DLNNH PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

1.

Âm tiết
- Khái niệm: Là tổ hợp âm mà trong đó hạt nhân (nguyên âm) có các âm tố
bao xung quanh nó.
- Dựa vào cách kết thúc âm tiết chia làm 2 loại: Mở và khép. Trong mỗi
loại được chia làm 2 loại nhỏ hơn. => Có 4 loại âm tiết
- Âm tiết nửa khép kết thúc bằng 1 phụ âm vang như /m, n, ŋ/: tem,
nhanh, ong
- Âm tiết khép kết thúc bằng 1 phụ âm không vang như /p, t, k/: cột,
sách, bắp
- Âm tiết nửa mở kết thúc 1 bán nguyên âm như /w, j/: nước, hơi
- Âm tiết mở kết thúc bằng cách giữ nguyên âm sắc của nguyên âm
ở đỉnh âm tiết: ba, bi, xe

2. Hình vị
- Khái niệm: Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa.
- Căn cứ vào ý nghĩa, có thể chia hình vị thành 2 loại:
- Căn tố: biểu thị ý nghĩa từ vựng cơ bản, chưa được định hình từ
loại như từ, là trung tâm ý nghĩa của từ (các phụ tố cần liên kết với
nó và lệ thuộc vào nó). Vd: sing trong singer, print trong printer.
- Phụ tố: là hình vị diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp, liên kết với căn tố để
biểu hiện ý nghĩa phái sinh, ý nghĩa phạm trù hoặc một ý nghĩa
quan hệ nào đó cho căn tố. Căn cứ vào vị trí đối với căn tố, có thể
chia phụ tố thành:
- Tiền tố: là phụ tố đặt trước chính tố
Ex: Tiền tố im- trong impatient, imbalance, tiền tố dis- trong disagree,
disconnect, v.v
- Hậu tố: là phụ tố đặt sau căn tố
Ex: Hậu tố -less trong careless, harmless, hậu tố -ish trong childish, selfish, v.v
- Trung tố: là phụ tố nằm chen vào giữa căn tố, được sử dụng
phổ biến trong tiếng Arab, Tagalog
VD: từ knouch (cái nút) của tiếng Khmer vốn được tạo ra bằng cách đặt
chêm trung tố -n- vào giữa căn tố kouch (buộc)

3. Từ
- Khái niệm: là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa
và hình thức
- Phương thức cấu tạo từ:
- Từ hoá hình vị: là phương thức tác động vào bản thân 1 hình vị,
làm cho nó có đặc điểm ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà
không thêm bớt gì vào hình thức của nó
Ex: áo, quần, ăn, ngủ, nghỉ, núi, biển, sông, suối, sea, mountain, house, eat,
sleep,…
- Ghép hình vị: là phương thức kết hợp các hình vị cùng tính chất
với nhau theo một trật tự nhất định để tạo ra từ mới, từ ghép
Ex: blackboard, classroom, mua bán, thiệt hơn, trao đổi,…
- Láy hình vị: là phương thức lặp lại toàn bộ hay một bộ phận từ gốc
để tạo ra từ mới, gọi là từ láy
Ex: trăng trắng, dần dần, mênh mông, loáng thoáng,…
- Phân loại từ:
- Từ đơn
- Từ phức
- Từ phái sinh: là những từ được cấu tạo bởi một chính tố và một
hoặc hơn một phụ tố (jealous, childish, sensitive,...)
- Từ ghép
- Từ láy

4. Câu
- Khái niệm: Câu là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, do các từ, các cụm từ
kết hợp với nhau theo những quy tắc ngữ pháp nhất định nhằm thể hiện
một nội dung thông báo tương đối trọn vẹn như một sự việc, một ý kiến,
một tình cảm hoặc một cảm xúc.
- Phân loại câu theo cấu trúc
- Câu đơn: gồm 1 kết cấu chủ vị (Mẹ tôi nấu ăn rất ngon)
- Câu phức: gồm hai kết cấu chủ vị trở lên trong đó có một mệnh đề
độc lập và ít nhất một mệnh đề phụ thuộc (Tôi thích món quà mà
bạn đã tặng tôi)
- Câu ghép: gồm 2 hoặc nhiều vế câu đơn kết hợp lại với nhau (Vì
tôi ngủ quên nên tôi đã đi làm muộn)
- Câu đặc biệt: chỉ chứa một trung tâm ngữ pháp hoặc chỉ có các
thành phần phụ (thơ tự do): Trời ơi!, Mẹ ơi!

5. Quan hệ ngữ pháp


- Quan hệ đẳng lập: quan hệ giữa các thành tố không phụ thuộc vào nhau
- Quan hệ liên hợp: mang tính liệt kê
Ex: anh và em, thông minh và chăm chỉ
- Quan hệ lựa chọn:
Ex: anh hoặc em, thông minh hay chăm chỉ
- Quan hệ giải thích:
Ex: bạn Hương, lớp trưởng lớp tôi
- Quan hệ qua lại: tuy…nhưng, vì…nên, nếu…thì
EX: tuy thông minh nhưng lười
- Quan hệ chính - phụ: quan hệ phụ thuộc một chiều giữa một thành tố
chính với một thành tố phụ
- Quan hệ giữa thực từ với hư từ: rất đẹp, đẹp lắm, các sinh viên,…
- Quan hệ giữa thực từ với thực từ: ghế mây, đọc sách
- Quan hệ chủ vị: quan hệ giữa hai thành tố phụ thuộc lẫn nhau

You might also like