Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

CHƯƠNG I: BIẾN CỐ - XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ

Luyện tập về biểu diễn biến cố

Bài 1. Có 2 người, mỗi người bắn 1 viên đạn vào bia. Gọi A i là biến cố "Người thứ i bắn
trúng bia", i  1;2 . Hãy biểu diễn các biến cố sau qua các biến cố A1 ,A 2 , A1 , A 2 .

a. Biến cố "Cả 2 người bắn trúng bia".

b. Biến cố "Cả 2 người không bắn trúng bia".

c. Biến cố "Có ít nhất 1 người bắn trúng bia".

d. Biến cố "Có đúng 1 người bắn trúng bia".

e. Biến cố "Chỉ có người thứ nhất bắn trúng bia".

Bài 2. Có 3 người, mỗi người bắn 1 viên đạn vào bia. Gọi A i là biến cố "Người thứ i bắn
trúng bia", i  1;3 . Hãy biểu diễn các biến cố sau qua các biến cố A i , A i , i  1;3 .

a. Biến cố "Cả 3 người bắn trúng bia".

b. Biến cố "Cả 3 người không bắn trúng bia".

c. Biến cố "Có ít nhất 1 người bắn trúng bia".

d. Biến cố "Có đúng 1 người bắn trúng bia".

e. Biến cố "Có ít nhất 2 người bắn trúng bia".

Bài 3. Rút 4 quân bài từ bộ bài 52 quân. Gọi Ai là biến cố "Rút được i quân Át", i  0;4
Hãy biểu diễn các biến cố sau qua A i , A i , i  0;4

a. Biến cố "Rút được ít nhất 3 quân Át". b. Biến cố "Rút được ít nhất 1 quân Át".

Bài 4. Ba người X, Y, Z cùng đầu tư vào bất động sản. Gọi A là biến cố "Người X thành
công", B là biến cố "Người Y thành công", C là biến cố "Người Z thành công". Hãy mô tả
các biến cố: a. 𝐴𝐵𝐶 b. ABC c. A  B  C .

1
Ví dụ 1.1. Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất để tổng số chấm
xuất hiện bằng 8.

Ví dụ 1.2. Một hộp có 7 bi đỏ, 3 bi xanh. Lấy đồng thời 4 bi từ hộp đó. Tính xác suất để
trong 4 bi lấy ra có 2 bi đỏ, 2 bi xanh.

Ví dụ 1.3. Một tập hợp có N phần tử trong đó có M phần tử mang đặc tính A. Lấy ngẫu
nhiên 1 phần tử của tập hợp đó. Tính xác suất lấy được phần tử mang đặc tính A.

Ví dụ 1.4. Một hộp có 7 bi đỏ, 5 bi xanh. Lấy đồng thời 4 bi từ hộp đó. Tính xác suất để
lấy được ít nhất 1 bi xanh.

Ví dụ 1.5. Có 2 người, mỗi người bắn 1 viên đạn vào bia với xác suất bắn trúng bia lần
lượt là 0,8 và 0,9. Tính xác suất để cả 2 người bắn trúng bia.

Ví dụ 1.6. Có 2 hộp sản phẩm. Hộp 1 có 7 sản phẩm tốt, 3 sản phẩm xấu. Hộp 2 có 5
sản phẩm tốt, 4 sản phẩm xấu. Lấy ngẫu nhiên một sản phẩm từ hộp 1 bỏ sang hộp 2 rồi lại
lấy ngẫu nhiên một sản phẩm từ hộp 2. Tính xác suất để cả 2 sản phẩm lấy ra đều là sản
phẩm tốt.

Ví dụ 1.7. Một người đầu tư vốn vào hai dự án. Xác suất để mỗi dự án được lãi lần lượt là
0,6 và 0,7. Xác suất để cả hai dự án đều được lãi là 0,4. Tính xác suất để có ít nhất một dự án
được lãi.

