Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

II)Mối quan hệ Việt Nam với Apec

2.1: Những tác động của Apec với Việt Nam


*Về chính trị: là thành viên của Apec, Việt Nam có uy tín và tiếng nói lớn hơn trên
trường quốc quốc tế. Các hội nghị bộ trưởng thương mại và ngoại giao hàng năm
đặc biệt là hội nghị cấp cao của các nên kinh tế là cơ hội quý báu để thực hiện các
cuộc gặp cấp cao và tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng trong khu
vực.
*Về kinh tế: Apec là khu vực đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam với 65,6%
tổng số vốn đầu tư . Apec cũng là khu vực có lượng vốn hỗ trợ phát triển chính
thức(ODA) lớn nhất cho Việt Nam, trong đó Nhật Bản là nước có số vốn lớn nhất
trong tất cả các nước trên thế giới. Hạ tầng cơ sở Việt Nam được cải thiện đáng kể
một phần là nhờ vào nguồn vốn này. Việt Nam xuất khẩu vào các nước Apec cũng
chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các khu vực trên thế giới. trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam thì xuất khẩu vào các thành viên Apec đã chiếm 58% và năm
2003 chiếm tới 72,8%.
*10 năm tham gia Apec Việt Nam tích cực chủ động tham gia các chương trình
hợp tác kinh tế, thương mại đầu tư vào quá trình tự do hóa thương mại của Apec.
Việc tổ chức thành công Hội nghị cấp cap Apec 14 năm năm 2006 là bằng chứng
cho thấy những đóng góp to lớn của Việt Nam đối với khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương khẳng định năng lực và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
có biểu đồđồ
2.1.1:Thuận lợi khi tham gia Apec
Việc tham gia Apec đã tạo những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam
 Giúp tăng cường vị thế chính trị , tạo thêm được diễn đàn để phục vụ mục
đích đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Tham gia cơ
chế tiếp xúc đối thoại thường xuyên không chính thức ở cấp cao với các
nước lớn Châu á - Thái Bình Dương.
 Là diễn đàn quy tụ nhiều đối tác kinh tế hàng đầu ở Việt Nam chiếm 75%
FDI, 50% ODA, 73% xuất khẩu, 79% nhập khẩu của Việt Nam. Trên 80%
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và hơn 70% tổng số vốn đầu
tư của nước ngoài là thực hiện trên khu vực này.
 Việt Nam gia nhập Apec tạo nên những điều kiện mới cho hoạt động thương
mại và đầu tư phát triển. Tham gia Apec mở ra nhiều cơ hội trao đổi và giải
quyết vấn đề như kinh tế, chính trị, an ninh, còn là kênh quan trọng để thúc
đẩy hợp tác song phương với các nền kinh tế trong khu vực. Các hội nghị do
Apec tổ chức hàng năm là dịp Việt Nam tiến hành xúc tiến song phương ở
các cấp, đặc biệt là cấp câo nhằm củng cố quan hệ hợp tác Việt Nam với các
đối tác trong khu vực trong đó có nhiều đối tác hàng đầu.
 Việt Nam nhanh chóng nắm bắt kịp các thông tin cùng chiều hướng phát
triển của thế giới góp phần định hưởng và điều chỉnh chính sách trong nước
cho phù hợp, đóng góp vào luật chơi chung của khu vực.
 Nâng cao khả năng quản lí kinh doanh, mở rộng quan hệ thương mại và đầu
tư, thâm nhập thị trường. Các đối tác chủ yêu của nước ta chủ yếu là trong
apec đây là thị trường còn rất nhiều tiềm năng cần được khai thác và khai
thông.
 Các dự án hợp tác của Quỹ Apec tuy không tuy không lớn nhưng cũng góp
phần thúc đẩy quá trình cải cách trong trong nước và nâng cao năng lực của
đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập của ta trên nhiều lĩnh vực.
2.1.2 Thách thức khi gia nhập Apec.
a. Đối với chính phủ
 Nhận thức về Apec phần lớn là đội ngũ cán bộ, giới học giả, cộng đồng
doanh nghiệp cũng như quần chúng nhân dân còn nhiều hạn chế. Việc này 1
phần do công tác tuyên truyền, phổ biến về Apec mới chỉ được thực hiện ở
một mức độ nhất định về nội dung, hình thức, đối tượng.
