Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Chương VI.

Khúc xạ ánh sáng


Họ và tên : ……………………….
§26. HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
Câu 1. (TN 2007) Chiếu tia sáng đơn sắc từ không khí vào nước với góc tới i thì có góc khúc xạ là r. Chiết suất tỉ
đối của nước đối với không khí là n. Kết luận nào dưới đây là đúng :
A.cosr=ncosi B. r < i C.nsini=sỉnr D. r > i
Câu 2. (TN 2007) Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào một môi trường trong suốt có chiết suất tuyệt
đối bằng 3 . Để góc khúc xạ của tia sáng bằng 30° thì góc tới của nó phải bằng :
A. 60°. B. 45°. C. 30°. D. 15°.
Câu 3. (TN 2008) Chiếu một chùm tia sáng đơn sắc, song song, hẹp từ không khí vào thuỷ tinh với góc tới i. Biết
tia khúc xạ trong thuỷ tinh vuông góc với tia phản xạ ngoài không khí, chiết suất tỉ đối của thuỷ tinh đối với không
khí bằng 3 . Góc tới i có giá trị là : A. 75 °. B. 45°. C. 30°. D. 60°.
Câu 4 (ĐH2018): Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí tới mặt nước với góc tới 60 , tia khúc xạ đi vào trong
o

nước với góc khúc xạ là r. Biết chiết suất của không khí và của nước đối với ánh sáng đơn sắc này lần lượt là 1 và
1,333. Giá trị của r là : A. 37,970. B. 22,030. C. 40,520. D. 19,480.
Câu 5 (ĐH2018): Đối với một ánh sáng đơn sắc, phần lõi và phần vỏ của một sợi quang hình trụ có chiết suất lần
lượt là 1,52 và 1,42. Góc giới hạn phản xạ toàn phần ở mặt phân cách giữa lõi và vỏ của sợi quang đối với ánh sáng
đơn sắc này là : A. 69,10. B. 41,10. C. 44,80. D. 20,90.
Câu 6(ĐH2018): Chiết suất của nước và của thủy tinh đối với một ánh sáng đơn sắc có giá trị lần lượt là 1,333 và
1,532. Chiết suất tỉ đối của nước đối với thủy tinh đối với ánh sáng đơn sắc này là
A. 0,199 B. 1,433 C. 1,149 D. 0,870
Câu 7 (ĐH2018): Chiếu một tia sáng đơn sắc từ trong nước tới mặt phân cách với không khí. Biết chiết suất của
nước và của không khí đối với ánh sáng đơn sắc này lần lượt là 1,333 và 1. Góc giới hạn phản xạ toàn phần ở mặt
phân cách giữa nước và không khí đối với ánh sáng nay là:A. 48,610 B. 36,880 C. 53,120 D. 41,400
Câu 8. (NL- ĐH QG TP HCM): Chọn câu đúng nhất : Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt n1 tới mặt phân
cách với môi trường trong suốt n2 ( với n2>n1), tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì :
A.Tia sáng bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường
B.Một phần tia sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ
C.Tất cả các tia sáng đều bị khúc xạ và đi vào môi trường n2.
D.Tất cả các tia sáng đều bị khúc xạ và đi vào môi trường n1.
Câu 9 (Đề MH đánh giá NL của Sư phạm HN 2022). Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí tới mặt nước với
góc tới 20°, tia khúc xạ đi vào trong nước với góc khúc xạ là r. Biết chiết suất của không khí và của nước đối với
ánh sáng đơn sắc này lần lượt là 1 và 4/3. Giá trị của r là : A. 45°. B. 27°. C. 15°. D. 0,8°.
§27. HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
Câu 1. (TN 2008) Một chùm tia sáng đơn sắc, song song, hẹp (coi như một tia sáng) truyền từ môi trường trong
suốt có chiết suất lớn tới mặt phẳng phân cách với môi trường trong suốt khác có chiết suất bé hơn, với góc tới i.