Ví dụ 1.8. Ở một trường THPT có 50% học sinh yêu thích môn Toán, 40% học sinh yêu
thích môn Lý, 30% học sinh yêu thích môn Hóa, 20% học sinh yêu thích cả môn Toán và
môn Lý, 15% học sinh yêu thích cả môn Toán và môn Hóa, 10% học sinh yêu thích cả môn
Lý và môn Hóa, 5% học sinh yêu thích cả ba môn Toán, Lý, Hóa.

a. Tính tỷ lệ học sinh ở trường đó yêu thích ít nhất một trong ba môn Toán, Lý, Hóa.

b. Trong số học sinh yêu thích môn Toán ở trường đó, tỷ lệ học sinh yêu thích môn Lý
bằng bao nhiêu?

Ví dụ 1.9. Một người cho ngẫu nhiên 3 bức thư vào 3 bì thư đã ghi sẵn địa chỉ. Tính xác
suất để có ít nhất 1 bức thư được ghi đúng địa chỉ.

Ví dụ 1.10. Một hộp có 7 sản phẩm tốt, 3 sản phẩm xấu. Lấy ngẫu nhiên đồng thời 4 sản
phẩm từ hộp đó. Tính xác suất lấy được ít nhất 3 sản phẩm tốt.

Ví dụ 1.11. Có hai hộp sản phẩm. Hộp thứ nhất có 5 sản phẩm loại I, 3 sản phẩm lọai II
và 4 sản phẩm loại III. Hộp thứ hai có 6 sản phẩm loại I, 3 sản phẩm loại II và 2 sản phẩm
loại III. Từ mỗi hộp lấy ra một sản phẩm. Tính xác suất để:

a. Hai sản phẩm lấy ra cùng loại.

2
Ví dụ 1.12. Có 3 người, mỗi người bắn 1 viên đạn vào bia với xác suất bắn trúng bia của
mỗi người lần lượt là 0,7; 0,8; 0,9.

a. Tính xác suất để có ít nhất 1 người bắn trúng bia.

b. Tính xác suất để có đúng 1 người bắn trúng bia.

c. Biết có đúng 1 người bắn trúng bia. Tính xác suất để đó là người thứ nhất.

Ví dụ 1.13. Nghiên cứu hai công ty kinh doanh Bất động sản tại Việt Nam. Biết rằng,
xác suất để công ty Bất động sản Phát Đạt kinh doanh bị thua lỗ năm tới là 0,2; công ty Bất
động sản Phương Bắc kinh doanh bị thua lỗ năm tới là 0,15; cả hai công ty trên đều thua lỗ
năm tới là 0,1. Tính xác suất để:

a. Cả hai công ty trên đều không bị thua lỗ trong năm tới.

b. Có đúng một công ty kinh doanh bị thua lỗ trong năm tới.

Ví dụ 1.14. Có 2 hộp sản phẩm. Hộp 1 có tỉ lệ sản phẩm đạt yêu cầu là 90%. Hộp 2 có tỉ
lệ sản phẩm đạt yêu cầu là 95%. Lấy ngẫu nhiên một hộp rồi từ hộp đó lấy ngẫu nhiên 1 sản
phẩm.

a. Tính xác suất để sản phẩm được lấy ra là sản phẩm đạt yêu cầu.
b. Biết rằng sản phẩm lấy ra là sản phẩm đạt yêu cầu. Tính xác suất để sản phẩm đó là
sản phẩm của hộp 2.

Ví dụ 1.15. Một nhà máy sản xuất bóng đèn có 2 phân xưởng. Phân xưởng 1 sản xuất
60% tổng số bóng đèn, phân xưởng 2 sản xuất 40% tổng số bóng đèn. Tỉ lệ bóng đèn không
đạt tiêu chuẩn của 2 phân xưởng lần lượt là 2% và 4%. Lấy ngẫu nhiên 1 bóng đèn của nhà
máy đó để kiểm tra.

a. Tính xác suất để bóng đèn đó không đạt tiêu chuẩn.


b. Nếu bóng đèn được kiểm tra là bóng đèn không đạt tiêu chuẩn thì khả năng bóng đèn
đó do phân xưởng nào sản xuất nhiều hơn?

