Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN Ở NƯỚC TA

Hơn 20 năm qua, hệ thống cảng biển nước ta đã phát triển vượt bậc cả về chất và lượng, hình
thành các khu bến tổng hợp, container, cảng chuyên dùng hiện đại và Cảng cửa ngõ quốc tế
thuộc mạng lưới vận tải hàng hải quốc tế tại hai đầu đất nước

Hàng hải là một ngành kinh tế mang tính đặc thù và hội nhập quốc tế rất cao. Trong những
năm qua, hạ tầng ngành hàng hải, đặc biệt là hạ tầng cảng biển có một vai trò rất quan trọng
vừa mang tính chất phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế đất nước vừa tạo động lực thúc đẩy các
hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế
Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển kinh doanh cảng biển khi chúng ta có
3260 km bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam, với vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền rộng gấp 3
lần diện tích đất liền, có nhiều sông lớn và đặc biệt là vị trí địa lí gần với các tuyến hàng hải
quốc tế
Theo Khoản 1 Điều 1 Quyết định 1579-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050:
- Cảng biển là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng hàng hải, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội, được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược, cần ưu tiên đầu tư bảo đảm hài
hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh và an sinh xã hội, thích ứng với
biến đổi khí hậu; góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo, tăng cường hợp tác quốc tế
về biển, duy trì môi trường hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.
- Phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải đồng bộ, hiện đại, bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, kết
nối hiệu quả các phương thức vận tải; phát huy lợi thế là phương thức chủ đạo vận tải hàng
hóa khối lượng lớn, đóng vai trò quan trọng trong vận tải hàng hóa quốc tế, góp phần giảm
chi phí logistics.
- Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, gắn kết với không gian phát triển kinh tế, đô thị; tập trung
phát triển các cảng cửa ngõ quốc tế có khả năng tiếp nhận các tàu biển có trọng tải lớn đi các
tuyến biển xa; tận dụng điều kiện tự nhiên, phát triển hài hòa, hợp lý giữa các cảng biển và
không gian phát triển đô thị; giữa cảng biển với kết cấu hạ tầng cảng cạn, bến phao và khu
neo chuyển tải.
- Huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư đồng bộ, có trọng
tâm trọng điểm hệ thống kết cấu hạ tầng hàng hải; ưu tiên nguồn lực nhà nước đầu tư kết cấu
hạ tầng hàng hải công cộng, đặc biệt là các cảng cửa ngõ quốc tế; tiếp tục phát huy hiệu quả
việc phân cấp, phân quyền về huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện cho địa phương.
- Chủ động tiếp cận, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư trong xây dựng, quản lý, khai thác hướng tới xây dựng cảng biển xanh, tiết kiệm năng
lượng, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên đường bờ, mặt nước

- Cảng biển là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng hàng hải:
Phó Cục trưởng Hàng hải Việt Nam, Hoàng Hồng Giang, đánh giá: Kết cấu hạ tầng hàng hải
là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, được xác định là một trong ba
khâu đột phá chiến lược, cần ưu tiên đầu tư đồng bộ, hiện đại, bền vững, tạo tiền đề cho phát
triển kinh tế xã hội, gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần giữ vững độc lập,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, duy trì môi
trường hòa bình, ổn định cho phát triển.
- Kết nối giao thông, khâu then chốt:
Theo Quy hoạch, mục tiêu đến năm 2030, phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại,
dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng - an
ninh, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế,
góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại
Về kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển các khu bến cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải
Phòng), Cái Mép (Bà Rịa-Vũng Tàu)
gắn với các trung tâm logistics lớn sau cảng để tạo thành các trung tâm phân phối hàng hóa, c
ác nút vận tải quan trọng có sức lan tỏa phát triển của cả nước
Nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, hạ tầng cảng biển sẽ được phát triển theo từng lớp: cửa
ngõ, trung chuyển - cảng địa phương để hình thành mạng lưới feeder theo từng hành lang từ
các cảng địa phương, cáccảng trong nội Á đến các cảng biển cửa ngõ, cảng trung chuyển quố
c tế của Việt Nam.
Yếu tố then chốt để khai thác cảng biển hiệu quả là phải kết nối đồng bộ, thông suốt với hạ
tầng đường bộ, đường sắt, đường sông theo thế mạnh của từng khu vực/vùng miền.
Tầm nhìn đến năm 2050, phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại ngang tầm khu vực
và thế giới, là trụ cột chính có vai trò động lực, dẫn dắt, phát triển thành công kinh tế hàng
hải, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia biển mạnh
- Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, gắn kết với không gian phát triển kinh tế:
Tập trung phát triển các cảng cửa ngõ quốc tế có khả năng tiếp nhận các tàu biển có trọng tải
lớn đi các tuyến biển xa; tận dụng điều kiện tự nhiên, phát triển hài hòa, hợp lý giữa các cảng
biển và không gian phát triển đô thị; giữa cảng biển với kết cấu hạ tầng cảng cạn, bến phao và
khu neo chuyển tải.

Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế và các điều kiện để huy động đa dạng các nguồn lực
trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch và
thể chế hóa các giải pháp về phân cấp, phân quyền huy động nguồn lực; khai thác nguồn lực
từ quỹ đất, mặt nước, nguồn thu từ cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng đầu tư từ
nguồn ngân sách.

Đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển, khai thác cảng biển; tiếp tục đẩy mạnh xã hội
hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển,…

“Phát triển cảng biển trên cơ sở kế thừa thành quả đã đạt được trong suốt 20 năm phát triển
cảng biển theo quy hoạch, ưu tiên các cảng biển cửa ngõ quốc tế, các cảng biển quy mô lớn
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng; các bến cảng khách quốc tế
gắn với các vùng động lực phát triển du lịch; các bến cảng quy mô lớn phục vụ các khu kinh
tế, khu công nghiệp; các bến cảng tại các huyện đảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn
với quốc phòng - an ninh và chủ quyền biển đảo” - Phó Cục trưởng Hoàng Hồng Giang
khẳng định.
Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải
gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cửa
khẩu đường bộ, bên cạnh đó cảng cạn còn có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu
Phát triển cảng cạn tại các khu vực kinh tế, hành lang kinh tế, ưu tiên quy hoạch các vị trí có
kết nối thuận lợi bằng vận tải đường thủy nội địa, vận tải sông pha biển, đường bộ cao tốc,
đường sắt đến các cảng biển quan trọng trong các nhóm cảng biển.

- Kết nối các phương thức đến cảng biển:


Định hướng hạ tầng giao thông kết nối, sẽ phát triển các tuyến đường sắt kết nối cảng
biển loại đặc biệt và cảng biển loại I trên hành lang bắc-nam; hình thành các bến cho
phương tiện thủy nội địa trong vùng nước cảng biển; hệ thống đường bộ cao tốc kết nối
với các cảng biển loại đặc biệt, hệ thống quốc lộ, đường địa phương kết nối trực tiếp đến
hệ thống cảng biển.
- Huy động mọi nguồn lực:
Đặc biệt là nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm hệ
thống kết cấu hạ tầng hàng hải; ưu tiên nguồn lực nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng hàng
hải công cộng
- Chú trọng đầu tư xây dựng và bảo trì
Những năm vừa qua, kết cấu hạ tầng hàng hải không ngừng phát triển và từng bước hiện
đại hóa. Để thực hiện được điều đó, Cục Hàng hải Việt Nam đã xác định các lĩnh vực
trọng tâm, trọng điểm cần đầu tư, kết hợp thực hiện bảo trì và sử dụng hiệu quả kết cấu hạ
tầng hàng hải nhằm tăng cường năng lực vận tải biển
- Chủ động tiếp cận, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư
- Xanh hóa cảng biển-xây dựng và phát triển cảng biển xanh :
Tiêu chí cảng xanh được xây dựng nhằm mục đích đưa ra một lộ trình phát triển cảng xanh,
thúc đẩy năng lực cạnh tranh và cải thiện năng lực phát triển bền vững theo đúng tinh thần
Nghị quyết 36 về phát triển bền vững kinh tế biển.

