Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 63

Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS.

Nguyễn Anh Vũ

MỤC LỤC

64

Tài liệu tham khảo .....……………………………………………………………….... 65

1
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Anh Vũ đã giúp em hoàn thành đồ án
với đề tài “ Thiết kế bồn chứa DO theo tiêu chuẩn API”. Trong quá trình làm đồ án, em
đã nỗ lực hết sức mình, nhưng do trình độ thực tế còn có hạn nên bản đồ án này không
tránh được các thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để em tiến bộ hơn và
sửa lại sai xót .

Em xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.

Hà Nội, 2016

Sinh viên: Nguyễn Sĩ Hóa

Trần Mạnh Hùng

2
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

MỞ ĐẦU

Ngành công nghiệp xăng dầu đóng một vai trò quan trọng trong nền công nghiệp
thế giới cũng như của Việt Nam. Xăng dầu là nhiên liệu không thể thiếu đối với các
ngành công nghiệp, xăng dầu thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển.Nhiên liệu
Diesel là một trong những nhiên liệu sử dụng khá phổ biến và ngày nay trên thế giới đang
có xu hướng diesel hóa các loại động cơ. Như vậy, nhiên liệu diesel ngày càng được sử
dụng nhiều hơn so với động cơ xăng và có nhiều ứng dụng rộng rãi. Căn cứ vào nhu cầu
tiêu thụ nhiên liệu diesel của thị trường trong nước và thế giới, cũng như xu hướng phát
triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp xăng dầu trong tương lai, em nhận thấy việc xây
dựng bồn chứa diesel là vô cùng cần thiết, đáp ứng được nhu cầu của thị trường và chủ
động trong tồn chứa.

Bản đồ án tốt nghiệp của em với đề tài là:

“Tính toán thiết kế bồn chứa diesel với dung tích tồn chứa là 13.000 m3”

3
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN


1.1. Khái quát về dầu DO. [1]

Dầu Diesel (DO – Diesel Oil): là một loại nhiên liệu lỏng, là sản phẩm tinh chế từ
dầu mỏ có thành phần chưng cất nằm giữa dầu hoả (kesosene) và dầu bôi trơn
(lubricating oil), nặng hơn dầu lửa và xăng. Chúng thường có nhiệt độ bốc hơi từ 175 đến
370 độ C. Nhiên liệu diesel được sản xuất chủ yếu từ phân đoạn gasoil và là sản phẩm
của quá trình chưng cất trực tiếp dầu mỏ, có đầy đủ những tính chất lý hóa phù hợp cho
động cơ Diesel mà không cần phải áp dụng những quá trình biến đổi hóa học phức tạp.
Hàm lượng lưu huỳnh trong diesel rất quan trọng, hàm lượng càng nhỏ càng tốt, hàm
lượng cao sinh ra xăng gây ăn mòn động cơ, phá hỏng dầu nhớt bôi trơn, giảm tuổi thọ
của động cơ.
Dầu diesel ở Việt Nam: Việt Nam hiện nay đang lưu hành 2 loại dầu diesel là:

• Dầu DO 0,05S có hàm lượng lưu huỳnh không lớn hơn 500 mg/kg áp dụng cho phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ.
• Dầu DO 0,25S có hàm lượng lưu huỳnh không lớn hơn 2.500 mg/kg dùng cho phương
tiện giao thông đường thủy, được khuyến cáo không dùng cho các phương tiện giao thông
cơ giới đường bộ.

DO có hàm lượng lưu huỳnh (S) càng cao khi cháy sẽ gây ô nhiễm càng cao, sử dụng
DO 0,25S gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn DO 0,05S do đó dầu DO 0,05S có chất
lượng cao hơn nên giá thành cao hơn so với DO 0,25S.
Dầu diesel sử dụng chủ yếu cho động cơ diesel (đường bộ, đường sắt, đường thủy)
và một phần được sử dụng cho các tuabin khí (trong công nghiệp phát điện, xây dựng…).

4
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

1.2. Tình hình tiêu thụ và sản xuất nhiên liệu trong những năm qua.
 Cơ cấu tiêu thụ nhiên liệu

Hình 1.1: Cơ cấu tiêu thụ xăng dầu.


Xăng và dầu DO chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tiêu dùng năng lượng của thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng.
Nhu cầu chủ yếu đến từ khu vực giao thông vận tải (xăng và dầu diesel), chiếm 57%
tổng tiêu thụ. Các ngành công nghiệp và năng lượng, chiếm 19,2% và 6,9% lượng tiêu
thụ tương ứng, chủ yếu là tiêu thụ dầu diesel và dầu nhiên liệu với số lương dao động
trong khoảng 1,5-3 triệu tấn/năm (MTPA). Dầu nhiên liệu (FO) sẽ chiếm khoảng 16%
trong những năm từ 2013. Nhu cầu JetA1 dự kiến sẽ chiếm khoảng 4% đến năm 2020 và
duy trì ở mức 3% từ năm 2020. Tiêu thụ xăng và dầu diesel sẽ tăng lên, bù đắp sự suy
giảm trong dầu nhiên liệu và tiêu thụ jetA1. Nếu chỉ tính đến những dự án có khả năng
được thực hiện, công suất lọc dầu của Việt Nam sẽ đạt khoảng 31 triệu tấn trong năm

5
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

2020, 36 triệu tấn vào năm 2021 ở mức tối đa. Theo đó, nhập khẩu các sản phẩm xăng
dầu sẽ giảm, Việt Nam sẽ có nguồn thặng dư xăng và jetA1.

 Tình hình tiêu thụ


Mức tiêu thụ dầu của Việt Nam được đánh giá là tăng nhanh nhất trong khu vực.
Diễn biến này góp phần khiến Việt Nam từ một nước sản xuất dầu trở thành nước tiêu thụ
dầu từ năm 2010. Xét đến sự gia tăng trong sản xuất thiết bị điện tử trong 3 năm qua,
ngân hàng ANZ dự kiến mức tiêu thụ dầu sẽ tiếp tục tăng khi tổng nhu cầu năng lượng
theo kịp với nhu cầu tăng trưởng sản xuất.

 Tình hình sản xuất


Việt Nam vừa là nước xuất khẩu dầu thô vừa là nước nhập khẩu các sản phẩm dầu đã
qua xử lý.
Dẫn báo cáo thống kê về năng lượng thế giới 2014 của ANZ cho biết, Việt Nam nắm
giữ 0,3% trữ lượng dầu đã dược phát hiện của thế giới, khoảng 4,4 tỷ thùng. Tại khu vực
Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam có tỷ lệ dự trữ so với sản xuất cao nhất ở mức 34,5
– cao hơn các nước xuất khẩu dầu truyền thống như Brunei, Indonesia và Malaysia.
Việt Nam có tỉ lệ hệ số dự trữ/ sản xuất (R/P) rất cao, trong đó (R/P) của dầu thô là
32,6 lần (đứng đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương và thứ 10 thế giới) và chỉ số R/P
của xăng dầu là 66 (đứng đầu châu Á Thái Bình Dương và thứ 716 thế giới). Điều này
cho thấy sự phát triển tiềm năng trong tương lai của ngành này là rất cao.
Để phát triển nguồn cung xăng dầu trong nước, Việt Nam đang lên kế hoạch đưa một
số nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động trong tương lai gần. Theo đó, công suất lọc dầu của
Việt Nam sẽ rơi vào khoảng 31 triệu tấn mỗi năm vào năm 2020, 36 triệu tấn vào năm
2021 ở mức tối đa.

1.3. Các dự án nhà máy lọc dầu đang thi công.

 Dự án nhà máy lọc dầu Vũng Rô

Nhà máy đang được phát triển bởi Techno-Star. Công suất của nhà máy được dự
báo là 160 kbpd với vốn đầu tư 3.2 tỷ USD.

6
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Dự án dự định được đặt tại tỉnh Phú Yên. Xây dựng tại Vũng Rô được lên kế hoạch
để bắt đầu vào năm 2013, sử dụng công nghệ thiết kế của UOP LLC (Honeywell-Mỹ),
dự kiến sẽ đi vào hoạt động sau năm 2015. Vũng Rô có 100% vốn đầu tư nước ngoài.

 Dự án lọc dầu Nhơn Hội

Nhà máy sẽ đi vào hoạt động sau năm 2020. Dự án này sẽ được đặt tại Nhơn Hội,
Bình Định với vốn đầu tư khoảng 27 tỷ USD. Nhà máy lọc dầu Nhơn Hội dự kiến sẽ có
công suất 666 kpbd. Chỉ riêng một nguồn cung từ nhà máy này đã đủ cho tiêu thụ trong
nước. Chủ đầu tư là Tập đoàn PTT (Thái Lan).

 Dự án lọc hóa dầu Vân Phong.

Nhà máy lọc dầu thứ tư dự kiến được xây dựng với công suất 10 triệu tấn (200
kbpd). Dự án dự định được đặt tại khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa với diện tích
304,5 ha, gần tuyến đường sắt chính Bắc-Nam và đường cao tốc. Dầu thô cho nhà máy
lọc dầu Vân Phong sẽ đến từ nhập khẩu, dự kiến từ Singapore hoặc Trung Đông. Về mặt
tiến độ, Petrolimex ban đầu dự định hoàn thành vào năm 2015, nhưng ngày này có thể
sẽ được hoãn lại đến năm 2020.

 Dự án lọc hóa dầu Long Sơn.

Dự án lọc hóa dầu Long Sơn nằm ở Vũng Tàu, bên cạnh các dự án lưu trữ dưới lòng
đất PVOS, trên diện tích 810 ha. Nhà máy nằm ở vị trí chiến lược, gần với các tuyến
đường đường biển quốc tế chạy gần các khu công nghiệp hiện có, và có các tiện ích và
dịch vụ đầy đủ. Nhà máy lọc dầu Long Sơn dự kiến sẽ tinh lọc 200 kbpd dầu thô, sản
xuất khoảng 10 MTPA các sản phẩm dầu khí với thông số kỹ thuật tối thiểu EURO IV.
Tổng mức đầu tư dự kiến là 6 tỷ USD với PetroVietnam và Công ty TNHH Dầu Ả Rập
(AOC) lần lượt chiếm 29% và 35,5% cổ phần. Nhà máy lọc dầu dự kiến sẽ đi vào hoạt
động trong năm 2020.

 Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn

7
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, hiện đang trong giai đoạn thăm dò và khai thác,
nằm ở thành phố Thanh Hóa, phía Bắc của Việt Nam với diện tích 926 ha. Nhà máy lọc
dầu sẽ có công suất 10MTPA với tổng vốn đầu tư dự kiến 7,5 tỷ USD. Việc xây dựng tại
Nghi Sơn sẽ bắt đầu vào tháng năm 2013, và nhà máy lọc dầu dự kiến sẽ đi vào hoạt
động vào cuối năm 2014. Nghi Sơn là một nhà máy lọc phức tạp cao có kích thước
trung bình, được thiết kế để cung cấp cho thị trường nội địa Việt Nam đang phát triển,
có khả năng tăng gấp đôi quy mô về sau. Hợp đồng EPC được ký kết vào ngày 27 tháng
1 năm 2013 và việc xây dựng bắt đầu vào tháng 7- 2013. Tổng giá trị hợp đồng EPC
vào khoảng 5 tỷ USD.
Dự báo đến năm 2018, Việt Nam sẽ có thể cung cấp tối đa là 6,3 triệu tấn sản phẩm
xăng dầu (bao gồm cả 0,8 triệu tấn từ nhà máy chế biến khí ngưng tụ nhỏ) đến thị
trường trong nước, chiếm khoảng 50% tổng nhu cầu.

1.4. Tổng quan về bồn chứa [2]


1.4.1. Vai trò của bồn chứa tiêu chuẩn API 650, tiêu chuẩn ASME…
Là nơi tiếp nhận nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất, và tồn trữ sản phẩm sau
sản xuất. Bồn chứa giúp ta nhận biết được số lượng tồn trữ. Tại đây diễn ra các hoạt động
kiểm tra chất lượng, số lượng, phân tích các chỉ tiêu trước khi xuất hàng.

Bồn chứa được hỗ trợ bởi các hệ thống thiết bị phụ trợ: van thở, nền móng, thiết bị
chống tĩnh điện, mái che …

1.4.2. Phân loại bồn chứa

* Phân loại theo hình dạng bồn chứa

a. Bồn chứa hình trụ đứng:

8
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Hình 1.2: Bồn trụ đứng

Ưu điểm:

Bồn trụ đứng có thể chứa với dung tích lớn, có khi lên tới 50.000 m 3, có thể dung
bồn trụ đứng để chứa các chất như xăng, dầu mazut, và chứa hóa chất, …

Đối với bồn chứa có dung tích lớn thì dùng bồn trụ sẽ tiết kiệm được không gian
lắp đặt thiết bị và chi phí đầu tư ban đầu.

Nhược điểm:

Tổn thất nhiên liệu lớn so với các loại bồn khác.

Khả năng xảy ra sự cố cao.

Do các thiết bị đi kèm với bồn trụ thường lớn nên chi phí đầu tư cho thiết bị lớn.

b. Bồn trụ ngang:

9
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Hình 1.3: Bồn trụ ngang

Ưu điểm:

Bồn trụ ngang có ưu điểm chính là có hình dạng đơn giản, dễ chế tạo, có khả năng
chế tạo tại các nhà máy rồi vận chuyển đến nơi xây dựng.

Chi phí đầu tư không cao, phù hợp cho việc chứa nhiên liệu với công suất tồn chứa
nhỏ.