Gọi igh là góc giới hạn phản xạ toàn phần. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu i < igh thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
B. Nếu i = igh thì tia khúc xạ đi là là mặt phân cách giữa hai môi trường.
C. Nếu i > igh thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
D. Nếu i < igh thì có hiện tượng phản xạ toàn phần ở mặt phân cách giữa hai môi trường.
Câu 2. (ĐH 2007) Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng truyền theo chiều từ
A. không khí vào nước. B. không khí vào nước đá. C. nước vào không khí. D. không khí vào thủy tinh.
Câu 3( ĐH 2008). Một tia sáng đơn sắc truyền từ môi trường (1) có chiết suất tuyệt đối n1 sang môi trường (2) có
chiết suất tuyệt đối n2 thì tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn tia tới. Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra
không nếu chiếu tia sáng theo chiều từ môi trường (2) sang môi trường (1)?
A.không thể, vì môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1)
B.có thể, vì môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1)
C. có thể, vì môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1)
D.không thể, vì môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1)
Câu 4. (ĐH 2019) Một sợi quang hình trụ gồm phần lõi có chiết suất n=1,51 và phần vỏ bọc có chiết suất no=1,41.
Trong không khí, một tia sáng tới mặt trước của sợi quang tại điểm O ( O nằm trên trục
của sợi quang) với góc tới α rồi khúc xạ vào phần lõi ( như hình bên). Để tia sáng chỉ n0
truyền trong phần lõi thì giá trị lớn nhất của góc α gần nhất với giá trị nào sau đây? O
O
A.45o B.33o C.38o D.49o

Câu 5 (NL QG HN 2021). Cáp quang dùng để truyền Internet gồm có phần lõi và phần
vỏ. Chiết suất của phần lõi và phần vỏ cần thỏa mãn điều kiện gì :
A.chiết suất phần lõi cần lớn hơn chiết suất phần vỏ
B.chiết suất phần lõi cần lớn hơn hoặc bằng chiết suất phần vỏ
C. chiết suất phần lõi cần nhỏ hơn chiết suất phần vỏ
D.chiết suất phần lõi không liên quan gì đến chiết suất phần vỏ
Câu 6 (MH 2023). Xét một tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n1 sang môi truờng có chiết suất n2 nhỏ hơn.
Biết igh là góc giới hạn phản xạ toàn phần. Biểu thức nào sau đây đúng?
n2 n
A. sinigh  . B. sinigh  n1  n2 . C. sinigh  1 . D. sinigh  n1  n2 .
n1 n2
Câu 7 (Đề năng lực ĐH QG TP HCM): Kẻ trộm giấu viên kim cương ở dưới đáy một bể bơi. Anh ta đặt chiếc bè
mỏng đồng chất hình tròn bán kính R trên mặt nước, tâm của bè nằm trên đường thẳng đứng đi qua viên kim
cương. Mặt nước yên lặng và mức nước là h = 2,0m. Cho chiết suất của nước là n = 4/3. Giá trị nhỏ nhất của R để
người ở ngoài bể bơi không nhìn thấy viên kim cương gần đúng bằng :

A.2,27m B.2,83m C.2m D.2,38m


Chương 7: Mắt và các dụng cụ quang học
§29. THẤU KÍNH MỎNG
Câu 1 (CĐ2008). Một thấu kính mỏng làm bằng thuỷ tinh giới hạn bởi hai mặt cầu đặt trong không khí. Thấu kính
này là thấu kính phân kỳ khi:
A. hai mặt cầu đều là hai mặt cầu lồi. B. bán kính mặt cầu lồi nhỏ hơn bán kính mặt cầu lõm.
C. bán kính mặt cầu lồi bằng bán kính mặt cầu lõm. D. hai mặt cầu đều là hai mặt cầu lõm.
Câu 2 (TN 2008). Vật sáng phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính) trước một thấu
kính hội tụ cho ảnh A’B’. Ảnh A’B’ có đặc điểm :
