Bai 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

BÀI 2

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

Câu 1. Thực chất, thực hiện pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi
A. phù hợp.
B. hợp pháp.
C. chuẩn mực.
D. đúng đắn.
Câu 2. Hành vi nào dưới đây là thực hiện pháp luật?
A. Kinh doanh nhà hàng ăn uống.
B. Buốn bán ma túy.
C. Kinh doanh tiền giả.
D. Kinh doanh mặt hàng các loại pháo.
Câu 3. Sử dụng pháp luật là các cá nhân, được làm những gì mà pháp luật
A. cho phép làm.
B. quy định phải làm.
C. không quy định phải làm.
D. yêu cầu phải làm.
Câu 4. Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức được làm những gì mà pháp luật
A. cho phép làm.
B. quy định phải làm.
C. không quy định phải làm.
D. yêu cầu phải làm.
Câu 5. Việc cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để tiến hành các
quyết định trong quản lí, điều hành là hình thức
A. tuân thủ pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
Câu 6. Công dân tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật qui định phải làm là hình thức
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 7. Thực hiện pháp luật là quá trình
A. hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống.
B. hoạt động thường xuyên trong cuộc sống, với sự tham gia của cá nhân tổ chức và Nhà nước
C. các cá nhân, tổ chức sử dụng các quyền của mình.
D. công nhân thực hiện các quy định của pháp luật.
Câu 8. Có mấy hình thức thực hiện pháp luật?
A. Hai hình thức.
B. Ba hình thức.
C. Bốn hình thức.
D. Năm hình thức.
Câu 9. Hình thức sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức
A. thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
B. không làm những điều mà pháp luật cấm.
C. sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
D. thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Câu 10. Hình thức áp dụng pháp luật do ai thực hiện?
A. Do mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện.
B. Do cơ quan, công chức nhà nước thực hiện.
C. Do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
D. Do các nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
Câu 11. Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức
A. thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm.
B. chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
C. sử dụng đúng đắn quyền của mình.
D. không làm những điều mà pháp luật cấm.
Câu 12. Trường hợp nào sau đây là hình thức tuân thủ pháp luật?
A. Đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy trên đường phố.
B. Không vượt qua ngã tư khi có tính hiệu đèn đỏ.
C. Đi bộ trên vỉa hè.
D. Người lớn ngồi sau xe máy đội mũ bảo hiểm.
Câu 13. Vi phạm pháp luật có mấy dấu hiệu cơ bản?
A. Bốn dấu hiệu.
B. Ba dấu hiệu.
C. Một dấu hiệu.
D. Hai dấu hiệu.
Câu 14. Năng lực trách nhiệm pháp lý được hiểu đầy đủ là
A. khả năng của một người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật,
có thể nhận thức và điều chỉnh được hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của
mình.
B. người không mắc bệnh tâm thần hoặc một số bệnh khác làm mất khả năng nhận thức.
C. người tự ý quyết định cách xử sự của mình và độc lập chịu trách nhiệm về hành vi đã thực
hiện.
D. người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.
Câu 15. Trách nhiệm pháp lý là gì?
A. Là nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho các chủ thể thực hiện.
B. Là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Là trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
D. Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bấ lợi từ hành vi vi
phạp pháp luật của mình.
Câu 16. Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mực đích gì?
A. Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật, giáo dục,
găn đe những công dân khác.
B. Thể hiện sức mạnh quyền lực của nhà nước.
C. Làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành những hành vi hợp pháp
của các cá nhân, tổ chức.
D. Xử phạt những hành vi vi phạp pháp luật của công dân.
Câu 17. Căn cứ vào đối tượng bị xâm phạm, mức độ và tính chất nguy hiểm do hành vi
vi phạm gây ra cho xã hội, vi phạm pháp luật được chia thành mấy loại?
A. Hai loại.
B. Ba loại.
C. Bốn loại.
D. Năm loại.
Câu 18. Vi phạm hình sự là hành vi
A. xâm phạm đến các công vụ nhà nước.
B. nguy hiểm cho xã hội bị coi là vi phạm được quy định tại Bộ luật hình sự.
C. tương đối nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm được quy định tại bộ luật hình sự.
D. xâm phạm các quan hệ lao động.
Câu 19. Vi phạm dân sự là hành vi
A. xâm hại các quan hệ tài sản.
B. xâm hại các quan hệ nhân thân.
C. xâm phạm các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
D. xâm phạm các quan hệ sở hữu.
Câu 20. Trách nhiệm hành chính được áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm hành chính của
người từ bao nhiêu tuổi trở lên?
A. Đủ 12 tuổi trở lên.
B. Đủ 14 tuổi trở lên.
C. Đủ 16 tuổi trở lên.
D. Đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 21. Thực hiện pháp luật là nghĩa vụ của ai?
A. Mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội.
B. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
C. Các chủ thể kinh tế.
D. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 22. Trách nhiệm hành chính được áp dụng đối với
A. cá nhân vi phạm hành chính.
B. các cơ quan tổ chức vị phạm hành chính.
C. mọi công dân trong xã hội.
D. mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm hành chính.
Câu 23. Trách nhiệm pháp lý được chia làm mấy loại?
A. Hai loại.
B. Ba loại.
C. Bốn loại.
D. Năm loại.
Câu 24. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới
A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.
B. quy tắc quản lý nhà nước.
C. quy tắc quản lý xã hội.
D. quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.
Câu 25. Người bao nhiêu tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý gây
ra?