Đảm bảo độ an toàn trong quá trình vận hành, xây dựng.

Nhược điểm:

Nhược điểm chính của bồn trụ ngang là tốn chi phí để xây dựng các gối tựa.

Không gian lắp đặt thiết bị lớn.

Dung tích bồn chứa không lớn, thường là dưới 2000 m3

Cần quan tâm đến sự dãn dài vì nhiệt của thiết bị trong quá trình chế tạo, lắp đặt và
vận hành.

c. Bồn cầu:
Bồn cầu thường được dùng để chứa hơi hóa lỏng với áp lực dư Pd = 0,25 → 1,8 MPa.

Hình 1.4: Bồn cầu


Ưu điểm:

10
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Bồn cầu có ưu điểm là có khả năng chịu được áp suất cao, vì thế bồn cầu thường
dùng để chứa hơi hóa lỏng với áp lực dư Pd = 0,25 → 1,8 MPa.

Nhược điểm:

Bồn cầu có cấu tạo phức tạp hơn nhiều so với bồn trụ, và dung tích của bồn cầu
không lớn, thể tích bồn V= 600 → 4000 m3.

d. Bồn chứa hình giọt nước.


Hình 1.5: Bồn chứa hình giọt nước

Bồn chứa hình giọt nước thường được dùng để chứa các chất có hơi đàn hồi cao,
nhược điểm của bồn chứa hình giọt nước chế tạp và lắp đặt thiết bị khá phức tạp.

Phân loại theo xây dựng.

Bồn ngầm: được đặt bên dưới mặt đất, thường sử dụng trong các cửa hàng bán lẻ.

Bồn nổi: được xây dựng trên mặt đất, được sử dụng ở các kho lớn.

Bồn nửa ngầm: Loại bồn có ½ chiều cao bồn nhô lên mặt đất, nhưng hiện nay còn rất
ít.

Bồn ngoài khơi: được thiết kế nổi trên mặt nước, có thể di chuyển từ nơi này đến nơi
khác một cách dễ dàng.

Bảng 1. So sánh hai loại bồn ngầm và bồn nổi:

Bồn ngầm Bồn nổi

11
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

- An toàn: đây là lí do chính vì bảo dảm - Chi phí xây dựng thấp.
- Bảo dưỡng thuận tiện: dễ dàng súc
phòng cháy tốt và nếu có rò rỉ thì dầu
rửa, sơn và sửa chữa bồn.
cũng không lan ra xung quanh.
- Dễ dàng phát hiện vị trí rò rỉ xăng dầu
- Ít bay hơi: do không có gió, không trao
ra bên ngoài.
đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
- Tạo mặt bằng thoáng.

* Phân loại theo đặc điểm của dung tích chứa:

Bồn chứa có thể tích cố định: Là loại bồn chứa có thể tích không đổi (mái tĩnh, bồn
cầu).

Bồn chứa có thể tích thay đổi: Là loại bồn chứa có thể tích thay đổi (bồn có mái phao
ngoài là mái cố định còn có mái phao nổi lên bề mặt chất lỏng, bồn mái nổi - bản thân là
mái phao).

* Phân loại theo khả năng chịu áp suất:

Bồn cao áp: áp suất chịu đựng trong bồn > 200 mmHg.
÷
Bồn áp lực trung bình: áp suất từ 20 200 mmHg thường bồn KO, DO.
Bồn áp thường: áp = 20 mmHg áp dụng bồn dầu nhờn, FO, bồn mái phao.

* Phân loại theo vật liệu làm bồn.

a. Bồn kim loại: làm bằng thép, áp dụng cho hầu hết các bồn lớn hiện nay.

Ưu điểm:

Khó bị nứt vỡ, rò rỉ.


Chịu áp suất tương đối cao.
Kích thước bồn không hạn chế.
Chế tạo nhanh, lắp ráp và sửa chữa dễ dàng.
Nhược điểm:
Dễ bị gỉ và ăn mòn. Do vậy tuổi thọ thấp.
Dẫn nhiệt tốt làm tổn hao bay hơi dầu nhẹ nhiều.

Chứa dầu nặng thì hiệu suất giữ nhiệt thấp do mất mát nhiệt.

12
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

b. Bồn phi kim: làm bằng vật liệu như: gỗ, composit, nhựa, bê tông… nhưng chỉ
áp dụng cho các bồn nhỏ.

Ưu điểm:
Khả năng chịu nhiệt tốt không bị gỉ nên tuổi thọ khá cao.

Chi phí thấp.

Nhược điểm:

Xăng dầu ngấm qua bêtông tốt nên cần giải quyết tốt vấn đề chống ngấm khi làm
bằng bêtông.
Áp suất chịu không cao.

* Phân loại mái bồn chứa:

 Mái nón không có cột chống trung tâm.

Hình 1.6: Mái nón không có cột chống trung tâm

Ưu điểm: Chế tạo lắp ráp đơn giản, được sử dụng trong việc lắp ráp chế tạo các bồn
có đường kính nhỏ hơn 15m.

Nhược điểm: Không sử dụng được trong các bồn chứa có đường kính lớn hơn 15m,
vì khả năng chịu tải của mái nón không có cột chống trung tâm là không tốt khi mái có
đường kính lớn.

 Mái nón có cột chống trung tâm

13
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Hình 1.7: Mái nón có cột chống trung tâm

Ưu điểm: Do có cột chống trung tâm nên khi đường kính của mái lớn hơn 15m và
nhỏ hơn 25m thì mái nón trung tâm thường được sử dụng, mái nón có cột chống trung
tâm còn có ưu điểm dễ chế tạo hơn mái cầu khi sử dụng cho có đường kính lớn.

Nhược điểm: Chế tạo và lắp đặt phức tạp.

 Mái cầu không có cột chống trung tâm:

Hình 1.8: Mái cầu không có cột chống trung tâm

Ưu điểm: Mái cầu đuợc sử dụng khi chế tạo các bồn có đường kính lớn hơn 25m do
lực phân bố tác dụng lên mái cầu đều hơn đối với mái nón.

Nhược điểm: Mái cầu không có cột chống trung tâm khó chế tạo và lắp đặt, khi lắp
đặt cần có công nhân có trình độ cao.

 Mái dome (một dạng của mái cầu)

Kết cấu mái là hệ thống giàn không gian được cấu tạo từ các thanh dầm chữ I, liên
kết với nhau thông qua hệ thống bulong và bản đệm, được bao che kín nhờ các panel mái,
tất cả hệ thống đều sử dụng vật liệu là hợp kim nhôm (aliminum). Ưu điểm của hệ kết
cấu mái là lắp dựng đơn giản, trọng lượng nhẹ do đó giảm được tải trọng tác dụng lên
thân bồn, móng bồn, do đó giảm được chi phí xây dựng. Kết cấu mái gồm 2 thành phần
chính:

14
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Hệ thống khung đỡ không gian với các nút liên kết đặc biệt. Các phần tử thanh được

Hình 1.9: Kết cấu nút liên kết của mái dome

cấu tạo từ dầm chữ I và được liên kết vứi nhau bằng bulong thông qua bản đệm.

Cấu tạo của hệ thống như sau:

• Silicone sealant: chất bịt silicone


• Gusset cover: nắp kẹp
• Lock bolts: bulong liên kết
• Dome strut: dầm vòm
• Panel: tấm mái
• Batten: tấm lót
• Silicone gasket: miếng đệm silicone

Hệ thống panel kín được liên kết vững chắc vào các phần tử thanh.

Kết cấu mái này được liên kết và đỡ bởi bồn thông qua các khung đỡ được bố trí đều
xung quanh thành bồn.

Các tính chất đặc trưng của kết cấu này như sau:

• Bảo dưỡng đơn giản, không cần phá vỡ kết cấu và không cần sơn phủ
15
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

• Đảm bảo tính kín nước, kết quả thí nghiệm cho thấy loại mái này loại trừ được sự đi vào
của nước mưa.
• Giảm sự hấp thụ nhiệt bởi tác động bên ngoài do cấu tạo mái từ aluminum là hợp kim có
màu sáng trắng.
• Phù hợp với tất cả các loại sản phẩm của bồn chứa.
• Có trọng lượng nhẹ và vượt nhịp lớn do được chế tạo từ hợp kim aluminum và thép
không gỉ.
• Có thể thử và điều chỉnh với những thay đổi nhỏ nhất.
• Tuổi thọ của kết cấu mái có thể trên 50 năm.
• Đáp ứng được yêu cầu thiết kế cho những bồn chứa đặc biệt.
• Dễ dàng lắp đặt, có thể lắp đặt trên mặt đất sau đó tiến hành cẩu mái lên hoặc lắp đặt trực
tiếp trên bồn.
• Có thể thiết kế cho tải trọng gió và tuyết lớn.
 Mái cầu có cột chống trung tâm:

Hình 1.10: Mái cầu có cột chống trung tâm


Mái cầu có cột chống trung tâm thường được sử dụng khi đường kính bồn chứa lớn
hơn 25 m, tải trọngvà áp suất dư tác dụng lên mái là lớn.

1.4.3. Chọn loại mái bồn chứa:

Việc chọn dạng mái phụ thuộc chiều và độ lớn tác dụng của tải trọng mái và
đường kính của bồn chứa. Theo tiêu chuẩn API 650, khi đường kính bồn chứa nhỏ hơn 15
m và áp suất trong không lớn thì ta có thể dùng mái bồn chứa dạng mái nón không chống
trung tâm, còn khi đường kính từ 15m đến 25m thì dùng mái nón có cột chống trung tâm,
còn khi đương kính mái bồn chứa lớn hơn 25 m thì ta phải sử dụng mái cầu. Với phương
án thi công chế tạo bồn chứa hình trụ với đường kính thân bồn 40m, để thuận tiện cho
việc chế tạo và lắp đặt và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về độ bền cho mái bồn chứa, ta

16
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

chọn phương án thiết kế mái bồn chứa dạng mái hình vòm (mái dome) ko cột chống
trung tâm.

CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ

2.1. Các bước tính toán và thiết kế bồn bồn

Bồn chứa trong ngành dầu khí chủ yếu dùng để chứa các sản phẩm nhiên liệu như:
khí, xăng, DO,… và các nguyên liệu của ngành hóa dầu như: VCM, butadiene,…Các sản
phẩm dầu khí có khả năng sinh ra cháy nổ cao, mức độ độc hại nhiều nên đòi hỏi phải
được thiết kế cũng như tính toán hết sức cẩn thận. Các hệ thống phụ trợ kèm theo cũng
phải được tính toán tỉ mỉ, bố trí phù hợp, nhất là hệ thống phòng cháy chữa cháy, bố trí
mặt bằng nhằm hạn chế tối thiểu khả năng xảy ra cháy nổ cũng như khắc phục khi xảy ra
sự cố.
Quá trình tính toán bồn bồn gồm các bước sau:

 Xác định các thông số công nghệ bồn chứa

17
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Các thông số công nghệ bồn chứa bao gồm:

- Thể tích của bồn chứa V


- Các kích thước cơ bản như: chiều cao bồn trụ (l), đường kính phần trụ (d), chiều cao phần
nắp bồn chứa (h), loại nắp bồn chứa.
- Các thiết bị lắp đặt trên bồn chứa, bao gồm: các valve áp suất, các thiết bị đo áp suất, đo
mực chất lỏng trong bồn, đo nhiệt độ.
- Vị trí lắp đặt các thiết bị trên bồn chứa.
- Các yêu cầu về việc lắp đặt các thiết bị trên bồn chứa.
- Lựa chọn vật liệu làm bồn.

Các sản phầm dầu khí chứa trong bồn chứa thường có áp suất hơi bảo hòa lớn, nhiệt
độ hóa hơi thấp và có tính độc hại.

Mức độ ăn mòn của các sản phẩm dầu khí này thường thuộc dạng trung bình, tùy
thuộc vào loại vật liệu làm bồn, nhiệt độ môi trường mà mức độ ăn mòn của các sản
phẩm này có sự khác nhau.

Khi xét đến yếu tố ăn mòn, khi tính toán đến chiều dày bồn, ta tính toán thời gian sử
dụng, từ đó tính được chiều dày cần phải bổ sung đảm bảo cho bồn ổn định trong thời
gian sử dụng.

Việc lựa chọn vật liệu còn phụ thuộc vào yếu tố kinh tế, vì đối với thép hợp kim có
giá thành đắt hơn nhiều so với thép cacbon thường, công nghệ chế tạp phức tạp hơn, giá
thành gia công đắt hơn nhiều, đòi hỏi trình độ tay nghề của thợ hàn cao.

Sau khi lựa chọn được vật liệu làm bồn, ta sẽ xác định được ứng suất trong tương
ứng của nó, đây là một trong những thông số quan trọng để xác định chiều dày bồn. Đối
với các loại vật liệu khác nhau thì ứng suất khác nhau, tuy nhiên giá trị này không chênh
lệch nhiều.

 Xác định giá trị áp suất tính toán.

Đây là một thông số quan trọng để tính toán chiều dày bồn bồn. Áp suất tính tán bao
gồm áp suất hơi cộng với áp suất thủy tĩnh của cột chất lỏng gây ra:
Ptt = Ph + ρ gH

18
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Trong đó:

Ptt: áp suất tính toán.


Ph: áp suất hơi.
ρ
: khối lượng riêng sản phẩm chứ trong bồn ở nhiệt độ tính toán.
g = 9.81 (m/s2): gia tốc trọng trường.
H: chiều cao mực chất lỏng trong bồn.

