Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Các nội dung cần học thuộc của thể loại: TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI

1.Nhân vật chính – tức nhân vật hiện lên như một chủ thể độc lập, giữ vai trò chủ đạo
trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm - được khắc hoạ qua ngoại hình, hành
động, đối thoại, độc thoại nội tâm và qua đánh giá của các nhân vật khác cũng như của người
kể chuyện.
2. Sự thay đổi điểm nhìn:
Tác dụng: giúp cho việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của VB được khách quan, mở rộng và
đa diện hơn.
3. Tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo này không chỉ là để tạo tính hấp dẫn
cho VB, cho chúng ta thấy được… mà còn để tác giả thể hiện rõ tư tưởng của mình, đó là quan
niệm.
Ví dụ trong vb CHIỀU SƯƠNG
- Thực: Chuyện đi biển gặp bão tố, vớt được anh Hoe Chước,...
- Ảo: Các chi tiết gặp ma, con “thuyền ma”, những điểm dự báo không may của chuyển đi
biển,...
- Tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo này không chỉ là để tạo tính hấp dẫn cho VB,
cho chúng ta thấy được sự vất vả của những ngư dân, mà còn để tác giả thể hiện rõ tư tưởng của
mình, đó là quan niệm âm, dương đan xen, xem người đã khuất vẫn còn tồn tại trong đời sống
dương gian và tham gia vào đời sống như một cách luyến tiếc trần gian, cũng là cách người còn
sống tưởng nhớ người đã khuất.

Ví dụ vb Kiến và Người:
- Vai trò: Những yếu tố tưởng tượng, hư cấu này làm tăng tính xác cho câu chuyện, tác động
mạnh đến nhận thức của người đọc, giúp chúng ta thức tỉnh. Giúp ta ta hình dung ra được cảm
giác kiến bò khắp nơi, đặc quánh, đen dày trong không gian.
4.Ý nghĩa, tác động của văn bản đối với người đọc
Ví dụ trong truyện CHIỀU SƯƠNG
- Phương án 1: Không khí truyện khá bi quan, buồn, ghê sợ vì miêu tả chuyến đi biển quá bất
trắc, nhiều thử thách.
- Phương án 2: Tuy nhiên nhìn chung, không khí truyện vẫn là không khí gần gũi, ấm áp, lạc
quan vì tình đồng nghiệp, tình làng nghĩa xóm, tình cảm với cả những người đã khuất.
- Phương án 3: Vừa có cả không khí hơi ghê sợ, vừa có cả không khí gần gũi. Nghĩa là cảm
xúc của người đọc thay đổi theo từng phần của câu chuyện.
Ví dụ: Tác động của văn bản KIẾN VÀ NGƯỜI
Phần đầu của truyện là sự tán dương giá trị con người, nhưng đến gần cuối truyện, con người
thảm bại trước những sinh vật nhỏ nhoi nhất. Từ đó, tác phẩm để lại sức ám ảnh rất lớn. Truyện
ngắn Kiến và người không phải là phủ định địa vị, giá trị con người mà chỉ là hi vọng hạn chế
những dục vọng quá lớn của con người cùng với những hành động phi lí của họ đối với tự
nhiên mà thôi.
HS có thể đưa ra những trải nghiệm của chính bản thân trong cuộc sống như khi đi du
lịch, chăm sóc cây cối, vật nuôi,...