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Câu 26. Người từ bao nhiêu tuooit khi tham gia giao dịch dân sự phải được người đại
diện theo pháp luật đồng ý?
A. Từ đủ 6 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
C. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 14 tuổi.
D. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi.
Câu 27. Điểm giống nhau giữa ba hình thức sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và tuân
thủ pháp luật thể hiện ở chủ thể thực hiện là
A. cơ quan nhà nước.
B. các công chức nhà nước.
C. các cá nhân vi phạm pháp luật.
D. các cá nhân tổ chức trong xã hội.
Câu 28. Tuân thủ pháp luật là các cá nhân, tổ chức
A. chấp hành tốt các quy định của pháp luật.
B. không làm điều mà pháp luật cấm.
C. chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.
D. chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ pháp luật quy định.
Câu 29. Qua trình thực hiện pháp luật chỉ đạt hiệu quả khi các chủ thể tham gia quan hệ
pháp luật thực hiện;
A. Đúng đắn các quyền của mình theo Hiến pháp và pháp luật.
B. Đúng đắn các quyền và nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp và pháp luật.
C. Đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật.
D. Đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật.
Câu 30. Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng, dẫn đến người đó sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý gì?
A. Trách nhiệm hành chính.
B. Trách nhiệm dân sự.
C. Trách nhiệm kỷ luật.
D. Trách nhiệm hình sự.
Câu 31. Pháp luật quy định người từ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình
sự về mọi hành vi do mình gây ra?
A. Đủ 18 tuổi trở lên.
B. Đủ 17 tuổi trở lên.
C. Đủ 15 tuổi trở lên.
D. Đủ 16 tuổi trở lên.
Câu 32. Những hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào
cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Nhận định này
muốn đề cặp đến
A. khái niệm thực hiện pháp luật.
B. hình thức thực hiện pháp luật.
C. nội dung thực hiện pháp luật.
D. trách nhiệm thực hiện pháp luật.
Câu 33. Các cá nhân, tổ chức làm những điều pháp luật cho phép làm. Nhân định này
muốn đề cập đến hình thức nào của thực hiện pháp luật?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 34. Tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật
quy định phải làm. Nhận định này muốn đề cập đến hình thức nào của thực hiện pháp
luật?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 35. Các cá nhân, chức không làm những điều mà pháp luật cấm. Nhận định này
muốn đề cập đến hình thức nào của thực hiện pháp luật?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 36. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra các quyết định đối với các cá nhân,
tổ chức theo quy định của pháp luật. Nhận định này muốn đề cập đến hình thức nào
của thực hiện pháp luật?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 37. Hành vi nào sau đây không phải là thực hiện pháp luật?
A. Làm những gì pháp luật cho phép làm.
B. Làm những điều mà pháp luật không cấm.
C. Làm những gì pháp luật quy định phải làm.
D. Làm những gì pháp luật không cấm.
Câu 38. Hành vi nào sau đây không phải là thực hiện pháp luật?
A. Làm những gì pháp luật cấm.
B. Làm những gì pháp luật quy định phải làm.
C. Làm những gì pháp luật cho phép.
D. Làm những gì pháp luật không cấm.
Câu 39. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy
định của pháp luật đi vao cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của
A. cá nhân, tổ chức.
B. pháp luật.
C. chuẩn mực đạo đức xã hội.
D. các tổ chức xã hội.
Câu 40. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có
A. mục tiêu.
B. ý nghĩa.
C. mục đích.
D. nội dung.
Câu 41. Tuân thủ pháp luật là các cá nhân, tổ chức không được làm những gì mà pháp
luật
A. cho phép làm.
B. quy định phải làm.
C. cấm.
D. yêu cầu phải làm.
Câu 42. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ban hành các
quyết định trong quản lý xã hội là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 43. Việc các chủ thể tự kiềm chế mình không được thực hiện những hành vi mà
pháp luật nghiêm cấm là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 44. Hành vi trái pháp luật, có lỗi do người người có năng lực pháp lý thực hiên,
xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 45. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiệ khác với các
hình thức còn lại?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 46. A điều khiển xe mô tô đi ngược chiều của đường một chiều. Trường hợp này, A
đã vi phạm
A. hình sự.
B.dân sự.
C. hành chính.
D. kỉ luật.
Câu 47. Vi phạm hành chính là hành vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội
thấp hơn tội phạm, xâm phạm các
A. quan hệ lao động.
B. quy tắc quản lí nhà nước.
C. quan hệ tài sản.
D. quy tắc chung của xã hội.
Câu 48. Theo quy đinh của pháp luật, Những đối tượng nào dưới đây là người có năng
lực trách nhiệm pháp lí?
A. Người bị tâm thần.
B. Ngườ bị trầm cảm.
C. Người bị mất trí nhớ.
D. Người có đủ 16 tuổi trở lên có đủ nhận thức và độc lập chịu trách nhiệm.
Câu 49. Theo quy định của pháp luật, những đối tượng nào dưới đây không là người
có năng lực trách nhiệm pháp lí?
A. Người có 16 tuổi trở lên.
B. Người có đủ 16 tuổi trở lên.
C. Người có đủ 18 tuổi trở lên.
D. Người có 18 tuổi trở lên.
Câu 50. Thái độ của người biết hành vi của mình sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả
không tốt mà vẫn cố ý làm là dấu hiệu nào dưới đây của vi phạm pháp luật?
A. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. Hành vi trái pháp luật.