A. cùng chiều, lớn hơn vật. B. cùng chiều, nhỏ hơn vật.
C. ngược chiều, nhỏ hơn vật. D. có thể cùng chiều, ngược chiều, lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật tùy vị trí đặt
Câu 3 (TN2007). Đặt một ngọn nến vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Ảnh của ngọn nến tạo
bởi thấu kính có đặc điểm :
A. ngược chiều, nhỏ hơn vật. B. cùng chiều, có kích thước nhỏ hơn vật.
C. cùng chiều có kích thước lớn hơn vật. D. ngược chiều, lớn hơn vật.
Câu 4 (ĐH 2007). Đặt vật sáng nhỏ AB vuông góc trục chính (A nằm trên trục chính) của một thấu kính mỏng thì
ảnh của vật tạo bởi thấu kính nhỏ hơn vật. Dịch chuyển vật dọc trục chính, từ xa về gần thấu kính thì ảnh lớn dần
và cuối cùng bằng vật. Thấu kính đó là :
A. hội tụ nếu vật nằm trong khoảng từ tiêu điểm đến vô cùng. C. hội tụ.
B. hội tụ nếu vật nằm trong khoảng từ tiêu điểm đến quang tâm của thấu kính. D. phân kì.
Câu 5( ĐH 2008). Nếu chùm tia sáng ló khỏi thấu kính phân kỳ mà hội tụ tại một điểm thì chùm tia tới thấu
kính đó có đường kéo dài
A. giao nhau ở sau thấu kính và giao điểm cách thấu kính một khoảng nhỏ hơn độ lớn tiêu cự của thấu kính.*
B. giao nhau ở sau thấu kính và giao điểm cách thấu kính một khoảng lớn hơn độ lớn tiêu cự của thấu kính.
C. giao nhau ở sau thấu kính và giao điểm trùng với tiêu điểm vật của thấu kính.
D. song song với trục chính của thấu kính.
Câu 6 (TN 2008) Đặt vật sáng nhỏ AB có dạng đoạn thẳng vuông góc với trục chính (A thuộc trục chính) của một
thấu kính hội tụ (mỏng) có tiêu cự 20 cm và cách thấu kính 50 cm thì cho ảnh A’B. Độ phóng đại của ảnh là:
A. – 2/3 B. 2/3 C. 1,5 D. – 1,5
Câu 7 (CĐ2008): Vật sáng AB có dạng đoạn thẳng nhỏ, đặt vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính) của
thấu kính phân kì có f = - 10 cm. Khi AB ở vị trí cách thấu kính 10 cm thì ảnh A’B của AB cho bởi thấu kính là
A. ở xa vô cùng. B. ảo và có độ phóng đại dài bằng 1/2.
C. ảo và có độ phóng đại dài bằng 2. D. thật và có độ phóng đại dài bằng -1/2 .
Câu 8 (TN 2008). Đặt vật sáng có dạng đoạn thẳng nhỏ AB vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính) của
một thấu kính hội tụ mỏng. Nếu vật cách thấu kính 6 cm thì ảnh ảo của nó cao gấp 2 lần vật. Nếu vật cách thấu
kính một đoạn 9 cm thì ảnh ảo của nó cao gấp : A. 6 lần vật. B. 3 lần vật. C. 4 lần vật. D. 1, 5 lần vật
Câu 9 (TN 2008). Đặt vật sáng nhỏ AB có dạng đoạn thẳng vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì
(mỏng) và cách thấu kính 20 cm (A thuộc trục chính) thì cho ảnh A’B cách thấu kính 10 cm. Tiêu cự của thấu kính
là: A.-20 cm B.-10 cm. C.-15 cm. D.-5 cm.
Câu 10 (TN 2007). Đặt một vật sáng nhỏ vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính 15cm. Thấu kính
cho một ảnh ảo lớn gấp hai lần vật. Tiêu cự của thấu kính đó là : A. - 30cm. B. 10cm. C. - 20cm. D. 30cm.