Thường ta tính chiều dày chung cho cả bồn chứa cùng chịu một áp suất (nghĩa là áp
suất tính toán chung cho cả bồn chứa).

Đối với các sản phẩm dầu khí chứa trong bồn cao áp, áp suất tính toán thường có giá
trị:

Propan : 18 (at)
Butan : 9 (at)
Bupro : 13 (at)
 Xác định tác động từ bên ngoài.

Các tác động bên ngoài bao gồm:

Tác động của gió: Gió có thể tác động đến bồn, ảnh hưởng tới độ ổn định của bồn,
làm cho bồn bị uốn cong hay tác động đến hình dáng bồn. Tuy nhiên với bồn cao áp, do
hình dáng cũng như cách đặt bẻ nên ảnh hưởng của gió tác động lên bồn thấp. Ảnh hưởng
của gió có thể bỏ qua nếu như ta xây tường bảo vệ hoặc đặt bồn ở vị trí kín gió.

Tác động của động đất: Đây là một tác động hi hữu, không có phương án để chống
lại. Tuy nhiên khi xét đến phương án này, ta chỉ dự đoán và đảm bảo cho các sản phẩm ko
bị thất thoát ra ngoài, nhưng việc này cũng ko thể chắc chắn được. Phần lớn các tác động
này không thể tính toán được vì sự phức tạp của động đất. Tác động này gây ra hiện
tượng trượt bồn ra khỏi chân đỡ, cong bồn, gãy bồn. Tốt nhất ta nên chọn khu vực ổn
định về địa chất để xây dựng.

 Xác định chiều dày bồn

Xác định tiêu chuẩn thiết kế: ASME section VIII. Div.1, API650

19
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

σ cp
Xác định được ứng suất cho phép của loại vật liệu làm bồn chứa:
Xác định áp suất tính toán bồn chứa: Ptt
C = C a + Cc
Xác định hệ số bổ sung chiều dày do ăn mòn:
Các thông số công nghệ như: Đường kính bồn chứa (D), chiều dài phần hình trụ (L).
Các thông số về nắp bồn chứa: Loại nắp bồn chứa, chiều cao nắp bồn chứa.

 Xác định các lỗ trên bồn

Đi kèm với bồn là hệ thống phụ trợ bao gồm có các cửa người, các lỗ dùng để lắp các
thiết bị đo như nhiệt độ, áp suất, mực chất lỏng trong bồn, các lỗ dùng để lắp đặt các ống
nhập liệu cho bồn, ống xuất liệu, ống vét bồn, lắp đặt các van áp suất, các thiết bị đo nồng
độ hơi sản phẩm trong khu vực bồn chứa.

Các thiết bị phụ trợ lắp đặt vào bồn có thể dùng phương pháp hàn hay ren. Thường
đối với các lỗ có đường kính nhỏ ta thường dùng phương pháp ren vì dễ dàng trong công
việc lắp đặt cũng như trong công việc sửa chữa khi thiết bị có sự cố.

Khi tạo lỗ trên bồn chứa cần chú ý đến khoảng cách giữa các lỗ thùng như việc tăng
cứng cho lỗ.

 Các ảnh hưởng thủy lực đến bồn chứa

- Áp suất làm việc cực đại: là áp suất lớn nhất cho phép tại đỉnh của bồn chứa ở vị trí
hoạt động bình thường tại nhiệt độ xác định đối với áp suất đó. Đó là giá trị nhỏ nhất
thường được tìm thấy trong tất cả các giá trị áp suất làm việc cho phép lớn nhất ở tất cả
các phần của bồn chứa theo nguyên tắc sau và được hiệu chỉnh cho bất kỳ sự khác biệt
nào của áp suất thủy tĩnh có thể tồn tại giữa phần được xem xét và đỉnh của bồn chứa.

Nguyên tắc: áp suất làm việc cho phép lớn nhất của một phần của bồn chứa là áp
suất trong hoặc ngoài lớn nhất bao gồm cả áp suất thủy tĩnh đã nêu trên cùng những ảnh
hưởng của tất cả các tải trọng kết hợp có thể xuất hiện cho việc thiết kế đồng thời với
nhiệt độ làm việc, bề dày kim loại thêm vào để đảm bảo ăn mòn.

20
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Áp suất làm việc lớn nhất cho phép có thể được xác định cho nhiều hơn một nhiệt độ
hoạt động, khi đó sử dụng ứng suất cho phép ở nhiệt độ đó.

Thử nghiệm áp suất thủy tĩnh được thực hiện trên tất cả các loại bồn sau khi tất cả
các công việc lắp đặt được hoàn tất trừ công việc chuẩn bị hàn cuối cùng và tất cả các
kiểm tra đã được thực hiện trừ những yêu cầu kiểm tra sau thử nghiệm.

Bồn chứa đã hoàn tất phải thỏa mãn thử nghiệm thủy tĩnh.

Những bồn thiết kế cho áp suất trong phải được thử áp thủy tĩnh tại những điểm của
bồn có giá trị nhỏ nhất bằng 1,5 lần áp suất làm việc lớn nhất cho phép (áp suất làm việc
lớn nhất cho phép coi như giống áp suất thiết kế).

Thử nghiệm thủy tĩnh dựa trên áp suất tính toán có thể được dùng bởi thỏa thuận của
nhà sản xuất và người sử dụng. Thử nghiệm áp suất tĩnh tại đỉnh của bồn chứa nên là giá
trị nhỏ nhất của áp suất thử nghiệm được tính bằng cách nhân áp suất tính toán cho mỗi
thành phần áp suất với 1,5 và giảm giá trị này xuống bằng áp suất thủy tĩnh tại đó.

- Tải trọng gió: tải trọng gió buộc phải được xác định theo những tiêu chuẩn, tuy
nhiên những điều luật của quốc gia hoặc địa phương có thể có những yêu cầu khắt khe
hơn. Nhà thầu nên xem xét một cách kỹ lưỡng để xác định yêu cầu nghiêm ngặt nhất và
sự kết hợp yêu cầu này có thể được chấp nhận về mặt an toàn, kinh tế, pháp luật. Gió thổi
bất kỳ hướng nào, trong bất kỳ trường hợp bất lợi nào đều cần được xem xét.

- Dung tích lớn nhất cho bồn mái nổi.

Khoảng 85 – 90% dung tích của bồn mái nổi được sử dụng trong điều kiện bình
thường, phần thể tích không sử dụng là do khoảng chết trên (dead space) ở đỉnh và
khoảng chết dưới (dead stock) ở đáy.

Đối với bồn mái nổi, chọn chiều cao bồn để đạt sức chứa lớn nhất. Khoảng chết trên
và chết dưới chịu ảnh hưởng nhiều của chiều cao hơn là đường kính, do đó cùng với một
thể tích thì bồn cao chứa nhiều hơn bồn thấp.

21
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Chiều cao lớn nhất đạt được xác định bởi điều kiện đất đai nơi đặt bồn. Do đó, khi
chọn vị trí đặt bồn chứa phải điều tra về lãnh thổ nơi đặt bồn.

Do khoảng chết trên nên bồn không được chứa đầy, nếu quá mức thì sẽ được báo
động bởi đèn báo động ở mức high level.

• Lựa chọn phương án tồn chứa.


Với các đặc điểm xăng dầu là bay hơi, làm việc ở áp suất khí quyển và công suất tồn
chứa lớn, ta chọn phương án tồn chứa xăng dầu bằng bồn trụ đứng, mái che là mái dome,
mái phao nhằm mục đích giảm chi phí đầu tư ban đầu và tiết kiệm không gian lắp đặt
thiết bị.

2.2. Tính toán các bộ phận chính

Các thông số cần biết:

+ Dung tích chứa : 13.000 m3.

+ Hệ số chứa bằng 0,9 nên thể tích thực của bồn chứa = 14.444( m3).

+ Sản phẩm chứa : DO.

+ Tiêu chuẩn thiết kế bồn chứa : API 650.

+ Bồn chứa dạng hình trụ đứng.

2.2.1. Tính thân bồn chứa:


Đặc trưng vật liệu cho thân-đáy bồn
Chọn vật liệu chế tạo bồn chứa là thép A516M. Các thông số kỹ thuật của thép
A516M:
Bảng 2: Các thông số kỹ thuật của thép A516M (grade 415)

[ σk ] σ n  [σ] H KLR Sd St


[MP [ [M [HB] [Kg/m3] [MPa] [MPa]
a] MPa] Pa]

Độ lớn 190-210 415 220 160 7860 147 165

Chiều cao tối ưu của bồn chứa được tính theo công thức B.S.SuKhop:
22
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

γ .Rkh .∆
H ln = (3.1)
n1.γ 1

Trong đó:
Hln: chiều cao tối ưu của bồn.
Rkh: cường độ tính toán của đường hàn đối đầu chịu kéo, lấy bằng cường độ chịu
kéo của vật liệu: Rkh = 41500 [T/m2].
∆ : tổng chiều dày của bản đáy và mái, ∆ = 14 [mm] = 0,014 [m].
γ1 : tỷ trọng của chất lỏng (dầu) chứa trong bồn, γ1 = 0,85 [T/m3].
n1 : hệ số vượt tải: n1 = 1,5.
γ : hệ số điều kiện làm việc= 0,9.
Thay số vào ta được: H ln = 20 [m] ⇒ các phương án đưa ra có chiều cao H lựa
chọn xung quanh giá trị Hln = 20 [m], chọn H= 20 (m).
Đường kính tương ứng với chiều cao H là:

4.V
D=
π .H (3.2)
=30(m)
Trong đó:
V là thể tích bồn chứa.

D là đường kính bồn.

Lựa chọn kích thước bồn phải thỏa mãn điều kiện:

+ Chiều cao không được quá lớn để dễ dàng cho việc chữa cháy khi có sự cố xảy ra

+ Chiều cao không được quá nhỏ vì nếu chiều cao nhỏ thì đường kính D lớn sẽ làm tăng
diện tích mặt thoáng của chất lỏng, lượng chất lỏng bốc hơi sẽ lớn làm giảm độ an toàn
của công trình (gây ra áp lực dư lớn) và gây ô nhiễm môi trường.

+ Tổng khối lượng thép của thân bồn và đáy bồn phải là nhỏ nhất.

Ta dự định trước thân bồn được hàn từ các tấm thép có kích thước 1500x6000mm và
chiều dày đáy bồn là 10mm. Trong tính toán sơ bộ ta tính chiều dày theo phương pháp
1foot (0,3m), phương pháp này chỉ áp dụng cho bồn có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng
60m (200ft)
23
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Để tiết kiệm nguyên liệu và thuận lợi cho việc lắp ghép chế tạo vỏ bồn chứa, ta chia
vỏ thành nhiều modun và mỗi modun có khổ là 1,5m. Chiều dày của mỗi modun được
xác định dựa vào ứng suất tĩnh lớn nhất mà mỗi modun phải chịu.

Để tính chiều dày của các modun, ta tính chiều dày chịu áp suất thủy tĩnh của mỗi
modun và chiều dày thử áp suất thủy tĩnh, từ đó chọn lấy giá trị lớn hơn trong 2 giá trị đã
tính, và từ đó chọn chiều dày của mỗi modun theo tiêu chuẩn.

Theo phương pháp này thì chiều dày thành bồn được tính toán theo công thức sau:

+ Trong điều kiện thiết kế:

4,9.D.( H − 0,3).G
td = + CA
Sd (3.3)

+ Trong điều kiện thử áp lực:

4,9.D.( H − 0,3).G
tt =
St (3.4)

Trong đó:

D: đường kính bồn [m]


H: khoảng cách từ đáy của mỗi tầng đến mặt thoáng chất lỏng [m]
G: trọng lượng riêng của chất lỏng (gồm 2 trường hợp là chất lỏng thiết kế và nước
thử áp lực) G = 8500 (N/m3)
CA: chiều dày ăn mòn cho phép lấy bằng 2mm (theo API 650[4])
Sd, St: ứng suất cho phép trong điều kiện thiết kế và trong điều kiện thử áp lực
[Mpa]
Tính toán ta có bảng sau :

Bảng 3 : Hchọn = 20[m], D = 30 [m].

Modun thứ n Khoảng cách Khoảng cách H Td (m) Tt (m)


(m) (m)
1 1,5 20 0,01700 0,01675
2 1,5 18,5 0.01567 0,01547

24
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

3 1,5 17 0,01440 0,01420


4 1,5 15,5 0,01312 0,01292
5 1,5 14 0,01185 0,01165
6 1,5 12,5 0,01057 0,01037
7 1,5 11 0,00930 0,00910
8 1,5 9,5 0,00802 0,00782
9 1,5 8 0,00675 0,00655
10 1,5 6,5 0,00547 0,00527
11 1,5 5 0,00420 0,00400
12 1,5 3,5 0,00292 0,00272
13 2,0 2 0,00165 0,00145

2.2.2. Tính đáy bồn chứa:

Đáy bồn tựa trên nền cát và chịu áp lực chất lỏng. Ứng suất tính toán trong đáy
không đáng kể nên chiều dày của tấm đáy được chọn theo các yêu cầu của cấu tạo khi
hàn và chống ăn mòn.

Phần chính của đáy (khu giữa), gồm các tấm thép có kích thước lấy theo các tấm
thép định hình (1500 x 6000 m).

Phần viền ngoài (vành khăn) cần được tính toán cụ thể theo tiêu chuẩn API 650[4].

Đường kính đáy phải lớn hơn đường kính bồn tối thiểu là 100 mm.

 Tính toán chiều dày đáy bồn

Theo API 650[4]:

Chọn ta = 10 [mm].