D. Hành vi phạm pháp luật.
Câu 51. B điều khiển xe mô tô chạy quá tốc độ quy định 20km/h. Trường hợp này, B đã
vi phạm
A. Hình sự. B. Hành chính.
C. Dân sự. D. Kỉ luật.
Câu 52. Hành vi có thể là hành động - làm những việc không được làm theo quy định
của pháp luật là dấu hiệu nào dưới đây của quy định pháp luật?
A. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. Hành vi trái pháp luật.
D. Hành vi phạm pháp luật.
D. Hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 53. Năng lực trách nhiệm pháp lý của một người phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Độ tuổi, tình trạng sức khỏe - tinh thần.
B. Độ tuổi, tình trạng sức khỏe - tâm lý.
C. Độ tuổi, tình trạng sức khỏe - bệnh lý.
D. Độ tuổi, tình trạng sức khỏe - sinh lý.
Câu 54. Anh A cố ý lây truyền HIV vho người khác. Anh A phải chịu trách nhiệm
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. kỷ luật.
Câu 55. Việc các cá nhân khiển trách , cảnh cáo, điều chuyển công tác khác, hạ bậc
lương… là biểu hiện của chế tài
A. trách nhiệm hình sự.
B. trách nhiệm dân sự.
C. trách nhiệm hành chính.
D. trách nhiệm kỷ luật.
Câu 56. Việc các cá nhân tổ chức bị phạt tiền, cảnh cáo, thu giữ tang vật, phương
tiện…. là biểu hiện của chế tài
A. trách nhiệm hình sự.
B. trách nhiệm dân sự.
C. trách nhiệm hành chính.
D. trách nhiệm kỷ luật.
Câu 57. Hành vi trái pháp luật có thể là
A. hành động hoặc không hành động.
B. thực hiện hoặc không thực hiện.
C. có lỗi hoặc không có lỗi.
D. quy tắc hoặc không quy tắc.
Câu 58. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính do
A. vô ý.
B. cố ý.
C. mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra.
D. tội phạm ít nghiêm trọng.
Câu 59. Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do
A. vô ý.
B. cố ý.
C. mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra.
D. tội phạm ít nghiêm trọng.
Câu 60. Hành vi nào dưới đây không phải là thực hiện pháp luật?
A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
B. Làm những việc mà pháp luật qui định làm.
C. Không làm những việc mà pháp luật cấm.
D. Làm những việc pháp luật cấm.
Câu 61. Về bản chất, thực hiện pháp luật là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện
các hành vi
A. chính đáng
B. hợp pháp
C. phù hợp
D. đúng đắn
Câu 62. Sử dụng pháp luật nghĩa là cá nhân, tổ chức được làm những gì mà pháp luật
A. cho phép làm.
B. đã qui định.
C. không cho phép làm.
D. qui định phải làm.
Câu 63. Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó
A. chủ thể pháp luật kiềm chế không làm những việc mà pháp luật cấm.
B. chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng những hành động tích cực.
C. chủ thể pháp luật quyết định làm những điều mà pháp luật cho phép.
D. chủ thể pháp luật quyết định không thực hiện điều mà pháp luật cấm.
Câu 64. Tuân thủ pháp luật là những việc cá nhân, tổ chức
A. làm những gì mà pháp luật qui định phải làm.
B. thực hiện các qui phạm pháp luật bắt buộc.
C. không làm những điều pháp luật cấm làm.
D. sủ dụng đúng đắn các quyền của mình.
Câu 65. Thi hành pháp luật nghĩa là cá nhân, tổ chức
A. không được làm những điều mà pháp luật cấm
B. tích cực, chủ động thực hiện những điều mà pháp luật qui định phải làm.
C. quyết định làm hay không làm những điều mà pháp luật cho phép.
D. sử dụng đúng các quyền của mình, làm những việc pháp luật cho phép.
Câu 66. Việc các chủ thể tự kiềm chế mình không thực hiên những hành vi mà pháp
luật nghiêm cấm là hình thức
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 67. Nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi
vi phạm pháp luật của mình được gọi là
A. nghĩa vụ pháp lí.
B. hình phạt.
C. trách nhiệm pháp lí.
D. sự trừng phạt.
Câu 68. Hành vi trái pháp luật do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là
A. thực hiện pháp luật.
B. vi phạm pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. trách nhiệm pháp lí.
Câu 69. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác các hình
thức còn lại?
A. Áp dụng pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
Câu 70. Công dân làm những việc mà pháp luật cho phép làm là hình thức thực hiên
pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 71. Vi phạm pháp luật là hành vi trái luật, có lỗi, do
A. tội phạm thực hiện.
B. người có năng lực thực hiện.
C. người có năng lực chịu trách nhiệm pháp lí thực hiện.
D. mọi tổ chức hoặc cá nhân thực hiện.
Câu 72. Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo qui định của pháp luật
là hành vi trái pháp luật nào dưới đây?
A. Hành động.
B. Không hành động.
C. Có thể là hành động.
D. Có thể là không hành động.
Câu 73. Theo qui định của pháp luật hình sự, người có năng lực trách nhiệm pháp lí
phải đạt độ tuổi
A. từ 16 tuổi trở lên.
B. đủ 16 tuổi trở lên.
C. từ 18 tuổi trở lên.
D. đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 74. Tình trạng sức khỏe - tâm lí là căn cứ để xác định
A. các loại vi phạm pháp luật.
B. năng lưc trách nhiệm pháp lí.
C. lỗi cố ý và lỗi vô ý.
D. mức độ nghiêm trọng của hình vi vi phạm.
Câu 75. Thái độ của người biết hành vi của mình là sai có thể gây hậu quả không tốt mà
vẫn cố ý làm là dấu hiệu nào dưới đây của vi phạm pháp luật?
