Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều đã tiếp cận các bài học, tư liệu vài lần qua thể

loại văn bản thông tin.


Vậy các bạn có nhớ các văn bản thông tin nào mà các bạn đã từng học qua hay đọc qua không?
Gợi ý nhỏ: Trong chương trình ngữ văn lớp 10 chúng ta cũng đã từng tiếp cận qua
Mời:
Và sau đây là các văn bản thông tin mà chúng ta đã từng học:
(Tranh Đông Hồ -Nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt Nam; Nhà hát cải

lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống

Như vậy, theo trí nhớ và sự hiểu biết của các bạn thì văn bản thông tin là gì??/

Văn bản thông tin là loại văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin. Trong
đời sống, có nhiều loại văn bản thông tin khác nhau: báo cáo, bản tin, thông
báo, thư từ, diễn văn, tiểu luận,…

Thông qua các hoạt động trên chúng mình đã giúp các bạn ôn tập lại kiến
thức cũ về văn bản thông tin. Và ngày hôm các bạn hãy cùng nhóm chúng
mình tìm hiểu chi tiết hơn về văn bản thông tin với nội dung bài học BÀI 4:
NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (Văn bản thông tin)

Chúng ta sẽ bắt đầu với phần tri thức ngữ văn

+ Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn trang 83, các bạn hãy trình bày đặc điểm
của văn bản thông tin?

+ Tìm hiểu một số yếu tố của văn bản thông tin, điền vào bảng:

Một số yếu tố của văn bản thông tin Cách nhận diện/ xác định trong văn
bản

Một số yếu tố của văn bản thông tin Một số yếu tố của văn bản thông tin
Các yếu tố hình thức của văn bản - Nhan đề;

- Kí hiệu đánh dấu các phần, mục chú


thích cho hình ảnh;
- Bảng số liệu;

- Biểu đồ, sơ đồ, lược đồ; mô hình bản


đồ,...
Dữ liệu Sự thật hiển nhiên hoặc những phát
biểu/ tuyên bố được xác minh bằng
những bằng chứng cụ thể, được đo
lường, quan sát một cách khoa học và
mọi người công nhận.

=> Dữ liệu mang tính khách quan và là


yếu tố làm nên tính chính xác, đáng tin
cậy của văn bản thông tin.
Thái độ, ý kiến, quan điểm của - Những phát biểu thể hiện niềm tin,
người viết cảm nhận hoặc suy nghĩ của người viết
về một vấn đề/ đối tượng nào đó.

- Ý kiến, quan điểm có thể được/


không được xác minh bằng sự thật
hoặc chứng cứ cụ thể.

=> thái độ, ý kiến và quan điểm thường


mang tính chủ quan.
Thông tin cơ bản Thông tin quan trọng nhất mà người
viết muốn truyền tải văn bản. Thông tin
cơ bản được hỗ trợ bởi các thông tin
chi tiết.
Cách trình bày ý tưởng và thông tin - Ý chính và nội dung chi tiết.
dữ liệu
-Trật tự thời gian

- Cấu trúc nguyên nhân – kết quả.

- Cấu trúc so sánh – đối chiếu.

- Cấu trúc vấn đề – cách giải quyết.

I- TRI THỨC NGỮ VĂN (con quỳnh anh với quỳnh trâm làm mindmap nên không có làm
slide chữ cho cái này)
1. Văn bản thông tin:

+ Mục đích: cung cấp thông tin cho người đọc. Để truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả,
+ Sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều cách trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/
bảng biểu...),

+ Nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận...)

2. Các yếu tố hình thức trong văn bản thông tin:

+ Bao gồm cả phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

+ Mục đích: để biểu thị cách sắp xếp, cấu trúc thông tin trong văn bản hoặc làm cho các ý tưởng
và thông tin hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu.

