Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

CHƯƠNG II: ĐẠI LƯỢNG NGẪU NHIÊN

I. Ví dụ
Ví dụ 2.1. Cho đại lượng ngẫu nhiên 𝑋 có bảng phân phối xác suất
𝑋 1 2 3 4
𝑃 0,15 𝑝 0,35 0,25
Hãy xác định 𝑝.
Ví dụ 2.2. Tung đồng thời hai đồng xu cân đối và đồng chất. Gọi 𝑋 là số mặt sấp xuất hiện.
Hãy lập bảng phân phối xác suất của 𝑋.
Ví dụ 2.3. Cho đại lượng ngẫu nhiên 𝑋 có bảng phân phối xác suất như sau:
𝑋 1 2 3 4 5 6
𝑃 0,1 0,15 0,25 0,2 0,15 0,15
Hãy tính 𝑃(1 ≤ 𝑋 ≤ 3).
Ví dụ 2.4. Cho đại lượng ngẫu nhiên 𝑋 có bảng phân phối xác suất
𝑋 1 2 3 4
𝑃 0,1 0,3 0,4 0,2
Hãy lập hàm phân phối xác suất của 𝑋.
Ví dụ 2.5. Cho đại lượng ngẫu nhiên 𝑋 có bảng phân phối xác suất
𝑋 1 2 3 4
𝑃 0,1 0,3 0,4 0,2
Hãy tính 𝐸(𝑋).
Ví dụ 2.6. Tỷ suất lợi nhuận (đơn vị : %) khi đầu tư vào một dự án có bảng phân phối xác suất
như sau:
𝑋 −5 −2 3 6 10
𝑃 0,15 0,2 0,3 0,25 0,1
Hãy tính tỷ suất lợi nhuận trung bình khi đầu tư vào dự án đó.
Ví dụ 2.7. Một nhà đầu tư đang đứng trước quyết định lựa chọn một trong hai chiến lược
kinh doanh với lợi nhuận (đơn vị: triệu đồng) có bảng phân phối xác suất
𝑋 −100 70 120 𝑋 −150 40 180
𝑃 0,3 0,5 0,2 𝑃 0,3 0,5 0,2
Xét về lợi nhuận trung bình thì nhà đầu tư đó nên lựa chọn chiến lược kinh doanh nào?
Ví dụ 2.8. Cho các đại lượng ngẫu nhiên 𝑋 và 𝑌 có 𝐸(𝑋) = 5, 𝐸(𝑌) = 6. Hãy tính
a) 𝐸(2𝑋 + 3) b) 𝐸(𝑋 − 2𝑌 + 1).
Ví dụ 2.9. Hãy tính 𝐸(𝑋 ) biết đại lượng ngẫu nhiên 𝑋 có bảng phân phối xác suất
𝑋 −3 −1 3 5
𝑃 0,1 0,3 0,4 0,2
1
Ví dụ 2.10. Một nhà đầu tư đang tiến hành đầu tư vào hai dự án độc lập nhau với tổng lượng
vốn đầu tư là 900 triệu đồng. Nhà đầu tư có thể nhận được số tiền từ dự án thứ nhất lần lượt
là 600 triệu đồng và 400 triệu đồng với xác suất tương ứng là 0,7 và 0,3. Nhà đầu tư có thể
nhận được số tiền từ dự án thứ hai lần lượt là 550 triệu đồng và 450 triệu đồng với xác suất
tương ứng là 0,8 và 0,2. Hãy tính tổng lợi nhuận kỳ vọng nhà đầu tư đó nhận được từ hai dự
án đó.
Ví dụ 2.11. Cho đại lượng ngẫu nhiên 𝑋 có bảng phân phối xác suất
𝑋 1 2 3
𝑃 0,2 0,5 0,3
Hãy tính 𝐷(𝑋).
Ví dụ 2.12. Điểm thi môn Toán của sinh viên một trường đại học có bảng phân phối xác xuất
như sau
𝑋 5 6 7 8 9
𝑃 0,15 0,2 0,3 0,25 0,1
Hãy tính độ đồng đều (đo bởi phương sai) của điểm môn Toán của sinh viên trường đó.
Ví dụ 2.13. Tỷ suất lợi nhuận (đơn vị : %) khi đầu tư vào một dự án có bảng phân phối xác suất
như sau:
𝑋 −5 −2 3 6 10
𝑃 0,15 0,2 0,3 0,25 0,1
Hãy tính độ rủi ro (đo bởi phương sai của tỷ suất lợi nhuận) khi đầu tư vào dự án đó.
Ví dụ 2.14. Cho 𝑋 và 𝑌 là các đại lượng ngẫu nhiên độc lập nhau có
𝐷(𝑋) = 10, 𝐷(𝑌) = 12.
Hãy tính: a) 𝐷(−2𝑋) b) 𝐷(𝑋 − 3𝑌) c) 𝐷(𝑋 − 2𝑌 + 5).
Ví dụ 2.15. Thời gian đi từ địa điểm A đến địa điểm B bằng xe đạp và xe máy lần lượt là các
đại lượng ngẫu nhiên 𝑋, 𝑌 (đơn vị tính: phút) có bảng phân phối xác suất như sau:
𝑋 30 32 35 38 40
𝑃 0,1 0,2 0,5 0,15 0,05

