Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

A.

LÍ THUYẾT
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HỌC NGỮ VĂN
1. Ngữ văn là môn học có vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục
của nhà trường phổ thông từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay
Trước Cách mạng tháng Tám:

 Không có môn học chính thức, văn học gắn liền với thi cử.
 Giai đoạn Pháp thuộc:
o Xuất hiện môn học "Việt văn" (phân biệt với Pháp văn).
o Là môn phụ, tự chọn, không thi cử.
o Tên gọi "Quốc văn" xuất hiện từ 1925 với sách giáo khoa
của Dương Quảng Hàm.

Sau Cách mạng tháng Tám:

 Miền Bắc:
o 1956: "Văn học" phổ biến, "Quốc văn" vẫn được dùng.
o 1964-1965: "Ngữ văn" (cấp 2) và "Văn học" (cấp 3).
o Sau 1975:

 Tiểu học: "Tiếng Việt".


 THCS: "Tiếng Việt" và "Văn học".
 THPT: "Văn học và Tiếng Việt" (1989), "Văn và
Tiếng Việt" (1993).

 Miền Nam:

o 1954-1975: "Việt văn" và "Quốc văn" phổ biến.

 Từ năm 2000:

o Tiểu học: "Tiếng Việt".


o THCS và THPT: "Ngữ văn" (tích hợp ngôn ngữ và văn học).