+ Ví dụ: nhan đề; kí hiệu đánh dấu các phần, mục chú thích cho hình ảnh; bảng số liệu; biểu đồ,
sơ đồ, lược đồ; mô hình; bản đồ

3. Dữ liệu trong văn bản thông tin:


+ Là sự thật hiển nhiên hoặc những phát biểu/ tuyên bố được xác minh bằng những bằng
chứng cụ thể, được đo lường, quan sát một cách khoa học và mọi người công nhận
+ Dữ liệu mang tính khách quan và là yếu tố làm nên tính chính xác, đáng tin cậy của văn bản
thông tin.
4. Thái độ, ý kiến, quan điểm của người viết trong văn bản thông tin
+ Hình thức: dưới dạng những phát biểu thể hiện niềm tin, cảm nhận hoặc suy nghĩ của
người viết về một vấn đề / đối tượng nào đó.
+ Ý kiến, quan điểm có thể được/ không được xác minh bằng sự thật hoặc chứng cứ cụ thể,
(vì đó có thể là những suy nghĩ cảm tính hoặc diễn giải của người viết về thông tin, dữ liệu).
+ Vì vậy, thái độ, ý kiến và quan điểm thường mang tính chủ quan.
+ Cùng một dữ liệu, nhưng có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về dữ liệu đó
5. Thông tin cơ bản của văn bản: thông tin quan trọng nhất mà người viết muốn truyền tải qua
văn bản. Được hỗ trợ bởi các thông tin chi tiết.
6. Cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu: (trình bày theo một số cách nhất định để hỗ trợ
người đọc nhận ra mối liên hệ giữa chúng, như) : ý chính và nội dung chi tiết, trật tự thời
gian, cấu trúc nguyên nhân – kết quả, cấu trúc so sánh – đối chiếu, cấu trúc vấn đề - cách giải
quyết.

7. Cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo
• Trích dẫn
Trong tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu, việc trích dẫn giúp đảm bảo độ tin cậy, sự minh
bạch, tránh tình trạng đạo văn', đồng thời cho phép người đọc theo dõi và tìm được nguồn
trích dẫn. Có hai kiểu trích dẫn:

– Trích dẫn trực tiếp


Ví dụ: “Chắc hẳn nhiều người cũng đồng tình rằng tàu điện là kí ức đáng nhớ của Thủ đô trên
nhiều phương diện” (Vũ Hoài Đức, 2019)

– Trích dẫn gián tiếp

Ví dụ: Nguyễn Văn Trung (1986) cho rằng

• Lập danh mục tài liệu tham khảo

Danh mục tài liệu tham khảo được đặt ở cuối tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu. Hiện nay có
nhiều cách viết tài liệu tham khảo. Dưới đây là cách trình bày tài liệu tham khảo theo chuẩn
APA3:

Henderson, J. C. (2009). Food Tourism Reviewed. British Food Journal, 111(4), 317-326.

Nguyễn Văn Trung (1986). Câu đố Việt Nam. Hà Nội: Thời đại.

Vũ Hoài Đức. (2019). Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai. Tạp chí Kiến trúc, số 10. Truy
xuất ngày 29/9/2020 từ

LÀM POWERPOINT TỪ TRANG NÀY TRỞ XUỐNG

BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN

( VĂN BẢN THÔNG TIN )

VĂN BẢN 1: SƠN ĐÒONG – THẾ GIỚI CHỈ CÓ MỘT

Nội dung bài học

I- Tri thức ngữ văn


II- KHỞI ĐỘNG
III- TRONG KHI ĐỌC
IV- SAU KHI ĐỌC
V- TỔNG KẾT

I- TRI THỨC NGỮ VĂN ( MINDMAP)

II- KHỞI ĐỘNG:

Quan sát hình ảnh và thông tin sau:


-Sơn Đòong bắt đầu được biết đến từ năm 1990

-Hang động tự nhiên LỚN NHẤT THẾ GIỚI

-Chiều dài 9km

-Vòm hang có chỗ cao 200m, rộng hơn 150m

-Vị trí: Nằm tại xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam

-Nằm trong quần thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng

Qua những bức hình và thông tin gợi ý trên các bạn có biết đó là địa danh nào k

Chính xác đó là

Hang động lớn nhất Hành tinh và cung là hang động hùng vĩ nhất nằm ở Việt Nam.
Tổ chức kỷ lục Thế giới Guinness công nhận và bảo vệ
Và không có gì nghi ngờ đó chính là Hang Sơn Đoòng đứng Top 1 trong danh sách 10 hang
động kì vĩ nhẩt hành tinh. Vậy thì còn chừng chừ gì nữa mà hãy bắt đầu tìm hiểu Hang động
thú vị này thông qua văn bản” Sơn Đoòng - Thế giới chỉ có một” nhé!