𝑌 12 13 14 15 16
𝑃 0,1 0,2 0,35 0,2 0,15
Hỏi thời gian đi từ A đến B bằng phương tiện nào có độ phân tán ít hơn?
Ví dụ 2.16. Giả sử tỷ suất lợi nhuận khi đầu tư vào dự án A và B là các đại lượng ngẫu nhiên
𝑋, 𝑌 (đơn vị tính: %) có bảng phân phối xác suất tương ứng như sau:
𝑋 −5 −2 3 6 10
𝑃 0,15 0,2 0,3 0,25 0,1

2
𝑌 −5 −2 8 14 20
𝑃 0,05 0,15 0,5 0,2 0,1
Hãy so sánh độ rủi ro khi đầu tư vào dự án A và độ rủi ro khi đầu tư vào dự án B.
Ví dụ 2.17. Một người đang đứng trước quyết định lựa chọn chiến lược đầu tư: mua cổ phiếu
hay gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Nếu gửi tiết kiệm ở ngân hàng thì người đó sẽ được hưởng
một mức lãi suất cố định là 6 %/năm. Nếu mua cổ phiếu thì người đó có thể được lãi, có thể
hòa vốn, có thể bị lỗ. Bảng phân phối xác suất của tỷ suất lợi nhuận (đơn vị: %/năm) khi mua
cổ phiếu là
𝑌 5 10 15
𝑃 0,3 0,4 0,3
Câu hỏi đặt ra là người đó nên lựa chọn chiến lược đầu tư nào trong hai chiến lược đầu tư
đó? Tiêu chí để lựa chọn chiến lược đầu tư là gì?
Ví dụ 2.18. Cho đại lượng ngẫu nhiên hai chiều (𝑋, 𝑌) có bảng phân phối xác suất như sau:
𝑋 𝑌 2 5 8
10 0,1 0,25 0,15
15 0,15 0,3 𝑝
a) Tìm 𝑝. b) Hãy xác định 𝑃(𝑋 = 15, 𝑌 = 5).
Ví dụ 2.19. Cho đại lượng ngẫu nhiên (𝑋, 𝑌) có bảng phân phối xác suất

𝑌 5 10 15 20
𝑋
1 0,12 0,07 0,05 0,03
2 0,04 0,08 0,05 0,03
3 0,03 0,09 0,07 0,01
4 0,03 0,15 0,1 0,05
a) Tính 𝑃(𝑋 = 1), 𝑃(𝑌 = 10). b) Lập bảng phân phối xác suất của 𝑋 và 𝑌.
Ví dụ 2.20. Cho đại lượng ngẫu nhiên hai chiều rời rạc (𝑋, 𝑌) có bảng phân phối xác suất
𝑌
1 3 5
𝑋
10 0,25 0,27 0,08
20 0,17 0,14 0,09
a) Tính 𝐸(𝑋⁄𝑌 = 5). b) Tính 𝐸(𝑌⁄𝑋 = 20).
Ví dụ 2.21. Cho đại lượng ngẫu nhiên hai chiều rời rạc (𝑋, 𝑌) có bảng phân phối xác suất
như sau

3
𝑌
2,5 3,5 4,5
𝑋
4 0,2 0,25 0,1
6 0,15 0,2 0,1
Hãy tính 𝑐𝑜𝑣(𝑋, 𝑌). Hỏi 𝑋 và 𝑌 có độc lập nhau không?
Ví dụ 2.22. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (%) một năm khi đầu tư vào công ty A và B là
các đại lượng ngẫu nhiên 𝑋, 𝑌 độc lập nhau có bảng phân phối xác suất:
𝑋 4 6 8 10 12
𝑃 0,05 0,15 0,3 0,35 0,15

𝑌 4 3 8 10 12 16
𝑃 0,1 0,2 0,2 0,25 0,15 0,1
Nếu muốn hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất (rủi ro đo bởi phương sai) thì nên đầu tư vào hai
công ty trên theo tỷ lệ như thế nào?
Ví dụ 2.23. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư của hai loại cổ phiếu A, B trên thị trường
chứng khoán Việt Nam (đơn vị tính: %) tương ứng là các đại lượng ngẫu nhiên 𝑋, 𝑌 và có
bảng phân phối xác suất đồng thời như sau:
Y
2 0 5 10
X
0 0 0,05 0,05 0,1
4 0,05 0,1 0,25 0,15
6 0,1 0,05 0,1 0
Nếu muốn hạn chế rủi ro (đo bởi phương sai) đến mức thấp nhất thì nên đầu tư đồng thời vào
hai loại cổ phiếu trên theo tỷ lệ nào?
Ví dụ 2.24. Số liệu về doanh số bán hàng (X) và chi phí quảng cáo (Y) của một công ty cho
bởi bảng sau:
X
150 200 250
Y
2 0,12 0,1 0,06
2,5 0,08 0,14 0,2
3 0,03 0,06 0,21
a) Tính 𝜌(𝑋; 𝑌) và nêu nhận xét.
b) Tính doanh số bán hàng trung bình khi chi phí quảng cáo ở mức 2 đơn vị tiền tệ.
Ví dụ 2.25. Cho 𝑋~𝐵(5; 0,7).
a) Tính 𝑃(𝑋 = 3). b) Tính 𝑃(1 ≤ 𝑋 ≤ 3).

You might also like