A. Do hành vi trái pháp luật.
B. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
C. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
D. Xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luât bảo vệ.
Câu 76. Hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm
hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hanh vi
A. sử dụng pháp luật.
B. thực hiện pháp luật.
C. trách nhiệm pháp lí.
D. tuân thủ pháp luật.
Câu 77. Nghĩa vụ mà công dân phải chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật
của mình là
A. vi phạm pháp luật
B. thực hiện pháp luật
C. trách nhiệm pháp lí.
D. nghĩa vị pháp lí.
Câu 78. Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản nào?
A. Là hành vi sai trái, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
B. Là hành vi trái luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. Là hành vi trái luật, có lỗi, do người có năng lực chịu trách nhiệm pháp lí thực hiện.
D. Là hành vi trái đạo đức, có lỗi, do người có năng lực chịu trách nhiệm thực hiện.
Câu 79. Hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe người khác là loại hành vi phạm pháp
luật nào dưới đây?
A. hình sự.
B. hành chính.
C. dân sự.
D. kỉ luật
Câu 80.Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến các quy tắc quản lí
A. công dân.
B. xã hội.
C. nhà nước.
D. lao động.
Câu 81.Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm đến
A. quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.
B. quan hệ tài sản và quan hệ tình cảm.
C. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
D. quan hệ sở hữu và quan hệ tình cảm.
Câu 82.Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến
A. nội quy trong lao động.
B. qui định trong lao động và công vụ nhà nước.
C. quy tắc quản lí của Nhà nước.
D. các quan hệ lao dộng và công vụ Nhà nước.
Câu 83. Những hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ
luật Hình sự được gọi là vi phạm
A. hành chính.
B. dân sự.
C. hình sự.
D. kỉ luật.
Câu 84. Hình thức phạt tiền, phạt cảnh cáo… khi xâm phạm các quy tắc quản lí Nhà
nước được áp dụng với người có hành vi
A. vi phạm hành chính.
B. vi phạm dân sự.
C. vi phạm hình sự.
D. vi phạm kỉ luật.
Câu 85. Công dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường là hình thức thực hiện pháp
luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 86. Hình thức chuyển công tác khác khi xâm phạm các quan hệ công vụ Nhà nước
do pháp luật hành chính bảo vệ được áp dụng với người có hành vi
A. vi phạm hành chính.
B. vi phạm dân sự.
C. vi phạm hình sự.
D. vi phạm kỉ luật.
Câu 87. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Vi phạm pháp luật là hành vi thực hiện pháp luật.
B. Vi phạm pháp luật không phải là hành vi thực hiện pháp luật
C. Vi phạm pháp luật có thể là hành vi thực hiện pháp luật.
D. Vi phạm pháp luật có thể không là hành vi thực hiện pháp luật.
Câu 88. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây cần phải có sự tham gia của Nhà nước?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 89. Buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật là biểu hiện nội
dung nào dưới đây của trách nhiệm pháp lí?
A. Vai trò
B. Chức năng
C. Mục đích
D. Đặc trưng
Câu 90. Hành vi bị xem là vi phạm pháp luật kể từ khi hành vi đó
A. tồn tại dưới dạng mong muốn hành động của người có năng lực trách nhiệm pháp lí.
B. do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, có lỗi, do chủ thể
có năng lực trách nhiêm pháp lí thực hiện.
D. chỉ được thể hiện dưới dạng hành động, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí
thực hiện.
Câu 91. Quan hệ nhân thân là đối tượng điều chỉnh của ngành luật nào dưới đây?
A. Luật hình sự.
B. Luật Hành chính.
C. Luật Dân sự.
D. Luật Lao động.
Câu 92.Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ phải chịu một hình thức trách nhiệm pháp lí.
B. Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại trách nhiệm pháp lí.
C. Một hành vi vi phạm pháp luật có thể phải chịu hai hình thức trách nhiệm pháp lí.
D. Tất cả các hành vi trái pháp luậtđều có lỗi và phải chịu trách nhiệm pháp lí.
Câu 93. Người có thu nhập cao chủ động nộp thuế thu nhập cá nhân theo qui định của
pháp luật là
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 94. Trường hợp chị A điều khiển xe máy đưa con đến trường học mà không đội mũ bảo
hiểm là
A. không sử dung pháp luật.
B. không tuân thủ pháp luật.
C. không thi hành pháp luật.
D. không áp dụng pháp luật.
Câu 95. Dấu diệu nào dưới đây không phải là căn cứ để xác định một hành vi vi phạm
pháp luật?
A. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện.
B. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. Hành vi do người không đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
D. Hành vi xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Câu 96. Người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm hình là những người
A. đủ 14 tuổi trở lên đến 16 tuổi.
B. đủ 14 tuổi trở lên đến 18 tuổi.
C. đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi.
D. đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi.
Câu 97. Những hoạt động có mục đích, làm cho các qui định của pháp luật đi vào cuộc
sống và trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là nội dung của khái niệm nào
dưới đây?
A. Ban hành pháp luật.
B. Xây dựng pháp luật.
C. Thực hiện pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
Câu 98. Công dân khi tham gia khi tham gia vào các quan hệ xã hội đều thực hiện cách
xử sự phù hợp với quy định của pháp luật là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Ban hành pháp luật.
B. Xây dựng pháp luật.
C. Thực hiện pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
Câu 99. Mục đích của việc ban hành là điều chỉnh cách xử sự của công dân theo các
quy tắc, cách thức phù hợp với yêu cầu của chủ thể nào dưới đây?