Trong quá trình soạn bài các bạn có thêr chia bố cục văn bản này giúp mình nhé

-Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “lớn nhất thế giới vào năm 2010”: Sơn Đòong – hang động hùng vĩ lớn
nhất thế giới

+ Phần 2: Còn lại: Sự phát triển bền vững của hang Sơn Đòong

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi: Từ nhan đề “Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một”, đưa ra những suy nghĩ, dự đoán về thông
tin mà văn bản muốn đề cập đến về hang Sơn Đoòng.

Câu trả lời: Nhan đề cho ta thấy văn bản đang muốn đề cập đến nét nổi bật đặc sắc và các thông tin
liên quan về chiếc hang duy nhất thế giới – hang Sơn Đoòng.

III- TRONG KHI ĐỌC

Câu hỏi 1,2 ( trang 85): Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cung cấp thông tin gì cho bạn?
Cách trình bày các đề mục có gì đáng chú ý?

Câu trả lời:


Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cung cấp một số thông tin cho người đọc. Cụ thể:

- Vẻ đẹp của Sơn Đoòng (Đệ nhất kì quan): từ khi được phát hiện, đã khiến con người phải ngỡ
ngàng, choáng váng vì vẻ đẹp lộng lẫy của nó - vẻ đẹp có một không hai (không chỉ đồ sộ về quy mô
mà còn chứa đựng nhiều điều độc đáo).

- Vấn đề đặt ra: khai thác sao cho hiệu quả nhưng vẫn bảo vệ và giữ gìn được “báu vật”. (dòng 3-5,
đoạn 1, trang 85)

→ Cách trình bày đề mục được in đậm và tách dòng khoa học → Giúp người đọc dễ dàng theo dõi
văn bản và hiểu được ý chính của đoạn văn nhắc đến.

Câu hỏi 3 (trang 87) : Xác định dữ liệu và ý kiến/ quan điểm của người viết trong đoạn văn " Theo
số liệu chính xác .... quả là không giới hạn!"

Câu trả lời:

Trong đoạn văn " Theo số liệu chính xác … quả là không giới hạn!" (đoạn 6,trang 87) gồm:

- Dữ liệu: “Theo số liệu chính xác do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn An Thi Việt Nam (đơn vị đã thực
hiện scan 3D toàn bộ lòng hang vào năm 2014) cung cấp thì chiều dài nhánh chính của hang Sơn
Đoòng là 4,45 km( dòng 3). Khoảng cách nhìn từ nền lên tới trần hang bên trong, nơi cao nhất 203 m
(dòng 4 trang 87). Từ đỉnh cao nhất của hố sụt xuống đến nền hang, khoảng cách lên tới 304 m(dòng
5). Nơi lòng hang rộng nhất, theo kích thuớc đo đạc là 147m(dòng 6). Và thể tích của toàn bộ hăng
Sơn Đòong đạt tới 12,5 triệu mét khối(dòng 6) ”.

- Ý kiến/ quan điểm của người viết: “Với kích cỡ con người chỉ bé xíu bằng một chú kiếnkhi đặt trong
ma trận nhũ đá cùng vòm hang khổng lồ, chúng ta sẽ thấy khả năng tạo tác thần kì của mẹ thiên
nhiên quả là không giới hạn” (dòng 10-14, đoạn 6, trang 87);

Câu hỏi 4 (trang 88): Cụm từ " ngọc động" được thể hiện như thế nào? Qua cách dùng cụm từ ấy,
tác giả thể hiện tình cảm gì với Sơn Đoòng?

Câu trả lời:

-Cụm từ “ngọc động” (dòng 4 đoạn 10, trang 88) được hiểu là nơi hang động chứa những viên đá
hình cầu, cầu dẹt hoặc hình trứng,“ngọc động” thường hình thành trong những ngăn ruộng bậc
thang do canxi cấu thành.