Xây dựng cảng xanh theo mô hình cân bằng giữa sự biến động môi trường và nhu cầu phát
triển kinh tế đang là xu hướng chiến lược trong sự phát triển chung của thế giới xây dựng hệ
thống cảng xanh tại Việt Nam theo hướng thân thiện với môi trường không những đáp ứng
được yêu cầu bảo vệ môi trường mà còn giúp các cảng biển hội nhập với quốc tế

- Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên đường bờ,mặt nước:

Trong quá trình đầu tư cảng biển, việc phân nhỏ các khu chức năng cảng đã quy hoạch để
thực hiện theo năng lực của các nhà đầu tư đã tạo sự mong muốn trong việc triển khai, làm
hạn chế hiệu quả khai thác tài nguyên đường bờ, hạn chế không gian phát triển cảng và phát
sinh cạnh tranh nội bộ các cảng trong cùng một khu vực.
- Nâng cao vị thế cảng biển Việt Nam:
Để đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua, hệ thống cảng biển Việt Nam được hoạch định phù
hợp quy định pháp luật, lợi thế tự nhiên và nhu cầu phát triển kinh tế của từng vùng, phân cấp
vai trò của từng cảng và định hướng các phương thức kết nối,… tạo thành một chỉnh thể
thống nhất. Hai cảng biển đặc biệt tại Hải Phòng và Bà Rịa-Vũng Tàu đóng vai trò cảng cửa
ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế, tiếp nhận các tàu đi tuyến biển xa; 15 cảng loại I tiếp nhận
tàu đi tuyến nội Á, Australia, châu Phi; 19 cảng biển loại II, III tiếp nhận tàu trên các tuyến
biển cự ly ngắn, trung bình, đóng vai trò cảng vệ tinh gom hàng cho các cảng biển chính.
*Hạn chế:
- Kết cấu hạ tầng công cộng kết nối với cảng biển (đường bộ, đường sắt vào cảng) vẫn
chưa được đầu tư đồng bộ với hạ tầng cảng biển
- Các cầu bến trong cùng một khu cảng chưa thể kết hợp cùng khai thác để nâng cao
hiệu quả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị xếp dỡ.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phụ trợ cảng biển như khu logistics, ICD, kho bãi hậu cần…
chưa phát triển đồng bộ với tốc độ phát triển cảng biển.

SWOT ngành Cảng biển Việt Nam

- Strengths ( Điểm mạnh):


Vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam có vị trí nằm ngay cạnh Biển Đông – một “cầu nối”
thương mại đặc biệt quan trọng trên bản đồ hàng hải thế giới. Ngoài ra, điều kiện tự
nhiên thích hợp cho việc xây dựng và phát triển các cảng nước sâu.
- Weaknesses (Điểm yếu):
+ Cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp chưa phát triển đồng bộ với hệ thống cảng biển
+ Các cảng/bến thủy nội địa có chức năng là đầu mối logistics tại hai vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc và phía Nam đều chưa được xây dựng hoặc không hiệu quả
- Opportunities (Cơ hội):
Sự phát triển của ngành cảng biển có mối tương quan chặt chẽ với sự phát triển
thương mại toàn thế giới cũng như tăng trưởng GDP toàn cầu.

https://www.a-c.com.vn/upload/Marine%20Port%20Rpt_July2017_FPTS.pdf
https://vinamarine.gov.vn/vi/tin-tuc/quy-hoach-tong-phat-trien-he-thong-cang-bien-
viet-nam-thoi-ky-2021-2030-tam-nhin-den-nam
https://special.nhandan.vn/cangbienketnoivuonxa/index.html

You might also like