Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

BÀI 6

CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

Câu 1. Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong
A. Hiến pháp.
B. các quy định của Nhà nước.
C. Hiến pháp và luật.
D. các văn bản do Nhà nước soạn thảo.
Câu 2. Quyền quan trọng nhất đối với mỗi công dân là quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể.
B. tự do ngôn luận.
C. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. tự do cư trú, đi lại.
Câu 3. Quy định tại khoản 2 Điều 20 Hiến pháp 2013 ‘‘Không ai bị bắt nếu không có
quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân
dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang’’ là để bảo vệ quyền
A. được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.
Câu 4. Trừ trường hợp phạm tội quả tang, nếu không có quyết định của Tòa án nhân
dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân thì không ai có quyền
A. bắt người.
B. thả người.
C. dánh người.
D. bỏ tù người khác.
Câu 5. Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt nguồn thì những cơ quan, cán bộ
nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành bắt người theo đúng
A. hướng dẫn của cấp trên.
B. mệnh lệnh của cấp trên.
C. trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
D. quy định và hướng dẫn của cơ quan điều tra.
Câu 6. Trường hợp nào mới được bắt, giam, giữ người và những ai mới có quyền ra
lệnh bắt, giam, giữ người được quy định rõ bởi
A. cơ quan điều tra.
B. tòa án.
C. viện Kiểm sát.
D. pháp luật.
Câu 7. Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra
lệnh bắt người trong trường hợp
A. khẩn cấp.
B. phạm tội quả tang.
C. quan trọng.
D. bắt người không có lí do.
Câu 8. Trường hợp nào sau đây không phải ai cũng có quyền bắt?
A. Người đang bị truy nã.
B. Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.
C. Người bị phát hiện ngay sau khi thực hiện tội phạm.
D. Người bị nghi ngờ có hành vi phạm tội nguy hiểm.
Câu 9. Người trong trường hợp nào sau đây ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ
quan Công an, Viện Kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất?
A. Bị nghi ngờ là thủ phạm trong một vụ giết người.
B. Đang lấy trộm xe máy thì bị phát hiện.
C. Nhắn tin qua điện thoại với nội dung đe dọa giết người.
D. Bị nghi ngờ là đang làm gián điệp cho nước ngoài.
Câu 10. Trong trường hợp cần thiết phải bắt người khẩn cấp, người ra lệnh bắt khẩn
cấp phải báo ngay bằng văn bản cho cơ quan nào để xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp?
A. Tòa án cung cấp.
B. Cơ quan Công an cấp trên.
C. Viện Kiểm sát cùng cấp.
D. Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Câu 11. Kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, Viện Kiểm sát
có thời hạn bao lâu để ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt?
A. 12 giờ.
B. 24 giờ.
C. 36 giờ.
D. 48 giờ.
Câu 12. Khi Viện Kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp thì
người bị bắt
A. phải được đền bù .
B. được trả tự do sau 12 giờ.
C. phải được trả tự do ngay.
D. được trả tự do sau 24 giờ.
Câu 13. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Công dân bình thường không có quyền bắt người trong bất cứ trường hợp
nào.
B. Bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân cũng là góp phần bảo
vệ quyền con người.
C. Đối với người đang thực hiện tội phạm và bị phát hiện thì ai cũng có quyền bắt.
D. Tự ý bắt, giam, giữ người do nghi ngờ không có căn cứ là hành vi trái pháp luật.
Câu 14. Không ai có quyền xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm của người khác là một trong những nội dung cơ bản của quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được tôn trọng của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của
công dân.
C. bất khả xâm phạm và quyền bình đẳng của công dân.
D. được đảm bảo an toàn và bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 15. Xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác
là xâm phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo vệ.
C. Quyền được sống và được tôn trọng.
D. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Câu 16. Trường hợp nào sau đây không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?
A. Xúi giục người khác tự sát.
B. Nói thẳng với người khác về thói xấu của họ.
C. Vu khống, bôi nhọ người khác.
D. Điều khiển xe mô tô, phóng nhanh gây tai nạn chết người.
Câu 17. Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?
A. Điều tra viên đánh đập nghi phạm trong quá trình hỏi cung.
B. Đe dọa giết người nhưng chưa ra tay hành động.
C. Đặt bẫy chuột vô tính làm chết người.
D. A phê bình việc làm sai trái của B giữa tập thể.
Câu 18. Hành vi nào sau đây xâm phạm đến tính mạng và sức khỏe của người khác?
A. Điều khiển xe máy lưu thông khi đang có biểu hiện say rượu.
B. Y tá phát nhầm thuốc cho bệnh nhân uống khiến bệnh nhân chết.
C. Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân A uống một loại thuốc mà bệnh nhân A không thích.
D. Bán một số thực phẩm chức năng không kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ.
Câu 19. Hành vi nào sau đây xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác?
A. Báo chí đăng bài viết về việc làm sai trái của ông A.
B. Lập facebook ảo để lăng mạ, nói xấu người khác.
C. Cung cấp số điện thoại khách hàng của công ty mình cho các công ty quảng cáo.
D. Gọi điện hoặc nhắn tin quan điện thoại để trêu đùa và làm phiền người khác.
Câu 20. Khi chưa được pháp luật cho phép và chưa có quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thì đối với chỗ ở của người khác
A. không ai được khám xét.
B. công chức nhà nước vẫn có quyền khám xét.
C. chỉ có công an mới có quyền khám xét.
D. chỉ những người đặc biệt mới có quyền khám xét.
Câu 21. Việc cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám xét chỗ
ở của công dân là vi phạm
A. đời sống của công dân.
B. pháp luật.
C. tự do cư trú của công dân.
D. chỗ ở của công dân.
Câu 22. Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của một người khi có căn cứ để khẳng
định chổ ở của người đó
A. đang tàng trữ ma túy
B. có đồ vật đặc biệt quý hiếm.
C. có dao, búa, rìu.
D. có tài liệu quan trọng.
Câu 23. Việc khám chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi cần bắt người
A. bị nghi ngờ là kẻ xấu đang ở đó.
B. phạm tội đang lẩn trốn ở đó.
C. bị truy nã đã từng ở đó.
D. đang đánh bạc ở đó.
Câu 24. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Công an muốn bắt nhóm người đang đánh bạc trong nhà của một người nào đó thì
phải được sự đồng ý của chủ nhà.
B. Công an muốn bắt nhóm người đang đánh bạc trong nhà của một người nào đó thì
phải có lệnh bắt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Chủ nhà không cho công an vào bắt nhóm người đang đánh bạc trong nhà mình là
để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Bắt nhóm người đang đánh bạc là bắt người phạm tội quả tang do đó công an
có quyền ập vào bắt giữ mà không cần sự đồng ý của chủ nhà.
Câu 25. Công an có quyền ập vào bắt giữ người vi phạm pháp luật mà không cần có
sự đồng ý của chủ nhà và lệnh bắt, giữ người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt trong trường hợp nào sau đây?
A. Phát hiện một số người đang có hành vi mua bán dâm tại nhà nghỉ Mộng Mơ
do bà X làm chủ.
B. Phát hiện thấy một số người tụ tập để chuẩn bị đánh bạc trong nhà ông V.
C. Phát hiện nghi phạm của một vụ án tham nhũng lớn đang ngồi chơi ở nhà ông M.
D. Phát hiện một người đang bị truy nã đang ở trong nhà ông N.
Câu 26. Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong những trường hợp do
A. cơ quan điều tra.
B. cấp trên quy định.
C. pháp luật yêu cầu.
D. công dân yêu cầu.
Câu 27. Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật nào sau đây mới
có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân?
A. Bộ luật Hình sự.
B. Hiến pháp.
C. Bộ luật Tố tụng hình sự.
D. Bộ luật Dân sự.
Câu 28. Người được giao thực hiện lệnh khám xét chỗ ở của công dân phải tiến hành
khám xét theo đúng
A. quy định của cấp trên.
B. trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
C. mệnh lệnh của cấp trên.
D. thời gian, khả năng cho phép.
Câu 29. Ai có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân?
A. Bất kì ai cũng có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân.
B. Cán bộ, công chức nhà nước từ cấp xã trở lên.
C. Những người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
D. Những người đại diện cho pháp luật.
Câu 30. Ngoài những cán bộ nhà nước có thẩm quyền được khám chỗ ở theo trình tự,
thủ tục nhất định, pháp luật Nhà nước ta nghiêm cấp hành vi tự ý
A. đến nhà người khác chơi mà không báo trước.
B. vào chỗ ở của người khác.
C. đến thăm nhà người khác.
D. coi nhà người khác như nhà mình.
Câu 31. Công dân có quyền được đảm bảo an toàn và bí mật
A. thư tín, điện thoại, điện tín.
B. số điện thoại, địa chỉ facebook.
C. việc trao đổi, chia sẻ tin tức.
D. số điện thoại, địa chỉ gmail.
Câu 32. Theo quy định của pháp luật nước ta, thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân
được đảm bảo
A. an toàn và công khai.
B. an toàn trong quá trình vận chuyển.
C. an toàn và bí mật.
D. an toàn sau khi đã được kiểm duyệt.
Câu 33. Pháp luật nước ta quy định việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá
nhân chỉ được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và
A. phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
B. không cần phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức.
D. không cần được sự đồng ý của cá nhân.
Câu 34. Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư
tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. A nhận được thư nhưng không biết chữ nên nhờ B mở thư và đọc giúp.