 Tính toán chiều dày tấm vành khăn.

Chọn đáy có dạng hình vành khăn, chiều dày của tấm hình vành khăn là 100 mm,
thêm hệ số ăn mòn 2mm, vậy chiều dày đáy hình vành khăn là:
ta = 10+ 2 = 12 [mm]
chọn ta = 12 [mm]
Theo tiêu chuẩn API 650[4].
Khoảng cách giữa thành trong của bồn và mối hàn chồng ≥ 600 mm.
25
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Tấm vành khăn phải nhô ra khỏi ít nhất là 100 mm.

Hình 2.1: Bố trí lắp ghép đáy bồn chứa

2.2.3. Tính mái che bồn chứa:

Theo tiêu chuẩn API 650 khi đường kính bồn chứa bằng 30 m nên ta chọn mái bồn
chứa dạng hình cầu (dạng mái dome).

26
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Ta có chiều dày nhỏ nhất của mái là 6mm, khi kể đến hệ số ăn mòn ta có chiều dày
thực tế của mái là:

t = 6+CA = 6+2 = 8[mm] [4]

Giá trị chiều dày không được lớn hơn 13mm (theo API )
Vậy ta chọn chiều dày của mái là: S = 8 mm
Ta sử dụng tấm che mái panel là nhôm tấm 5052
Khối lượng riêng = 2,7 g/cm3
Mô hình mái bồn dome:

Hình 3.2: Mái dome bồn chứa.

2.3. Tính các thiết bị phụ


2.3.1. Cửa người bồn chứa
Khi khoét lỗ ở thân bồn chứa để lắp cửa người, thì lỗ khoét là nơi tập trung ứng các
ứng suất cục bộ với giá trị lớn gấp 3 đến 4 lần ứng suất màng và làm yếu vỏ tại vị trí

27
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

khoét. Nên ta cần tăng bền cho vỏ tại vị trí khoét. Tuy nhiên không phải bất cứ lỗ nào
cũng cần tăng bền, khi lỗ có đường kính nhỏ hơn 50 mm thì không cần tăng bền, cùng
với lỗ có đường kính lớn hơn 50mm thì cần phải tăng bền. Trừ trường hợp áp suất dao
động mạnh, lỗ nằm trên đường hàn dọc hoặc khoảng cách giữa hai lỗ kề nhau quá nhỏ.
Theo giáo trình cơ sở tính toán thiết bị hóa chất ta tính được đường kính lỗ cho
phép không tăng bền không được lớn hơn giá trị sau:

d max = 0,37. 3 D t .(S - Ca )(1- k)

(3.10)
Trong đó:
Dt = 30000 [mm]: đường kính trong của thân thiết bị
S = 20 [mm]: bề dày của thân thiết bị tại vị trí khoét lỗ.
CA= 2 [mm]: hệ số dư ăn mòn.
k: hệ số kể đến độ bền của thân.

p.Dt
k=
[ ]- p)(S - C A)
(2,3.σ

Với:
ρ
= 850 [Kg/m3] – Khối lượng riêng của xăng.
hx = 20 [m] - Chiều cao của cột chất lỏng.
p - là áp suất ở trong thiết bồn chứa tại điểm khoét lỗ [N/mm2]

p =ρ.g.h x.n 1+ p d.n 2 + pa

Với

pa = 105 [N/m2]

Do lỗ cửa đặt tại tấm tôn cuối cùng nên ta có h = Hmax= 20 [m]

n1, n2: Hệ số vượt tải của áp lực thủy tĩnh và áp lực dư

n1 = 1,1 n2 =1,2

pd = 0 [N/m2] - Áp lực dư trong không gian hơi.

28
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Suy ra:p= 283447 ( N/m2)


[ σ ] = 220.106
[MPa] - Ứng suất bền cho phép của thép A516M.
S= 20 [mm] = 0,02 [m] – Chiều dày của tấm vỏ bị khoét lỗ.
CA= 2 [mm] = 0,002 [m] – Hệ số ăn mòn cho vỏ tính cho 15 năm.
Thay số liệu vào công thức trên ta có:
k=0,93

Thay vào công thức tính do ta được

do= 0,12 (m).

Ta chọn dcửa lỗ = 500 mm > do


Ta cần phải tăng bền cho lỗ.

Ta tăng bền bằng vòng tăng bền.

Áp dụng công thức:

P.D v
S= +C
[ .υ
2.σ ] a
Trong đó:
ϑa
- Hệ số làm yếu vỏ.
Dv = D = 30 [m] đường kính vỏ trụ
Sp = 0,02 [m] – Chiều dày vỏ tại vị trí khoét lỗ.
C = 0,002 [m] – Hệ số dư ăn mòn.
Hệ số

z = C1
d [σ ]
Dv P


Với vỏ trụ C1 = 1,41 z = 0,65
ϑa = 0,78
Tra đồ thị 12-140[6], ta có

S = 0,025

29
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Ta lấy chiều dày của vành tăng bền là 10 mm

Tổng chiều dày chỗ tăng bền là S = 30 mm

Chiều rộng cần thiết của của vành tăng bền

bk= = 0,73 (m)

2.3.2. Chọn cầu thang

Cầu thang cũng là bộ phận quan trọng của mỗi công trình, nhờ kết cấu này khi vận
hành con người có thể đi lại dễ đàng tới những vị trí cần thiết để thao tác, giúp cho việc
kiểm tra và sửa chữa được rễ ràng. Cầu thang có thể thiết kế liền với thân bồn hoặc có thể
thiết kế rời thân bồn.
Việc thiết cầu thang bồn được quy định trong bảng 3-19 cuả tiêu chuẩn API 650 [4]
Chiều rộng cầu thang là: 800 mm
Chiều cao của bậc thanh: 250 mm
Độ dốc của cầu thang là: 450

2.3.3. Các loại cửa bồn.

Cửa bồn là thiết bị phục vụ cho công nhân ra vào khi thi công hoặc hoàn thiện sửa
chữa bồn trong đó có các loại cửa như: cửa ra vào, cửa làm sạch… Trong bồn cũng có
các loại cổng khác nhau với nhiều chức năng đa dạng phục vụ cho việc hoạt động ổn định
của bồn như cổng xuất, cổng nhập, các ống báo mức, ống kiểm tra nhiệt độ…Vị trí của
các cửa và các ống được đặt ở nhiều vị trí khác nhau sao cho phù hợp với việc vận hành
bồn.

Ngoài ra còn có một số loại cửa khác phục vụ cho các mức đích khác nhau: cửa kiểm
tra nhiệt độ bồn, cửa phun bọt để chữa cháy, cửa hút cặn, cửa thông hơi thành bồn.

 Cửa xuất :

Trên thân bồn bố trí một cổng xuất duy nhất tại cổng xuất này sẽ có một mặt bích.

30
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Chờ đầu nối với đường ống xuất. Việc thiết kế cửa xuất phụ thuộc chủ yếu vào lưu
lượng đầu ra tối đa cho phép. Trên cơ sở ấy cửa xuất sẽ được thiết kế với các thông số
như sau:

Đường kính ngoài của cửa xuất: 168,3 mm


Chiều dài cổ ống xuất là : 200 mm
Chiều dày cổ ống xuất : 10,97 mm

Hình 3.5 : Bích ống xuất

 Cửa nhập

Thiết kế cửa nhập dựa theo quy phạm API


650[4] và lưu lượng cho phép của cổng nhập, cấu
tạo cửa nhập tương tự như cửa xuất, tuy nhiên để tránh hiện tượng tạo bọt của nhiên liệu
và giảm độ mòn của đáy bồn nơi nhiên liệu được xả vào, khi thiết kế bố trí thêm một
miếng đệm vào ống dẫn sao cho nhiên liệu được dẫn tới sát đáy trước khi đi và bồn. Theo
đó các thông số chủ yếu của bồn được thiết kế như sau:

Đường kính ngoài đầu ống :381 mm, thân ống 458 (mm).
Chiều dầy cổ ống: 12,7 mm
Chiều dài cổ ống: 225 mm

2.3.4. Tính mái nổi bồn chứa.

 Lựa chọn kết cấu mái nổi cho bồn.

• Giới thiệu về mái nổi.

Một vấn đề thường gặp trong quá trình lưu trữ nhiên liệu ở các bồn chứa nhất là
những nhiên liệu như xăng dầu là so có tính bay hơi mạnh mẽ của các loại nhiên liệu này
gây ra áp lực lên mái bồn, một phần lên thành bồn và nguy hiểm hơn đó là việc dễ phát
sinh cháy nổ, hao phí nhiên liệu, ăn mòn các kết cấu đỡ mái bồn. Hạn chế sự bay hơi này
31
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

là một yếu tố quan trọng trong thiết kế các loại bồn chứa nhiên liệu. Có rất nhiều biện
pháp khác nhau nhằm hạn chế sự ăn mòn này như sử dụng bồn chứa có thiết kế thêm
phao nổi (kết cấu mái nổi). Một trong những biện pháp đơn giản dễ thực hiện là sử dụng
mái nổi nhất là đối với bồn chứa có đường kính lớn thì mái nổi càng tỏ rõ tính ưu việt của
mình, do việc thi công đơn giản, giá thành rẻ hơn việc sử dụng các loại kết cấu mái khác.

Trên thực tế có rất nhiều loại mái nổi dùng cho bồn chứa, với nhiều chủng loại khác
nhau được làm từ các loại vật liệu khác như: thép, nhôm, nhựa… Tuỳ theo loại nhiên liệu
chứa trong bồn, đường kính bồn và thời gian quay vòng sản phẩm mà lựa chọn mái nổi
cho phù hợp.

• Các phương án mái nổi.

Hiện nay Việt Nam có nhiều chủng loại mái nổi khác nhau được sử dụng rộng rãi cho
các loại bồn khác nhau. Cũng có những loại bồn chứa do đặc điểm có đường kính lớn,
hiện nay trong nước chưa có khả năng sản xuất cũng như thi công được hoặc có thể sản
xuất nhưng giá thành cao hơn nhiều so với loại mái nổi cùng chủng loại được chào hàng
của các hãng nước ngoài .

Trên cơ sở phân tích các số liệu về nhiên liệu chứa trong bồn, thời gian quay vòng
nhiên liệu, đường kính bồn…Tham khảo các loại mái nổi của các loại bồn chứa tương tự
hiện có tại Việt Nam hiện nay có hai phương án chính thường sử dụng như sau.

- Phương án I

Sử dụng mái nổi làm bằng vật liệu thép, hiện nay loại mái này thường được sử dụng
cho các loại bồn có kích thước trung bình và nhỏ. Loại mái này được tổ hợp từ các tấm
thép và chủ yếu sử dụng các liên kết hàn trong kết cấu mái bồn.

Ưu điểm: tính bền vững cao, nguyên vật liệu chế tạo sẵn có và có thể chế tạo trong
nhà máy rồi đem lắp ráp tại công trường, do đó có chất lượng khá tốt.

32
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Nhược điểm: trọng lượng mái rất lớn, với những loại bồn có đường kính lớn thì việc
sử dụng mái thép tỏ ra kém hiệu quả và một nhược điểm thường hay gặp trong khi vận
hành đó là hiện tượng cong vênh dẫn tới việc lên xuống của bồn gặp khó khăn.

- Phương án II

Sử dụng mái nhôm, đây là loại mái nổi hiện đại. Hiện nay mới được sử dụng ở một
số công trình tại Việt Nam. Nó đang tỏ rõ tính ưu việt cũng như sự phù hợp trong việc
vận hành.

Ưu điểm: trọng lượng của mái nhỏ, kết cấu hoạt động ổn định chính xác và việc thi
công rất đơn giản do kết cấu chủ yếu sử dụng các liên kết bulông. Với những bồn chứa có
đường kính lớn thì loại mái này tỏ rõ sự ưu việt của mình.

Nhược điểm: với những loại mái có đường kính lớn thì không thể sản xuất trong
nước.

Với bồn chứa dầu và xăng thể tích m 3 là loại bồn chứa lớn. Vì vậy việc lựa chọn kết
cấu nổi bằng nhôm tỏ ra hiệu quả hơn cả.

 Mô tả mái nổi bằng nhôm:

Mái nổi bằng nhôm sử dụng chủ yếu là kết cấu tấm vỏ được liên kết với nhau bằng
các liên kết bulông và ốc vít. Mái nổi do được nâng đỡ bởi các ponton trụ dài đặt vuông
góc với các ponton là hệ các dầm bằng nhôm, các poton được gắn với dầm bằng một đai
nhôm, giữa các tấm nhôm được liên kết với nhau bằng chi tiết kẹp. Toàn bộ mái được đỡ
bằng hệ thống chân đỡ.

Để đảm bảo sự thẳng đứng khi di chuyển lên xuống. Mái nổi sẽ có một hệ thống định
hướng bằng cáp, theo đó di chuyển lên xuống, mái nổi sẽ trượt theo các sợi cáp này. Độ
kín khít giữa mái và thành bồn được đảm bảo bằng hệ thống đệm đặc biệt.

Tính toán mái nổi.

33
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Hình 3.5: Kết cấu đặc trưng của mái nổi.

Float: phao
Tank shell: vỏ bồn chứa
Wiper seal: tấm chạy bịt kín
Liquid level: mức chất lỏng
Primary rim plate: tấm biên chính
Rim space: không gian biên
Desk skin: tấm phủ bề mặt phao

Với đường kính bồn chứa là 40m < 65m, ta sử dụng mới nổi 1 lớp.

