo dục.
C. bảo đảm quyền học tập của công dân.
D. phát triển đất nước.
Câu 102. Công dân cần có ý thức và mục tiêu học tập đúng đắn, có ý chí
vươn lên để
A. thực hiện tốt quyền học tập của mình.
B. đảm bảo quyền bình đẳng của công dân.
C. có thể tạo ra nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội.
D. phát triển đất nước.
Câu 103. Để đảm bảo và thực hiện quyền sáng tạo của công dân, Nhà nước
cần phải
A. đảm bảo điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
B. thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
C. khuyến khích phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
D. tạo điều kiện để ai cũng được học hành.
Câu 104. Nhà nước ban hành những chính sách chăm lo điều kiện làm việc,
lợi ích vật chất và tinh thần của người nghiên cứu, phát minh và ứng dụng
khoa học, công nghệ nhằm
A. bảo đảm quyền sáng tạo của công dân.
B. tạo điều kiện cho người giỏi phát huy năng lực của mình.
C. đảm bảo công bằng trong giáo dục.
D. phát triển đất nước.
Câu 105. Nhà nước ban hành những chính sách bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của tác giả đối với phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật và các tác
phẩm, công trình khoa học nhằm
A. tạo điều kiện cho người giỏi phát huy năng lực của mình.
B. bảo đảm quyền và sáng tạo của công dân.
C. đảm bảo công bằng trong giáo dục.
D. phát triển đất nước.
Câu 106. Công dân cần có ý chí vươn lên, luôn chịu khó tìm tòi và phát huy
tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất để
A. thực hiện tốt quyền sáng tạo của mình.
B. đảm bảo quyền bình đẳng trong học tập của công dân.
C. có thể tạo ra nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội.
D. phát triển đất nước.
Câu 107. Để đảm bảo và thực hiện quyền được phát triển của công dân,
Nhà nước cần phải
A. đảm bảo những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
B. thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
C. khuyến khích phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
D. tạo điều kiện để ai cũng được học hành.
Câu 108. Nhà nước ban hành chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho
những người học giỏi, có năng khiếu được phát huy nhằm
A. khuyến khích, phát huy sự phát triển của công dân.
B. đảm bảo công bằng trong giáo dục.
C. bảo đảm quyền được phát triển của công dân.
D. phát triển đất nước.
Câu 109. Việc góp phần nâng cao dân trí của mỗi công dân nhằm
A. tạo ra các giá trị cho xã hội.
B. thực hiện tốt quyền được phát triển.
C. phát triển đất nước.
D. đảm bảo lợi ích cá nhân.
Câu 110. Hiến pháp quy định học tập là quyền và nghĩa vụ của
A. mọi người.
B. mỗi người.
C. công dân.
D. người dân.
Câu 111. Theo Luật Giáo dục, nội dung nào dưới đây thể hiện quyền của
người học?
A. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
B. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, sơ
sở giáo dục khác.
C. Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện
chương trình.
D. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo
dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
Câu 112. Theo Luật Giáo , nội dung nào dưới đây thể hiện quyền của người
học?
A. Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện: thực hiện nội quy,
điều lệ nhà trường.
B. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt đông bảo về môi trường phù
hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.
C. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, sơ sở giáo dục khác.
D. Được cấp văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào
tạo theo quy định.
Câu 113. Kết thúc học kì và cuối năm học, Trường Trung Học phổ thông A
thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Điều này thể hiện
Trường Trung Học phổ thông A đã đảm bảo quyền
A. học tập của công dân.
B. sáng tạo của công dân.
C. được phát triển của công dân.
D. tự do của công dân.
Câu 114. Theo Luật sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là quyền
của tổ chức, cá nhân đối với
A. tài sản trí tuệ.
B. sản phẩm trí tuệ.
C. sản phẩm sáng tạo.
D. tác phẩm sáng tạo.
Câu 115. Theo Luật Sở hữu trí tuệ , quyền tác giả được hiểu là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với
A. sản phầm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
B. tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sỡ hữu.
C. sản phẩm trí tuệ của mình.
D. tác phẩm trí tuệ của mình.
Câu 116. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi
A. tác phẩm được sáng tạo ra.
B. sản phẩm được sáng tạo ra.
C. tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.
D. sản phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất
định.
Câu 117. Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ là Nhà nước
A. thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân.
B. thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân.
C. công nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân.
D. công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân.
Câu 118. Theo Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi nào sau đây xâm phậm quyền
tác giả?
A. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học.
B. Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giang dạy của
cá nhân.
C. Trích dẫn hợp lí tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc
minh họa trong tác phẩm của mình.
D. Trích dẫn tác phẩm mà không làm ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn
phẩm định kì, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu.
Câu 119. Theo Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền
tác giả?
A. Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mĩ thuật
ứng dụng trong trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác
phẩm đó.
B. Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị.
C. Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
D. Xuất bản tác phẩm mà không đước phép của chủ sở hửu quyền tác giả.
Câu 120. Trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Điều này
phù hợp với quyền
A. sáng tạo của công dân.
B. học tập của công dân.
C. được phát triển của công dân.
D. tự do của công dân.
Câu 121. Trong xét tuyển cao đẳng, đại học năm 2016, việc tuyển thẳng,
cộng điểm cho học sinh có giải quốc gia, quốc tế là thực hiện quyền
A. học tập của công dân.
B. sáng tạo của công dân.
C. tự do của công dân.
D. được phát triển của công dân.
Câu 122. Việc thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi nước ngoài về Việt
Nam làm việc với chế độ đãi ngộ đặc biệt thể hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền học tập của công dân.
B. Quyền sáng tạo của công dân.
C. Quyền được phát triển của công dân.
D. Quyền tự do của công dân.
Câu 123. Ý kiến nào sau đây đúng với quyền học tập của công dân?
A .Công dân được học bất cứ trường nào mà mình muốn.
B. Công dân được học bất kì ngành nào không phụ thuộc điều kiện g.ì
C. Công dân có thể học bất cứ nhành nghề nào phù hợp với khả năng, điều
kiện của mình.
D. Công dân được học bất kì nghề nào không bị bó buộc bởi năng khiếu.
Câu 124. Mọi công dân có quyền học thừ thấp đến cao, có thể học bất cứ
ngành nghề nào cà có thể học
A. mà không phải kiểm tra, thi cử.
B. bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt dời.
C. bất cứ những gì mình muốn mà không cần điều kiện.
D. ở bất cứ trường nào.
Câu 125. Việc công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng
khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình, là nội dung của
A. được phát triển của công dân quyền.
B. sáng tạo của công dân.
C. tự do của công dân.
D. học tập của công dân.
Câu 126. Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền học tập của công dân?
A. Mọi công dân được tự do học bất cứ ngành nghề nào
B. Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế
C. Mọi người được đi học ở bất kì trường học nào nếu muốn
D. Mọi công dân đều được bòi dưỡng tài năng
Câu 127. Một trong các nội dung quyền học tập của công dân là công dân
A. được học bất cứ ngành nào không phụ thuộc vào điều kiện
B. được học bất cứ nghề nào không phụ thuộc vào khả năng
C. có thể học bất cứ ngành nghê nào phù hợp với khả năng, điều kiện của
mình
D. được khuyến khích, bồi dưỡng tài năng
Câu 128. Khẳng định nào sau đây đúng với quyền học tập của công dân?
A. Công dân được học những gì mình muốn , không phụ thuộc vào khả năng
B. Mọi công dân được tự do học ở bất cứ nơi nào
C. Mọi người được vào học ở bất kì trường nào nếu muốn
D. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời
Câu 129. Nội dung nào sau đây đúng với quyền học tập của công dân?
A. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
B. Công dân được bình đẳng về cơ hội phát triển bản thân
C. Công dân được bình đẳng về cơ hội để phát triển khả năng
D. Công dân được khuyến khích, bồi dưỡng tài năng
Câu 130. Ý kiến nào sau đây sai khi nói về quyền học tập của công dân?
A. Công dân có quyền học tập không hạn chế
B. Công dân có quyền học bất kì ngành, nghề nào
C. Công dân được vào học bất kì trường, lớp nào mình muốn
D. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời
Câu 131. Ý kiên nào sau đây là đúng với ý nghĩa quyền học tập của công
dân?
A. Quyền học tập thể hiện tiến bộ xã hội
B. Quyên học tập nhằm thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
C. Quyền học tập tạo cơ hội được phát triển cho nhân dân
D. Quyền học tập tạo cơ hội cho công dân phát triển mọi khả năng
Câu 132. Pháp luật quy định quyền học tập của công dân là nhằm
A. giáo dục bồi dưỡng phát triển tài năng của công dân
B. giáo dục và tuyển chọn nhân tài cho đất nước
C. đáp ứng và đảm bảo nhu cầu học tập của mỗi người
D. tạo môi trường ổn định cho sự phát triển của công dân
Câu 133. Quyền sáng tạo của công dân bao gồm
A. các quyền tác giả, sở hữu công nghiệp, hoạt động khoa học công nghệ
B. quyền phát triển cá nhân, quyền tác giả, quyền sỡ hữu
C. quyền tìm hiểu khoa học, quyền sỡ hữu, khám phá cái mới
D. quyền tự do sáng tác, quyền phát triển của cá nhân
Câu 134. Nội dung nào sau đây thuộc quyền sáng tạo của công dân?