Ví dụ 1.16. Có 20 sinh viên được chia thành 4 nhóm, trong đó nhóm một có 5 sinh viên,
nhóm hai có 6 sinh viên, nhóm ba có 7 sinh viên, nhóm bốn có 2 sinh viên. Khả năng hoàn
thành chương trình thực tập của sinh viên trong 4 nhóm trên lần lượt là 0,9; 0,8; 0,85; 0,7. Chọn
ngẫu nhiên một sinh viên từ 20 sinh viên đó.

a. Tính khả năng sinh viên được chọn không hoàn thành chương trình thực tập.

b. Biết rằng sinh viên được chọn hoàn thành chương trình thực tập. Tính xác suất để sinh
viên đó thuộc nhóm thứ nhất?

3
Ví dụ 1.17. Ban phụ huynh một lớp học đặt mua 12 hộp bút chì làm quà tặng dịp tổng
kết cuối năm. Trong đó, có 5 hộp bút loại A, mỗi hộp có 8 bút chì ruột mềm và 2 bút chì ruột
cứng; 4 hộp loại B, mỗi hộp có 7 bút chì ruột mềm và 3 bút chì ruột cứng; 3 hộp loại C, mỗi
hộp có 6 bút chì ruột mềm và 4 bút chì ruột cứng. Từ lô bút đó người ta chọn ra ngẫu nhiên
một chiếc để kiểm tra.

a. Tính xác suất để chiếc bút được lấy ra là bút chì ruột mềm.

b. Biết rằng bút chì lấy ra là loại ruột mềm, tính xác suất để nó được lấy ra từ hộp bút
loại A.

Ví dụ 1.18. Để mở rộng nhà xưởng cho sản xuất, công ty Đức Thịnh đặt mua 50 ống
thép 180, tuy nhiên trong lô hàng này có 3 ống không đạt tiêu chuẩn chịu lực. Trước khi
tiến hành lắp đặt cho nhà xưởng, mỗi ống thép phải qua một bộ phận kiểm duyệt chất lượng.
Biết rằng, xác suất để bộ phận kiểm duyệt đồng ý lắp đặt với ống đạt tiêu chuẩn chịu lực và
ống không đạt tiêu chuẩn chịu lực tương ứng là 0,95 và 0,02. Lấy một ngẫu nhiên từ lô hàng
đó một ống thép để kiểm duyệt.

a. Tính xác suất để ống thép này được chấp nhận cho lắp đặt.

b. Biết rằng một ống thép được đồng ý cho lắp đặt, hỏi khả năng để ống thép này không
đạt tiêu chuẩn chịu lực bằng bao nhiêu?

Ví dụ 1.19. Một hộp có 15 quả bóng bàn, trong đó có 9 quả mới. Lần đầu tiên lấy ra
ngẫu nhiên 3 quả bóng để thi đấu. Thi đấu xong lại hoàn trả 3 quả vào hộp. Lần thứ hai lại
lấy ra ngẫu nhiên 3 quả để thi đấu. Tính xác suất để cả 3 quả được lấy ra ở lần hai đều mới.

Ví dụ 1.20. Có 2 hộp bi. Hộp 1 có 6 bi đỏ, 4 bi xanh. Hộp 2 có 5 bi đỏ, 3 bi xanh. Lấy
ngẫu nhiên 2 bi từ hộp 1 sang hộp 2 rồi lấy ngẫu nhiên 1 bi từ hộp 2.

a. Tính xác suất để bi lấy ra sau cùng là bi đỏ.


b. Biết rằng bi lấy ra sau cùng là bi đỏ. Tính xác suất để lấy đuợc 2 bi đỏ từ hộp 1 sang
hộp 2.

Ví dụ 1.21. Có 2 hộp sản phẩm. Hộp 1 có 12 sản phẩm tốt, 3 sản phẩm xấu. Hộp 2 có 13
sản phẩm tốt, 2 sản phẩm xấu. Lấy ngẫu nhiên 3 sản phẩm từ hộp 1 sang hộp 2 rồi lấy ngẫu
nhiên 1 sản phẩm từ hộp 2.

a. Tính xác suất để sản phẩm lấy ra sau cùng là sản phẩm tốt.

b. Biết rằng sản phẩm lấy ra sau cùng là sản phẩm tốt. Tính xác suất để sản phẩm đó là
sản phẩm của hộp 1.

You might also like