B. M khoe với H là mình vừa chuyển thư giúp N.
C. Thấy thư của ai đó gửi cho B để trên bàn, A tò mò bóc ra đọc xem thư viết gì.
D. D kể với H về nội dung lá thư mình vừa viết và gửi cho anh trai.
Câu 35. Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư
tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. B kể với C rằng mình mới giúp D viết thư cho một người bạn.
B. H cho C biết địa chỉ nhà, số điện thoại và địa chỉ zalo của M.
C. Tình cờ D biết mật khẩu và địa chỉ mail của A.
D. H đọc trộm tin nhắn trong máy điện thoại của T.
Câu 36. Trường hợp nào sau đây không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí
mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. Tự tiện bóc mở thư, điện tín của người khác.
B. Tự mình chuyển thư, điện tín đến tay người nhận.
C. Thu giữ thư, điện tín của người khác mà không có lí do.
D. Tự tiện tiêu hủy thư, điện tín của người khác.
Câu 37. Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư
tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. H dùng máy ghi âm để nghe lén cuộc điện thoại giữa B và C.
B. M tự đưa địa chỉ email và mật khẩu email của mình cho T sử dụng.
C. A cho B biết số điện thoại của C.
D. D nhắn tin tỏ tình với M, M đọc nội dung tin nhắn đó cho P nghe.
Câu 38. Hình thức xử lí cao nhất đối với người có hành vi tự tiện bóc, mở thư, tiêu
hủy thư, điện tín của người khác là bị
A. xử phạt vi phạm hành chính.
B. xử phạt vi phạm kỉ luật.
C. xử phạt vi phạm dân sự.
D. truy cứu trách nhiệm hình sự.
Câu 39. Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư
tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. Sau khi vô tình biết được mật khẩu wifi của nhà hàng xóm, X đã truy cập và sử
dụng hằng ngày.
B. Mở máy tính thấy tài khoản gmail của ai đó vẫn chưa đăng xuất, B đã đăng xuất
trước khi truy cập vào tài khoản gmail của mình.
C. A kể cho B nghe về nội dung cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa A và C trước
đó.
D. Công ty Thám tử Rừng Xanh sử dụng phần mềm X để truy cập nhằm nghe
lén, theo dõi máy điện thoại của một số người theo yêu cầu của khách hàng.
Câu 40. Quyền tự do cơ bản nào là cơ sở, điều kiện để công dân chủ động và tích cực
tham gia vào công việc của Nhà nước và xã hội?
A. Quyền bí mật điện thoại, điện tín.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tự do cư trú.
D. Quyền tự do lập hội.
Câu 41. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các
vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước nghĩa là công dân có quyền tự
do
A. Tranh luận.
B. Trao đổi.
C. Ngôn luận.
D. Thảo luận.
Câu 42. Quyền tự do cơ bản nào của công dân luôn được coi là chuẩn mực của một
xã hội dân chủ?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tự do đi lại.
C. Quyền tự do trao đổi.
D. Quyền tự do buôn bán.
Câu 43. Quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào
những vấn đề chung của xã hội, đất nước là quyền tự do
A. Trao đổi.
B. Tranh luận.
C. Thảo luận.
D. Ngôn luận.
Câu 44. Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Chủ tọa phiên họp yêu cầu mọi người tham gia họp không phát biểu, chỉ
được lắng nghe và biểu quyết bằng giơ tay.
B. Chủ tọa phiên họp đề nghị H cần phát biểu ngắn gọn và đi vào trọng tâm.
C. Chủ tọa đề nghị M cần phát biểu một cách xây dựng, không nên xúc phạm người
khác.
D. Chủ tọa phiên họp đề nghị mọi người im lặng để nghe P phát biểu.
Câu 45. Trường hợp nào sau đây không vi phạm quyền tự do ngôn luận của công
dân?
A. Giám đốc Công ty X đe dọa sẽ đuổi việc nếu nhân viên để lộ những thông tin về
sai phạm của công ty cho báo chí biết.
B. A chuyển tiền cho B để đổi lấy việc B sẽ không cho đăng bài báo viết về những sai
phạm của A.
C. P bị xử 2 năm tù giam do tham gia tuyên truyền, phát tán các tài liệu chống
lại Nhà nước Việt Nam.
D. Đe dọa, ngăn công dân viết thư cho đại biểu Quốc hội để trình bày những vấn đề
nổi cộm ở địa phương.
Câu 46. Trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương
mình cũng là cách thể hiện quyền tự do
A. Thảo luận.
B. Tranh luận.
C. Ngôn luận.
D. Góp ý.
Câu 47. Quyền tự do ngôn luận không bao gồm hình thức sau đây?
A. Trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng lớp học của mình.
B. Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến phê phán cái sai, cái xấu trong đời
sống xã hội.
C. Viết thư gửi cho Hiệu trưởng nhà trường trình bày những vấn đề bản thân quan
tâm.
D. Viết bài phê phán những người mình không thích và đăng lên facebook.
Câu 48. Trong trường hợp không đồng ý với cách làm hay quy định nào đó của nhà
trường mà mình đang học, em sẽ làm gì?
A. Bày tỏ ý kiến trong cuộc họp lớp hoặc thông qua trao đổi với giáo viên chủ
nhiệm, Ban giám hiệu.
B. Viết, đăng những bức xúc của mình lên facebook và chia sẻ với bạn bè.
C. Nói về những bức xúc của mình với mọi người, mọi lúc, mọi nơi.
D. Im lặng và không nói bất cứ điều gì với bất cứ ai.
Câu 49. Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ
trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng là cách để thể hiện quyền tự do
A. thảo luận.
B. ngôn luận.
C. tranh luận.
D. góp ý.
Câu 50. Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về ủng
hộ cái đúng, cái tốt và phê phán, phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội, cũng
là cách để thể hiện quyền tự do
A. thảo luận.
B. tranh luận.
C. ngôn luận.
D. góp ý.
Câu 51. Công dân đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu
Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở là cách để thể hiện
quyền tự do
A. ngôn luận.
B. thảo luận.
C. tranh luận.
D. góp ý.
Câu 52. Cùng với việc bảo vệ, thực hiện tốt các quyền tự do cơ bản của mình, mỗi
công dân cần
A. tìm hiểu về quyền tự do của người khác.
B. thực hiện nghĩa vụ với những người khác.
C. quan tâm đến những người xung quanh.
D. tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.
Câu 53. Để tự bảo vệ mình và những người xung quanh, mỗi công dân cần học tập,
tìm hiểu để nắm vững các quyền
A. con người.
B. tự do cơ bản của mình.
C. tự do dân chủ.
D. Và lợi ích của mình.
Câu 54. Nếu bắt gặp những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của
công dân, em sẽ làm gì?
A. Mạnh dạng phê phán, đấu tranh, tố cáo
B. Khuyến khích người khác đấu tranh, tố cáo
C. Khuyên người khác im lặng, không nên đấu tranh, tố cáo
D. Mượn tay người khác để đấu tranh, tố cáo.
Câu 55. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê
chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp
A. đang đi lao động ở tỉnh A.
B. phạm tội quả tang.
C. đang trong trại an dưỡng của tỉnh.
D. đang đi công tác ở tỉnh B.
Câu 56.Ý kiến nào sau đây là đúng với quyền bất khả xâm phạm về thân thể của
công dân?
A. Không ai bị bắt, nếu không có sự phê chuẩn của Uỷ ban nhân dân các cấp.
B. Không ai bị bắt, nếu không có sự chứng kiến của đại diện gia dình bị can, bị cáo.
C. Không ai bị bắt, nếu không có phê chuẩn của Viện Kiểm sát các cấp.
D. Không ai bị bắt, nếu không có sự đồng ý của các tổ chức xã hội tại địa phương.
Câu 57. Công an chỉ được bắt người trong trường hợp có
A. yêu cầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp.
B. yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lí người lao động.
C. yêu cầu của Hội đồng nhân dân các cấp.
D. quyết định của Tòa án nhân dân các cấp.
Câu 58. Bất kì ai cũng có quyền được bắt người, khi người đó đang
A. bị nghi ngờ phạm tội.
B. có dấu hiệu thực hiện phạm tội.
C. thực hiện hành vi phạm tội.
D. chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
Câu 59. Trường hợp tự tiện bắt và giam, giữ người xâm phạm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
Câu 60. Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền bất khả xâm phạm về thân thể
của công dân?
A. Ngoài công an ra không ai được quyền bắt người đang bị truy nã.
B. Bất kì ai cũng có quyền bắt người đang bị truy nã.
C. Những người chưa từng phạm tội mới được quyền được bắt người đang bị truy nã.
D. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được quyền được bắt người đang bị truy
nã.
Câu 61. Nội dung nào sau đây saivới quy định của pháp luật về quyền bắt người của
công dân?
A. Công dân được bắt người đang bị truy nã.
B. Công dân được bắt người đang thực hiện tội phạm.
C. Công dân được bắt người khi nghi ngờ người đó phạm tội nghiêm trọng.
D. Công dân được bắt người đã thực hiện tội phạm và đang bị đuổi bắt.
Câu 62. Đánh người là hành vi xâm phạm tới quyền
A. được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về tinh thần của công dân.
Câu 63. Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khẻo của công dân?