=> Như vậy, kể từ sau cách mạng tháng 8 – 1945, môn Ngữ văn trong
nhà trường phổ thông đã trải qua nhiều lần cải cách. Môn học ngày càng
khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống các môn học và hoạt động
giáo dục của nhà trường. Cụ thể, trong chương trình GDPT 2018, Ngữ
văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học
từ lớp 1 đến lớp 12, là môn học bắt buộc trong cả ba cấp học. Ngoài ra, ở
THPT còn có một số chuyên đề tự chọn của môn Ngữ văn dành cho học
sinh có sở trường và nguyện vọng nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học phân
hóa.
2. Ngữ văn là môn học có tính công cụ và tính thẩm mĩ – nhân văn
- Công cụ: Cái dùng để tiến hành một việc nào đó, để đạt một mục đích
nào đó (theo Từ điển tiếng Việt)
- Môn Ngữ văn trang bị cho học sinh công cụ ngôn ngữ tiếng Việt để giao
tiếp và tư duy, học tập.
+ Nội dung học tập trong môn Ngữ văn bao gồm kiến thức tiếng Việt với
các mạch:
./ Ngữ âm và chữ viết
./ Từ vựng
./ Ngữ pháp
./ Hoạt động giao tiếp
./ Sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ
Sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ từ mượn, từ ngữ
mới và nghĩa mới của từ ngữ, chữ viết tiếng Việt, các biến thể ngôn ngữ
phân biệt theo phạm vi địa phương, xã hội, chức năng, trong đó có văn
bản đa phương thức như là một biến thể của giao tiếp ngôn ngữ.
=> Môn Ngữ văn trong nhà trường (được gọi là môn Tiếng Việt ở tiểu
học, Ngữ văn ở trung học) đảm nhiệm vai trò trang bị cho học sinh công
cụ tiếng Việt để học sinh thực hiện tốt các hoạt động giao tiếp trong cuộc
sống hàng ngày và học tập tất cả các môn khoa học khác cũng như để
chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của nhân loại được tích luỹ và lưu giữ
bằng ngôn ngữ. Đó là lí do khi bước vào trường tiểu học trẻ em được học
Tiếng Việt trước khi học tập các môn khoa học khác và Tiếng Việt, Ngữ
văn trở thành môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12.
- Ngữ văn là môn học trang bị công cụ để học sinh thực hiện hoạt động
giao tiếp thẩm mĩ
+ Trong cuộc sống, con người không chỉ cần giao tiếp đời sống, học tập
các kiến thức khoa học mà còn cần có công cụ để giao tiếp thẩm mĩ, bồi
đắp tâm hồn, tình cảm, làm cho đời sống tinh thần của con người không
ngừng được nâng cao. Giao tiếp thẩm mĩ của con người được thể hiện
trong các lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật ngôn từ.
+ Hoạt động tiếp nhận văn bản văn học – nghệ thuật ngôn từ và tạo lập
các văn bản có liên quan đến văn bản văn học trong nhà trường trang bị
cho học sinh một thứ “ngữ pháp nghệ thuật” để học sinh tự mở được cánh
của văn học, cảm nhận cái đẹp, biết cách đọc hiểu, thực hiện được những
cuộc giao tiếp văn học, giao tiếp thẩm mĩ thông qua việc chiếm lĩnh và
cắt nghĩa thế giới nghệ thuật của văn bản.
- Môn học Ngữ văn là công cụ để giáo dục tâm hồn, tình cảm cho học
sinh, bồi đắp tình cảm thẩm mĩ, các giá trị nhân văn.
+ Tất cả các môn học trong nhà trường đều có vai trò công cụ này, nhưng
môn Ngữ văn có ưu thế đặc biệt và có những điểm đặc thù.
+ Nội dung giáo dục mà môn Ngữ văn đem tới cho HS gắn bó chặt chẽ
với cái đẹp, với các giá trị nhân văn bởi lẽ trung tâm của tác phẩm văn
học là con người. Văn học “thanh lọc tâm hồn con người, nhờ đó con
người biết cảm nhận, phát hiện cái đẹp trong cuộc sống, biết căm ghét cái
ác, bảo vệ lẽ phải, trân trọng các giá trị,
+ Con đường giáo dục của môn Ngữ văn chủ yếu được thực hiện thông
qua hoạt động tiếp nhận văn học và hoạt động tạo lập văn bản để thể hiện
kết quả của hoạt động tiếp nhận văn học của học sinh.
=> Sự giáo dục thông qua việc tiếp nhận hình tượng văn học – hình tượng
ngôn từ, rung động thẩm mĩ với các hình tượng văn học, thông qua trải
nghiệm thẩm mĩ. Mọi sự giáo dục phải đảm bảo tính nghệ thuật ngôn từ
của văn bản văn học (một nội dung học tập chủ yếu của môn Ngữ văn).
3. Ngữ văn là môn học có tính tích hợp
- Nội dung môn Ngữ văn là sự tích hợp xuyên thấm, nhuần nhuyễn giữa
các thành phần, bộ phận trong nội bộ môn học:
+ Giữa kiến thức tiếng Việt và kiến thức văn học trong ngữ liệu là các
văn bản thuộc các kiểu loại khác nhau.
+ Giữa kiến thức tiếng Việt, kiến thức văn học, ngữ liệu và các kĩ năng
đọc, viết, nói và nghe.
+ Giữa các kĩ năng đọc, viết nói và nghe với nhau.
+ Trong nội bộ từng mạch kiến thức, kĩ năng lớn cũng có sự tích hợp. Ví
dụ: tích hợp giữa kiến thức lí luận văn học, kiến thức lịch sử văn học với
kiến thức về thể loại văn học...
- Nội dung môn Ngữ văn là sự tích hợp xuyên thấm, nhuần nhuyễn giữa
các lĩnh vực, môn học liên môn:
+ Giữa văn học với triết học, lịch sử, địa lí, văn hoá, nghệ thuật,... (ví dụ:
tính chất văn, sử, triết bất phân trong các tác phẩm văn học thời trung đại)
+ Giữa văn học với đời sống (đời sống từ đó có tác phẩm văn học: đời
sống của người học). Nhờ đó, môn Ngữ văn giúp HS biết quan tâm, gắn
bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các
vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
I. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC NGỮ VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG
1. Mục tiêu chung
Trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018, mục
tiêu của môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông gồm mục tiêu về phẩm
chất và mục tiêu về năng lực. Mục tiêu này được trình bày thành mục tiêu
chung và mục tiêu ở từng cấp học.
2.2.1. Mục tiêu chung
- Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.
- Môn Ngữ văn giúp học sinh:
· Khám phá bản thân, thế giới, thấu hiểu con người.

· Có đời sống tâm hồn phong phú, quan niệm sống nhân văn.

· Yêu tiếng Việt, văn học, ý thức cội nguồn, bản sắc dân tộc.

