phần 3 mục 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Mục 3 phần 2.

Tinh thần yêu nước đã trở thành truyền thống đấu tranh bất khuất trong lịch sử
dân tộc, có vai trò hết sức to lớn trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, trong
các phong trào cách mạng Việt Nam. Ngay từ năm 1858, khi thực dân Pháp nổ
súng xâm lược nước ta thì phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam đấu tranh
để bảo vệ nền độc lập dân tộc đã bắt đầu. Từ năm 1858 đến trước năm 1930 đã nổ
ra các cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh với mục tiêu giành lại nền độc lập dân
tộc. Đó là cuộc chiến đấu của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri
Phương, Hoàng Diệu; khởi nghĩa của Trương Định, Thủ Khoa Huân, Nguyễn
Trung Trực... Đó là các cuộc khởi nghĩa theo tiếng gọi "Cần Vương" của Phan
Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Công Tráng... Những cuộc đấu tranh vô
cùng oanh liệt đó của Nhân dân ta chống thực dân Pháp đều bị đàn áp tàn bạo và
thất bại. Mặc dù bị đàn áp dã man nhưng các phong trào yêu nước vẫn tiếp tục phát
triển mạnh. Đã xuất hiện các phong trào yêu nước theo chủ trương mới và có xu
hướng tư sản như các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân, các
cuộc khởi nghĩa của tiểu tư sản, trí thức trong Việt Nam Quốc dân Đảng do
Nguyễn Thái Học lãnh đạo... Tuy nhiên, các phong trào đó cũng không đi đến
thành công. Nguyên nhân cơ bản là do các phong trào không tìm được đường lối
cứu nước, giải phóng dân tộc và con đường phát triển đúng đắn, chưa phản ánh
đúng nhu cầu phát triển của xã hội Việt Nam. Mà điều cốt lõi nhất là các phong
trào yêu nước đầu thế kỷ XX chưa tìm được và chưa có khả năng tập hợp lực
lượng đủ sức đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Phong trào nông dân không giải
quyết được mâu thuẫn giữa địa chủ, phong kiến và nông dân, nhân dân lao động
nói chung. Phong trào yêu nước muốn phát triển đất nước theo chiều hướng tư sản
và tiểu tư sản không giải quyết được mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân đang phát
triển ngày càng mạnh với giai cấp tư sản mà chủ yếu là tư sản Pháp; do đó, cũng
không giải quyết được triệt để mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân
Pháp, không tranh thủ được sức mạnh của phong trào cách mạng thế giới đang
dâng lên mạnh mẽ, phong trào yêu nước như không có đường ra.
Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam là sự kết hợp của ba nhân tố: Chủ nghĩa
Mác-Lenin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Hồ Chí Minh đã thấy rõ
được vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác-Lenin đối với cách mạng Việt Nam và với
quá trình hình thành Đảng Cộng Sản Việt Nam. Người nhận ra con đường đúng
đắn là con đường cách mạng vô sản. Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo Cách
mạng dân tộc dân chủ và cách mạng Chủ nghĩa Xã hội. Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác-
Lenin và phong trào công nhân chỉ là điều kiện cần cho sự ra đời của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của nước ta trong giai đoạn đó, Hồ
Chí Minh nhận định phong trào yêu nước là điều kiện đủ để Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời.

Chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử Việt Nam, là
truyền thống có vai trò rất lớn và là nhân tố chủ đạo quyết định thắng lợi của sự
nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Ở Việt Nam, phong trào yêu nước có
trước phong trào công nhân. Chỉ riêng trong 80 năm thực dân Pháp đô hộ nước ta,
phong trào yêu nước của nhân dân ta vẫn dâng lên mạnh mẽ, dù cho đó là phong
trào mang khuynh hướng phong kiến hay dân chủ tư sản. Phong trào yêu nước liên
tục và bền bỉ trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước đã kết thành chủ nghĩa
yêu nước và, cao hơn nữa, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã trở thành giá trị đạo
đức tốt đẹp nhất trong cộng đồng dân tộc, đồng thời nó là tinh hoa văn hóa dân tộc.
Khi giai cấp công nhân ra đời và có phong trào đấu tranh thì phong trào yêu
nước không bài xích mà kết hợp được ngay với phong trào công nhân. Cơ sở của
sự kết hợp ấy là do ở nước ta tồn tại mâu thuẫn cơ bản giữa toàn thể nhân dân Việt
Nam với bọn đế quốc và tay sai. Chính vì thế, các phong trào đều có mục tiêu
chung, “mẫu số chung”: Giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước hùng cường. Thậm
chí, nhiều phong trào yêu nước lúc đầu theo xu hướng dân chủ tư sản, dần dần - do
tác động của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như của phong trào công nhân - đã
chuyển dần sang xu hướng cộng sản chủ nghĩa. Thực tế này thể hiện rõ nhất trong
những năm 20, nhất là từ năm 1925 trở đi.

Nói đến phong trào yêu nước Việt Nam phải kể đến vai trò của nông dân. Đầu
thế kỷ 20, nông dân Việt Nam chiếm khoảng 95% dân số. Phong trào đấu tranh của
nông dân chống ngoại xâm và bè lũ tay sai đã có một bề dày truyền thống. Giai cấp
nông dân Việt Nam lại là bạn đồng minh tự nhiên với giai cấp công nhân. Thực tế
các cao trào cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 trở đi đều là phong trào có sự liên
minh chặt chẽ giữa công nhân và nông dân. Cao trào cách mạng 1930-1931, mà
đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh, do Đảng ta lãnh đạo khi Đảng vừa mới ra đời là
một biểu tượng sinh động cho sự liên minh đó.

Phong trào yêu nước Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ 20 ghi dấu ấn to lớn
bởi vai trò của tầng lớp trí thức. Tuy số lượng không nhiều, nhưng lúc đầu chính
họ là những ngòi nổ cho các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược
và bọn tay sai bán nước. Họ mang một bầu nhiệt huyết yêu nước, thương nòi, căm
thù bọn cướp nước và bọn bán nước. Nhạy cảm với thời cuộc, họ đón nhận những
luồng gió mới, cả những ảnh hưởng của các trào lưu dân chủ tư sản, cả tư tưởng
XHCN qua các sách báo. Họ lại có dịp hòa cùng các phong trào yêu nước khác,
đặc biệt là với phong trào công nhân. Chính tổ chức SStiền thân của Đảng Cộng
sản Việt Nam là tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng - một tổ chức yêu nước,
với bộ phận lãnh đạo chủ yếu là trí thức tiểu tư sản có xu hưởng cộng sản chủ
nghĩa.

Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kì to lớn trong quá trình phát triển
của dân tộc Việt Nam, là giá trị văn hóa trường tồn trong văn hóa Việt Nam. Phong
trào công nhân được kết hợp với phong trào yêu nước bởi vì hai phong trào đều có
mục tiêu chung: giải phóng dân tộc, làm cho Việt Nam được hoàn toàn độc lập,
xây dựng đất nước hùng cường. Hơn nữa, phong trào yêu nước có trước phong trào
công nhân, phong trào công nhân xét về nghĩa nào đó nó lại là phong trào yêu
nước. Phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân. Nói đến phong trào
yêu nước Việt Nam phải kể đến phong trào nông dân. Do đó, giữa phong trào công
nhân và phong trào yêu nước có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phong trào yêu
nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố
cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, sự xuất hiện của nhân tố
phong trào yêu nước trong sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam như một điều
hiển nhiên, tất yếu. Nó nhân lên sức mạnh của Đảng, tạo chỗ dựa vững chắc cho
Đảng, cho giai cấp công nhân VN.

Tham khảo:
http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn/khoa-xay-dung-dang/yeu-to-phong-trao-
yeu-nuoc-trong-su-ra-doi-cua-dang-cong-san-viet-nam.html

You might also like