A. Bất kì ai cũng được quyền đánh người khác.
B. Cha mẹ được quyền đánh con khi hư.
C. Ông bà được đánh cháu để dạy bảo cháu.
D. Chỉ những người có đủ thẩm quyền mới được đánh người khác.
Câu 64. Hành vi đánh người xâm phạm đến
A. thân thể của công dân.
B. tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. danh dự của công dân.
D. nhân phẩm của công dân.
Câu 65. Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
Câu 66. Quyền tự do ngôn luận là việc công dân được
A. tự do phát biểu ở bất cứ nơi nào, về bất cứ vấn đề gì mà mình muốn.
B. tự tập trung đông người để nói tất cả những gì mình muốn chia sẽ.
C. trực tiếp phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học, tổ dân phố, xóm
trong cuộc họp.
D. tự do tuyệt đối trong việc phát biểu ý kiến bất cứ ở đâu.
Câu 67. Việc làm nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Gửi Clip và tin cho chuyên mục “Ống kính khan giả”, Truyền hình VTC14.
B. Viết bài thể hiện những nghi ngờ của bản thân về nhân cách của một người.
C. Tự tập trung đông người để nói tất cả những gì mình muốn chia sẽ.
D. Ngăn không cho người khác phát biểu khi thấy ý kiến đó trái với mình.
Câu 68. Ý kiến nào sau đây là sai quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Công dân được trực tiếp phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học, nơi cư trú
trong cuộc họp.
B. Công dân được viết bài, gửi đăng báo để ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán cái sai,
cái xấu trong xã hội.
C. Công dân được tụ do phát biểu ở bất cứ nơi nào, về bất cứ vấn đề gì mà mình
muốn.
D. Công dân được đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội trong các buổi
tiếp xúc với cử chi cơ sở.
Câu 69. Ý kiến nào sau đây là đúng với quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Tự do ngôn luận không phải là vô hạn mà được hoạt động trong khuôn khổ
của pháp luật.
B. Tự do ngôn luận là việc công dân được phát biểu ở bất cứ nới đâu mà mình muốn.
C. Tự do ngôn luận là việc công dân được tự do tuyệt đối trong việc phát biểu ý kiến.
D. Tự do ngôn luận là việc công dân được tùy ý gặp bất cứ ai để phóng vấn.
Câu 70. Để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đòi hỏi mỗi
người phải
A. tôn trọng chỗ ở của người khác.
B. tôn trọng danh dự của người khác.
C. tôn trọng nhân phẩm của người khác.
D. tôn trọng bí mật của người khác.
Câu 71. Hành vi nào dưới đây, không xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
của công dân?
A. Khám nhà người khác vì ngi ngờ người đó trộm đồ của mình.
B. Sang nhà hàng xóm để kiểm tra đường dây điện khi không có ai ở nhà.
C.Tự ý vào phòng người khác khi họ đi vắng.
D. Công an khám nhà tội phạm khi có lệnh của Viện Kiểm sát.
Câu 72. Hành vi nào dưới đây, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của
công dân?
A. Tự ý đuổi người khác ra khỏi chỗ ở của họ.
B. Chủ cho thuê phòng phá khóa vào chữa cháy khi người thuê không có mặt.
C. Hàng xóm sang chữa cháy khi chủ nhân không có nhà.
D. Công an vào khám nhà khi có lệnh của Tòa án.
Câu 73. Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của
công dân?
A. Ai cũng được đi khám nhà người khác nếu có chứng cứ người đó phạm tội.
B. Người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được quyền khám nhà người phạm tội.
C. Công an được vào khám nhà của công dân khi có lệnh của Tòa án.
D. Thủ trưởng cơ quan được quyền khám nhà của nhân viên.
Câu 74. Ý kiến nào dưới đây sai với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công
dân.
A. Công an được khám nhà tội phạm khi có lệnh của Viện Kiểm sát.
B. Công an được khám nhà tội phạm khi có lệnh của thủ trưởng cơ quan điều tra.
C. Công an được khám nhà khi có quyết định của Tòa án nhân dân.
D. Nhân viên được khám nhà đồng nghiệp khi có lệnh của lãnh đạo cơ quan.
Câu 75. Hành vi nào dưới đây không xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
của công dân?
A. Ông H vào phòng anh D ở nhờ khi chưa được sự đồng ý của anh.
B. Anh T sang nhà hàng xóm tìm gà sổng chuồng khi không có ai ở nhà.
C. Công an khám nhà tội phạm khi có lệnh của thủ trưởng cơ quan điều tra.
D. Thấy nhà bạn không khóa cửa, bà H mở cửa vào chờ chủ nhà về.
Câu 76. Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm,
danh dự của công dân?
A. Chê bai người khác.
B. Lăng mạ, chửi bới người khác.
C. Ngăn người khác phát biểu ý kiến trong cuộc họp.
D. Phê bình người khác trước tập thể.
Câu 77. Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm,
danh dự của công dân?
A. Nhiều lần chê bai bạn.
B. Nhiều lần trêu trọc bạn.
C. Đặt biệt danh xấu làm bạn bị tổn thương.
D. Phê bình bạn trước tập thể.
Câu 78. Hành vi nào sau đây không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân
phẩm, danh dự của công dân?
A. Nói những điều không đúng sự thật về người khác.
B. Nhiều lần trêu chọc làm người khác bực mình.
C. Chửi bới, lăng mạ người khác khi họ xúc phạm mình.
D. nói xấu về người khác.
Câu 79. Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng của người khác, là xâm phạm quyền nào
sau đây?
A. Quyền bí mật đời tư của công dân.
B. Quyền tự do tuyệt đối của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
Câu 80. Khi bị bắt bất cứ ai bắt giữ mà em không vi phạm pháp luật, em sẽ chon
cách ứng xử nào sau đây?
A. Thực hiện theo yêu cầu của họ và chờ người thân tới giúp đỡ.
B. Yêu cầu họ cho xem lệnh bắt giữ người, báo cho người thân biết để can thiệp.
C. Nhanh chóng tìm cách chạy trốn và báo cho người thân biết.
D. Tìm cách chỗng ự lại họ để tự bảo vệ bản thân.
Câu 81. Trường hợp nào sau đây, công an bắt người mà không xâm phạm quyền bất
khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Một nhóm thanh niên cãi nhau ở nơi công cộng.
B. Một người tung tin đồn không đúng về người khác.
C. Một người đang móc túi lấy ví tiền của người khác.
D. Một người tự ý vào nơi ở của người khác.
Câu 82. Trong trường hợp bị một người hung hăn liên tục nhắn tin đe dọa giết, em sẽ
chon cách nào phù hợp nhất dưới đây để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình?
A. Báo cho bạn bè biết để cùng đối phó.
B. Tìm cách lẫn trốn để bảo toàn tính mạng.
C. Nhờ người thân đén đánh người đó để họ sợ.
D. Trình báo và nhờ cơ quan công an bảo vệ.
Câu 83. Khám chỗ ở đúng pháp luật được hiểu là khám chỗ ở
A. khi có lệnh của những người có thẩm quyền.
B. theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
C. khi có lệnh của những người có thẩm quyền và thực hiện theo đúng trình tự
thủ tục mà pháp luật quy định.
D. khi nghi ngờ có tội phạm ở trong đó.
Câu 84. Ý kiến nào dưới đây sai khi nói về quyền tự do ngôn luận?
A. Công dân có thể viết bài đăng báo bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về chủ
trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
B. Công dân có quyền bày tỏ ý kiến, thái độ, đánh giá mọi người xung quanh
trên trang mạng cá nhân của mình.
C. Quyền tự do ngôn luận là cơ sở để công dân tham gia tích cực vào các hoạt động
của Nhà nước.
D. Quyền tự do ngôn lận được Nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp và luật..
Câu 85. Quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân được hiểu là
A. không ai bị bắt nếu không có quyền quyết định của công an xã.
B. người phạm tội quả tang thì ai cũng có quyền bắt.
C. không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê
chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
D. chỉ được bắt người trong trường hợp pháp luật quy định cho phép.
Câu 86. Các quyền tự do cơ bản của công dân là các quyền được ghi nhận trong hiến
pháp và và luật, quy định mối quan hệ giữa
A. công dân với công dân.
B. Nhà nước với công dân.
C. Nhà nước với pháp luật.
D. công dân với pháp luật.
Câu 87. Quyề bất khả xâm phạm thân thể của công dân có ý nghĩa gì?
A. Nhằm ngăn chặn hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với pháp luật quy định.
B. Nhằm bảo vệ tính mạng và sức khỏe của công dân
C. Nhằm ngăn chặn hành vi bạo lực giữa công dân với nhau.
D. Đảm bảo cho công dân có cuộc sống tự do.
Câu 88. Nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và
nhân phẩm thể hiện
A. sức khỏe của mọi công dân không cần được pháp luật chăm sóc.
B. không ai được phê bình người khác trong các cuộc họp.
C. không ai được xâm phạm cuộc sống riêng tư của người khác.
D. không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của
người khác.
Câu 89. Bất kỳ ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện Kiểm
sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất người thuộc đối tượng nào sau đây
A. đang bị theo dõi hành vi phạm tội.
B. có ý định thực hiện hành vi phạm tội.
C. đang lên kế hoạch phạm tội.
D. đang thực hiện hành vi phạm tội.
Câu 90. Công an được bắt người trong trường hợp nào dưới đây?