A. Công dân được quyền thưởng thức các tác phẩm văn học, nghệ thuật
B. Công dân được quyền phát triển tài năng của mình
C. Công dân được quyền sáng tạo các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
D. Công dân được học tập, tìm hiểu công trình khoa học
Câu 135. Khẳng định: Công dân có quyền sáng tạo ra các tác phẩm văn học,
nghệ thuật, khoa học thuộc
A. khái niệm quyền sáng tạo
B. ý nghĩa quyền sáng tạo
C. biểu hiện quyền sáng tạo
D. nội dung quyền sáng tạo
Câu 136. Ý kiến nào sau đây không đúng với quyền được phát triển của
công dân?
A. Công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ hợp với điều kiện kinh tế
của đất nước
B. Công dân có quyền được khuyên khích để phát triển tài năng
C. Công dân có quyền được bồi dưỡng để phát triển tài năng
D. Trong mọi hoàn cảnh, công dân phải được hưởng cuộc sống vật chất đầy
đủ
Câu 137. Quyền được phát triển của công dân thể hiện ở nội dung nào sau
đây?
A. Công dân được hưởng đời sống đầy đủ nhất theo mong muốn của mình
B. Tất cả công dân đều được bồi dưỡng để phát triển tài năng
C. Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng
D. Công dân có quyền học tập, học suốt đời để phát triển khả năng của mình
Câu 138. Ý kiến nào sau đây đúng với quyền được phát triển của công dân?
A.Trong mọi hoàn cảnh, công dân phải được hưởng đời sống vật chất đầy đủ
B.Công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ phù hợp với điều kiện
kinh tế của đất nước
C.Trong mọi hoàn cảnh, công dân phải được hưởng đời sống tinh thần đầy
đủ
D.Tất cả công dân phải được tự do trong mọi hoàn cảnh để phát triển
Câu 139. Một trong những nội dung quyền được phát triển của công dân là
A. công dân được sống, được tự do theo mong muốn cá nhân
B. công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng
C. công dân được tự do sáng tạo những gì mình muốn
D. công dân được phát triển cá ý tưởng, sáng tạo của mình
Câu 140. Khẳng định: Công dân được khuyến khích, bồi dưỡng để phát
triển tài năng thuộc quyền nào dưới đây?
A. Quyền sáng tạo
B. Quyền được phát triển
C. Quyền học tập
D. Quyền bình đẳng
Câu 141. Công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ để phát triển, phù
hợp với
A. điều kiện kinh tế của đất nước
B. điều kiện văn hóa xã hội của đất nước
C. điều kiện kinh tế cá nhân
D. điều kiện giáo dục, ý tế của đất nước
Câu 142. Ý kiến nào sau đây không đúng với quyền được phát triển của
công dân?
A. Công dân được hưởng đời sống vật chất phù hợp với điều kiện kinh tế
của đất nước
B. Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng
C. Công dân được hưởng đời sống tinh thần phù hợp với điều kiện kinh tế
của đất nước
D. Trong mọi hoàn cảnh, công dân phải được hưởng đời sống vật chất đầy
đủ
Câu 143. Bài thơ do học sinh sáng tác được đăng báo thuộc quyền nào sau
đây của công dân?
A. Quyền được phát triển
B. Quyền sở hữu công nghiệp
C. Quyền phát minh sáng chế
D. Quyền tác giả
Câu 144. Việc mở các trường chuyên cấp Trung học phổ thông ở các tỉnh và
một số trường đại học là nhằm
A. đảm bảo bình đẳng trong giáo dục
B. thực hiện đổi mới giáo dục
C. bồi dưỡng để phát triển tài năng
D. đa dạng các loại hình trường học
Câu 145. Việc học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn được phát
sách giáo khoa và miễn, giảm học phí nhằm đảm bảo quyền
A. bình đẳng về điều kiện học tập
B. bình đẳng về cơ hội học tập
C. học tập không bị hạn chế
D. được phát triển
Câu 146. Theo Luật Bảo Hiểm Y tế, Nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho tất
cả trẻ em dưới 6 tuổi. Việc làm này nhằm thực hiện quyền
A. được phát triển của trẻ em
B. được tham gia của trẻ em
C. bình đẳng của trẻ em
D. sống còn của trẻ em
Câu 147. Mai hay gửi các mẫu trang phục do em tự thiết kế đăng báo Hoa học trò.