Ví dụ: Tác động của truyện ngắn MUỐI CỦA RỪNG


- Phương án 1: Muối của rừng hấp dẫn do nội dung câu chuyện. Câu chuyện có kết cấu đơn
giản là cuộc đối đầu giữa con người (ông Diểu) và đôi khỉ. Ông Diểu đại diện cho thế giới văn
minh, được trang bị đầy đủ thì hai vợ chồng khỉ là hiện thân của thiên nhiên. Câu chuyện hấp
dẫn ở chỗ ít nhân vật, tưởng chừng đơn giản, nhưng lại là quá trình biến đổi tính cách,
con người ông Diểu từ ý định phá huỷ thiên nhiên đến cứu rỗi và trở về với thiên nhiên. Theo
dõi quá trình đó, ta mới nhận thấy câu chuyện hấp dẫn và đem đến nhiều ý nghĩa sâu sắc.
- Phương án 2: Muối của rừng hấp dẫn do cách kể chuyện. Tổ chức trần thuật và cách kể
chuyện linh hoạt, đa điểm nhìn, xen kẽ giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật trong câu
chuyện. Từ những sáng tạo đó, người đọc hồi hộp theo dõi cuộc đi săn của ông Diểu và cuối
cùng mãn nguyện với kết cục mà ông Diểu hành xử với tự nhiên.
TRI THỨC NGỮ VĂN
1. Truyện ngắn là thể loại tự sự hư cấu có dung lượng nhỏ, thường phù họp để đọc hết trong
một lần. Với quy mô hạn chế, số lượng nhân vật và sự kiện ít, có thể đọc hết trong 1 lần
truyện ngắn chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh hoặc trạng thái cụ thể của đời sống xã hội,
2. Cốt truyện của truyện ngắn hiện đại thường đơn giản, cô đúc; tập trung xoay quanh một
tình huống. Trong đó, các sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp theo hướng tập trung vào một
vài biến cố chính, dồn nén mâu thuẫn trong một khoảng thời gian ngắn.
3. Điểm nhìn ngôi thứ ba (toàn tri, hạn tri) và sự thay đổi điểm nhìn
 Điểm nhìn ngôi thứ ba toàn tri: Tầm hiểu biết của người kể chuyện bao trùm toàn bộ thế
giới nhân vật, không bị giới hạn trong cái nhìn của nhân vật nào, thấu suốt tất cả suy nghĩ và
cảm xúc của các nhân vật, tất cả mọi thời điểm, địa điểm và sự kiện.
 Điểm nhìn ngôi thứ ba hạn tri: Tầm hiểu biết của người kể chuyện chỉ giới hạn trong cái
nhìn của một nhân vật trung tâm, chỉ thấu suốt suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật đó và các sự
kiện mà nhân vật đó biết.
 Thay đổi điểm nhìn: Trong nhiều tác phẩm truyện hiện đại, thường có sự di chuyển điểm
nhìn kể chuyện, có thể từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba, từ ngôi thứ ba hạn tri sang toàn
tri, hoặc giữa nhiều ngôi thứ nhất khác nhau. Thủ pháp này có nhiều tác dụng trong việc
thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả: dẫn dắt độc giả vào thế giới tinh thần của nhân vật;
quan sát, thể hiện sự việc, con người từ nhiều góc nhìn...
4. Nhân vật trong truyện ngắn: Truyện ngắn hiện đại thường chỉ có 1 – 2 nhân vật chính –
tức nhân vật hiện lên như một chủ thể độc lập, giữ vai trò chủ đạo trong việc thể hiện chủ đề
và tư tưởng của tác phẩm - được khắc hoạ qua ngoại hình, hành động, đối thoại, độc thoại
nội tâm và qua đánh giá của các nhân vật khác cũng như của người kể chuyện.
LƯU Ý:
CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI
Bước 1. Đọc toàn bộ tác phẩm (1 – 2 lần)
Bước 2. Xác định nội dung chính thông qua hệ thống các sự kiện chính
Bước 3. Xác định và phân tích các yếu tố của truyện ngắn hiện đại: điểm nhìn, ngôi kể, các
nhân vật hiện lên qua điểm nhìn (hành động, ngôn ngữ, độc thoại nội tâm, đối thoại,…),
cốt truyện, nhan đề…
Bước 4. Chỉ ra và phân tích ý nghĩa các hình tượng và mối liên hệ với nhan đề của tác
phẩm
Bước 5. Chỉ ra và phân tích vai trò của yếu tố hư cấu, tưởng tượng trong tác phẩm
Bước 6. Chỉ ra và phân tích các tác động cụ thể của tác phẩm với người đọc

You might also like