A. Tổ chức.
B. Cộng đồng.
C. Nhà nước.
D. Xã hội.
Câu 100. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy
định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi nào dưới đây của các cá
nhân và tổ chức?
A. Phù hợp.
B. Đúng đắn.
C. Hợp pháp.
D. Chính đáng.
Câu 101. Thực hiện pháp luật không phải là nội dung nào dưới đây?
A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
B. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
C. Không làm những việc mà pháp luật cấm.
D. Làm những việc mà pháp luật cấm.
Câu 102. Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà
pháp luật cho phép làm là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 103. Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của
mình, làm những gì mà pháp luật
A. không cho phép làm.
B. cho phép làm.
C. quy định cấm làm.
D. quy định phải làm.
Câu 104. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây mà chủ thể có quyền lựa chọn
làm hoặc không làm?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 105. Công dân được làm những gì mà pháp luật cho phép làm là nội dung của hình
thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 106. Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ đọng làm những gì
mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 107. Công dân chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức
thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 108. Thi hành pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức
A. chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
B. chủ động không làm những gì mà pháp luật cấm.
C. tự giác làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
D. thực hiện những gì mà pháp luật quy định nên làm.
Câu 109. Thi hành pháp luật được hiểu là công dân thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ,
chủ đọng làm những gì mà pháp luật
A. quy định nên làm.
B. không cấm.
C. quy định phải làm.
D. cho phép làm.
Câu 110. Tuân thủ pháp luật được hiểu là việc các cá nhân, tổ chức
A. thực hiện những điều mà pháp luật cho phép.
B. thực hiện những điều mà pháp luật bắt buộc.
C. không thực hiện những điều mà pháp luật cấm.
D. không thực hiện những điều mà pháp luật ràng buộc.
Câu 111. Việc các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là biểu
hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 112. Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các cá nhân, tổ
chức không làm những điều mà pháp luật
A. cho phép làm.
B. quy định cấm.
C. quy định phải làm.
D. không bắt buộc.
Câu 113. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định trong
quản lí, điều hành là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 114. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với
các hình thức còn lại?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 115. Các cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền có thể ra quyết định làm
phát sinh, chấm dứt hơặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của công
dân là hình thức thực hiẹn pháp luật nào dưới đây?
A.Tuân thủ pháp luật.
B. Vi phạm pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 116. Áp dụng pháp luật được hiểu là các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm
quyền ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền,
nghĩa vụ cụ thể của công dân là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. các quyền và trách nhiệm cụ thể của công dân.
B.các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân.
C.các nghĩa vụ và lợi ích cụ thể của công dân.
D.các nghĩa vụ và quyền lợi cụ thể của công dân.
Câu 117. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực
hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung khái niệm nào dưới
đây?
A. Thực hiện pháp luật.
B. Vi phạm pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Trách nhiệm pháp lí.
Câu 118. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là một trong những căn cứ để xác định một
hành vi vi phạm pháp luật?
A. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện.
B. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
D. Hành vi xâm hại tới các moíi quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Câu 119. Dấu hiệu nào dưới đây là một trong những căn cứ để xác định vi phạm pháp
luật?
A. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
B. Hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện.
C. Hành vi người trên 18 tuổi thực hiện.
D. Hành vi do người từ 16 đến 18 tuổi thực hiện.
Câu 120. Dấu hiệu nào dưới đây là một trong những căn cứ để xác định hành vi trái
pháp luật?
A. Hành vi xâm phạm tới các chuẩn mực xã hội.
B. Hành vi xâm phạm tới các phong tục, tập quán.
C. Hành vi xâm phạm tới các quy định của xã hội.
D. Hành vi xâm phạm tới quan hệ xã hội pháp luật bảo vệ.
Câu 121. Dấu hiệu nào dưới đây không phải biểu hiệncủa hành vi trái pháp luật?
A. Công dân làm những việc không được làm theo quy định pháp luật.
B. Công dân không làm những việc phải làm theo quy định pháp luật.
C. Công dân làm những việc xâm hại đén các quan hệ xã hội.
D. Công dân làm những việc được pháp luật cho phép làm.
Câu 122. Dấu hiệu nào dưới đây biểu hiện của hành vi trái pháp luật?
A. Công dân làm những việc không được làm theo quy định pháp luật.
B. Công dân không làm những việc mà pháp luật cấm.
C. Công dân làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
D. Công dân làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật.
Câu 123. Nghĩa vụ mà các cá nhân tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi
phạm pháp luật của mình là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A.Trách nhiệm pháp lí.
B. Nghĩa vụ pháp lí.
C.Vi phạm pháp luật.
D.Thực hiện pháp luật.
Câu 124. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về?
A. mọi tội phạm.
B. tội phạm nghiêm trọng do vô ý.
C. tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
D. tội phạm do lỗi cố ý.
Câu 125. Người có hành vi vi phạm hình sự trước hết phải chịu trách nhiệm
A. hình sự.
B. hành chính.
C. dân sự.
D. kỉ luật.
Câu 126. Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm
A. kỉ luật lao động
B. kỉ luật của tổ chức.
C. quy tắc quản lí nhà nước.
D. quy tắc quản lí hành chính.
Câu 127. Vi phạm hành chính là những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về
quản lí nhà nước do
A. tổ chức kinh tế thực hiện.
B. tổ chức chính trị thực hiện.
C. cá nhân thực hiện.
D. cá nhân và tổ chức thực hiện.
Câu 128. Vi phạm dân sự là những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quan hệ
nào dưới đây?
A. Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.
B. Quan hệ sở hữu và quan hệ tình cảm.
C. Quan hệ tài sản và quan hệ tình cảm.
D. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
Câu 129. Bồi thường thiệt hại về vật chất khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài
sản và quan hệ nhân thân được áp dụng với với người có hành vi vi phạm
A. hành chính.
B. dân sự.
C. hình sự.
D. kỉ luật.
Câu 130. Người có hành vi trái pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ
nhân thân phải chịu trách nhiệm nào dưới đây?
A. Trách nhiệm hành chính.
B. Trách nhiệm hình sự.
C. Trách nhiệm dân sự.
D. Trách nhiệm kỉ luật.
Câu 131. Hình thức khiển trách, cảnh báo, chuyển công tác khác khi xâm phạm các
quan hệ công vụ nhà nước do pháp luật hành chính bảo vệ được áp dụng với người có
hành vi nào dưới đây?
A. Vi phạm hành chính.
B. Vi phạm dân sự.
C. Vi phạm hình sự.
D. Vi phạm kỉ luật.
Câu 132. Ông A xây nhà lấn lối đi chung của các hộ dân khác. Ông A sẽ chịu hình thức
xử lý nào của Ủy ban nhân dân phường?
A. Cảnh cáo, phạt tiền.
B. Kỷ luật trước Ủy ban nhân dân phường.
C. Cảnh cáo, buộc tháo gỡ phần xây dựng trái phép.
D. Thuyết phục, giáo dục.
Câu 133. Người dân vào thời vụ sau khi khai thác rừng họ trồng lại rừng. Việc làm này
là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Thi hành pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 134. Cục quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xử phạt cửa hàng ăn uống không đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 135. Hành vi nào dưới đây không phải là thực hiện pháp luật?
A. Nhường đường cho các phương tiện được quyền ưu tiên.
B. Đi xe đúng làn đường quy định.
C. Chấp hành sự điều khiển của cảnh sát giao thông.
D. Đi xe máy vượt đèn đỏ không đội mủ bảo hiểm.
Câu 136. Cơ quan A ra quyết định kỷ luật đối với ông B do ông B có hành vi xúc phạm
danh dự, nhân phẩm bà C cùng cơ quan là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật
nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 137. Anh A vay tiền của chị B nhưng đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng chị
B không thanh toán. Chị B phải chịu trách nhiệm
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. kỷ luật.
Câu 138. Hành vi nào dưới đây là thực hiện pháp luật?
A. Vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
B. Đi xe hàng hai, hang ba, cản trở các phương tiện khác.
C. Lạng lách, đánh võng, chở hàng cồng kềnh.
D. Nhường đường cho các phương tiện được quyền ưu tiên.
Câu 139. Bạn A đủ 18 tuổi và bố bạn A cho bạn A tự đi xe máy đi học, nhưng bạn A đã
lái xe đi vào làn đường ngược chiều. Trường hợp này là biểu hiện của dấu hiệu nào
dưới đây của vi phạm pháp luật?
A. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. Hành vi trái pháp luật.
Câu 140. Tòa án A quyết định giải quyết ly hôn và các vấn đề liên quan cho gia đình B
là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 141. Bố A muốn A làm công an theo gia đình nhưng A tự do lựa chọn nghành
kinh doanh nhà hàng khách sạn và thực hiện đầy đủ các quyền, nghiã vụ theo quy
định pháp luật là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 142. Công dân 18 tuổi đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân là
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 143. Việc anh K bị cảnh sát giao thông phạt tiền vì điều khiển xe gắn máy đi vào
đường cấm thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 144. A bị công an bắt vì tội hiếp dâm. Hành vi của A thuộc loại vi phạm
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. kỷ luật.
Câu 145. Nhà A bán thiết bị an ninh, chống trộm nhưng bố A không bán thiết bị nghe
lén, theo dõi, các loại súng là biểu hiện của hình thức pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 146. Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí
thực hiện?
A. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn bị thương nặng.
B. Em H bị tâm thần nên đã lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền.
C. Chị C bị trầm cảm nên đã giết hại con đẻ của mình.
D. Anh C trong lúc lên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính nhà hàng.
Câu 147. Khi ông B mất, ông di chúc lại quyền thừa kế cho các con nhưng anh C là con
trai cả không thực hiện việc phân chia tài sản theo di chúc và quy định pháp luật. Hành
vi của anh C thuộc loại vi phạm
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. kỷ luật.
Câu 148. Người nông dân cấy lua thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế đất theo quy định
của pháp luật là hình thức biểu hiện của pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 149. Hành vi nào dưới đây tương ứng với hình thức sử dụng pháp luật?
A. Học sinh đến trường để học tập.
B. Nam công dân thực hiện nghĩa vụ quan sự.
C. Thanh tra xây dựng xử phạt đối với hành vi xây dựng trái phép.
D. Nhà máy không xử chất thải chưa được xử lí ra môi trường.
Câu 150. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy
trên đường là biểu hiện của hình thức
A. tuân thủ pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
Câu 151. Học sinh đến trường học tập là biểu hiện của hình thức
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 152. Hành vi nào dưới đây không biểu hiện cho việc người vi phạm pháp luật có
lỗi?