Hành động này của Mai đã thực hiện quyền
A. đươc phát triển của cong dân.
B. sáng tạo của công dân.
C. học tập của công dân.
D. được tự do cá nhân của công dân.
Câu 148. Lan là học sinh trung học phổ thông, em thường xuyên viết và gửi bài cho
báo Hoa học trò. Lan đang thực hiện quyền
A. học tập.
B. sáng tạo.
C. được phát triển.
D. phê bình văn học.
Câu 149. Em Đ mới 8 tuổi những đã bơi được qua con sông rộng, nhanh
hơn so với nhiều bạn cùng tuổi. Đ rất muốn tham gia câu lạc bộ bơi lội “Tài
năng nhí” nhưng bố em không đồng ý. Em có thể chọn cách ứng xử nào sau
đây để giúp Đ?
A. Khuyên Đ nên nghe lời bố
B. Khuyên Đ bí mật tham gia câu lạc bộ
C. Nói với bố Đ cho em tham gia câu lạc bộ để phát triển tài năng của em
D. Coi như không biết vì đây là việc riêng của gia đình
Câu 150. Bạn Sình A Tống, người dân tộc H’mông, có hộ khẩu thường trú
trong thời gian học Trung học phổ thông trên 18 tháng tại Khu vực 1 khi
tham gia xét tuyển đại học bạn được ưu tiên cộng 2 điểm. Điều này phù hợp
với quyền
A. học tập của công dân.
B. được phát triển của công dân.
C. sáng tạo của công dân.
D. tự do của công dân.
Câu 151. Một số bạn có học lực trung bình, không được xét tuyển vào
trường đại học nào, đã tỏ ra bi quan và cho rằng họ không còn cơ hội học tập
nữa. Em chọn phương án nào sau đây để giúp bạn cho phù hợp?
A. Khuyên các bạn chọn học một trường. Cao đẳng hoặc Trung cấp phù hợp
với khả năng của mình
B. Khuyên các bạn nên tham gia lao động sản xuất
C. Khuyên bạn tiếp tục chờ đợi
D. Khuyên bạn năm sau thi lại
Câu 152. Cậu bé Hoàng Thân quê ở Tuyên Quang, khi mới 5 tuổi đã đạt giải
trong cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh – thiếu niên, nhi đồng toàn quốc nên
đã được đặc cách vào lớp 1, rồi đặc cách vào lớp 2. Điều này thể hiện quyền
A. học tập không hạn chế của công dân.
B. học tập và sáng tạo của công dân.
C. được học tập và quyền được phát triển của công dân.
D. học tập tự do của công dân.
Câu 153. Bạn B đang học lớp 11. Do học lực yếu nên gia đình xin cho bạn
B lưu ban. Điều này
A. vị phạm quyền học tập của công dân.
B. vi phạm quyền được phát triển của công dân.
C. đảm bảo quyền của người học.
D. đảm bảo quyền tự do của công dân.
Câu 154. Sau khi tốt nghiệp Trung Học phổ thông, bạn sẽ được cấp bằng tốt
nghiệp Trung Học phổ thông. Điều này đảm bảo quyền
A. sáng tạo của công dân.
B. học tập của công dân.
C. phát triển của công dân.
D. tự do của công dân.
Câu 155. Anh K mới học hết lớp 9 đã học hỏi, mày mò chế tạo được máy
cắt lúa có thể thay thế cho 20 lao động thủ công. Anh K đã thực hiện quyền
nào sau đây?