-Từ cách sử dụng cụm từ ấy, thể hiện tình cảm trân trọng, yêu mến và tự hào về vẻ đẹp của những
viên đá đã tạo nên những cảnh sắc tuyệt đẹp trong hang.

Câu hỏi 5 (trang 89): Vì sao du lịch mạo hiểm, khám phá lại là hình thức khai thác du lịch phù hợp
với hang Sơn Đoòng?
Câu trả lời: Du lịch mạo hiểm, khám phá lại là hình thức khai thác du lịch phù hợp với hang Sơn
Đoòng vì:

+ Cách khai thác du lịch này phù hợp với bối cảnh hiện tại, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế và ít
tác hại đến hệ thống hang động độc nhất này.(dòng 2-3, đoạn 14, trang 89)

+ Hơn nữa, việc phát triển du lịch mạo hiểm này hạn chế tác động đến môi trường, môi sinh Hang
Én - nơi hội tụ đặc sắc nhất của loài chim này ở nước ta. Nếu bị tổn hại thì không chỉ Sơn Đoòng,
Hang Én mà toàn ngành du lịch Việt Nam sẽ mất đi vị thế trên bản đồ du lịch mạo hiểm thế giới và
khó có khả năng hồi phục. (dòng 4-10, đoạn 14, trang 89)

IV- SAU KHI ĐỌC

Câu 1 (trang 90, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Vẽ sơ đồ tóm tắt bố cục của văn bản. Bố cục ấy có mối
quan hệ như thế nào với nhan đề của văn bản?

(*Tự vẽ lại trên app ),

-Mối quan hệ giữa bố cục với nhan đề của văn bản: bố cục của văn bản cho thấy nội dung văn bản
phù hợp với nhan đề và là sự chi tiết hóa nội dung đang khái quát được nêu ở nhan đề, góp phần
triển khai, làm rõ nội dung thông tin được xác định ở nhan đề của văn bản.
Câu 2 (trang 90, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Phần văn bản “Sơn Đoòng – Đệ nhất kì quan” trình
bày dữ liệu và thông tin theo (những) cách nào? Dựa vào đâu bạn có thể xác định được như vậy?
Nhận xét về hiệu quả của (các) cách trình bày ấy trong văn bản.

Câu trả lời:

-Từ “Sơn Đòong bắt đầu” đến “lớn nhất thế giới vào năm 2010”( đoạn 2,3,4,5 trang 86). -> được
trình bày theo trật tự thời gian.

+ Năm 1990: Sơn Đòong được biết đến trong một chuyến đi rừng tình cờ của Hồ Khanh. (dòng 2-4,
đoạn 3)

+ Năm 2008: cuộc gặp gỡ giữa Hồ Khanh và Hao - ớt Lim- bớt cũng như nỗ lực của Hồ Khanh tìm
kiếm trở lại Sơn Đòong.( đoạn 3)

+ Năm 2009: Chính thức phát hiện và thám hiểm toàn bộ hang Sơn Đòong.( đoạn 5)
+ Năm 2010: Sơn Đòong được công bố là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.

( đoạn 5, dòng 4)

-Từ “Theo số liệu chính xác” đến “có lối đi ngoài” (đoạn 6,7,8,9,10,11; trang 87,88,89) -> được trình
bày theo mối quan hệ giữa ý chính và nội dung chi tiết

+ Ý chính: Hang Sơn Đòong được xem là Đệ nhất Kì quan

 Những đặc điểm đặc biệt của Sơn Đòong:


 Chiều dài, chiều cao, thể tích (đoạn 6)

 Nét đặc biệt của hang Én (đoạn 7)


 Thảm thực vật ở hai hố sụt (đoạn 9)

 Thế giới ‘’ngọc động’’ của Sơn Đòong. ( đoạn 10)


 Những cột nhũ đá của hang Sơn Đòong ( đoạn 11)

 ‘’Bức tường Việt Nam’’(đoạn 11)

 Cách trình bày thông tin theo trật tự thời gian có hiệu quả: Cung cấp thông tin và giúp người
đọc hiểu rõ hơn về lịch sử tìm kiếm và công nhận của hang Sơn Đòong

 Cách trình bày thông tin theo mối quan hệ giữa ý chính và nội dung chi tiết có hiệu quả :
Cung cấp minh chứng cho thấy Sơn Đòong xứng đáng được xem là Đệ nhất kì quan. Làm rõ
những dữ liệu cụ thể, chính xác. Tạo tính thuyết phục cho thông tin và người đọc.
Câu 3 (trang 90, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Nội dung chính của văn bản này là gì? Các yếu tố hình
thức của văn bản đã hỗ trợ như thế nào cho việc biểu đạt nội dung chính? Hãy lí giải.