A. Cháu H bị anh X trói tay, đỏ ma túy vào miệng.
B. Anh C phát hiện kẻ móc túi nhưng không báo với ai.
C. Chị L che giấu hành vi buôn bán ma túy của người nhà.
D. Cảnh sát giao thông X không phạt vi phạm của anh A vì quen biết.
Câu 153. Công dân tích cực hăng hái tham gia đóng góp ý kiến khi trưng cầu dân ý
là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 154. Ông bà, cha mẹ cố trách nhiệm nuôi dưỡng, yêu thương con cháu, con cháu
có trách nhiệm chăm sóc ông bà, cha mẹ là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 155. Công dân đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội là hình thức
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 156. Hành vi nào dưới đây bị coi là vi phạm pháp luật?
A. Bạn Tuấn 10 tuổi, tuàn trước cậu ăn trộm bút của bạn cùng lớp.
B. Anh B 20 tuổi là bệnh nhân tâm thần, Anh đã đập phá quán của bà M.
C. Anh H 19 tuổi, có hành vi cướp giật dây chuyền của người đi đường.
D. An, Tuấn, Minh đều đang là học sinh lớp 9, ba bạn tham gia đua xe.
Câu 157. Khi thuê nhà của ông T, ông A đã sửa chữa mà không hỏi ý kiến ông T. Hành
vi của ông A là vi phạm
A. hình sự.
B. hành chính.
C. kỷ luật.
D. dân sự.
Câu 158. Hành vi nào sau đây thể hiện việc công dân thi hành pháp luật luật?
A. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có đèn tính hiệu đỏ.
B. Anh B gửi đơn xin việc đến công ty H để xin việc làm.
C. Người kinh doanh trốn thuế phải nọp phạt.
D. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
Câu 159. Anh B bán thuốc lá, rượu ngoại không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hành vi của anh
B thuộc loại vi phạm
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. kỷ luật.
Câu 160. Chị C đã nghĩ việc nhiều ngày tại cơ quan. Chị A phải chịu trách nhiệm
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. kỷ luật.
Câu 161. Bạn A mới 15 tuổi nhưng bố bạn A đã cho bạn A tự do lái xe ô tô. Hành vi
này dấu hiệu nào dưới đây của vi phạm pháp luật?
A. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. Hành vi trái pháp luật.
D. Hành vi phạm pháp luật.
Câu 162. Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật hành chính?
A. Vượt đèn đỏ gây tai nạn chết người.
B. Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy.
C. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà nước.
D. Sử dụng tài liệu khi làm bài thi.
Câu 163. Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật hình sự.
A. bán hàng lấn chiếm lòng, lề đường.
B. cãi nhau gây mất trật tự nghiêm trọng.
C. đi xe máy vào đường ngược chiều.
D. đánh người gây thương tích nặng.
Câu 164. A và B đua xe, lạng lách, đánh võng trên đường và bị công an giao thông xử
lý. Theo em, A và B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?
A. Trách nhiệm hình sự.
B. Trách nhiệm hành chính.
C. Trách nhiệm dân sự.
D. Trách nhiệm kỷ luật.
Câu 165. Hành vi không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ của bạn A là biểu hiện
của hình thức
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 166. Trong quá trình làm việc tại công ty chị Mai có hành vi tiết lộ bí mật công nghệ của
công ty A cho công ty B. Hành vi của chị mai thuộc loại vi phạm
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. kỷ luật.
Câu 167. Bồi thường thiệt hại về vật chất khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài
sản và quan hệ nhân thân được áp dụng với người có hành vi
A. vi phạm hành chính.
B. vi phạm dân sự.
C. vi phạm hình sự.
D. vi phạm kỉ luật.
Câu 168. Bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần khi có hành vi xâm phạm đến các qan
hệ nhân thân và quan hệ tài sản được áp dụng với người có hành vi
A. vi phạm hành chính.
B. vi phạm dân sự.
C. vi phạm hình sự.
D. vi phạm kỉ luật.
Câu 169. Cơ quan X bi mất một số tài sản do bảo vệ cơ quan quên không khóa cổng.
Vậy bảo vệ cơ quan này phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây/
A. Trách nhiệm hình sự.
B. Trách nhiệm dân sự.
C. Trách nhiệm hành chính.
D. Trách nhiệm kỉ luật.
Câu 170. Hành vi không lạng lách, đánh võng khi đi xe máy trên đường của anh A là
biểu hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 171. Cảnh sát giao thông xử phạt người chở hàng cồng kềnh khi tham gia giao
thông là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 172. Anh A sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe máy. Công an đã
xử phạt hành chính với anh A. Việc làm của công an là biểu hiện của hình thức thực
hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 173. Anh K đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu nên đâm vào người đi đường làm họ
bị chấn thương, tổn hại sức khỏe 31% và xe máy bị hỏng nặng. Trường hợp này anh K
phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A.Hình sự và hành chính.
B. Dân sự và hành chính.
C. Hình sự và dân sự.
D. Kỉ luật và dân sự.
Câu 174. Anh M đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào anh K. Hậu quả là anh
K bị chấn thương và tổn hại sức khỏe 31%, xe máy của anh K bị hỏng nặng. Trường hợp
này, trách nhiệm pháp lí anh M phải chịu là
A. hình sự và hành chính.
B. dân sự và hành chính.
C. hình sự và dân sự.
D. kỉ luật và dân sự.
Câu 175. Do bác bảo vệ không khóa cổng nên trường tiểu học X bị mất chiếc quạt trần
của phòng Hội đồng. Bác bảo vệ phải chịu trách nhiệm
A. hình sự.
B. dân sự.
C. hành chính.
D. kỉ luật.
Câu 176. Cửa hàng bánh kẹo của nhà Nam bị phát hiện có hành vibuoon bán hàng giả,
hàng nhái kém chất lượng ( gia trị lên tới 50 triệu đồng). Gia đình Nam phải chịu trách
nhiệm
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. kỷ luật.