Bảng 3.5: Các kết cấu mái nổi

STT Tên chi tiết Đặc điểm Vật liệu


1 Vành mái phao Thanh định hình cân xứng Hợp kim nhôm
6063-T5

34
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

2 Thanh đà sườn chính 50 x 60mm 3mm web, 4mm Hợp kim nhôm
hình chữ I flange 6061-T6

3 Thanh định hình kẹp 35 x30.5 deep Hợp kim nhôm


tấm phủ phao 6061-T6
4 Chân chống 54mm O.D. x1.65mm Hợp kim nhôm
6061-T6
5 Phụ kiện nối góc Hợp kim nhôm
6061-T6
6 Phụ kiện nối thẳng Hợp kim nhôm
6061-T6
7 Ống lót chân chống Hợp kim nhôm
A356-T6
8 Tấm phủ bề mặt phao 2 mm x 1500mm Hợp kim nhôm
3003-H16
9 Ống phao theo tiêu 254mm O.D. x 1.3mm wall Hợp kim nhôm
chuẩn 3004
10 Ống phao 254mm x O.D 1.63mm wall Hợp kim nhôm
3004
11 Ống phao đặt biệt 254mm O.D x 1.63mm wall Hợp kim nhôm
3004
12 Nắp bịt đầu ống phao 2.0mm(non structural) Hợp kim nhôm
3004
13 Giá đỡ phao 50mm x 1mm Hợp kim nhôm
5052-H32
14 Cáp chống tĩnh điện Ø 3.0mm Thép không rỉ
304
15 Cáp chống xoắn Ø 4.76mm Thép không rỉ
304
16 Ốc kết nối sườn chính 5/16″ UNC Hex Bolts and nuts Thép không rỉ
304
17 Khoảng cách lỗ định vị 1/4″ UNC Hex head screws @ Thép không rỉ
cho thanh kẹp tấm phủ 200mm spacing 316
mái phao

35
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

18 Bề mặt bộ làm kín 1.2mm x 2438mm x 406mm Thép không rỉ


304
19 Vải chặn bay hơi 0.25mm fibreglass reinforced Teflon
Teflon
20 Vải chặn bay hơi Lớp bố bằng sợi tổng hợp và lớp Urethane
(0.25mm) phủ bằng Urethane

Cấu trúc mái phao được thiết kế độc lập, do đó khi sửa hay bảo trì không cần tháo gỡ
tấm phủ hay ống phao

2.3.5. Chọn các thiết bị phụ khác.

 Cửa quan sát

Ta chọn cửa quan sát có dạng hình tròn, nằm ở chính giữa mái che. Chọn
đường kính cửa = 1(m), chiều dày bằng với chiều dày của mái che = 8(mm).

 Các loại van cửa bồn.

Để đảm bảo cho quá trình vận hành trên các đường ống xuất và nhập của mỗi bồn
chứa được lắp đặt các hệ thống van như sau:

Trên đoạn ống vào bồn có bố trí các loại van một chiều, thiết bị này có chức năng
khống chế chất vận chuyển quay trở lại đường ống nhập khi có sự cố xẩy ra.

Van an toàn tự động đóng khi bồn đã nhập đầy.

Các loại van thông khí lắp đặt ở mái và vành ngoài có nhiệm vụ sả khi áp suất trong
bồn không ở mức an toàn.

 Ống thông hơi.

Để đảm bảo an toàn cho bồn, tránh hiện tượng vỡ bồn do bồn phải làm việc ở áp suất
dương hoặc móp thành bồn hay mái bồn do chịu áp suất âm vượt quá giới hạn cho phép.
Tại mỗi bồn ta phải bố trí các ống thông hơi, các ống này có chức năng đảm bảo cho bồn
36
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

luôn làm việc trong khoảng áp suất cho phép. Quá trình làm việc của ống thông hơi bao
gồm: Thở ra (hoặc hít vào) do quá trình nhập (hoặc xuất) xăng dầu hay do chênh lệch
nhiệt độ trong và ngoài bồn (được gọi là thở nhiệt).

 Thiết bị đo mức chất lỏng

Với bồn chứa xăng dầu thì người ta quan tâm đến mực chất lỏng, để đảm bảo điều
này người vận hành cần phải biết chất lỏng dâng đến mực nào trong bồn. Các dụng cụ đo
mực chất lỏng khá đa dạng. Để tiết kiệm chi phí, ta chọn thiết bị đo mức chất lỏng trong
bồn chứa xăng dầu là bộ đo mức cơ khí.

 Hệ thống van chặn

Van chặn là loại van được dùng để ngăn dòng chảy hoặc một phần dòng chảy nhằm
đạt được một dòng chảy mới ở sau van. Yêu cầu cơ bản thiết kế một van chặn là đưa ra
trở lực dòng tối thiểu ở vị trí hoàn toàn mở và đạt được đặc tính dòng kín ở vị trí hoàn
toàn đóng. Van cổng, van cầu, van bướm, van màng có thể đáp ứng được các yêu cầu trên
ở những mức độ khác nhau, vì vậy được sử dụng rộng rãi trong việc đóng cắt.

Những kiểu van thực tế được đánh giá bằng các thông số sau:

Chênh áp
Độ kín
Đặc tính dòng chất lỏng
Kín hệ thống
Yêu cầu tác động
Chi phí ban đầu
Bảo dưỡng.

 Van cổng hay van cửa: (gate valve)

37
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Hình 3.6: Van cửa

Van được thiết kế để làm việc như một van chặn. Khi làm việc, van loại này thường
là đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn. Khi mở hoàn toàn, chất lỏng hoặc là khí chảy qua
van trên một đường thẳng với trở lực rất thấp. Kết quả tổn thất áp lực qua van là tối thiểu.

Van cửa không nên dùng để điều chỉnh hoặc tiết lưu dòng chảy bởi vì không thể đạt
được sự điều kiển chính xác.

Hơn vậy, vận tốc dòng chảy cao ở vị trí van mở một phần có thể tạo nên sự mài mòn
đĩa và bề mặt trong van. Đĩa van không mở hoàn toàn cũng có thể bị rung động.

Van cửa bao gồm 3 bộ phận chính: thân van, cổ van và khung van. Thân van thường
được gắn với đường ống bằng mặt bít, hoặc nối bằng thân. Cổ van bao gồm các phần
chuyển động được ghép vào thân thông thường là bằng bulong để cho phép bảo dưỡng và
lau chùi. Khung van bao gồm ty van, của van, đĩa van và đế van hình nhẫn. Hai loại van
cửa cơ bản là kiểu van hình nêm và kiểu van hai đĩa. Ngoài ra còn có một số kiểu van cải
tiến từ hai loại đĩa trên.

 Van cầu: ( Ball valve)


38
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Hình 3.7: Van cầu

Van cầu truyền thống dùng để chặn dòng chảy. Mặc dù van cầu tạo nên tổn thất áp
lực cao hơn van thẳng (ví dụ: van cửa, xả, bi...) nhưng có thể dùng trong trường hợp tổn
thất áp lực không phải là yếu tố điều khiển.

Van cầu bao gồm: van cầu kiểu chữ Y và van góc

Van cầu thường được sử dụng để điều chỉnh lưu lượng. Dải lưu lượng điều chỉnh, tổn
thất áp lực và tải trọng làm việc phải được tính toán đến khi thiết kế van để đề phòng van
sớm bị hỏng và đảm bảo vận hành thông suốt.

Van cầu thường là loại có ty ren trơn trừ van loại lớn thì có kết cấu bề ngoài bắt
bulông bằng đòn gánh. Phụ kiện của van cầu cũng giống của van cửa. Bảo dưỡng van cầu
thì tương đối dễ dàng vì đĩa van và đế van cùng phía. Với đĩa cố định, đĩa thường có bề
mặt phẳng ép ngược vào đế van giống như một cái nắp. Kiểu thiết kế đế van này không
phù hợp với tiết lưu áp suất cao và thay đổi.

Van cầu là những van tồn tại thường xuyên nhất. Những kiểu van khác cũng có thân
cầu. Do đó, nó dựa vào cấu trúc bên trong để dựa vào kiểu van. Lối vào và ra của van
được xắp xếp theo những yêu cầu của dòng chảy.

39
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Van phải chịu áp suất cao và thay đổi trong lĩnh vực tiết lưu phải có thiết kế kiểu van
phải rất đặc biệt, thường sử dụng 2 loại van sau: van cầu cỡ lớn điển hình ghép bích và
van cầu góc với mép bắt bulông.

 Van bướm:

Hình 3.8: Van bướm

Van bướm có của là một tấm kim loại liền và có thể xoay 90o trong chu vi vòng làm
kín. Tỷ lệ dòng chảy được điều chỉnh bằng việc thay đổi góc của cửa van. Tỷ lệ dòng
chảy đạt mức tối đa khi cửa van nằm song song với đường ống. Van bướm cũng thuộc
loại đóng mở nhanh. Khi ở vị trí mở thì độ cản trở dòng chảy của van là nhỏ nhất, do đó
sự tạo xoáy và sụt áp khi dòng chảy được phân chia đồng đều qua cửa van và vòng làm
kín. Do đó van bướm cũng có thể được dùng cho quá trình điều tiết dòng chảy. Khi van
bướm ở vị trí điều tiết thì phải chốt nó lại tại vị trí đó vị áp suất của dòng chảy có xu
hướng đưa của van về vị trí đóng hay mở hoàn toàn,

Van bướm có thể vận hành bằng tay quay hay tay vặn. Trong cả hai trường hợp này
đều cần có thang chỉ vị trí của cửa van trong vận hành.

 Van màng:

40
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Hình 3.9: Van màng

Loại van này dùng một màng ngăn có chốt nối với chốt đẩy. Chốt đẩy này chuyển
động lên xuống nhờ cần van. Khi chốt đẩy được hạ xuống thì nó sẽ nén màng ngăn chặt
vào vòng làm kín. Khi đó dòng chảy qua van sẽ chấm dứt. Nếu chốt đẩy được kéo lên thì
màng ngăn sẽ chuyển động theo và bắt đầu có dòng chảy chất lỏng đi qua van. Loại van
này có thể dùng cho cả hai mục đích là đóng và mở dòng chảy cũng như điều tiết dòng
chảy. Màng ngăn hoạt động như một màng làm kín để điều tiết dòng chảy do sự tiếp xúc
của nó với phần chuyển động của van. Loại van này được dùng đối với các chất có tính
ăn mòn hay đối với các chất cần có độ sạch cao. Khi vận hành loại van này không nên tác
động những lực quá mạng lúc đóng van vì điều này có thể làm kẹt màng ngăn ở trong
vòng làm kín và gây hư hại màng ngăn.

41
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

 Van một chiều:

Hình 3.10: Van một chiều

Trong loại van này chỉ có một phần chuyển động là cửa van được gắn liền với thân
van bởi một trục bản lề. Cửa van tự do di chuyển nên lực của dòng chảy sẽ nâng cửa van
lên vị trí khó mở. Khi ngắt dòng chảy thì cửa van sẽ trở lại trạng thái đóng. Điều này
ngăn cản được chất lỏng chảy ngược trở lại.

 Van ngắt khẩn cấp:

Khi hệ thống đường ống bất ngờ gặp sự cố hoặc xảy ra tai nạn trong quá trình vận
hành bồn chứa xăng dầu thì ta cần phải có van ngắt khẩn cấp để dừng ngay dòng chảy
trong đường ống để khắc phục sự cố.

 Đồng hồ đo nhiệt độ:

Có nhiều loại dụng cụ có thể sủ dụng để do nhiệt độ của một quá trình, một môi chất.
Các dụng cụ đo nhiệt độ được sử dụng trong công nghiệp là: Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế
lưỡng kim, nhiệt kế áp suất - lò xo, cặp nhiệt điện, nhiệt kế điện trở, nhiệt kế đo nhiệt độ
cao. Trong thiết kế bồn chứa xăng dầu, để đo nhiệt độ người ta sử dụng các thiết bị đo
nhiệt độ là:
42
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Cặp nhiệt điện (thermocouples)

Nhiệt kế điện trở (resistance thermometry)

Nhiệt kế lưỡng kim (bimetal thermometers)

 Cặp nhiệt điện:

Ưu điểm lớn nhất của cặp nhiệt độ là chuyển tín hiệu nhiệt độ sang tín hiệu điện, từ
đó các kỹ sư có thể dễ dàng xử lý tín hiệu này trong dây chuyền tự động hoá ví dụ như
dùng tín hiệu điện này điều khiển các thiết bị khác. Hơn nữa giá trị nhiệt độ đo được sẽ
vô cùng chính xác vì tín hiệu điện có thể chuyển sang tín hiệu số để quan sát trên màn
hình (không phụ thuộc tính chủ quan của người quan sát).

Cặp nhiệt điện bao gồm hai kim loại khác nhau nối với nhau ở hai đầu. Đầu tiếp xúc
với môi trường cần đo nhiệt độ được nối dính với nhau, đầu cón lại được nối với milivôn
kế. Như vậy cặp nhiệt điện sẽ có một đầu có nhiệt độ thay đổi: đầu dò và một đầu có
nhiệt độ cố định: điện cực tham khảo. Khi nhiệt độ đầu dò không đổi thì hiệu điện thế hai
đầu điện cực tham khảo cũng không đổi. Khi nhiệt độ đầu dò tăng thì hiệu điện thế điện
cực tham khảo cũng tăng. Tín hiệu điện ghi nhận được chính là sự tăng hiệu điện thế.
Trong milivôn kế có một nam châm vĩnh cửu rất nhạy với sự thay đổi của hiệu điện thế.
Nam châm này làm quay cuộn dây nối với kim đồng hồ có thang chia nhiệt độ sẵn. Vì
vậy, milivôn kế nối với cặp nhiệt điện không phải để đo trực tiếp nhiệt độ mà để đo sự
thay đổi hiệu điện thế. Chính vì vậy hiệu điện thế thay đổi theo nhiệt độ nên chúng ta mới
có thể xác định được nhiệt độ thông qua milivôn kế.