A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp.
B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.
C. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.
D. Phát hiện một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.
Câu 91. Nội dung nào sau đây đúng với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công
dân.
A. trong trường hợp, không ai được khám xét chỗ ở của người khác nếu không được
người đó đồng ý.
B. ai cũng có quyền khám chỗ ở của một người khi có dấu hiệu nghi vấn ở nơi đó có
phương tiện, công cụ thực hiện tội phạm.
C. chỉ được khám xét chỗ ở của một người khi được pháp luật cho phép và có
lệnh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
D. chỉ Công an xã mới có quyền khám xét chỗ ở của công dân.
Câu 92. Người trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt?
A. Đang chuẩn bị hành vi phạm tội.
B. Đang bị truy nã.
C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
D. Bị nghi ngờ phạm tội.
Câu 93. Hành động nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể của
người khác?
A. Nói xấu người khác nhằm hạ uy tín của họ.
B. Tự tiện bắt giữ người.
C. Đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người ấy.
D. Đe dọa giết người.
Câu 94. Xâm phạm tới tính mạng của người khác là hành vi cố ý
A. nói xấu gây tổn thương người khác.
B. xúc phạm nhân phẩm gây tổn hại tinh thần cho người khác.
C. bắt giam, giữ người.
D. hoặc vô ý làm chết người.
Câu 95. ‘’ Quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chõ ở nhằm bảo
đẳm cho công dân – con người có một cuộc sống tự do trong một xã hội dân chủ, văn
minh’’ là một nội dung về
A. khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 96. Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào dưới đây?
A. Quyền bầu cử, ứng cử.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền khiếu nại.
D. Quyền tố cáo.
Câu 97. Phát biểu nào sai khi nói về quyền bất khả xâm phạm vè thân thể của công
dân?
A. Chỉ được bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và
đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
B. Việc bắt người phải theo quy định của pháp luật.
C. Người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã ai cũng có quyền bắt.
D. Chỉ có cơ quan công an ấp huyện mới có quyền bắt người.
Câu 98. Trường hợp nào sau đây là hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của
người khác.
A. cô giáo phê bình bạn A mất trật tự trong giờ học.
B. bạn A vì gét B đã tung tin đồn B trọm đồ khi mua hàng ngoài chợ.
C. cha mẹ nhắc nhở con phải tránh xa tệ nạn xã hội trước mặt người khác.
D. lớp trưởng yêu cầu mỗi thành viên trong lớp lập bảng kiểm điểm cuối năm.
Câu 99. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân biểu hiện
A. ai cũng có thể vào chỗ ở của người khác mà không cần người đó đồng ý.
B. không ai được phép vào chỗ ở của người khác nếu không có sự cho phép của
người đó, trừ khi có pháp luật cho phép.
C. có thể khám xét chỗ ở của một người, sau đó mới xin phép người có thẩm quyền.
D. việc khám xét chỗ ở của người khác có thể diễn ra theo trình tự, thủ tục của người
ra lệnh.
Câu 100. Nội dung nào sau đây sai khi nói về quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư
tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác.
B. Chỉ những người có thẩm quyề theo quy định của pháp luật với được kiểm soát
thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
C. Người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín có quyền được bóc, mở thư, tiêu hủy
thư, điện tín của nhân dân.
D. Người nào tự tiện bóc, mơ thư, tiêu hủy thư, điện tín của người khác thì tùy theo
mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Câu 101. Hành động nào thể hiện sự thiếu trách nhiệm của công dân trong việc đảm
bảo các quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Tìm hiểu nội dung các quyền tự do cơ bản của công dân.
B. Che dấu cho những hành vi phạm tội.
C. Giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành nhiệm vụ bắt người.
D. Tôn trọng các quyền tự do cở bản của người khác.
Câu 102. Công dân có thể thực hiện các quyền tự do ngôn luận bằng cách?
A. Trực tiếp phát biểu ý kiến của mình ở các cuộc họp ở các cơ quan, trường học, khu
dân cư, nơi cư trú.
B. Tự do phát biểu ở bất cứ nơi nào, về bất cứ điều gì theo ý kiến của mình.
C. Tập trung đông người để phản đối ý kiến của chính quyền địa phương.
D. Đăng bài nói xấu người khác trên mạng xã hội.
Câu 103. Việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi
A. nghi ngờ người đó phạm tội và đang tìm bằng chứng để chứng minh.
B. có người kể cho mình nghe về ý định phạm tội của người đó.
C. người đó đang nói xấu người khác.
D. có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
Câu 104. Khám chỗ ở như thế nào là đúng pháp luật?
A. Khám chỗ ở khi nghi ngờ có tội phạm ở đó.
B. Khám chỗ ở khi có lệnh của công an xã.
C. Khám chỗ ở khi có người chứng kiến.
D. Khám chỗ ở khi có lệnh của cở quan có thẩm quyền và thực hiện đúng thao trình
tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
Câu 105. Ai có quyền bắt tội phạm đang bị truy nã?
A. Chỉ cơ quan công an cấp tỉnh.
B. Bất kỳ ai cũng có quyền bắt.
C. Cơ quan điều tra.
D. Chỉ công an xã.
Câu 106. Quyền bất khả xâm phạm thân thể công dân được hiểu là?
A. Trong mọi trường hợp, không ai có thể bắt.
B. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội.
C. Được bắt người bất cứ lúc nào mà không cần có lệnh bắt người của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền.
D. Chỉ được bắt người khi có quyết định của Tòa án, trừ trường hợp phạm tội quả
tang.
Câu 107. Những ai có quyền ra lệnh bắt nghi can, bị cáo đẻ tam giam khi có căn cứ
chứng tỏ người đó sẽ tiếp tục phạ tội?
A. Công an huyện trong phạm vi thẩm quyền.
B. Công an Tỉnh trong phạm vi thẩm quyền.
C. Lực lượng cảnh sát cơ động.
D. Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Câu 108. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín có ý
nghĩa gì?
A. Đảm bảo đời sống riêng tư cho cá nhân trong xã hội.
B. Đảm bảo thông ti sẽ đến đúng địa chỉ cần thiết.
C. Đảm bảo bí mật những thông tin quan trọng.
D. Đảm bảo quyền được trao đổi thông tin, liên lạc của mooic cá nhân.
Câu 109. Đảm bảo quyền tự do ngôn luận của công dân có ý nghĩa gì?
A. Tạo cơ hội để công dân phát huy khả năng ngôn ngữ của bản thân.
B. Là điều kiện để mỗi cá nhân thể hiện quyền sang tạo ngôn ngữ.
C. Là cơ sở, điều kiện để công dân tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động
của Nhà nước và xã hội.
D. Tạo cơ sở cho việc phát huy năng lực về tinh thần của mỗi cá nhân.
Câu 110. Pháp luật quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
nhằm mục đích gì?
A. Đảm bảo an toàn về tính mạng của công dân.
B. Ngăn chặn hành vi đánh người gây thương tích.
C. Ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt người trái với quy định của pháp luật.
D. Ngăn chặn mọi hành vi quấy rối người khác.
Câu 111. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có ý nghĩa gì?
A. Tránh các tranh chấp về quyền sử dụng đất.
B. Tránh mọi sự tranh chấp về chỗ ở.
C. Tránh mọi hành vi lạm dụng về quyền hạn của cán bộ, công chức Nhà nước trong
khi thi hành công vụ.
D. Tránh mọi trường họp bị người khác tấn công.
Câu 112. Đe dọa giết người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về chỗ ở của công dân.
Câu 113. Nhận đinh: ‘’ Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết
định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp bắt quả tang’’ muốn đè cập
đến khái niệm quyền
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. được pháp luật được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự.
D. được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại.
Câu 114. Phát nào dưới đây không đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể
của công dân?
A. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án.
B. Không ai bị bắt nếu không có phê chuẩn của Viện kiểm sát.
C. Không ai bị bắt trừ trường hợp bắt quả tang.
D. Không ai bị bắt trừ trường hợp có sự phê chuẩn của Uỷ ban nhân dân địa phương.
Câu 115. Phát biểu nào sau đây là đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của
công dân?
A. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của gia đình.
B. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tổ chức xã hội địa phương.
C. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án.
D. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân địa
phương.
Câu 116. Trường hợp nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân
thể của công dân?
A. Công an bắt người khi nghi ngờ người đó ăn trộm.
B. Công an bắt người khi người đó có dự định ăn trộm.
C. Công an bắt người khi bắt quả tang người đó đang ăn trộm.
D. Công an bắt người khi người đó có dấu hiệu ăn trộm.
Câu 117. Trường hợp nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của
công dân?
A. Công an bắt người khi bắt quả tang người đó đang ăn trộm.
B. Công an bắt người khi có sự đồng ý của trưởng thôn.
C. Công an đọc lệnh và bắt người theo quyết định của Tòa án.
D. Công an đọc lệnh và bắt người theo sự phê chuẩn của Viện kiểm sát.
Câu 118. Nội dung nào dưới đây sai với quy định của pháp luật về quyền bắt, giam,
giữ người của công dân?
A. Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
B. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp khi có căn cứ chính xác theo quy định của
pháp luật.