Câu 177. Đâu là trường hợp thuộc hình thức áp dụng pháp luật?
A. Ngườu vi phạm luật giao thông phải nộp phạt.
B. Công dân chấp hành nghiêm chỉnh giao thông đường bộ.
C. Cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm pháp luật.
D. Người kinh doanh nộp thuế cho nhà nước.
Câu 178. Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Cố ý lây truyền HIV cho người khác.
B. Điều khiển xe máy đi ngược chiều của đường một chiều.
C. Không thực hiện chia tài sản theo di chúc của người mất.
D. Lấy trộm ví tiền giá trị 100.000 đồng.
Câu 179. Hành vi không đội mũ bảo hiềm khi tham gia giao thông trên đường là vi
phạm hình thức tựch hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 180. Chị M điều khiển xe máy vượt quá tốc độ vượt 5km/h đã bị cảnh sát giao
thông X lập biên bản và phạt hành chính. Hành vi của cảnh sát giao thông X là biểu
hiện cho hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
Câu 181. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của hình thức tuân thủ pháp luật?
A. Không lạng lách, đánh võng, chở hàng cồng kềnh.
B. Dàn hàng hai, hàng ba, gây cản trở các phương tiện khác.
C. Vượt ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
D. Không nhường đường cho phương tiện được quyền ưu tiên.
Câu 182. Xưởng chế biến thực phẩm của chị L thường xuyên thải chất thải chưa được
xử lí ra dòng sông cạnh xưởng. Hành vi này đã vi phạm hình thức thực hiện pháp luật
nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 183. Việc các cơ quan có thẩm quyền xử lí hành vi khai thác rừng trái phép là biểu
hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 184. Anh M và anhT hợp tác với nhau để buôn bán ngà voi. Việc làm của hai anh
trái với hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 185. Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Cố ý lây truyền HIV cho người khác.
B. Lái xe máy đi ngược đường một chiều.
C. Không thực hiện chia tài sản theo di chúc của người mất.
D. Xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
Câu 186. Trường hợp nào sau đây thuộc hình thức áp dụng pháp luật?
A. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.
C. Anh A và chị B đến Ủy ban nhân dân phường để đăng ký kết hôn.
D. Cảnh sát giao thông xử phạt người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.
Câu 187. Trong các nghĩa vụ sau đây, đâu không phải là nghĩa vụ pháp lý?
A. Con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ.
B. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
C. Thanh niên đủ 17 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
D. Đoàn viên, thanh niên phải chấp hành điều lệ của Đoàn
Câu 188. Anh S và anh T lợi dụng đêm tối và sự mất cảnh giác của bảo vệ đã đột nhập
vào kho đựng cổ vật của bảo tàng để lấy cắp 20 loại cổ vật có giá trị . Hành vi của anh
S và anh T vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 189. Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức tuân thủ pháp luật?
A. Bạn M mượn xe đạp của bạn C và giữ gìn xe rất cẩn thận.
B. Bạn A không sử dụng máy tính của bạn K khi không được K cho phép.
C. Em H không hỏi trước mà tự ý sử dụng điện thoại của bạn cùng lớp.
D. Bạn N vì thiếu tiền chơi điện tử nên đã lấy điện thoại của chị gái đi cầm đồ.
Câu 190. Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức sử dụng pháp luật?
A. Anh A bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu.
B. Bạn M tự ý sử dụng máy tính của bạn cùng lớp.
C. Bạn C mượn sách của bạn A nhưng không giữ gìn, bảo quản.
D. Anh K lấy trộm tiền của chị M khi không cảnh giác.
Câu 191. Anh H ứng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Trong trường hợp này anh H
đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 192. Bạn M đã mượn một số truyện tranh của bạn A đọc nhưng không trả lại vì mâu
thuẫn nảy sinh. Không những thế, M còn có ý định vứt số truyện tranh đó đi. Hành vi
của M trái với hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
Câu 193. Ông A bị bắt vì tội buôn bán ma túy. Ông A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?
A. Trách nhiệm dân sự. B. Trách nhiệm hành chính.
C. Trách nhiệm hình sự. D. Trách nhiệm kỷ luật.
Câu 194. Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh A ký quyết định tuyển giáo viên cho
các trường trung học phổ thông trong tỉnh năm học mới. Trong trường hợp này, Giám
đốc sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 195. Bạn M( 17 tuổi) vì mâu thuẫn cá nhân với anh K( người cùng xóm) nên đã rủ
một bạn mang theo hung khí đến đánh anh K dẫn đến tử vong. Hành vi của bạn M thuộc
loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm dân sự.
C. Vi phạm hành chính.
D. Vi phạm kỉ luật.
Câu 196. Hành vi nào sau đây thể hiện hình thức sử dụng pháp luật của công dân
A. người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có đèn tính hiệu đỏ.
B. người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
C. công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh.
D. người kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt.
Câu 197. Cửa hàng của bà A đã không bán hàng pháo đốt vào dịp Tết. Trường hợp này
bà A đã thực hiện pháp luật theo phương thức nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 198. Ông A là người có thu nhập cao, hằng năm ông A đến cơ quan thuế để nộp
thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã thực hiện pháp luật theo hình
thức nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 199. Những hoạt động có mục đích, làm cho pháp luật đi vào cuộc sống tạo thành
những hành vi hợp pháp của công dân là
A. ban hành pháp luật.
B. xây dựng pháp luật
C. thực hiện pháp luật
D. phổ biến pháp luật

You might also like