· Góp phần giữ gìn, phát triển giá trị văn hóa Việt Nam.

· Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, hội nhập quốc tế.

- Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung năng lực tự chủ
và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo.
- Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và
năng lực văn học:

 Rèn luyện kỹ năng đọc, viết, nói, nghe.


 Kiến thức nền tảng về tiếng Việt, văn học.
 Phát triển tư duy hình tượng, logic.
 Hình thành học vấn, biết tạo lập văn bản.
 Tiếp nhận, đánh giá văn bản văn học, sản phẩm giao tiếp, giá trị
thẩm mỹ.

2. Mục tiêu cấp trung học cơ sở


a. Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình
thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu cầu phát triển về phẩm chất
với các biểu hiện cụ thể như biết tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân
tộc, có ước mơ và khát tinh thần tự học và tự trọng, có ý thức công dân,
tôn trọng pháp luật.
b. Tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực
văn học đã hình thành ở cấp tiểu học với các yêu cầu cần đạt cao hơn.
Phát triển năng lực ngôn ngữ:
· Phân biệt văn bản: văn học, nghị luận, thông tin.

· Hiểu nội dung: tường minh, hàm ẩn.

· Viết đoạn, bài: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật
dụng.
· Nói: dễ hiểu, mạch lạc, tự tin, phù hợp ngữ cảnh.

· Nghe hiểu với thái độ phù hợp

- Phát triển năng lực văn học:


· Phân biệt thể loại: truyện, thơ, kí, kịch bản, tiểu loại.

· Nhận biết đặc điểm ngôn ngữ văn học.

· Phân tích tác dụng: yếu tố hình thức, biện pháp nghệ thuật.

· Nhận biết giá trị: biểu cảm, nhận thức, thẩm mỹ.

· Phân tích: tính hình tượng, nội dung, hình thức tác phẩm.

· Tạo sản phẩm: có tính văn học.