C. Bắt người phạm tội quả tang hoặc truy nã.
D. Bắt người khi nghi ngờ họ có dấu hiệu phạm tội.
Câu 119. Pháp luật quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là
nhằm
A. ngăn chặn hành vi tùy tiện bắt người trái với quy định của pháp luật.
B. ngăn chặn mọi hành vi bắt người tùy tiện của công an địa phương.
C. bảo vệ tất cả công dân trong mọi trường hợp.
D. bảo vệ các cơ quan chức năng có thẩm quyền bắt, giam, giữ người.
Câu 120. Trên cơ sở pháp luật, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
A. tuyệt đối bảo vệ và tuân theo quyền bất khả xâm phạm của cá nhân.
B. tôn trọng và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm của cá nhân.
C. tôn trọng và tuân theo quyền bất khả xâm phạm về thân thể của cá nhân.
D. tuyệt đối bảo về và tuân theo quyền bất khả xâm phạm về thân thể của cá nhân.
Câu 121. Trên cơ sở pháp luật, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải coi việc
bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là bảo vệ quyền
A. con người – quyền công dân.
B. bảo hộ danh dự - quyền bảo hộ nhân phẩm.
C. bảo hộ tính mạng – quyền bảo hộ sức khỏe.
D. được pháp luật bảo hộ về tinh thần.
Câu 122. Công dân có quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm. Khẳng định này muốn đề cập đến quyền
A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công
dân.
B. được bảo đảm an toàn đời sống cá nhân.
C. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về tinh thần.
Câu 123. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm của công dân được ghi nhận trong
A. pháp luật.
B. Hiến pháp.
C. các văn bản quy phạm pháp luật.
D. Luật bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.
Câu 124. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm của công dân được quy định thành một nguyên tắc trong
A. Luật hình sự.
B. Luật dân sự.
C. Bộ luật Tố tụng Hình sự.
D. Bộ luật Tố tụng Dân sự.
Câu 125. Hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người
khác, dù họ là bất cứ ai là biểu hiện của vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thẻ của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. được bảo vệ an toàn về đời sống cá nhân.
Câu 126. Khẳng định nào dưới đây là không đúng với quyền được pháp luật bảo hộ
về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Không được đánh người.
B. Không được đe dọa đánh người.
C. Không được hung hãn côn đồ với người khác.
D. Được làm chết người.
Câu 127. Khẳng định nào đưới đây là đúng với quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe của công dân?
A. Đánh người khi họ đánh mình.
B. Không được đe dọa giết người.
C. Không được hung hãn, côn đồ với người khác.
D. Không được nói xấu người khác.
Câu 128. Hành động nào sau đây không vi phạm với quyền được pháp luật bảo hộ
về tính mạng sức khỏe của công dân?
A. Ông bà đánh cháu vì cháu hư.
B. Bố mẹ đánh con cái vì con cái không nghe lời.
C. Anh đánh các em để dạy dỗ các em.
D. Chỉ những người đủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới được đánh
người khác.
Câu 129. Hành vi bịa dặt điều xấu, tung tin nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy
tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó là biểu hiện của vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thẻ của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
D. được bảo đảm an toàn đời sống cá nhân.
Câu 130. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về hậu quả của việc vi phạm
quyền được bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân?
A. Mọi hành vi xâm phạm về danh dự và nhân phẩm của công dân đều trái với đạo
đức xã hội.
B. Mọi hành vi xâm phạm về danh dự và nhân phẩm của công dân đều vi phạm pháp
luật.
C. Mọi hành vi xâm phạm về danh dự và nhân phẩm của công dân đều bị xử lí theo
pháp luật.
D. Mọi hành vi xâm phạm về danh dự và nhân phẩm của công dân chỉ cần xin lỗi là
xong.
Câu 131. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân xuất
phát từ
A. mục đích hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã họi chủ nghĩa.
B. mục tiêu hoạt đông của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
C. nhiệm vụ hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
D. vai trò hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Câu 132. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân còn
được coi là quyền
A. quyền con người và tự do về mọi mặt của con người.
B. quyền tự do thân thể và phẩm giá của con người.
C. quyền công dân và tự do về mọi mặt của công dân.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về tinh thần.
Câu 133. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó
đồng ý trừ trường hợp theo quy định của pháp luật là biểu hiện của quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe và danh dự của công dân.
C. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. bảo đảm an toàn đời sống cá nhân.
Câu 134. Theo quy định của pháp luật, chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi
người
A. tôn trọng.
B. bảo vệ.
C. có thể xâm phạm.
D. không thể xâm phạm.
Câu 135. Việc khám xét chỗ ở của công dân theo quy định của pháp luật phải tuân
theo đúng
A. trình tự, thủ tục.
B. đúng thủ tục địa phương.
C. ý kiến của chủ sở hữu.
D. ý kiến của các cấp.
Câu 136. Trường hợp nào dưới đây thực hiện khám xét chỗ ở của công dân theo
đúng quy định của pháp luật?
A. Pháp luật cho phép và có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
B. Các tổ chức xã hội địa phương cho phép.
C. Bố mẹ có quyền khám xét nơi ở riêng tư của vợ chồng con trai.
D. Chủ tịch xã cho phép khám xét chỗ ở của bất kì công dân nào.
Câu 137. Theo quy định của pháp luật, việc cá nhân, tổ chức tùy tiện vào chỗ ở của
người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm
A. luật Cư trú.
B. pháp luật.
C. Hiến pháp.
D. Đất đai.
Câu 138. Hành vi nào sau đây không xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
của công dân?
A. Nghi ngờ A lấy trộm điện thoại, B sang nhà lục soát kiểm tra.
B. Tự ý vào nhà người khác.
C. Sang nhà hàng xóm lấy đồ khi không ai ở nhà.
D. Công an khám nhà tội phạm có lệnh của Viện Kiểm sát.
Câu 139. Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của
công dân?
A. Công an khám nhà tội phạm khi có lệnh của Viện Kiểm sát.
B. Tự ý vào nhà người khác.
C. Nghi ngờ A lấy trộm xe máy B đã báo cáo cơ quan chức năng gần nhất để điều tra.
D. Xin phép ông Nam để vào nhà sủa đường dây điện.
Câu 140. Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở chủa
công dân?
A. Công an khám nhà khi có tội phạm truy nã cso căn cứ.
B. Phá khóa nhà ông A chữa cháy khẩn cấp.
C. Công an vào nhà anh B thu giữ tan vật vụ giết người theo lệnh Tòa án.
D. Chủ nhà tự ý đuổi người thuê trọ khỏi nơi ở khi chưa hết hạn hợp đồng.
Câu 141. Trường hợp nào dưới đây không được tự tiện vào chỗ ở của người khác?
A. Khi có căn cứ chỗ ở đó chứa dao, súng để đi cướp của.
B. Khi nghi ngờ chỗ ở đó chứa dao, súng để đi cướp của.
C. Khi có căn cứ chỗ ở dó có người phạm tội lẫn trốn.
D. Khi chỗ ở đó đang bị cháy lớn.
Câu 142. Ai mới được ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân theo đúng quy định của
pháp luật?
A. Công an
B. Chủ tịch xã.
C. Người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
D. Người có thẩm quyền theo quy định của Hiến pháp
Câu 143. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện theo
quy định của pháp luật và có quyết định của
A. công an
B. cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
C. các tổ chức xã hội địa phương.
D. thủ trưởng cơ quan.
Câu 144. Người nào thực hiện bóc, mở thư, tiêu hủy thư, điện tín của người khác tùy
theo mức độ vi phạm có thể xử phạt
A. vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
B. hình sự hoặc vi phạm hành chính.
C. vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm dân sự.
D. dân sự hoặc truy cứu trách nhiệm hành chính.
Câu 145. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là điều
kiện
A. duy nhất để đảm bảo đời sống riêng tư của mỗi cá nhân.
B. cần thiết để đảm bảo đời sống riêng tư của mỗi cá nhân.
C. quan trọng để đảm bảo đời sống riêng tư của mỗi cá nhân.
D. tối thiểu để bảo đảm đời sống rieeng tư của mỗi cá nhân.
Câu 146. Công dân có một đời sống tin thần riêng tư bí mật, thoải mái mà không ai
được tùy tiện xâm phạm tới trên cơ sở quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 147. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về
vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Khẳng định này muốn đề cập
đến quyền
A. tự do ngôn luận của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về đời sống tinh thần.
C. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
Câu 148. Nội dung nào dưới đây không phải là hình thức thực hiện quyền tự do ngôn
luận của công dân?
A. Chị A phát biểu ý kiến nhằm xây dựng tại cuộc họp của thôn.
B. Anh B đánh bài đăng báo góp ý kiến về bảo vệ môi trường.
C. Chị C bày tỏ ý kiến đóng góp nâng cao an sinh xã hội với đại biểu Quốc hội tỉnh
nhà.
D. Anh D viết lên Facebook phê phán chính sách kinh tế nhà nước.
Câu 149. Nội dung nào dưới đây là hình thức tự do ngôn luận của công dân?
A. Chị A không chịu phát biểu trực tiếp mà đi nói với chị B về việc chưa được của
chính quyền thôn tại cuộc họp của thôn.
