Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÁO CÁO BÀI TẬP

TÌNH HUỐNG - KHÁI NIỆM VẬT CHẤT


LỚP CHIỀU THỨ 7
NHÓM 11
STT Họ và tên MSSV Mức độ hoàn thành
1 Phùng Chấn Kiệt 31231024030 100%
2 Nguyễn Thanh Lợi 31231025408 100%
3 Nguyễn Thị Hương Giang 31231027475 100%
4 Phạm Lê Bảo Ngọc 31231024968 100%
5 Bùi Thị Ngọc Giàu 31231023199 100%
6 Lê Trì Thủy Tiên 31231023396 100%
7 Hoàng Thị Mỹ Duyên 31231025408 100%

Yêu cầu đề bài:


Trên cơ sở quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất hãy giải đáp thắc mắc
của Thành.
BÀI LÀM
1) Định nghĩa các khái niệm
Định nghĩa khái niệm: Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh
khái quát, gián tiếp một, hoặc một số tính chung có tính bản chất nào đó của một nhóm sự
vật,hiện tượng được biểu thị bằng một từ hoặc một cụm từ.
Định nghĩa phạm trù: là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc
tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực
nhất định.
Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất: “Vật chất” với tư cách là
phạm trù triết học, là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những
mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận,
không sinh ra, không mất đi. Tồn tại khách quan là thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất
của vật chất trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ
thuộc vào ý thức của con người, cho dù con người có nhận thức được hay không nhận thức
được nó. Vật chất (dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó) là cái có thể gây nên cảm giác ở con
người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người.

1
Quan điểm của Ph.Ăng-ghen: “ vật chất với tính cách là vật chất, một sáng tạo thuần
túy của tư duy, và là một trừu tượng thuần tuý... Do đó, khác với những vật chất nhất định
và đang tồn tại, vật chất với tính không có sự tồn tại cảm tính”
Định nghĩa vật chất của Lênin: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép
lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Định nghĩa vật chất của Lênin cho thấy:
+Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức.
+Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi nó tác động lên giác quan của con người
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
+Vật chất là cái được ý thức phản ánh, còn ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật
chất.
Như vậy, theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các hiện tượng vật chất
luôn tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào các hiện tượng tinh thần. Thuộc tính chung, cơ
bản nhất của vật chất là sự tồn tại khách quan ở bên ngoài ý thức. Tất cả những gì tồn tại
bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức con người đều thuộc phạm trù vật chất.
2) Từ các khái niệm và giải đáp thắc mắc của Thành
Ta có thể thấy đất, nước, không khí và lửa là những thứ con người nhìn thấy được, từ
việc thấy được, con người có thể nhớ, miêu tả, thể hiện rằng những thực tại khách quan nằm
trong nhận thức của con người. Và đất, nước, không khí, lửa đều tồn tại không lệ thuộc vào
cảm giác. Có nghĩa là cảm giác của con người về các thực tại khách quan trên có hay không
cũng không ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng. Từ đó, quan niệm trên chứng minh cho
Thành thấy “đất, nước, không khí, lửa, …” đều là vật chất. Nhưng cần lưu ý khái niệm vật
chất dưới góc độ triết học dùng để chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra,
không mất đi; còn tất cả những sự vật, những hiện tượng là những dạng biểu hiện cụ thể của
vật chất nên nó có quá trình phát sinh, phát triển, chuyển hóa. Do đó, không thể đồng nhất
vật chất với một hay một số dạng biểu hiện cụ thể của vật chất. Vậy, “đất, nước, không khí,
lửa, …” là biểu hiện của phạm trù vật chất. Khi nói “đất, nước, không khí, lửa, …” là vật
chất, ta phải ngầm hiểu đó là dạng cụ thể của vật chất.
“Biểu hiện cụ thể của vật chất”: là các vật chất tồn tại khách quan có trước, độc lập với
ý thức, có thể đem lại cho ta cảm giác và buộc ta dùng các giác quan của con người để nhận
thức chúng.

2
⇒ Là sản phẩm của ý thức.

Còn Thành thắc mắc vật chất cũng là tinh thần, có thể là do hiểu sai. Đây là hai phạm trù đối
lập nhau, không thể đồng nhất với nhau. Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức
và không phụ thuộc vào ý thức. Trong khi vật chất là phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại
khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép
lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.Tinh thần là phạm trù triết
học, dùng để chỉ những hiện tượng tâm lý của con người, như: ý thức, tư tưởng, tình cảm,…
3) Kết luận
Đất, nước, không khí, và lửa là những biểu hiện cụ thể của vật chất, tồn tại khách quan
và độc lập với cảm giác của con người. Thành thắc mắc rằng vật chất cũng là tinh thần là do
hiểu nhầm, vì chúng không thể đồng nhất với nhau. Vật chất tồn tại bên ngoài và không phụ
thuộc vào ý thức, trong khi tinh thần là các hiện tượng tâm lý của con người. Do đó, Vật
chất và Tinh thần là hai phạm trù đối lập nhau trong Triết học. Vật chất là phạm trù chỉ thực
tại khách quan, còn tinh thần chỉ những hiện tượng tâm lý được con người cảm nhận và
phản ánh.

You might also like