Câu trả lời:

- Nội dung chính của văn bản: miêu tả vẻ đẹp huyền bí, độc đáo với không gian đồ sộ, vĩ đại bậc nhất
thế giới của Sơn Đoòng.

- Các yếu tố hình thức của văn bản đã hỗ trợ chứng minh và lý giải, bổ sung ý nghĩa cho việc biểu đạt
nội dung chính. Các thông tin cơ bản đóng vai trò hỗ trợ và làm rõ cho các thông tin quan trọng, từ
đó làm cho bài nghị luận mang tính xác thực, chính xác cao, tăng độ tin cậy với người đọc

+ Nhan đề và hệ thống đề mục: Làm rõ bố cục của văn bản, góp phần xác định, tóm tắt và làm nổi
bật nội dung chính, giúp người đọc có cơ sở định hướng, tiếp nhận nội dung của văn bản.

+ Sơ đồ hình ảnh: Minh họa trực tiếp, làm cho thông tin của văn bản trở nên cụ thể, rõ ràng, sinh
động, dễ hiểu, dễ hình dung hơn với người đọc.

+ Chú thích bên dưới phương tiện phi ngôn ngữ: bổ sung thông tin cho sơ đồ, hình ảnh, tạo sự kết
nối giữa những phương tiện phi ngôn ngữ với nội dung thông tin mà chúng hỗ trợ biểu đạt.

Câu 4 (trang 90, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Xác định thái độ của tác giả được thể hiện qua văn
bản và chỉ ra căn cứ để xác định (những) thái độ đó.

Câu trả lời:

-Thái độ của tác giả được thể hiện qua văn bản:

+ Thái độ ngợi ca, tự hào, với những đặc điểm đặc biệt của hang Sơn Đòong.

+ Thán phục với tạo tác kì diệu của thiên nhiên

+ Trân quý tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng cho quê hương, đất nước qua việc đề xuất định hướng
phát triển bền vững hang động lớn nhất thế giới – Sơn Đòong.

+ Tình yêu mến với quê hương nước nhà nói chung và Sơn Đoòng nói riêng.

-Thái độ được thể hiện qua một số chi tiết trong bài như:

“Sơn Đoòng được thế giới đánh giá rất cao” ( đoạn 12, trang 89)

“Sơn Đoòng là một trong những điểm đáng đến nhất thế giới” ( đoạn 12 trang 89), “thiên đường
dưới lòng đất”,...( đoạn 13, trang 89)
- Căn cứ xác định thái độ của tác giả thể hiện qua văn bản

+ Chọn trình bày những dữ liệu thể hiện rõ những điểm đặc biệt của hang Sơn Đòong tạo tính khách
quan và thuyết phục

 Những số liệu cụ thể về chiều dài, chiều cao và thể tích của hang Sơn Đòong. ( đoạn 6, trang
87)
 Cách lí giải về nguồn gốc và dữ liệu miêu tả về hang Én.(đoạn 7, trang 87)
 Dữ liệu về thảm thực vật ở Hố sụt Khủng Long, vườn Ê-đam. (đoạn 9, trang 88)
 Chiều cao về những cột nhũ đá, thế giới “ngọc động” và “bức tường Việt Nam”.( đoạn 10,11
trang 88,89)

+ Sử dụng từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp thái độ của tác giả

 Với kích cỡ con người chỉ bé xíu bằng một chú kiến khi đặt trong ma trận nhũ đá cùng vòm
hang khổng lồ, chúng ta sẽ thấy khả năng tạo tác thần kì của mẹ thiên nhiên quả là không
giới hạn.( dòng 10-14, đoạn 6, trang87)
 Ánh sáng tự nhiên từ các giếng trời này rọi xuống, tạo nên một thảm thực vật dày đặc, một
khu rừng nhiệt đới đặc biệt không nơi nào có được (đoạn 9, trang 88) “ngọc động”; “ruộng
bậc thang”….