B. Anh B viết bài đăng báo đóng góp ý kiến về bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
C. Chị D bày tỏ ý kiến đóng góp nâng cao an sinh xã hội với chồng.
D. Anh D viết lên facebook phê phán chính sách kinh tế của Nhà nước.
Câu 150. Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được
tự ý vào chỗ của người khác nếu không được người đó
A. yêu cầu.
B. chấp nhận.
C. đồng ý.
D. cho phép.
Câu 151. Ông A mất xe máy và khẩn cấp báo với công an xã. Trong việc này ông A
khẳng định anh X là người lấy cấp. Dựa vào lời khai báo của ông A, công an xã đã
ngay lập tức bắt anh X. Việc làm của công an xã là vi phạm?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 152. Nghi ngờ ông A lấy cắp tiền của minh, ông B cùng con trai tự ý vào nhà
ông A khám xét. Hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân.
B. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.
C. Quyền nhân thân của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 153. A và B là hàng xóm của nhau. Một hôm, đàn gà của A sang vườn nhà B
bới tung một luống rau cải, bực mình B chửi A và hai bên to tiếng với nhau. Tức A
đã dùng gậy đánh và chân B làm B phải vào viện điều trị và để lại thương tật ở chân.
Trong trường hợp này A đã vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
D. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 154. A vì ghen gét B đã tung tin xấu về B có liên quan đến việc mất tiền của một
bạn trong lớp. Hành vi của A đã vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về thân thể của công dân.
Câu 155. Gần đây, do tình trạng nợ nần của chồng mình, chị T thường xuyên bị một
người không rỏ danh tính gọi điện đe dọa sẽ bắt cóc con trai chị nếu chồng chị khôn
trả tiền cho họ. Theo em, trong trường hợp này, chị T nên làm gì?
A. Thuê người tìm ra tung tích của kẻ lạ mặt để xử lí.
B. Trình báo với cơ quan công an về sự việc để được bảo vệ.
C. Hỏi cho rỏ là ai rồi hẹn gặp để nói cho ra nhẽ.
D. Cho con trai chị ở trong nhà.
Câu 156. Lan vào căn phòng nhà trường lấy báo và thấy có lá thư gửi cho Hoa – bạn
cùng lớp với Lan. Lan nghĩ hai đứa là bạn thân nên đã mở thư của Hoa ra đọc. Nếu là
bạn của Lan, em sẽ chọn cách ứng xử nào cho phù hợp?
A. Cùng đọc nội dung thư của Hoa.
B. Kể ngay với Hoa để Hoa xử lí.
C. Loan tin đến tất cả mọi người để phê bình Lan.
D. Khuyên Lan xin lỗi Hoa vì đã xâm phạm thư tín của bạn.
Câu 157. Hai chiến sĩ công an đang trên đường áp giải phạm nhân X về lại trại giam
thì X vùng bỏ chạy và trốn trong nhà ông T. Trong tình huống này, hai chiến sĩ công
an cần phải làm gì?
A. Xông ngay vào nhà ông T khám xét mà không cần được sự đồng ý của chủ nhà
B. Đề nghị chủ nhà cho khám xét, nếu được chủ nhà đồng ý thì tiến hành khám xét
C. Đề nghị chủ nhà cho khám xét, nếu chủ nhà không đồng ý vẫn kiên quyết khám
xét
D. Đề nghị chủ nhà cho khám xét, nếu chủ nhà không đồng ý sẽ kiên trì đợi X ra bên
ngoài để bắt
Câu 158. H và X yêu nhau, sau thời gian H chia tay và quen người khác. X nếu kéo
không được nên đã lên mạng Facebook đăng tải và phát tán tin nhắn, hình ảnh thân
mật khi hai người yêu nhau và nói xấu H. Hành vi này xâm phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về đời sống tinh thần.
C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
Câu 159. Trường hợp cán bộ xã nghi ngờ con bà B( mới đi cai nghiện về) ăn trộm
lúa của bà con, công an xã vào nhà bà B bắt người. Trường hợp này đã vi phạm
quyền
A. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về chỗ ở của công dân.
Câu 160. Người dân bắt người bị nghi là lấy trộm hàng hóa ở chợ ( mà không bắt
được quả tang lấy trộm hàng hóa ) là hành vi xâm phạm đến
A. quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
B. danh dự và nhân phẩm của công dân.
C. tính mạng, sức khỏe của công dân.
D. chỗ ở của công dân.
Câu 161. Do mâu thuẩn cá nhân, B cùng anh trai chờ đánh H trên đường tới trường.
H nên chọn cách sau đây để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình?
A .Rủ anh trai hoặc bạn đánh lại B và anh của B.
B. Tìm cách trốn để không bị đánh.
C. Báo cho công an hoặc cha mẹ , thầy/ cô giáo biết để giúp đỡ.
D. Bỏ học chờ sự việc lắng xuống sẽ đi học tiếp.
Câu 162. Trên một đoạn đường có người đi lại, Ng bị hai thanh niên trêu ghẹo. Ng
phản đối thì bị họ lăng mạ và đánh. Ng cần chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình?
A. Mắng và đánh lại những thanh niên đó.
B. Im lặng để chờ người qua đường giúp đỡ.
C. Kêu lên để người khác giúp đỡ, sau đó làm đơn tố cáo đến cơ quan công an.
D. Gỉa vờ xin lỗi họ để được đi tiếp.
Câu 163. T là chị của Y. Một hôm Y đi vắng, T nhận hộ thư và quà của bạn trai Y từ
tinh khác gửi tới. T đã bóc thư ra xem trước. Nếu là bạn của T, em sẽ chịn cách ứng
xử nào sau đây cho phù hợp nhất?
A. Không quan tâm, vì đây không phải là việc của mình.
B. Khuyên T xin lỗi Y vì đã xâm phạm quyền được đảm bảo an toàn, bí mật vể thư
tín của Y.
C. Im lặng, vì T là chị nên có quyền làm như vậy.
D .Mang chuyện này kể cho một số bạn khác biết để cùng nhắc nhở T.
Câu 164. Dù chị H đã phản đối, bà T thỉnh thoảng lại tự vào phòng khi chị H đi vắng
với lí do là bà chủ cho thuê nên có quyền vào kiểm tra. Em chọn cách giải quyết nào
phù hợp nhất sau đây?
A. Khuyên chị H thay khóa không cho bà T vào nữa.
B. Khuyên chị H chấp nhận vì bà T là chủ ngôi nhà.
C. Khuyên chị H nhờ người thân đến giải quyết.
D. Khuyên chị H trình báo sự việc với cơ quan công an để xử lí, sau đó đi thuê nhà
khác.
Câu 165. Áo của A phơi trên dây bị bay sang nhà hàng xóm khi nhà đó đi vắng. A rủ
B cùng sang lấy áo. Nếu là B, em chọn cách ứng xử nào sau đây đúng với quy định
của pháp luật/
A. Cùng A sang đó lấy áo.
B. Từ chối, để A sang nhà đó lấy áo một mình.
C. Khuyên A không xâm phạm nơi ở của người khác. Chờ họ về xin vào lấy áo.
D. Khuyên A rủ thêm vài người nữa cùng sang làm chứng A chỉ lấy áo.
Câu 166. Chia tay sau một thời gian yêu nhau, anh Đ gửi nhiều tin nhắn xúc phạm
chị B và tung tin bịa đặt xấu về chị. Việc này khiến chị rất đau khổ và không dám
nhìn mặt ai. Em chọn cách ứng xử nào dưới đây để giúp chị
A. Khuyên chị bình tĩnh, không cần để tâm đến kẻ xấu đó.
B. Khuyên chị thu nhập chứng cứ, trình báo sự việc với cơ quan công an.
C. Khuyên chị gửi tin nhắn cho mọi người để thanh minh.
D. Khuyên chị cùng một số người bạn đến vạch trần bộ mặt thật của của đó.
Câu 167. Cong an xã A bắt người khẩn cấp vì người đó đang bị truy nã. Hành vi này
đã thực hiện đúng quyền
A. được pháp luật bảo hô về nhân phẩm, dang dự của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về chỗ ở của công dân.
Câu 168. Hà bị mất tiền, Hà nghi ngờ Mai ngồi cạnh lấy trộm. Hà không hỏi Mai mà
lại đi báo cáo với nhà trường. Ngay lặp tức bảo vệ nhà trường đến bắt Mai và tra
khảo. Hành vi này xâm phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về đời sống tinh thần của công dân.
D. được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 169. Nghi ngờ con bò nhà bà A phá hỏng ruộng lúa của nhà mình. Bà B đã chửi
bới xúc phạm và đánh đập con bà A do không trông coi bò cẩn thận. Hành vi này
xâm phạm quyền
A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công
dân.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về đời sống tinh thần.
D. được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 170. A tung tin nói xấu B trên facebook là hành vi xâm phạm đến quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
D. được bảo đảm an toàn đời sông nhân dân.
Câu 171. Cậu A xin tiền bố B đi chơi không được. A đánh đập, chửi rủa, xúc phạm
ông B. Hành vi này đã xâm phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
C. được bảo đảm an toàn đời sống cá nhân.
D. được pháp luật bảo hộ về tin thần.
Câu 172. Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Ủy ban nhân dân phường X lắng nghe người dân phát biểu, kiến nghị những biện
pháp nhằm bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.
B. Ông A viết bài phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương và gửi
đăng trên báo.
C. Khi biết ông C viết bài phản ánh sai phạm của công ty mình lên báo, B đã thuê
người đe dọa và yêu cầu ông C thu hồi ngay bài báo đó.