Câu 11 (CĐ2008): Vật sáng AB có dạng đoạn thẳng nhỏ đặt vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính) của
thấu kính hội tụ cho ảnh. Biết ảnh có độ cao bằng 2/3 lần độ cao của vật AB và khoảng cách giữa vật và ảnh bằng
50 cm. Tiêu cự của thấu kính bằng: A. 9 cm. B. 15 cm. C. 12 cm. D. 6 cm.
Câu 12 (ĐH2018): Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu
kính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính ngược chiều với vật và cao gấp ba lần vật. Vật AB cách thấu kính
A. 15 cm. B. 20 cm. C. 30 cm. D. 40 cm.
Câu 13 (ĐH2018): Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu
kính.Ảnh của vật tạo bởi thấu kính cùng chiều với vật và cao gấp hai lần vật. Vật AB cách thấu kính
A. 10 cm. B. 45 cm. C. 15 cm. D. 90 cm.
Câu 14 (ĐH2018): Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính và cách thấu kính 12 cm. Ảnh của
vật tạo bởi thấu kính cùng chiều với vật và cao bằng một nửa vật. Tiêu cự của thấu kính là:
A. - 24 cm. B. 12 cm. C. -12 cm. D. 24 cm.
Câu 15 (ĐH2018): Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính
và cách thấu kính 30 cm. Khoảng cách giữa vật và ảnh của nó qua thấu kính là
A.160 cm B. 120 cm C. 150 cm D. 90 cm
Câu 16 (MH 2019). Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu
kính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính là ảnh ảo và cách vật 40 cm. Khoảng cách từ AB đến thấu kính có giá trị gần
nhất với giá trị nào sau đây: A. 10 cm. B. 60 cm. C. 43 cm. D. 26 cm.
Câu 17 (Đề năng lực TP HCM): Vật sáng phẳng, nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính có tiêu
cự f=30cm. Qua thấu kính vật cho một ảnh thật có chiều cao gấp 2 lần vật. Khoảng cách từ vật tới thấu kính là :
A.60cm B.45cm C.30cm D.20cm
Câu 18 ( Đề MH đánh giá NL của Sư phạm HN 2022) . Một vật sáng AB thẳng, cao 3mm, được đăt trước một
thấu kính và vuông góc với trục chính của thấu kính ( A nằm trên trục chính) cho ảnh thật có độ cao 9mm. Biết
khoảng cách giữa ảnh và vật là 64cm. Tiêu cự của thấu kính là :
y
A.12cm B.16cm C.24cm D.48cm
Câu 19 (MH 2020): Một thấu kính mỏng được đặt sao cho trục chính trùng A
với trục ox của hệ trục tọa độ vuông góc oxy. Điểm sáng A đặt gần trục
chính, trước thấu kính. A’ là ảnh của A qua thấu kính (hình bên). Tiêu cự của A
thấu kính là: A. 30 cm. B. 60 cm C. 75 cm. D. 12,5 cm.
Câu20 (MH– ĐH 2018). Trong giờ thực hành, để đo tiêu cự f của một thấu
kính hội tụ, một học sinh dùng một vật sáng phẳng nhỏ AB và một màn ảnh.
Đặt vật sáng song song với màn và cách màn ảnh một khoảng 90 cm. Dịch O 20 40 60 x(cm)
chuyển thấu kính dọc trục chính trong khoảng giữa vật và màn thì thấy có hai
vị trí thấu kính cho ảnh rõ nét của vật trên màn, hai vị trí này cách nhau một khoảng 30 cm. Giá trị của f là :
A. 15 cm. B. 40 cm. C. 20 cm. D. 30 cm
Câu 21 ( ĐH 2008). Vật sáng AB có dạng một đoạn thẳng, đặt vuông góc với trục chính ( A nằm trên trục chính)
của một thấu kính, tạo ra ảnh A1B1=4cm rõ nét trên màn. Giữ vật và màn cố định, di chuyển thấu kính dọc theo
trục chính đến một vị trí khác thì lại thu được ảnh A2B2=6,25cm rõ nét trên màn. Độ cao vật AB bằng:
A.1,56cm B.25cm C.5cm D.5,12cm
§ 31. MẮT
Câu 1(TN2007): Khi mắt nhìn rõ một vật đặt ở điểm cực cận thì
A. tiêu cự của thuỷ tinh thể là lớn nhất. B. mắt không cần điều tiết vì vật ở rất gần mắt.
C. độ tụ của thuỷ tinh thể là lớn nhất. D. khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc là nhỏ nhất.
Câu 2 ( TN2007): Mắt của một người cận thị có điểm cực cận là Cc, điểm cực viễn là Cv. Dịch chuyển chậm vật
sáng AB có độ cao không đổi từ điểm cực viễn (Cv) đến điểm cực cận (Cc). Trong quá trình điều tiết của mắt để
người đó nhìn rõ được vật sáng AB thì độ tụ của thuỷ tinh thể của mắt phải
A. tăng dần. B. giảm dần. C. lớn nhất khi AB ở điểm cực viễn (Cv). D. không đổi.
Câu 3 ( ĐH 2008). Khi tịnh tiến chậm một vật AB có dạng một đoạn thẳng nhỏ dọc theo và luôn vuông góc với
trục chính (A nằm trên trục chính) của một mắt không có tật từ xa đến điểm cực cận của nó, thì có ảnh luôn hiện rõ
trên võng mạc. Trong khi vật dịch chuyển, tiêu cự của thủy tinh thể và góc trông vật của mắt này thay đổi như thế
nào?
A.Tiêu cự tăng, góc trông vật tăng B. Tiêu cự giảm, góc trông vật tăng
C. Tiêu cự giảm, góc trông vật giảm D. Tiêu cự tăng, góc trông vật giảm
Câu 4 ( TN2008): Một người cận thị khi đeo kính có độ tụ -1 điốp sát mắt thì nhìn rõ được vật ở xa vô cực mà mắt
không phải điều tiết. Điểm cực viễn của mắt người này khi không đeo kính cách mắt
A. 50 cm. B. 25 cm. C. 100 cm. D. 75 cm.
Câu 5 (CĐ2008): Một người cận thị khi đeo kính có độ tụ - 2 điốp sát mắt thì nhìn rõ được vật ở vô cùng mà mắt
không phải điều tiết. Khi không đeo kính, điểm cực viễn của mắt người này cách mắt
A. 50 cm. B. 25 cm. C. 75 cm. D. 100 cm.
Câu 6( ĐH 2008). Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 10cm, điểm cực viễn cách mắt 50cm, đeo kính có
độ tụ -2 đp sát mắt thì nhìn rõ vật :
A.cách mắt 50cm và mắt không cần điều tiết B.ở gần nhất cách mắt một đoạn 10cm
C.ở xa vô cực nhưng mắt vẫn cần điều tiết D.ở xa vô cực mà mắt không cần điều tiết
Câu 7 (MH-NL-TP HCM): Một người mắt cận có điểm cực viễn cách mắt 50cm . Để nhìn rõ vật ở rất xa mà mắt
không phải điều tiết, người đó phải đeo sát mắt một kính có độ tụ bằng :
A. 2 dp . B. 0,5 dp C. 2 dp D. 0,5 dp
Câu 8 (Đề MH năng lực TP HCM): Mắt không có tật là mắt :
A.khi quan sát ở điểm cực viễn mắt phải điều tiết
B.khi quan sát ở điểm cực cận mắt không phải điều tiết
C.khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trên màng lưới
D.khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước màng lưới
§32. KÍNH LÚP
Câu 1 (TN2008). Một người mắt không có tật, có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 25 cm, quan sát một vật sáng nhỏ
qua kính lúp có tiêu cự 5 cm. Độ bội giác của kính lúp khi người đó ngắm chừng ở vô cực là :
A. 25. B. 12,5. C. 2,5. D. 5.
Câu 2 (CĐ2008). Trên vành của một kính lúp có ghi X2,5. Dựa vào kí hiệu này, ta xác định được