3. Mục tiêu cấp trung học phổ thông


a. Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất đã được hình thành
ở trung học cơ sở, mở rộng và nâng cao yêu cầu phát triển phẩm chất với
các biểu hiện cụ thể: có bản lĩnh, cá tính, có lí tưởng và hoài bão, biết giữ
gìn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần hội nhập và ý
thức công dân toàn cầu.
b. Tiếp tục phát triển các năng lực đã hình thành ở trung học cơ sở với
các yêu cầu cần đạt cao hơn:
Đọc hiểu:
+ tưởng minh và hàm ẩn của các loại văn bản với mức độ khó hơn thể
hiện qua dung lượng, nội dung và yêu cầu đọc.
+ phát triển tư duy phản biện;
+ vận dụng được các kiến thức về đặc điểm ngôn từ văn học, các xu
hướng – trào lưu văn học, phong cách tác giả, tác phẩm, các yếu tố bên
trong và bên ngoài văn bản để hình thành năng lực đọc độc lập
Viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh tổng hợp, đúng
quy trình, có chủ kiến, đảm bảo logic và có sức thuyết phục.
Nói và nghe: có khả năng nghe và đánh giá được nội dung, hình thức biểu
đạt của bài thuyết trình; biết tham gia và có chủ kiến, cá tính, có thái độ
trang luận phù hợp trong tranh luận.
- Phát triển năng lực văn học: phân biệt được tác phẩm văn học và các tác
phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác; phân tích và nhận xét được đặc
điểm của ngôn ngữ văn học, phân biệt được cái biểu đạt và cái được biểu
đạt trong văn học; nhận biết và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học dựa
vào đặc điểm phong cách văn học; có trí tưởng tượng phong phủ, biết
thưởng thức, tiếp nhận và đánh giá văn học; tạo ra được một số sản phẩm
có tính văn học.
CHƯƠNG 3. NGUYÊN TẮC, HÌNH THỨC TỔ CHỨC, PHƯƠNG
PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
1. Nguyên tắc dạy học môn Ngữ văn
3.1.1. Khái niệm
- Nguyên tắc dạy học là hệ thống xác định những yêu cầu cơ bản, có tính
chất xuất phá để chỉ đạo việc xác định và lựa chọn nội dung, phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục đích giáo dục, với
nhiệm vụ dạy học và với những quy luật cửa quá trình dạy học.
2. Các nguyên tắc dạy học Ngữ văn
2.1. Dạy học Ngữ văn đảm bảo đặc trưng bộ môn
* Đặc điểm môn học
- Ngữ văn là môn học có vị trí Quan trọng trong chương trình giáo dục
của nhà trường phổ thông từ sau Cách mạng tháng 8 đến nay
- Ngữ văn là môn học có tính công cụ và tính thẩm mĩ – nhân văn
- Ngữ văn là môn học có tính tích hợp
* Đặc trưng của môn học Ngữ văn
- Môn học vừa mang tính khoa học và mang tính nghệ thuật ngôn từ
+ Tính khoa học: biểu hiện trong các mạch nội dung kiến thức, kĩ năng cơ
bản thiết yếu về tiếng Việt
+ Tính nghệ thuật ngôn từ: biểu hiện chủ yếu trong mạch kiến thức về
văn học, trong mạch KN đọc hiểu văn bản văn học; trong ngữ liệu văn
bản văn học.
Đặc điểm của tính nghệ thuật ngôn từ: ngôn từ là chất liệu để xây
dựng hình tượng nghệ thuật => hình tượng văn học mang tính phi vật thể;
Tính tư duy – trực tiếp; Tính vô cực hai chiều về không thời gian; Tính
phổ biến trong sáng tác, truyền bá và tiếp nhận....
* Tại sao dạy học Ngữ văn cần gắn với đặc trưng bộ môn
- Gắn với đặc trưng bộ môn sẽ phát huy được sức mạnh của môn học
trong việc đảm bảo các mục tiêu dạy học về phát triển phẩm chất và năng
lực.
- Không gắn với đặc trưng bộ môn có thể dẫn đến dung tục hóa, tác động
không phù hợp, lệch mục tiêu môn học.
* Làm thế nào để dạy học Ngữ văn gắn với đặc trưng bộ môn
- Hiểu rõ đặc trưng môn học.
- Xác định rõ mức độ của tính khoa học và tính nghệ thuật của mỗi nội
dung dạy học. Phân tích được biểu hiện của tính khoa học, tính nghệ
thuật trong mỗi nội dung môn học.
- Sử dụng hiểu biết về đặc trưng môn học để giám sát và tự giám sát các
hoạt động dạy học.
2.2. Phát huy tính tích cực của chủ thể học sinh trong dạy học Ngữ văn
* Tính tích cực của chủ thể là gì
- Chủ thể: Con người với tư cách là một sinh vật có ý thức và ý chí, trong
quan hệ đối lập với thế giới bên ngoài (gọi là khách thể).
- Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập.
- Theo Thái Duy Tuyên, tính tích cực là khái niệm biểu thị sự nỗ lực của
chủ thể khi tương tác với đối tượng. Tính tích cực cũng là khái niệm biểu
thị cường độ vận động
- Sự nỗ lực ấy diễn ra trên nhiều mặt:
+ Sinh lí: đòi hỏi chi phí nhiều năng lượng cơ bắp
+ Tâm lí: tăng cường các hoạt động của cảm giác, tri giác, tư duy tưởng
tượng
+ Xã hội: đòi hỏi tăng cường mối liên hệ với môi trường bên ngoài
-Tính tích cực là một thuộc tính của nhân cách có quan hệ, chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố: nhu cầu, động cơ, hứng thú
- Tỉnh tích cực có mối liên hệ mật thiết với tính tự lực, xúc cảm và ý chí
=> Là phẩm chất quan trọng của con người
=> Tính tích cực của chủ thể học sinh trong học tập Ngữ văn là tính cục
nhận thức.
* Tại sao phải phát huy tính tích cực của chủ thể
- Quan điểm dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” hay đặt học sinh vào
trung tâm của quá trình dạy học
- Học tập Ngữ văn là một hoạt động nhận thức, được thực hiện bởi chủ
thể nhận thức là học sinh. Hiệu quả của hoạt động phụ thuộc vào mức độ
tích cực, chủ động của chủ thể hoạt động đó. Không có sự vận động tích
cực của chủ thể, mọi tác động khác đều không đạt hiệu quả mong muốn,
đều trở thành áp đặt.
- Tất cả mọi tác động từ bên ngoài cần tập trung vào kích hoạt, khơi gợi
hứng thú, say mê, nhu cầu khám phá của chủ thể học sinh.
* Làm thế nào để phát huy tính tích cực của chủ thể
- Nhận thức đúng vai trò và ý nghĩa của vấn đề chủ thể học sinh, tính tích
cực của chủ thể học sinh trong dạy học Ngữ văn.
- Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Ngữ văn:
· Biến học sinh từ thụ động sang chủ động.