D. Ông H bị Công an nhắc nhở vì đã viết và đăng tải lên facebook một loạt bài nhằm
mục đích vu khống, nói xấu chính quyền địa phương.
Câu 173. Chị A do ghen ghét với chị B nên đã tung tin chị B ăn trộm tiền của cơ
quan để nói xấu chị B. Hành vi này đã vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
D. được bảo đảm an toàn đời sống cá nhân.
Câu 174. Đi học thêm tối em bị một nhóm thanh niên trêu ghẹo và xúc phạm người
hàng xóm A. Em sẽ chọn cách xử lí nào sau đây?
A. Im lặng.
B. Gọi điện thoại cho người thân.
C. Đánh lại ngóm hanh niên đó.
D. Hô hoán kêu gọi mọi người giúp đỡ, sau đó làm đơn tố cáo sự việc gửi cơ quan
công an.
Câu 175. Chị H là nhân viên của bưu điện. Do thấy có một bức thư được gửi cho chị
M của bạn của mình nên chị H đã tò mò mở thư ra xem rồi dán lại. Hành vi của chị
đã xâm phạm quyền
A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự của công dân.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về đời sống tinh thần.
D. được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 176. Nghi ngờ ông A lấy trộm 200 triệu đồng của ông B, Công an phường X đã
bắt tạm giam ông A khi chưa có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc
phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân. Trong trường hợp này, Công an phường X đã
vi phạm quyền nào của ông A?
A. Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
Câu 177. Ông B phát hiện và có bằng chứng về việc ông A có hành vi xúc phạm
nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của mình. Trong trường hợp này, ông B cần
phải làm gì để bảo vệ quyền của mình?
A. Gọi điện hoặc trực tiếp đến gặp để cảnh báo ông A.
B. Thuê người đến dạy cho ông A một bài học.
C. Viết đơn kiện ông A và gửi lên tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
D. Làm đơn trình báo vụ việc lên Hội đồng nhân dân phường.
Câu 178. A tự ý đạp cửa xông vào nhà của B khi không có sự đồng ý của B. Trong
trường hợp này, A đã xâm phạm đến quyền nào của B?
A. Quyền tự do cư trú.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở .
D. Quyền sở hữu tài sản hợp pháp.
Câu 179. Nghi ngờ M lấy trộm máy tính xách tay của mình, Q tự ý xông vào nhà M
khám xét. Trường hợp này, Q đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về
A. tài sản của công dân.
B. thân thể của công dân.
C. chỗ ở của công dân.
D. danh dự, nhân phẩm của công dân.
Câu 180. Sau khi vô tình biết được mật khẩu và tài khoản gmail của B, A đã dùng
mật khẩu đó để đăng nhập vào tài khoản gmail của B và đã tải xuống được một số
thông tin mà A đang cần. Trường hợp này, A đã xâm phạm quyền được đảm bảo an
toàn và bí mật
A. điện thoại của B.
B. thư tín của B.
C. điện tín của B.
D. điện thoại, điện tín của B.
Câu 181. Thấy H đang nói chuyện qua điện thoại với ai đó, X tò mò lại gần để lắng
nghe xem H đang nói chuyện điện thoại với ai. Trường hợp này, X đã vi phạm quyền
được đảm bảo an toàn và bí mật
A. điện thoại của H.
B. điện tín của H.
C. thư tín của H.
D. điện tử của H.
Câu 182. Do tò mò P đã lén đọc nội dung các tin nhắn trong máy điện thoại của M.
Trường hợp này, P đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật
A. điện thoại của M.
B. điện tín của M.
C. thư tín của M.
D. điện tử của M.
Câu 183. P đã mượn điện thoại của Q với lí do để gọi điện cho người thân vì đang có
việc gấp, sau đó P đã sử dụng điện thoại của Q để nhắn tin bôi nhọ C với nhiều người
khác. Trong trường hợp này, P đã xâm phạm
A. bí mật điện thoại, điện tín của công dân.
B. danh dự và nhân phẩm của công dân.
C. tính mạng, sức khỏe của công dân.
D. bí mật đời tư của công dân.
Câu 184. Do có xích mích với D, A đã lấy điện thoại của B nhắn tin cho D với nội
dung ‘‘ Tao sẽ giết mi, hãy đợi đấy!’’. Trong trường hợp này, A đã vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại của công dân.
Câu 185. Nghi ngờ H lấy trộm điện thoại, D tự ý xông vào phòng H khám xét. Khi H
phản đối, D đã đánh H bị thương. Trường hợp này, D đã vi phạm quyền bất khả xâm
phạm về
A. tính mạng, sức khỏe của công dân.
B. thân thể, tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. chỗ ở và quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. chỗ ở và quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của công dân.
Câu 186. Nghi ngờ B lấy trộm xe máy của mình, T đã trói và nhốt B trong nhà kho.
Trong trường hợp, T đã vi phạm quyền nào của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể .
B. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
D. Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe.
Câu 187. M nợ H một số tiền lớn từ lâu, H đã đòi nhiều lần nhưng M không chịu trả.
Một lần vợ của M đi bán hàng ngang qua nhà, H đã giữ vợ M ở lại nhà mình (không
có bất kì hành vi nào xâm phạm đến vợ anh ta) để buộc M phải trả tiền cho mình.
Trong trường hợp này, M đã vi phạm quyền
A. được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.
Câu 188. Trong khi tuần tra, anh A (là cảnh sát khu vực) phát hiện B và C đang trộm
cắp tài sản của ông H, anh A đã bắt được B, còn C bỏ chạy không bắt được. Sáng
hôm sau trên đường đi đến trụ sở cơ quan anh A phát hiện C đang ngồi trong quán cà
phê, anh A đã cùng đồng đội bắt được C. Trong trường hợp này, việc bắt B và C là
hành vi
A. bắt người trái pháp luật.
B. bắt người đúng theo quy định của pháp luật.
C. xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.
Câu 189. Sau khi bị mất 50 lượng vàng, bà C đã khẩn cấp trình báo với Công an
phường Y. Trong đơn trình báo, bà C khẳng định ông V là người lấy cắp. Dựa vào lời
khai báo của bà C, Công an phường Y đã ngay lập tức bắt ông V. Việc làm của Công
an phường Y đã vi phạm quyền nào của ông V?
A. Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe.
B. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
Câu 190. Phát hiện Hà tự ý mở quà của người khác tặng Mai. Em sẽ chọn cách xử lí
nào sau đây?
A. Im lặng vì em ghét Mai.
B. Không quan tâm vì không phải chuyện của mình.
C. Mang chuyện này đi nói xấu Hà.
D. Khuyên Hà xin lỗi Mai vì đã xâm phạm quyền quyền được bảo đảm an toàn và bí
mật thư tín, điện thoại, điện tín của Mai.
Câu 191. Sau khi kết hôn. A thường xuyên đánh đập B vì biết B không còn trinh
trắng với A. B rất đau khổ. Em chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Khuyên B bỏ đi không quan tâm.
B. Khuyên B viết lên mạng xã hội để moi người chửi A.
C. Khuyên chị B bình tỉnh nhờ gia đình hòa giải. Nếu A cứ tiếp tục đánh đập , xúc
phạm nhiều hơn nữa thì A nên thu thập chứng cứ và báo cáo sự việc với cơ quan có
thẩm quyền giải quyết.
D. Rủ thêm các bạn đánh A cho B bớt đau khổ.
Câu 192. Phát hiện mẹ có hành vi xúc phạm người hàng xóm A. Em sẽ chọn cách xử
lí nào sau đây?
A. Im lặng.
B. Bảo vệ mẹ và chửi mắng A.
C. Khuyên mẹ xin lỗi A vì đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự,
nhân phẩm của A.
D. Không quan tâm vì đây là chuyện người lớn.
Câu 193. An đi xe Bus bị mất điện thoại, ngay lập tức An quay lại đánh đập người
phía sau vì nghi ngờ ăn trộm. Hành vi của An đã xâm phạm quyền
A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về đời sống tinh thần.
D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
Câu 194. A nghi ngờ ngươi yêu phản bội nên đã cài thiết bị nghe trộm điện thoại của
B. Hành vi này của A là xâm phạm quyền
A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công
dân.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về đời sống tinh thần.
D. được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 195. Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của
công dân?
A. Ông A bị tù 7 năm vì hành vi đánh người gây thương tích.
B. Thử nghiệm loại thuốc chữa bệnh mới trên cơ thể bệnh nhân khi chưa được sự
đồng ý của bệnh nhân hoặc của người nhà bệnh nhân .
C. Mổ tử thi người quá cố theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
phục vụ điều tra vụ án.
D. Ông B say rượu, chống người thi hành công vụ nên bị còng tay đưa về trụ sở Công
an phường.
Câu 196. Mỗi lần biết M nói chuyện qua điện thoại với bạn trai, K lại tìm cách đến
gần để nghe. Hành vi này xâm phạm
A. quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về điện tín của công dân.
B. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
C. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
D. quyền được đảm bảo an toàn bí mật về điện thoại của công dân.
Câu 197. Nghi ngờ con bà P lấy trộm hoa quả trong vườn, bà K chửi bà P không biết
dạy con và còn bịa đặt, nói xấy bà P. Bà K đã xâm phạm quyền nào sau đây?
A. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Quyền tự do tuyệt đối của công dân.