A. tiêu cự của thấu kính hội tụ làm kính lúp bằng 2,5 cm.
B. độ bội giác của kính lúp bằng 2, 5 khi mắt ngắm chừng ở điểm cực cận cách mắt 25 cm.
C. tiêu cự của thấu kính hội tụ làm kính lúp bằng 10 cm.
D. độ tụ của thấu kính hội tụ làm kính lúp bằng +2, 5 điốp.
Câu 3 (MH 2020). Một người có mắt không bị tật và có khoảng cực cận là 25 cm. Để quan sát một vật nhỏ, người
này sử dụng một kính lúp có độ tụ 20 dp. Số bội giác của kính lúp khi người này ngắm chừng ở vô cực là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 4 ( ĐH 2020). Một người dùng kính lúp để quan sát vật AB có chiều cao 10,8 m được đặt vuông góc với trục
chính của kính (A nằm trên trục chính). Khi mắt đặt sát sau kính và ngắm chừng ở điểm cực cận thì góc trông ảnh
của vật qua kính là  = 2,94.10-4 rad. Biết mắt người này có khoảng cực cận Đ = 20 cm. Tiêu cự của kính lúp bằng:
A. 4,0 cm. B. 5,5 cm. C. 5,0 cm. D. 4,5 cm.
Câu 5 ( ĐH 2020). Một người dùng kính lúp để quan sát vật AB có chiều cao 13,2 µm được đặt vuông góc với trục
chính của kính (A nằm trên trục chính). Khi mắt đắt sát sau kính và ngắm chừng ở điểm cực cận thì góc trông ảnh
của vật qua kính là α = 3,06.10-4 rad. Biết mắt người này có khoảng cực cận Đ = 20 cm. Tiêu cự của kính lúp bằng:
A. 5,0 cm. B. 4,0 cm. C. 5,5 cm. D. 4,5 cm.
Câu 6 (ĐH 2020-L2). Một người dùng kính lúp có tiêu cự f để quan sát một vật nhỏ. Khi mắt đặt sát sau kính và
ngắm chừng ở điểm cực cận thì số bội giác của kính lúp là 6. Biết mắt người này có khoảng cực cận
là 25cm. Tiêu cự của kính : A.6cm B.4,2cm C. 5,8cm D.5cm
Câu 7 (MH NL TP HCM): Người ta dùng một thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm để làm kính lúp. Độ bội giác của
kính này là : A.1,5X B.3X C.2,5X D.5X
Câu 8 ( MH năng lực TP HCM): Một kính lúp có tiêu cự f=5cm. Người quan sát mắt không có tật, có khoảng
nhìn rõ ngắn nhất Đ=25cm. Số bội giác của kính lúp khi người đó ngắm chừng ở vô cực bằng :
A.30 B.125 C.5 D.25
Câu 9(CĐ2008): Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50 cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ
bằng +25 điốp. Mắt đặt sát sau kính để quan sát ảnh của vật trong trạng thái mắt không điều tiết thì vật phải đặt
cách kính một đoạn :A. 100/27cm. B. 50/27cm. C. 200/27cm. D. 25/27cm.
Câu 10(ĐH2007). Một người mắt không có tật quan sát một vật qua một kính lúp có tiêu cự 10 cm trong trạng
thái ngắm chừng ở cực cận. Biết rằng mắt người đó có khoảng thấy rõ ngắn nhất là 24 cm và kính đặt sát mắt. Độ
bội giác của kính lúp và độ phóng đại ảnh qua kính lúp lần lượt là
A. 5, 5 và 5,5. B. 3, 4 và 3,4. C. 3, 5 và 5,3. D. 4, 5 và 6,5.
§33. KÍNH HIỂN VI
Câu 1 (TN 2007): Một người đặt mắt sau thị kính của một kính hiển vi quang học (gồm hai bộ phận chính là hai
thấu kính hội tụ đặt đồng trục, gọi là vật kính và thị kính) để quan sát ảnh của một vật sáng rất nhỏ. Ảnh của vật đó