+ Chọn lựa các yếu tố hình thức hỗ trợ cho việc biểu đạt thông tin của văn bản

 Nhan đề và đề mục thể hiện thái độ ngợi ca, tự hào của tác giả.
 Sơ đồ, hình ảnh và các chú thích có tác dụng làm cho nội dung trực quan cho người đọc, qua
đó làm nổi bật vẻ đẹp, nét độc đáo của Sơn Đòong, góp phần bộc lộ thái độ ngợi ca, tự hào
của tác giả đối với cảnh sắc quê hương.
+ Chọn trình bày ý kiến của chuyên gia hàng đầu để thể hiện rõ sự mong muốn, sự quan tâm đặc biệt
đến sự phát triển của hang

 Chọn trình bày ý kiến của những chuyên gia hàng đầu về hang động trong và ngoài nước để
thể hiện rõ sự mong muốn, sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề phát triển bền vững của hang
Sơn Đòong; qua đó, thể hiện thái độ trân quý của tác giả đối với những tuyệt tác mà thiên
nhiên ban tặng cho quê hương, đất nước.

Câu 5 (trang 90, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Tìm thông tin chính và các chi tiết được trình bày
trong đoạn văn: “Điểm đặc biệt của Sơn Đoòng là có hai hố sụt ... cây ưa bóng râm chen dày, thực
vật biểu sinh như tầm gửi, phong lan...”( đoạn 9,trang 88). Các chi tiết này đóng vai trò gì trong
việc thể hiện thông tin chính của đoạn văn?

Câu trả lời:

Thông tin chính của đoạn văn trên là: Sơn Đoòng có hai hố sụt

Chi tiết được trình bày:

- “ là phần vòm trần hang do những tác động khác nhau bị sập đổ, tạo nên “giếng trời”.

(dòng 1-2)

- “ánh sáng tự nhiên từ các giếng trời này rọi xuống, tạo nên một thảm thực vật dày đặc, một khu
rừng nhiệt đới đặc biệt không nơi nào có được” (dòng 3-4)

- “Thảm thực vật trong hố sụt thứ nhất chủ yếu là cây thân thảo và dương xỉ, số lượng không nhiều,
thường được gọi là Hố sụt Khủng Long”( dòng 4-6)

- “Thảm thực vật trong hố sụt thứ haiphong phú hơn nhiều, đây chính là khu rừng nhiệt đới có tên
gọi là Vườn Ê- đam. Có những cây cao tới 20-30m, đường kính gốc lên tới 40m” ( dòng 6-8)

- “Rừng có cả cây tán cao, tán hẹp, cây ưa bóng râm chen dày, thực vật biểu sinh như tầm gửi, phong
lan,..”( dòng 8-10)

→ Vai trò của thông tin chính và các chi tiết được trình bày trong đoạn văn: giúp việc lý giải và chứng
minh được rõ ràng, mạch lạc và chính xác nhất.
Câu 6 (trang 90, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Bạn có đồng ý với quan điểm của người viết được thể
hiện ở phần văn bản “Để phát triển hang động lớn nhất thế giới – Sơn Đoòng" không? Vì sao?

Câu trả lời: Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm của người viết được thể hiện ở phần văn bản “Để
phát triển hang động lớn nhất thế giới - Sơn Đoòng”. Vì: cách nhìn nhận, đặt vấn đề và đưa ra biện
pháp giải quyết của tác giả trong phần văn bản ấy vô cùng hợp lý, phù hợp,

đúng ý với các chuyên gia, đặc biệt là thích hợp với tình hình thực tế.

Câu 7 (trang 90, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Đề tài của văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một có
ý nghĩa như thế nào với ngành du lịch Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung? Từ đó, bạn có
suy nghĩ gì về việc khai thác và bảo tồn các kỳ quan thiên nhiên?