Câu 198. Đang truy đuổi trộm, bỗng không thấy hẳn đâu. Ông H và ông X định vào
một nhà vắng chủ gần đấy để khám xét. Nếu là cháu của hai ông, em chọn cách ứng
xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Nói với hai ông hãy dừng lại vì các ông không có quyền bắt trộm.
B. Cùng hai ông vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm.
C. Nói với hai ông hãy chờ chủ nhà về cho phép vào khám xét.
D. Nói với hai ông không được vi phạm quyền về chỗ ở của người khác và đến trình
báo với cơ quan công an.
Câu 199. Vì ghét B, D đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên mạng xã hội. Nếu là bạn
cùng lớp với D và B, em chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của
pháp luật?
A. Không quan tâm, vì đó không phải là việc của mình.
B. Khuyên B và các bạn tẩy chay, không chơi với D.
C. Khuyên D gỡ bỏ tin, xin lỗi B vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của B.
D. Khuyên B tung tin xấu về D trên mạng xã hội để dạy cho D một bài học.
Câu 201. Hà sang chơi nhà và tự ý cầm điện thoại của Lan đọc trộm tin nhắn của
Lan. Hành vi này xâm phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. tự do ngôn luận của công dân.
C. được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 202. Nhận được thư của Mai nhưng Mai không có nhà Hà đã tự ý bóc thư ra đọc
và sử dụng món quà bưu điện gửi đến. Hành vi này là xâm phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được bảo đảm đời sống cá nhân.
C. được pháp luật bảo hộ về đời sống tinh thần.
D. được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 203. Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?
A. Trong lúc vật lộn chống lại tên cướp vũ khí, anh A đã khiến cho hắn bị gãy một
tay.
B. A quay lén cảnh quan hệ tình cảm giữa B và C rồi tung lên mạng xã hội.
C. Bị phát hiện khi đang trên đường vận chuyển 10kg ma túy đến nơi tiêu thụ, A đã
dùng súng bắn lại công an và sau đó bị bắn chết.
D. Nguyễn Văn M bị tử hình bằng tiêm thuốc độc.
Câu 204. Anh A (Cảnh sát khu vực) đang tuần tra cùng đồng đội thì phát hiện trong
nhà ông A có một nhóm con bạc đang đánh bài với số tiền thắng thua mỗi ván lên
đến vài triệu đồng. Trong trường hợp này, anh A và đồng đội cần làm gì?
A. Ập vào nhà ông A bắt, giữ nhóm người đánh bạc và thu giữ tiền, hiện vật dùng
đánh bạc.
B. Về lại cơ quan báo cáo xin lệnh khám nhà ông A và lệnh bắt nhóm đánh bạc.
C. Ập vào nhà ông A thu giữ tiền, hiện vật dùng đánh bạc nhưng không bắt người.
D. Xin phép ông A cho vào nhà để cảnh cáo nhóm đánh bạc, yêu cầu nhóm này
không được phép tái phạm
Câu 205. Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở
điện thoại của Hra đọc tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm quyền nào dưới
đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. Quyền tự do dân chủ của côn dân.
C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
Câu 206. B và T là bạn thân học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người này xảy ra
mâu thuẫn, T tung tin xấu, bịa đặc về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp với B
và T, em sẽ lựa chọn phương án ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của
pháp luật?
A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T.
B. Khuyên T gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.
C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook.
D. Chia sẽ thông tin đó trên facebook.
Câu 207. T có việc vội ra ngoài không tắt máy tính, H tự ý mở ra đọc những dòng
tâm sự của T trên Email. Hành vi này vi phạm
A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. quyền tuwjdo dân chủ của công dân.
C. quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín của công dân.
D. quyền tự do ngôn luận của công dân.
Câu 208. Thấy điện thoại của B có tin nhắn, C đã tự ý mở ra xem. Hành vi của C đã
xâm phạm quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự do dân chủ công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
C. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
D. Quyền được đảm bảo an toàn va bí mật thư tín, điện thoại của công dân.
Câu 209. Anh D phát hiện bị mất điện thoại di động, nghĩ rằng thanh niên đứng sau
lấy trộm, anh đã áp tải người đó về nhà để truy hỏi suốt một ngày. Hành vi này đã
xâm phạm
A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
C. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. quyền bất khả xâm phạm về tính mạng của công dân.
Câu 230. Ông B phát hiện và có bằng chứng về việc nhân viên đưa thư H đã nhiều
lần tự tiện mở, đọc thư do con trai ông ở nước ngoài gửi về cho gia đình. Không
những thế, mỗi lần đọc trộm thư xong H thường tiêu hủy thư để xóa dấu vết. Trong
số thư bị H tiêu hủy, nhiều lá thư có chứa nội dung rất quan trọng đối với gia đình
ông B. Trong trường hợp này, ông B cần làm gì?
A. Tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện H tại tòa án có thẩm
quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình .
B. Báo ngay cho cấp trên của H để có biện pháp ngăn chặn.
C. Yêu cầu H phải rút kinh nghiệm đồng thời phải xin lỗi và bồi thường cho gia đình
mình.
D. Yêu cầu con trai không gửi thư mà chỉ nên gọi điện thoại nói chuyện trực tiếp với
gia đình.
Câu 231. Điện thoại của H bị hỏng nên phải đưa đi sửa. Khi sửa điện thoại của H, T
(thợ sửa điện thoại) đã tự ý cóp một đoạn clip quay cảnh quan hệ giữa H và người
yêu của H rồi chia sẻ lên mạng xã hội. Trong trường hợp này, T đã vi phạm
A. Quyền an toàn và bí mật điện thoại của công dân.
B. Danh dự, nhân phẩm và quyền bí mật điện thoại của công dân.
C. Tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
D. Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
Câu 232. Cho rằng ông X là thủ phạm sát hại chị H, hai công an huyện T đã lập tức
bắt giam ông X. Việc làm của công an huyện T đãvi phạm.
A. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
B. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
Câu 233. Biết H tung tin nói xấu về mình với các bạn cùng lớp, T rất tức giận. Nếu là
bạn của T, em chọn phương án nào sau đây mà em cho là phù hợp nhất?
A. Khuyên T tung tin nói xấu H để H biết hậu quả việc làm của mình.
B. Khuyên T rủ người khác đánh H để dạy cho H một bài học.
C. Nói với H, bạn đã xúc phạm nhân phẩm, danh dự của mình và phải cải chính tin
đồn trước lớp.
D. Khuyên T yêu cầu cơ quan công an bắt H.
Câu 234. Giả mạo facebook của người khác để đăng những tin không đúng sự thật về
họ là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
D. Quyền sỡ hữu của công dân.
Câu 235. Nghi ngờ B lấy cắp điện thoại của mình, T tự ý vào phòng B khám xét.
Hành vi này xâm phạm
A. quyên được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. quyền bí mật đời tư của công dân.
C. quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
Câu 236. Mở máy tính, thấy địa chỉ facebook của H quên đăng xuất, X đã vào xem
cuộc hội thoại giữa H và M, trong đoạn hội thoại đó H và M đã bàn tán, bình phẩm
về D – một người bạn cùng lớp. X đã gửi đoạn hội thoại đó cho D mà không được sự
đồng ý của H. Trong trường hợp này, X đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và
bí mật
A. máy tính của H.
B. điện thoại của H.
C. thư tín của H.
D. cuộc sống riêng của H.
Câu 237. B cho A mượn điện thoại để gmail cho một người bạn, khi nhận lại điện
thoại B thấy tài khoản gmail của A quên đăng xuất, B đã vào xem và tải xuống một
số thư điện tử. Trường hợp này, B đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật
A. Điện tín của A.
B. Điện thoại của A.
C. Thư tín của A.
D. Cuộc sống riêng của A.
Câu 238. Công ty VH đã sử dụng một phần mềm có tên Ptracker để truy cập vào máy
điện thoại của nhiều người nhằm mục đích theo dõi, nghe trộm điện thoại, đọc tin
nhắn, lấy cắp dữ liệu cá nhân. Trong trường hợp này, Công ty VH đã xâm phạm
nghiêm trọng đến quyền tự do cơ bản nào của công dân?
A. Quyền tự do gọi điện thoại.
B. Quyền tự do sử dụng điện thoại.
C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
Câu 239. Bà Hiệp dựng xe đạp ở hè phố nhưng quên mang túi xách vào nhà. Quay
trở ra không thấy túi xách đâu, bà Hiệp hoảng hốt vì trong túi xách có hơn 1 triệu
đồng và một chiếc điện thoại di động. Bà Hiệp nghi cho Toán ( 13 tuổi ) lấy trộm vì
Toán đang chơi ở gần đó. Bà Hiệp đòi vào khám nhà Toán. Mặc dù Toán không đồng
ý song bà Hiệp vẫn xông vào nhà lục soát. Hành vi vi của bà Hiệp đã vi phạm luật
nào sau đây?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo họ về tính mạng, sức khỏe.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 240. Thấy một phong bì thư của ai đó gửi cho H để trên bàn, D tò mò mở ra xem
rồi sau đó cẩn thận dán lại để vào chỗ cũ. Trường hợp này D đã vi phạm quyền được
bảo đảm an toàn và bí mật
A. điện thoại của H.
B. điện tín của H.
C. thư tín của H.
D. điện tử của H.

You might also like