được tạo bởi kính hiển vi có đặc điểm là
A. ảnh ảo, cùng chiều với vật. B. ảnh thật, ngược chiều với vật.
C. ảnh ảo, ngược chiều với vật. D. ảnh thật, cùng chiều với vật.
Câu 2 (ĐH 2008): Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự f1 = 1cm, thị kính với tiêu cự f2 = 4cm. Khoảng cách
giữa vật kính và thị kính là 17cm. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt Đ = 25cm. Độ bội giác của kính hiển vi khi
ngắm chừng ở vô cực là : A. 60. B. 85. C. 75. D. 80.
Câu 3( ĐH 2008). Một kính hiển vi quang học gồm vật kính và thị kính có tiêu cự lần lượt là 0,5cm và 4cm.
Khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng 20cm. Một người mắt không có tật, có điểm cực cận cách mắt 25cm,
sử dụng kính hiển vi này để quan sát một vật nhỏ. Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là :
A.19,75 B.25,25 C.193,75 D.250,25
Câu 4 (ĐH 2007). Một người mắt không có tật quan sát một vật qua một kính hiển vi trong trạng thái mắt không
điều tiết. Mắt người đó có điểm cực cận cách mắt 25 cm. Thị kính có tiêu cự 4 cm và vật ở cách vật kính 13/12 cm.
Khi đó độ bội giác của kính bằng 75. Tiêu cự vật kính f1 và độ dài quang học của kính hiển vi này là
A.f1=1,2cm và δ=16cm B.f1=0,8cm và δ=14cm. C.f1=0,5cm và δ=11 cm. D.f1=1cm và δ=12 cm.
§34. KÍNH THIÊN VĂN
Câu 1 (ĐH 2007): Một kính thiên văn khúc xạ có vật kính và thị kính là những thấu kính mỏng có tiêu cự lần lượt
là 120 cm và 5 cm. Độ bội giác của kính thiên văn này khi ngắm chừng ở vô cực bằng
A. 115. B. 600. C. 125. D. 24.
Câu 2 (ĐH 2007): Vật kính và thị kính của một loại kính thiên văn có tiêu cự lần lượt là +168 cm và +4,8 cm.
Khoảng cách giữa hai kính và độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực tương ứng là
A. 168 cm và 40. B. 172,8 cm và 30. C. 172, 8 cm và 35. D. 163, 2 cm và 35.
Câu 3 (TN 2008): Một kính thiên văn quang học có hai bộ phận chính là hai thấu kính hội tụ đặt đồng trục được
gọi là vật kính và thị kính. Một người mắt không có tật dùng kính thiên văn này để quan sát Mặt Trăng trong trạng
thái mắt không phải điều tiết. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 105 cm. Thị kính có tiêu cự 5 cm. Vật kính
có tiêu cự là: A. 525 cm. B. 21 cm. C. 100 cm. D. 110 cm.
Câu 4(CĐ2008): Một kính thiên văn quang học gồm vật kính là thấu kính có độ tụ +0,5 điốp và thị kính là thấu
kính có độ tụ +25 điốp. Một người mắt không có tật, quan sát một thiên thể từ Trái Đất bằng kính thiên văn này ở
trạng thái mắt không điều tiết. Độ bội giác của kính, khoảng cách giữa vật kính và thị kính lần lượt là:
A. 100 và 204 cm. B. 50 và 209 cm. C. 50 và 204 cm. D. 100 và 209 cm.
Câu 5 ( ĐH 2008). Một kính thiên văn quang học gồm vật kính và thị kính là các thấu kính hội tụ có tiêu cự lần
lượt là 1,2m và 6cm. Một người mắt không có tật, quan sát một thiên thể ở rất xa bằng kính thiên văn này trong
trạng thái mắt không điều tiết có góc trông ảnh là 5’. Góc trông thiên thể khi khôn dùng kính là :
A.0,5’. B. 0,25’. C. 0,35’. D. 0,2’.

You might also like