Nhược điểm của nó là nhiều yếu tố ảnh hưởng làm sai số.

 Nhiệt kế điện trở:

Tất cả các kim loại tinh khiết khi nhiệt độ của bản thân khối kim loại tăng lên thì
điện trở của khối kim loại cũng tăng, và sự gia tăng đó có thể biết trước được. Nhiệt kế
điện trở (RTD) hoạt động dựa trên nguyên lý này.

43
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Cấu tạo của RTD gồm có dây kim loại làm từ: Đồng, Nikel, Platinum,…được quấn
tùy theo hình dáng của đầu đo. Khi nhiệt độ thay đổi điện trở giữa hai đầu dây kim loại
này sẽ thay đổi, và tùy chất liệu kim loại sẽ có độ tuyến tính trong một khoảng nhiệt độ
nhất định. Phổ biến nhất của RTD là loại cảm biến Pt, được làm từ Platinum. Platinum có
điện trở suất cao, chống oxy hóa, độ nhạy cao, dải nhiệt đo được dài.

Lưu ý khi sử dụng: Nhiệt kế điện trở chỉ tuyến tính trong khoảng nhiệt độ nhất định
50-150 oC do vậy người ta ít dùng để dùng làm cảm biến đo nhiệt. Chỉ sử dụng trong các
mục đích bảo vệ, ngắt nhiệt.

 Nhiệt kế lưỡng kim :

Cơ chế hoạt động của loại nhiệt kế lưỡng kim dựa trên nguyên tắc hai kim loại khác
nhau sẽ có độ giãn nở nhiệt khác nhau.

Một số nguyên tố lưỡng kim được tạo ra bằng cách nung chảy cho hai thanh kim loại
dính lại với nhau sau đó tạo thành một thanh hình xoắn ốc. Dưới tác dụng của nhiệt độ,
hai thanh kim loại giãn nở nhiệt khác nhau và làm cho thanh xoắn ốc co giãn. Chuyển
động của thanh xoắn ốc này tác động lên kim chỉ thị trên mặt đồng hồ thông qua một
thanh kim loại khác.

Nhiệt kế lưỡng kim dùng để xác định nhiệt độ trong khoảng -1500C đến 4200C. Ở
nhiệt độ cao hơn nữa thì kim loại có xu hướng giãn nở quá độ làm cho phép đo không
còn chính xác nữa.

44
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH THI CÔNG VÀ VẬN HÀNH BỂ CHỨA


3.1. Đặc điểm công trình:

3.1.1. Vị trí địa lý của công trình:

Kho chứa được xây dựng ở vị trí gần sông, gần đường quốc lộ chính và gần đường
tàu hỏa để thuận tiện cho việc vận chuyển xăng dầu từ nơi cung cấp xăng dầu đến kho
chứa và từ kho chứa đi đến các nơi tiêu thụ. Do nền đất xây dựng kho chứa nằm ở gần
sông nên tương đối yếu.

3.1.2. Các phương án kết cấu chính:

Kết cấu móng: do nền đất xây dựng kho chứa tương đối yếu cùng với bể chứa sau
khi chứa đầy xăng dầu thì sẽ tạo nên lực nén lớn nên để đảm bảo độ cứng vững cho công
trình ta chọn phương án thi công nền móng bể chứa là phương án đóng cọc bê tông.

Kết cấu đáy bể: đáy bể được chế tạo bằng cách sử dụng các tấm thép có khổ
1500x6000 được liên kết với nhau bằng phương pháp hàn đối đầu.

Kết cấu thân bể chứa: thân bể chứa được lắp ghép từ các tấm thép có khổ 1500x6000
bằng phương pháp hàn. Các tấm thép có cùng chiều dày được hàn trước tại nhà máy sau
đó được cuộn lại và đưa đến công trường sử dụng các máy công tác ….. và hàn các
modun có độ dày khác nhau bằng phương pháp hàn đối đầu.

Kết cấu mái bể chứa: gác lên vành tăng cứng của thân bể chứa.

Đê bao bể chứa: đê bao bể chứa được xây dựng bằng bê tông cốt thép, có chiều rộng
300 và chiều cao đê bao là 2500.

Hệ thống đường ống: hệ thống đường ống được đỡ trên các giá đỡ ống và liên kết với
các van bằng phương pháp ghép nối bích.

Hệ thống điện nước phục vụ công trình:

- Hệ thống điện:

45
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Công trình sử dụng nguồn điện tại địa phương, ngoài ra còn có các máy phát điện
bằng diesel để đề phong khi nguồn điện chính của công trình bị mất điện vì một lỹ do gì
thì máy phát điện sẽ hoạt động để đảm bảo công trình không bị ngưng trệ trong các
trường hợp có nhu cầu cần thiết và cấp bách.

- Hệ thống nước:

Nước sử dụng cho thi công được lấy từ nguồn nước sông cạnh công trình qua máy
bơm của bên thi công, còn nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của công nhân thì sử dụng
nguồn nước máy tại địa phương.

3.2. Công tác chuẩn bị

3.2.1. Mặt bằng thi công

Mặt bằng thi công phải đủ rộng, bằng phẳng và thuận tiện, phục vụ cho quá trình thi
công được an toàn:

Mặt bằng bãi được thu dọn đảm bảo diện tích đất trống cần thiết theo yêu cầu gia
công vật tư và lắp dựng kết cấu.

Các tuyến giao thông cho các phương tiện cơ giới đi lại và đường di chuyển của
cẩu phục vụ thi công lắp dựng phải được kiểm tra, thu dọn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.

Mặt bằng thi công phải được kiểm tra đạt yêu cầu kỹ thuật về khả năng chịu tải,
các hệ thống chiếu sáng, nhà ở cho công nhân thi công và nhà chỉ đạo tại công trường.

3.2.2. Máy móc thiết bị thi công.

Máy móc, thiết bị thi công bao gồm:

Các loại cẩu


Xe tải chuyên dụng
Các loại máy cắt thép, uốn thép
Các loại máy hàn
Máy phát điện
Máy phun sơn
Thước đo các loại

46
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

3.2.3. Chuẩn bị vật tư.


Các vật liệu được gia công trước khi lắp đặt, việc gia công phải được tiến hành cẩn
thận và chuẩn xác. Các công việc gia công được tiến hành tại khu vực dành cho gia công
vật liệu.

Công tác cắt thép

Các tấm thép bể có kích thước 1500x6000m m với chiều dày thay đổi từ 8 đến 26
mm. Từ các tấm thép trên sử dụng máy cắt các tấm theo đúng hình dạng kích thước như
thiết kế. Yêu cầu của các đường cắt này phải thẳng, phẳng không uốn lượn. Đối với các
tấm thép được dùng nguyên khổ trước khi thi công phải được kiểm tra lại về kích thước
cũng như độ trơn của mép tấm.

Cắt bằng tay đối với các tấm thép có chiều dày nhỏ. Những phần còn lại phải được
cắt bằng máy hàn nửa tự động.

Mặt cắt ngang của vết cắt phải sạch và phẳng trước khi tiến hành hàn. Những phần
còn lại không phải cắt cũng được làm sạch trước khi tiến hành hàn bằng cách phun cát
hay dùng chổi thép.

- Công tác gia công mài

Theo yêu cầu chế tạo và lắp đặt, công việc công việc mài phải được chế tạo cẩn
thận chính xác. Muốn vậy phải dùng các thước mét, thước kẹp, compa, nivo kiểm tra liên
tục trong quá trình mài.

Sau khi hoàn thiện các công việc trên, các tấm thép được đánh số bằng sơn theo
đúng như bản vẽ thiết kế. Tại những cạnh hàn chồng phải kẻ đường chuẩn bằng sơn.

Công tác cuộn thép

Những tấm thép thành bể dùng cho xây dựng bể phải được cuộn bằng máy cuộn
theo bán kính bể. Trước khi cuộn phải kiểm tra việc cắt và mài đúng như quy định trong
phần thi công tấm đáy.

47
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

3.3. Quy trình công nghệ thi công

Bể chứa là một công trình chuyên dụng, đòi hỏi độ chất lượng thi công cao và có sai
số thấp. Do đó cần phải có thiết bị thi công đặc chủng (các loại máy cuộn thép, máy hàn,
hệ thống khuôn dưỡng...) và một đội ngũ công nhân lành nghề, các kỹ sư thi công có
trình độ kỹ thuật và quản lý tốt.

Có nhiều biện pháp thi công bể khác nhau nhưng có hai phương pháp chủ yếu
thường dùng:

- Phương pháp thi công từ dưới lên: đây là phương pháp thi công theo trình tự từ dưới lên,
tức là từ móng đến mái. Phương pháp này đảm bảo độ chính xác và an toàn cao trong quá
trình thi công.

- Phương pháp thi công từ trên xuống: phương pháp này thi công theo trình tự từ mái
xuống đáy bể, phương pháp này thi công nhanh nhưng độ an toàn thấp.

Với bể chứa 13000 m3 này ta chọn phương pháp thi công thứ nhất

3.3.1. Quy trình thi công móng bể

 Những yêu cầu khi thi công

Thi công móng công trình là một giai đoạn rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới chất
lượng và sự an toàn của công trình. Do vậy đòi hỏi quy trình thi công phải chính xác,
đúng như yêu cầu của thiết kế kỹ thuật và quy trình công nghệ.

Trước khi móng được thi công, cần phải tiến hành thí nghiệm hiện trường để đánh
giá :

- Khả năng chịu lực thực tế của cọc (Thí nghiệm hiện trường);

- Xác định số lượng cọc, chiều dài cọc và tiết diện cọc sao cho phù hợp với điều kiện thực
tế nền móng công trình, kiểm định lại kết quả tính toán đã thiết kế;

- Chọn loại máy đóng cọc phù hợp;

48
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

- Công tác thử động cọc sẽ được tiến hành theo tiêu chuẩn 20 TCN 88-82. Số lượng cọc
thử bằng 1% số cọc đóng của công trình và không nhỏ hơn 5 cọc.

 Trình tự thi công

Với nền công trình bể chứa dầu kỹ thuật thi công móng bao gồm những công việc
chính sau:

- Đào đất hố móng đến vị trí đáy đào thiết kế.

- Khi chuẩn bị vật tư, máy móc thiết bị thi công đầy đủ, dùng cẩu bánh lốp kiểm tra cọc và
cẩu lắp cọc vào giá búa. Sau khi lắp đặt phải đảm bảo cọc vào đúng vị trí không bị
nghiêng xiên.

- Lập chu trình chạy búa hợp lý nhất sao cho khi đóng cọc công trình tránh tình trạng chối
giả của cọc gây nên do đất giữa các cọc bị dồn nén lại, (Xem thêm bản vẽ thi công
móng).

- Định vị cọc: Cọc định vị từ mốc chuẩn theo toạ độ cọc đã được thiết kế bằng các bị đo
cần thiết. Sai số cho phép là: ±10 mm.

- Sau khi có sự kiểm tra kỹ lưỡng bằng hai máy kinh vĩ, cọc thật thẳng đứng mới được
đóng.

- Khi tiến hành đóng cọc luôn có hai máy kinh vĩ kiểm tra sự thẳng đứng của cọc

- Khi đóng xong đoạn mũi cọc để lại một đoạn nhô lên từ 0,5 m – 0,7 m để hàn nối với
đoạn cọc đầu. Trước khi hàn nối cọc cần căn chỉnh, kiểm tra đảm bảo sự trùng tim của
cọc nối.

3.3.2. Quy trình thi công đáy bể

 Những yêu cầu khi thi công

Mặt bằng thi công: sau khi thi công xong phần móng công trình và sau khi lắp dựng
cột đỡ mái tiến hành trải cát cho đáy bể rồi dùng đầm rung đầm chặt lớp cát đệm. Kiểm

49
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

tra áp lực của nền cát và độ dốc của lớp đệm sau khi hoàn thành công việc đầm. Và tiến
hành kiểm tra nghiệm thu trước khi quét bitum chống ăn mòn cho đáy bể.

Máy móc thiết bị thi công: máy móc thi công được chia làm hai khu vực chính là khu
gia công chế tạo và khu lắp đặt thi công các tấm thép đáy bể. Các loại máy móc phải đảm
bảo đầy đủ như yêu cầu cũng như đảm bảo công suất thiết kế.

Các tấm thép sau khi thi công phải đảm bảo chắc chắn bằng phẳng, để đảm bảo cho
các yếu tố trên thì tấm thép đầu tiên có tính quyết định rất lớn vì vậy chỉ khi nào đảm bảo
tấm thép đầu tiên được đặt đúng và chính xác vào vị trí thiết kế thì mới quyết định thi
công tấm thép tiếp theo.

 Gia công chế tạo tấm đáy

Vật liệu sử dụng cho thi công tấm đáy là các tấm thép A516 có kích thước
1500x6000 m chiều dày 10 mm.

Các tấm này được chuyển tới vị trí cắt bằng cần cẩu và xe tải chuyên dụng.