 Hệ thống pháp luật về thương mại, đầu tư ở Việt Nam còn nhiều bất cập,
chưa thực sự phù hợp với thông lệ quốc tế. hệ thống chính sách thương mại
và chính sách vĩ mô có liên quan tới Việt Nam còn nhiều chồng chéo, chưa
đồng bộ, chưa thực sự khuyến khích quá trình mở rộng quan hệ buôn bán,
đầu tư, hợp tác kĩ thuật.
 Nguồn nhân lực bị hạn chế, đội ngũ cán bộ giỏi có chuyên môn cao và bề
dày kinh nghiệm trong hợp tác kinh tế còn thiếu.
b. Đối với cộng đồng doanh nghiệp
 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu
 Đa số các doanh nghiệp chưa có nhận thức sâu về các chương trình hợp tác
Apec
 Quan hệ hợp tác của doanh nghiệp Việt Nam và cộng động doanh nghiệp
trong khu vực còn nhiều hạn chế
 Các doanh nghiệp liên kết trong nước liên kết còn kém chưa chặt chẽ.
II) Những đóng góp của Việt Nam đối vớí Apec.
Với tư cách là thành viên chúng ta tham gia đầy đủ và có trách nghiệm vào
nhiều chương trình hợp tác Apec
Nổi bật là chúng ta đã tham gia đầy đủ và tích cực vào một số chương trình
hành động tập thể (CAPs ) trong các lĩnh vực Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn
(SCSC), thủ tục Hải quan. Kinh tế kỹ thuật (ECOTECH ).
+)chương trình Thẻ đi lại của doanh nhân APEC (ABTe)
+) chương trình hành động quốc gia cua APEC ( IAPs ).
Đây là những chương trình hữu hiệu trong việc thúc đẩy thuận lợi hóa
thương mại và đầu tư trong khu vực.
Trong những năm gần, các lĩnh vực hợp tác trong APEC ngày càng mở
rộng. Ngoài nội dung kinh tế thương mại truyền thống, ta con tham gia vào
các lĩnh vực hợp tác mới của APEC như an ninh con người, y tế, giáo dục,
du lich .
- Là một nền kinh tế đang phát triển có một số kinh nghiệm phát triển nhất
định, ta đã đóng góp hiệu quả vào một số lĩnh vực như thuỷ sản, nông
nghiệp, phòng chống dịch cúm gia cầm. dịch bệnh...thông qua việc chia sẻ
kinh nghiệm và thông tin với các nền kinh tế khác, nhất là với các nền kinh
tế đang phát triển của APEC.
- Chúng ta cùng học hỏi được nhiều kinh nghiệm hay của các nền kinh tế
phát triển hơn trong APEC. Ngoài lĩnh vực hợp tác cụ thể, ta cũng tham gia
vào một số công tác điều hành chung của APEC như tích cực tham gia vào
các Uỷ ban chủ chốt như: Ủy ban Thương mại và Đầu tư, Ủy ban Kinh tế,
ủy ban chỉ đạo của các quan chức cao cấp SOM ) về hợp tác kinh tế kỹ
thuật; các tiểu ban quan trọng về tiêu chuẩn hợp chuẩn,
-Đặc biệt, việc tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 14 nam 2006 là
bằng chứng cho thấy những đóng góp to lớn của Việt nam với khu vực Châu
A - Thái Bình Dương.
III) Phương hướng thúc đẩy hợp tác có hiệu quả trong hợp tác apec
Chủ động và tích cực tham gia vào các lĩnh vực mà ta có thế mạnh và lợi ích,
nghiêm túc thực hiện các cam kết trong apec và tranh thủ tối đa từ Giữ vững độc
lập, tự chủ, chủ quyền và bảo đảm lợi ích tối đa của Việt Nam trong hoạt động
APEC; kết hợp hài hòa giữa lợi ích của ta với lợi ích chung APEC; giữa lợi ích của
ta trong APEC với lợi ích trong các tổ chức và diễn đàn khu vực và quốc tế khác
mà ta tham gia.
- Kết hợp chặt chẽ và hiệu quả hoạt động đa phương với song. phương, tận dụng sự
hợp tác đa phương trong APEC để thúc đẩy quan hệ song phương của Việt Nam
với các nền kinh tế trong và ngoài APEC: đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác
song phương với các thành viên để củng cố, nâng cao hiệu quả hợp tác đa phương
trong APEC.
- Cần có sự chỉ đạo tập trung và thống nhất của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ và
nhịp nhàng giữa các bộ, ngành đẽ bảo đảm sự tham gia hiệu quả và nhât quản của
ta trong các hoạt động của APEC; đồng thời tăng cường đầu tư thích đáng về
nguồn lực và nhân lực để phát huy hiệu quả hợp tác trong APEC.

You might also like