Câu trả lời:

- Đề tài của văn bản Sơn Đòong – Thế giới:

+ Đề tài của văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một ý nghĩa giúp người đọc biết được hoàn cảnh ra
đời và biết được các đặc điểm của Sơn Đoòng và biết được các biện pháp bảo vệ và phát triển Sơn
Đoòng điều đó có ý nghĩa thiết thực, quan trọng đối với việc khai thác, phát triển ngành du lịch
Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung

+ Đề tài góp phần khẳng định giá trị, thế mạnh của ngành du lịch Quảng Bình nói riêng và Việt Nam
nói chung.

+ Đề tài góp phần làm rõ định hướng phát triển bền vững các kì quan thiên nhiên trong quá trình
khai thác và bảo tồn.

- Suy nghĩ về việc khai thác và bảo tồn các kỳ quan thiên nhiên:

+ Việc khai thác và bảo tồn các kì quan thiên nhiên có thể thực hiện thông qua hoạt động du lịch.
Qua hoạt động hướng dẫn du lịch, du khách có cơ hội không chỉ được được tận mắt nhìn thấy trong
thực tế, mà còn được hiểu về giá trị các di sản văn hóa nơi mình đến du lịch.

+ Nhiều nơi đã lợi dụng du lịch để khai thác tài nguyên văn hóa dân gian chỉ với yếu tố thương mại
hóa, không có biện pháp bảo vệ, hoàn nguyên dẫn đến nguy cơ triệt phá di sản, mất đi giá trị đích
thực của các di sản văn hóa đó.

+ Đảm bảo tính lâu dài, bền vững.

+ Đầu tư khai thác du lịch mạo hiểm, khám phá là cực kì phù hợp
+ Các nhà quản lý, đầu tư, phát triển du lịch nên hết sức tỉnh táo, cân nhắc kỹ mối lợi và hại về lâu
dài, bởi lẽ dù trên thế giới có nhiều hang động, nhưng hang Sơn Đòong thì thế giới chỉ có một.

+ Sơn Đòong là một kì công của tạo hóa, nhưng để nó giữ mãi nét đẹp ban sơ và say đắm thì phải
dựa vào kì tích lao động, tình yêu, sự trân quý và tự hào mà con người dành cho nó. Và Sơn Đòong
mãi xứng đáng để được tỏa sáng đến mai sau.

Suy cho cùng...

V- TỔNG KẾT VĂN BẢN THEO THỂ LOẠI

-Mục đích của văn bản: cung cấp thông tin cho người đọc về hàng Sơn Đòong, tiềm năng phát triển,
thách thức phải đối mặt với du lịch thương mại và những giải pháp để giữ nguyên vẻ đẹp độc nhất
thế giới của Sơn Đòong.

-Sử dụng đa dạng, phong phú các yếu tố hình thức trong văn bản: gồm phương tiện phi ngôn ngữ
(hình ảnh hang trong bài); sơ đồ hang; chú thích

-Dữ liệu trong văn bản khách quan, chủ yếu là những thông tin đã được kiểm chứng từ những nguồn
uy tín: tờ Thời báo Niu – óoc ( The New York Times),

-Quan điểm, ý kiến của người viết:

+ Thể hiện sự trân trọng, tự hào về vẻ đẹp của hang Sơn Đòong.

+ Những lo ngại, trăn trở về sự phát triển du lịch của hang Sơn Đòong.

-Cách trình bày ý tưởng và thông tin dữ liệu đi từ ý chính đến nội dung chi tiết, trật tự thời gian

-Trích dẫn tài liệu: trực tiếp và gián tiếp


+ Trực tiếp: Chuyên gia hang động Hao- ớt Lim bơ cũng cho rằng: […] “ Sơn Đòong giữ được vẻ đẹp
hoang sơ khó có thể tìm được ở nơi nào khác trên thế giới. Việc bảo tổn Sơn Đòong chủ yếu phụ
thuộc vào bản thân người Việt Nam, từ du khách, chính quyền cho đến người dân sở tại”. (đoạn 15-
đoạn cuối, trang 89)

+ Gían tiếp: Tờ Thời báo Niu-Óoc (The New York Times) đánh giá Sơn Đòong là một trong những
điểm đáng đến nhất thế giới.(đoạn 12, trang 89)

You might also like