Trên cơ sở là các tấm thép nguyên, bản sẽ được gia công chế tạo thành các tấm theo
yêu cầu thiết kế , khi tiến hành cắt lưu ý:

- Các đường cắt phải đảm bảo như thiết kế.


- Các tấm sau khi cắt phải được đánh số ghi ký hiệu bằng sơn trực tiếp lên tấm.
- Tiến hành vát góc theo đúng thiết kế bằng máy vát góc, rồi loại bỏ các sỉ dư ra trong quá
trình cắt. Sử dụng máy mài, mài phẳng các đường cắt.
- Tiến hành đánh dấu những vị trí sẽ thực hiện các đường hàn chồng.
- Sử dụng các thiết bị đo như thước Compa đo kiểm tra lại lần cuối nếu như đảm bảo kích
thước đúng như thiết kế thì tiến hành đóng dấu chấp nhận đem lắp đặt hoặc huỷ bỏ chế
tạo lại.
- Khi đo kiểm tra xong tấm được vận chuyển tới khu sơn phủ để quét sơn mỏng bảo vệ tấm
khi ra công trường.
- Sau khi hoàn thành các công đoạn trên tiến hành vận chuyển các tấm ra công trường bằng
xe tải chuyên dụng.
 Thi công lắp dựng

50
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Việc bố trí các tấm đáy phải đúng như bản vẽ thiết kế và thoả mãn dung sai cho phép.
Trình tự lắp đặt được thể hiện qua các bước sau:

- Định vị tâm của đáy bể.

- Phác hoạ sơ bộ mặt phẳng tấm đáy bằng sơn. Một đường tròn báo hiệu vị trí kết thúc của
các tấm đáy chuyển sang các tấm vành khuyên và một đường tròn giới hạn vị trí các tấm
đáy vành khuyên.

- Phác hoạ một đuờng chồng lên các tấm biên đáy và tương tự như vậy lên các tấm vành
khuyên. Tiến hành đục lỗ của hố gom cặn trên lớp cát san nền.

- Sử dụng cẩu để chuyển các tấm vào vị trí.

- Các tấm được lắp đặt tuần tự từ trong ra ngoài.

- Khi công việc lắp đặt cân chỉnh, đo hoàn thành bước tiếp theo sẽ tiến hành hàn nối các
tấm lại với nhau. Để tránh biến hình hàn kết cấu khi hàn thì cần phải thực hiện theo chu
trình sau:

Trước tiên hàn các cạnh ngắn ở giữa bể rồi lần lượt ra tới ngoài bể;

Hàn các đường hàn dài tương tự từ trong ra ngoài;

Các đường hàn đối xứng qua tâm bể;

Khi tiến hành hàn luôn có sự kiểm tra liên tục của cán bộ kỹ thuật;

– Tiến hành kiểm tra nghiệm thu lần cuối trước khi tiến hành bước tiếp theo. Nếu trong quá
trình kiểm tra phát hiện có sai xót phi tiến hành hiệu chỉnh ngay lập tức.

– Để tránh biến hình hàn của tấm vành biên đáy, các tấm vành biên đáy sẽ được hàn với
nhau bằng đường hàn đối đầu, sau đó hàn tấm vành biên với tầng thành bể đầu tiên rồi
mới hàn các tấm vành biên đáy với các tấm đáy ngoài cùng.

3.3.3. Quy trình thi công thành bể.

 Những yêu cầu khi tiến hành thi công thành bể

51
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Trước khi thi công các thiết bị máy móc phải đáp ứng đầy đủ về số lượng cũng như
hiệu suất làm việc của máy móc có ảnh hưởng tới tiến độ chung thì phải có phương án dự
phòng.

Thi công thành bể phải đảm bảo mỗi tầng thép thành bể được thi công liên tục trong
một ngày.

Mặt thành bể sau khi thi công xong phải được đảm bảo tròn nhẵn kín khít các đường
hàn đảm bảo độ ngấu.

 Gia công chế tạo

Việc gia công chế tạo các tấm thép thành bể được thực hiện tại khu vực riêng biệt,
sau đó được vận chuyển tới công trường bằng xe chuyên dụng. Quá trình thi công được
thực hiện theo các bước như sau:

– Các tấm thép dùng cho chế tạo bể có kích thước nguyên bản 1500x6000 mm với chiều
dày 26, 24, 22, 20, 18, 16, 14, 12, 10, 8

– Đánh dấu các tấm thép theo số hiệu thiết kế bằng sơn.

– Các đường cắt thực hiện đúng như bản vẽ thiết kế, sai số cho phép trong khi cắt là 4 mm.

– Tiến hành cắt vát mép các tấm theo thiết kế bằng máy vát mép.

– Đưa các tấm thép đã cắt và kiểm tra tới máy lốc thép. Máy lốc thép sẽ uốn các tấm thép
theo đường kính của bể.

– Sử dụng các thước kiểm tra độ cong của tấm cũng như độ phẳng của tấm sau khi lốc, nếu
đảm bảo thì được chuyển tới công đoạn tiếp theo nếu không thoả mãn thì phải tiến hành
uốn điều chỉnh lại.

– Khi đã hoàn thành kiểm tra các tấm thép được đưa tới khu vực sơn phủ sơ bộ

– Sau khi sơn phủ các tấm thép này được vận chuyển tới công trường bằng xe tải chuyên
dụng.

 Lắp dựng tại công trường

52
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Công việc lắp dựng các tấm thành được bắt đầu khi tầng thép thành bể đầu tiên được
hoàn thành công việc hàn nối:

– Các tấm của tầng bể đầu tiên được hàn với tấm vành biên đáy bằng cách sử dụng sơn vẽ
đường tròn định vị cho các tấm thép trên tấm vành khuyên và hàn các thép góc xung
quanh chân bể so le nhau.

– Sử dụng cẩu để cẩu lắp các tấm thép vào vị trí hàn.

– Sử dụng các tấm nêm hàn đính với các tấm với nhau để điều chỉnh các tấm thép vào đúng
vị trí như đường sơn, sau đó mới tiến hành hàn nối các tấm với nhau.

– Hàn đính các tăng đơ hoặc các gông ở vị trí tiếp giáp giữa các tấm thành bể để điều chỉnh
độ kín khít và thẳng hàng của các tầng bể. Khi độ cong vênh của các tầng thép chưa đảm
bảo sử dụng các maní hàn đính vào đỉnh mỗi tầng thép rồi liên kết với các neo được hàn
đính với đáy bằng các tăng đơ. Nhờ các tăng đơ này mà có thể điều chỉnh độ thẳng đứng
của các tấm.

– Sử dụng các đuờng hàn xung quanh chu vi bể để cố định tạm thời sau đó tiến hành hàn.

– Đường hàn nối đáy với thành bể phải được tiến hành từ hai phía trong và ngoài, phía
trong hàn vượt quá phía ngoài 1 đoạn 300 – 400 mm, hàn từng đoạn 4- 6 m đối xứng
ngược chiều qua tâm bể.

– Đường hàn nối các tấm thép thành bể là đường hàn liên tục, hàn cả mặt trong lẫn mặt
ngoài, hàn phía trong trước phía ngoài sau.

– Sau khi hàn xong tiến hành tháo bỏ các thiết bị điều chỉnh, tiến hành hàn các vị trí còn lại
chưa hàn được trước đó do bị chắn bởi các thiết bị gá cố định.

– Hàn các giá treo vào tầng tôn thứ nhất bằng các mối hàn đính. Trên cơ sở các dàn giáo
này công nhân sẽ đi lại để thi công các tấm thép của tầng bể phía trên.

– Hàn đính các gông chờ trên tầng thép thứ nhất, các tấm thép của tầng thép tiếp theo cũng
được hàn các gông chờ tương ứng.

53
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

– Dùng cẩu đưa các tấm thép này vào vị trí có các gông chờ ở trên, các tấm thép sẽ đứng
được nhờ các gông cố định này.

– Sử dụng các mối hàn đính để hàn các tăng đơ liên kết giữa các tấm thép trong cùng một
tầng lại với nhau, dựa vào các tăng đơ này các tấm sẽ được điều chỉnh sao cho các tấm
thép được liên kết chặt với nhau.

– Khi việc cân chỉnh được hoàn tất thì tiến hành hàn theo đúng quy trình hàn, khi hàn lập
tức điều chỉnh ngay những sai lệch phát sinh.

– Tháo bỏ các thiết bị neo giữ và hàn nối các phần còn lại.

– Các tầng thép tiếp theo sẽ được thi công lắp dựng liên tục như trên.

– Thông thường khi hàn xong các tầng thép thì các bậc thang cũng được hàn đồng thời tạo
thuận lợi cho công việc thi công.

 Những lưu ý khi tiến hành hàn:

Các mối hàn phải được làm sạch trước khi hàn ;

Các đường hàn đứng phải được hàn đồng thời đối xứng nhau qua tâm, và được hàn
từ dưới lên trên;

Các đường hàn ngang được tiến hành hàn liên tục, trong khi hàn các mối nối hàn
luôn được kiểm tra sơ bộ bằng mắt để kiểm soát chất lượng mối hàn sau đó kiểm tra toàn
bộ các thiết bị chuyên dụng.

3.3.4. Quy trình thi công kết cấu mái

Việc thi công kết cấu mái có thể tiến hành theo 2 phương án sau:

– Thi công lắp dựng dưới mặt đất sau đó cẩu nhấc, đặt lên bể.

– Thi công trực tiếp trên cao.

Hai phương án thi công này đều khả thi và đảm bảo độ chính xác cao.

54
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Trong đồ án này chọn phương pháp thi công thứ nhất. Các dàn vì kèo được chế tạo
trong nhà máy thành các modun sau đó dược lắp dựng tại công trường. Biện pháp thi
công này cần phải có cẩu lớn, ta dùng hai cẩu để thi công cùng một lúc.

3.3.5. Quy trình hàn và kiểu tra các mối hàn.

 Các quy định về đường hàn

Đường hàn đứng của thành bể:

Đường hàn đứng của thành bể theo quy định của mục 3.13.2 tiêu chuẩn API
650[4], là loại đường hàn đối đầu được hoàn thiện đủ ngấu và đồng nhất. Đường hàn
đứng của hai tầng thép liên tiếp không được phép trùng nhau, chúng phải cách nhau một
khoảng ít nhất là 5t. Trong đó t là chiều dầy của tấm có chiều dầy lớn nhất trong hai tầng
thép.

Đường hàn ngang của thành bể:

Mối hàn ngang của thành bể: Để tiết kiệm vật liệu và do yêu cầu trơn nhẵn của mặt
trong thành bể. Theo quy định của mục 3.2.3.2 quy pham API 650[4] cho phép dùng
đường hàn đối đầu cho đường hàn ngang của bể. Những đường hàn này cũng được làm
sạch và mài phẳng như đường hàn đứng.

Mối hàn giữa vành gia cường và thành bể theo mục 3.1.3.9 quy phạm API 650[4],
quy định đường hàn góc. Chiều cao của đường hàn không được lớn hơn 1/2’’, và không
được nhỏ hơn chiều dầy nhỏ nhất của hai tấm nối (đó là tấm thành hay tấm đáy ngay tại
dưới tấm thành, tấm vành khăn), ở đây chiều cao đường hàn bằng chiều cao tấm vành
khăn là 10mm.

Mối hàn chồng của tấm đáy:

Theo quy định của mục 3.1.3.4 quy phạm API650[4] quy định đường hàn chồng của
tấm đáy:

55
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

- Khoảng cách giữa các đường hàn chồng của tấm đáy, từ đường hàn chồng tới thành bể, từ
đường hàn tới đường hàn đối đầu của tấm vành khăn và từ đường hàn tới mối nối giữa
tấm vành khăn và tấm đáy không được nhỏ hơn 12’’ (300mm).
- Với những tấm có chiều dầy, 1/4’’ thì chiều cao đường hàn bằng chiều dầy của tấm.
- Với những tấm có chiều dầy lớn hơn hoặc bằng 1/4’’ thì chiều cao đường hàn bằng chiều
dầy tấm trừ đi 1/6’’.
 Yêu cầu về hàn bể:

Hàn lắp ráp kết cấu bể phai tuân theo đúng những nguyên tác và quy định của kỹ
thuật hàn kết cấu thép nói chung, đồng thời theo đúng những yêu cầu giêng của thiết kế.

Khi tiến hành hàn lắp giáp các bộ phận và chi tiết kết cấu bể phải kiểm tra chính xác
kích thước và cố định chắc chắn.

Trước khi hàn phải đánh sạch gỉ, các vết bẩn và lau khô bề mặt kim loại. Phải xem
xét kỹ để loại bỏ các mối hàn khi phát hiện có vết nứt, cần chú ý kiểm tra các đường hàn
cũ trên các tấm tôn dùng lại.

Trước khi hàn, các đường hàn phải được gá bằng chốt, không hàn đính.

Toàn bộ các mối hàn ở thành, đáy và mái bể đều được thực hiện hàn nhiều lớp, trước
khi hàn lớp sau phải đánh sạch gỉ hàn và vẩy kim loại của mối hàn lớp trước.

Tránh hàn chưa thấu đến chân đường hàn, hàn thiếu, hàn hụt, hàn thừa. Tuyệt đối
không hàn bể dưới trời mưa nếu không có biện pháp tránh mưa.

Để tránh gây ứng suất và biến dạng của các bộ phận bể cần hàn theo đúng trình tự đã
chỉ dẫn trong thiết kế, các tấm đáy và mái bể hàn theo nguyên tắc đối xứng qua tâm bể.

Sau khi gá lắp tấm mái để hàn phải dùng thước vuông kiểm tra độ võng dương để
tránh tụ nước trên mái bể.