A. Quyền học tập
B. Quyền sáng tạo
C. Quyền được phát triển
D. Quyền bình đẳng trong nghiên cứu khoa học
Câu 156. Chị A sáng tác nhiều bài thơ và đưa lên facebook. Hành vị của Chị
A thể hiện quyền
A. học tập của công dân.
B. sáng tạo của công dân.
C. phát triển của công dân.
D. tự do của công dân.
Câu 157. Bạn C đang học lớp 10. Do có thành tích học tập và rèn luyện tốt
nên bạn đã viết đơn xin gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
và được chấp nhận. Điều nay thể hiện quyền
A. được sáng tạo của công dân.
B. phát triển của công dân.
C. tự do của công dân,
D. học tập của công dân.
Câu 158. Ông Nguyễn Quốc Hòa, Giám đốc Công ty cơkhí Quốc Hòa,
thành phố Thái Bình đã chế tạo thành công tàu ngầm. Điều này thể hiền
quyền
A. học tập của công dân.
B. phát triển của công dân.
C. sáng tạo của công dân.
D. tự do của công dân.
Câu 159. A rất say mê đàn bầu. Em đã đạt một số giải thưởng âm nhạc. M
đã viết đơn và được Trường Văn hóa Nghệ Thuật tỉnh A đặc cách nhận vào
học. Việc làm của Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh A đã thực hiện quyền
A. bình đẳng về cơ hội học tập của công dân
B. được học không hạn chế của công dân
C. sáng tạo của công dân
D. được bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân
Câu 160. Trong kì tuyển sinh năm 2016, nữ sinh không tay Lê Thị T tốt
nghiệp THPT với số điểm 18,83 đã được Trường Đại học Hồng Đức đặc
cách tuyển vào trường. Việc làm này của Trường Đại học Hồng Đức đã thực
hiện quyền
A. được phát triển của công dân
B. bình đẳng về cơ hội học tập của công dân
C. sáng tạo của công dân
D. được bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân
Câu 161. An có ý định sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông sẻ không thi đại học
mà sẻ học nghề may, vì đó là nghề mà em rất thích. Điều này là biểu hiện của nội
dung công dân
A. được bình đẳng về cơ hội học tập.
B. có quyền học không hạn chế.
C. có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với sở thích của mình.
Câu 162. Ông T quyết đinh cho H đang học lớp 5 nghỉ học để giúp việc gia
đình. Việc làm của ông T đã xâm phạm quyền
A. học tập của trẻ em
B. được phát triển của trẻ em
C. tự do của trẻ em
D. được phát triển năng khiếu của trẻ em
Câu 163. Lan mong muốn trở thành công nhân dệt may nhưng bố mẹ em bắt em
theo nghề bác sĩ của gia đình. Bố mẹ Lan đã vi phạm quyền
A. sáng tạo của công dân.
B. được phát triển của công dân.
C. tự do của công dân.
D. học tập của công dân.
Câu 164. Anh A đến cơ quan có thẩm quyền đẻ dăng kí tên nhãn hiệu, kiểu dáng,
thiết kế cho sáng chế của mình. Anh A đã thực hiện điều gì?
A. Quyền tác giả.
B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền hoạt động khoa học.
D. Quyền phê bình văn học.
Câu 165. Anh B viết bài báo trích dẫn một số nội dung của tác giả C mà
không ghi chú thích. Hành vì này của anh B vi phạm quyền
A. học tập của công dân.
B. phát triển của công dân.
C. tự do của công dân.
D. sáng tạo của công dân.
Câu 166. Trong kỳ thi tuyển chọn viên chức tỉnh A, bạn B có năng lực chuyên môn
rất tốt nhưng bị khuyết tật. Tỉnh A đã quyết định bạn B trúng tuyển viên chức. Hành
động này của tỉnh A đã thực hiện quyền
A. được phát triển của công dân.
B. sáng tạo của công dân.
C. học tập của công dân.
D. được trọng dụng nhân tài của công dân.
Câu 167. Nhà xuất bản A đã thực hiện ký kết hợp đồng bản quyền tác giả với ông B
và tiến hành xuất bản. Nhà xuất bản A đã thực hiện quyền
A. được phát triển của công dân.
B. sáng tạo của công dân.
C. học tập của công dân.
D. được sáng tác của công dân.
Câu 168. Bố Lan chỉ cho Lan học hết cấp hai và nghỉ học ở nhà lấy chồng
cho yên bề gia thất. Hành động của bố Lan đã vi phạm quyền
A. được phát triển của công dân.
B. sáng tạo của công dân.
C. tập của công dân.
D. được tự do cá nhân của công dân.
Câu 169. Năm nay tuy dã 79 tuổi nhưng ông A vẫn còn thích học. Ông đăng
kí lớp học về nghệ thuật khiêu vũ, Các con cháu của ông ra sức can ngăn
với nhiều lí do. Lí do nào dưới đây là trái với quy định của pháp luật?
A. Tuổi tác đã cao.
B. Học thêm chẳng để làm gì.
C. không còn khả năng học tập.
D. không còn quyền học tập nữa.

You might also like