Cửa ra vào bể hàn vào thành bể bản vẽ bố trí thiết bị và phải đảm bảo khoảng cách
đến đường hàn đứng trên thành bể lớn hơn 1500mm và thép không hàn quá 3 ống xuất
nhập. Hàn các thiết bị phụ tùng vào thành bể phải tuân theo các yêu cầu về kỹ thuật riêng
và phải cách đường hàn đứng trên 500mm, cách đường hàn ngang trên 200mm.

56
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Chú ý khi hàn tôn mái, không được ngồi trên các tấm tôn, phải ngồi lên các thanh gỗ
kê trên các dầm cứng để tránh hiện tượng võng tôn dẫn đến đường hàn không đặt yêu
cầu.

Kiểm tra chất lượng mối hàn và kiểm tra sơ bộ bằng mắt thường, phát hiện khuyết tật
đánh dấu và hàn lại. Bề mặt ngoài của mối hàn phải đạt yêu cầu, nhẵn hoặc nổi vân đều
đặn, chân đường hàn dính chặt với thép cơ bản, không bị phồng bọt, đóng cục, cháy đứt
quãng và thon hẹp cục bộ, tất cả các miệng hàn phải được hàn dầy.

Đường hàn đáy bể, kiểm tra bằng máy hút chân không. Toàn bộ các mối hàn được
bôi bằng dung dịch xà phòng sau đó dùng máy hút chân không để kiểm tra.Khi mối hàn
bị khuyết tật, trong buồng máy hút chân không sẽ xuất hiện bọt. Áp lực hút chân không
yêu cầu không được nhỏ hơn 0.14 kg/cm2 và phải kiểm tra 100% mối hàn.

Đường hàn thành bể, kiểm tra bằng phương pháp phun đầu hoả, phun dầu hoả vào
mối hàn với áp lực không nhỏ hơn 2kg/cm2. Mặt đối diện của mối hàn bôi phấn trắng, số
lần phun không ít hơn quá 2 lần. Mỗi lần cách nhau 10 phút. Khi phun xong sau 12 giờ
không thấy hết vết dầu loang ở mặt bôi phấn là đạt yêu cầu.

Đường hàn mái bể: kiểm tra mối hàn bằng phương pháp hút chân không hoặc có thể
kết hợp trong quá trình thử áp lực dư của bể bằng cách quét dung dịch xà phòng lên toàn
bộ mặt mối hàn khi thử bền cho bể duy trì áp lực dư bằng (0.025daN/cm 2) quan sát không
thấy hiện tượng sủi bọt mối hàn đạt yêu cầu về độ kín, nếu thấy sủi bọt cần có biện pháp
khắc phục.

Khi phát hiện hay nghi ngờ những đoạn mối hàn có khuyết tật phải dùng các phương
pháp vật lý để kiểm tra và xác định ranh giới đoạn có khuyết tật để sử lý.

Khi phát hiện chất lượng mối hàn không đảm bảo phải đục chỗ có khuyết tật cộng
thêm mỗi bên 100mm, sau đó mới hàn lại. Không được hàn đắp lên chỗ mối hàn có
khuyết tật.

Dung sai khích thước được quy định theo thiết kế. Nếu khi hàn kết cấu bị biến dạng
cần phải kịp thời nắn và sửa chữa.

57
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

 Quy trình thử bền và thử kín các mối hàn:

Trong quá trình hàn, có thể phát sinh các khuyết tật hàn. Các khuyết tật hàn là những
sai lệch về hình dáng, kích thước, và tổ chức kết cấu của kim loại hàn theo tiêu chuẩn
thiết kế và yêu cầu kỹ thuật, làm giảm độ bền và khả năng làm việc của nó. Các khuyết
tật hàn có thể là nứt, rỗ khí, lẫn xỉ hàn (kẹt xỉ), không ngấu, …

Để đảm bảo bể chứa vận hành tốt và đảm bảo độ bền ta phải thử bền và thử kín cho
mối hàn. Có hai phương pháp kiểm tra bền cho mối hàn là phương pháp kiểm tra phá hủy
và không phá hủy. Phương pháp kiểm tra phá hủy thường được dùng với các sản phẩm
hàng loạt lớn. Đối với bể chứa ta sử dụng phương pháp kiểm tra không phá hủy. Các
phương pháp kiểm tra mối hàn không phá hủy là:

- Kiểm tra bằng khí amôniắc: Đầy là phương pháp dùng khí amôniắc thổi lên một
mặt mối hàn dưới một áp suất nhất định, tại mặt còn lại ta dùng bông hoặc băng thấm
fenolftalein hoặc nitrit thủy ngân rồi ép lên bề mặt mối hàn. Sau 1-5 phút nếu thấy bông
hoặc băng bị chuyển thành màu thẫm chứng tỏ mối hàn chưa kín.

- Kiểm tra độ kín bằng áp lực khí: Nén không khí hoặc khí trơ vào trong thiết bị
sau khi đã được bịt kín. Ở bề mặt ngoài của thiết bị ta dùng nước xà phong với tỉ lệ 100g
xà phòng trong 1l nước, nếu thấy tại vị trí nào có bong bóng xà phòng nổi lên thì chỗ đó
mối hàn bị hở. Đối với những kết cấu nhỏ gọn có thể nhúng thiết bị vào trong nước rồi
thực hiện nén khí để kiểm tra độ kín.

- Kiểm tra bằng áp lực nước: Bơm nước vào kết cấu càn kiểm tra, sau đó tạo áp
suất cao hơn áp suất làm việc 1,5 đến 2 lần và giữ ở áp suất đó trong 5 ÷ 6 phút. Sau đó
hạ thấp áp suất xuống áp suất làm việc. Dùng búa gõ nhẹ xung quanh mối hàn rộng 15 ÷
20 mm rồi quan sát nước có rò rỉ hay không. Đánh dấu những vị trí khuyết tật và tiến
hành sửa chữa và kiểm tra lại. Riêng đối với kết cấu bể chứa thì ta chỉ cần bơm nước vào
và để trong vòng 2 ÷ 24 giờ để quan sát và phát hiện vị trí có khuyết tật.

- Kiểm tra bằng dung dịch chỉ thị màu: Là phương pháp sử dụng các dung dịch đê
thẩm thấu vào các vết nứt, rỗ khí nhỏ của liên kết hàn không thể quan sát được bằng mắt

58
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

thường. Sau đó dùng chất chỉ thị màu để phát hiện ra vị trí mà dung dịch thẩm thấu nằm
lại ở các vết nứt. Phương pháp này có nhược điểm là không phát hiện ra được khuyết tật
nằm trong lòng liên kết hàn và chiều sâu của khuyết tật.

- Kiểm tra bằng từ tính: Rắc mạt sắt lên bề mặt của mối hàn cần kiểm tra trong từ
trường của nam châm điện. Tại điểm có các đường sức từ có quy luật phân bố thay đổi thì
tại điểm đó có khuyết tật mối hàn. Khi gặp khuyết tật thì các đường sức sẽ tản ra bao lấy
khuyết tật đó. Nhưng phương pháp này không phát hiện được các vết nứt nằm dọc theo
đường sức từ.

- Phương pháp siêu âm kiểm tra chất lượng mối hàn: Trong phương pháp này ta
dùng song siêu âm có tần số từ 2 ÷ 5 MHz được phát ra qua các đầu dò và sau khi sóng
siêu âm truyền qua hoặc phản xạ trên đoạn hàn được kiểm tra sẽ được thu lại bằng các
đầu dò. Khi phân tích đồ thị thu được trên màn hình CRT khi kiểm tra mối hàn ta sẽ tìm
được đoạn hàn có khuyết tật. Trong thực tế ta thường sử dụng kỹ thuật kiểm tra tiếp xúc,
tức đầu dò tiếp xúc với bề mặt của vật kiểm tra qua lớp đệm là chất tiếp âm. Ưu điểm nổi
bật của phương pháp siêu âm kiểm tra chất lượng mối hàn là nhanh, chính xác, thiết bị
tương đối rẻ, và có thể cho ta biết cả chiều sâu của khuyết tật. Tuy nhiên, phương pháp
cũng có nhiều hạn chế như bỏ sót nhiều khuyết tật có mặt phẳng định hướng song song
với chùm siêu âm, kết quả kiểm tra phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của kỹ thuật viên và
số liệu không lưu trữ, kiểm chứng được.

- Kiểm tra bằng chụp ảnh phóng xạ: Các bức xạ tia X và tia γ có khả năng xuyên
thấu cao trong vật liệu. Trong quá trình lan truyền trong vật liệu, các bức xạ bị suy giảm
cường độ do quá trình hấp thụ, bức xạ vủa vật liệu. Nếu độ dày của vật liệu không đông
đều hoặc bên trong vật liệu có khuyết tật dạng rỗng ở các vị trí khác nhau sự hấp thụ bức
xạ là khác nhau và cường độ bức xạ sau khi qua sản phẩm là khác nhau. Nên khi ta sử
dụng phim chụp ghi nhận cường độ bức xạ sau khi truyền qua mối hàn thì chất lượng và
đặc tính của mối hàn sẽ được xác định. Khi thực hiện kiểm tra các mối hàn ta cần một
máy phát tia bức xạ và các phim dùng để ghi nhận cường độ bức xạ sau khi truyển.
Phương pháp này có ưu điểm là có kết quả đáng tin cậy và có thể lưu lại được, tuy nhiên

59
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

nó không cho biết được chiều sâu của khuyết tật và có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe
con người.

→ Dựa vào đặc điểm của kho chứa và các ưu, nhược điểm của các phương pháp kiểm tra
độ kín mối hàn đã nêu ở trên ta chọn phương pháp thử kín cho các mối hàn và trình tự
kiểm tra mối hàn cho bể chứa là:

Bước 1: Bơm nước vào đầy bể chứa và lưu nước trong bể trong vòng 24 giờ để
kiểm tra mối hàn và tìm vết rò rỉ để khắc phục.

Bước 2: Kiểm tra độ kín của các mối hàn liên hết các tấm thân và các tấm mái
bằng phương pháp chụp ảnh phóng xạ RT. Đối với liên kết giữa các tấm đáy và mối hàn
liên kết đáy và thân ta sử dụng phương pháp kiểm tra bằng sóng siêu âm.

3.4. An toàn lao động khi thi công.

Trong khi thi công phải tuân thủ các yêu cầu về chất lượng công việc, thời gian,
thường xuyên thử nghiệm kiểm tra. Nghiệm thu các hạng mục xây lắp phải đúng các
bước và trình tự như các tiêu chuẩn quy định.

Chất lượng tay nghề công nhân phải đảm bảo mức tối thiểu cho phép. Đội ngũ lao
động thường xuyên phải được học tập và thực hành về các quy định trong trong công tác
an toàn lao động phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.

Có đầy đủ biển báo hướng dẫn cụ thể cho các phương tiện ra vào.

Tổ chức lao động hợp lý và khoa học.

Công nhân tham gia lao động phải đủ tuổi lao động.theo quy định của nhà nước, phải
được đào tạo cơ bản về chuyên môn.

Trước khi thực hiện lao động phải tổ chức học tập lao động trên công trường cũng
như có các trang thiết bị lao động cho công nhân tham gia lao động, có biển báo đầy đủ ở
những nơi nguy hiểm.

Trong thời gian thi công có những biện pháp giảm thiểu các ảnh hưởng gây ô nhiễm
môi trường.

60
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

KẾT LUẬN

Sau thời gian làm đồ án, em đã tiếp thu được các phương pháp, tiêu chuẩn tính
toán, thiết kế bồn bể và hệ thống đường ống, sử dụng tốt một số phần mềm liên quan
cũng như đưa ra được các vấn đề, sự cố thường xuyên xảy ra với hệ thống kho chứa.

Quá trình làm đồ án đã giúp em có thêm nhiểu kiến thức thực tế bổ ích, giúp hoàn
thiện các kỹ năng bản thân, hỗ trợ công việc sau này.

Trong khi thiết kế em đã kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, kinh tế và kỹ thuật, nhưng
do thời gian có hạn, phần tính toán còn hạn chế, không tránh khỏi thiếu sót, rất mong
được các thầy cô giáo và các bạn giúp đỡ để bản đồ án được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS.Nguyễn Anh Vũ đã giúp em
hoàn thành bản đồ án này.

61
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

Tài liệu tham khảo


1. GS.TS. Đinh Thị Ngọ & PGS.TS. Nguyễn Khánh Diệu Hồng, Hóa học
dầu mỏ và khí, NXB khoa học và kỹ thuật 2014.

2. Tổng công ty dầu Việt Nam PV Oil, Chuyên đề đường ống bồn chứa,
pvoil.com.vn.

3. Kuan, Siew Yeng; Design, Construction and Operation of the Floating


Roof Tank, October 2009.

4. THE UNITED STATES OF AMERICA Legally Binding Document, API


Standard 650, Welded Steel Tanks for Oil Storage.

62
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng
Đồ án kỹ sư hóa dầu GVHD : TS. Nguyễn Anh Vũ

5. TS Trần Xoa-PGS.TS Nguyễn Trọng Khuông-TS Phạm Xuân Toản, Sổ


tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất ( tập 1-2), Nhà xuất bản
khoa học kỹ thuật-Hà Nội, năm 2005.

6. Hồ Hữu Phương, Giáo trình cơ sở tính toán thiết bị hóa chất, Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội, 1997

63
SVTH : Nguyễn Sĩ Hóa – Trần Mạnh Hùng

You might also like