· Chuyển từ tiếp nhận tri thức sang tìm kiếm tri thức.

· Nâng cao hiệu quả học tập.

=> Sử dụng các phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học; trang bị các
nền tảng (tri thức công cụ) để học sinh có thể thực hiện được hoạt động,
tạo ra môi trường học tập phù hợp...
- Hiểu các đặc điểm của chủ thể học sinh để tác động vừa sức, phân hóa
(theo nội dung học tập, theo phong cách học sinh)
2.3. Dạy học Ngữ văn gắn với đời sống
* Thế nào là dạy học Ngữ văn gắn với đời sống
- Dạy học Ngữ văn gắn với đời sống là dạy học Ngữ văn trong mối quan
hệ gắn bó mật thiết với cuộc đời, với thực tại đời sống xã hội, gắn dạy
văn với dạy người, gắn việc học với hành, lí thuyết với thực tiễn, nhằm
phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Những phạm vi đời sống trong dạy học Ngữ văn:
Đời sống lịch sử xã hội đã sản sinh ra tác phẩm văn chương => gắn với
đời sống: để hiểu, cắt nghĩa theo quan điểm lịch sử cụ thể.
+ Đời sống nghệ thuật được xây dựng trong tác phẩm (mô hình của thực
tại) => gắn với đời sống để trải nghiệm, nếm trải, cung cấp vốn sống.
Làm giàu có hành trang tinh thần.
+ Đời sống hiện tại của người học sinh (rộng – hẹp) => gắn với đời sống:
để mở rộng tiềm năng thâm nhập, lí giải, cắt nghĩa tác phẩm văn học, để
chuyển hóa thành giá trị sống, hành vi ứng xử, để vận dụng các kiến thức
môn học vào thực hiện các nhiệm vụ học tập và giải quyết các vấn đề bắt
gặp trong thực tiễn.
=> Đảm bảo tôn trọng đặc thù của nội dung dạy học, đặc biệt là tác phẩm
văn học.
* Tại sao cần dạy học Ngữ văn gắn với đời sống
- Mục tiêu dạy học Ngữ văn là hình thành và phát triển phẩm chất, năng
lực học sinh. Phát triển năng lực đòi hỏi học sinh không chỉ biết điều gì
mà còn phải biết làm gì từ những điều đã biết (học để biết, học để làm,
học để cùng chung sống, học để tồn tại) => Dạy văn là dạy làm người.
- J. Deway cho rằng: “Giáo dục là một hoạt động của cuộc sống, chứ
không phải là sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai” (Dân chủ và giáo
dục)
- Tác phẩm văn học – một nội dung dạy học quan trọng của môn học là
một quá trình từ: cuộc đời – nhà văn – văn bản – người đọc – cuộc đời.
* Làm thế nào để dạy học Ngữ văn gắn với đời sống
- Hiểu rõ yêu cầu của đời sống đặt ra cho giáo dục trong đó có giáo dục
Ngữ văn; hiểu rõ khả năng, đặc thù của môn học trong việc đáp ứng ở các
mức độ, cách thức khác nhau đối với yêu cầu đặt ra này (được thể hiện
một cách khái quát trong chương trình môn học)
- Tìm hiểu kĩ lưỡng kinh nghiệm sống, bối cảnh học tập Ngữ văn của học
sinh để tìm kiếm các cơ hội kết nối với đời sống sâu sắc, giàu ý nghĩa.
- Hiện thực hóa nguyên tắc dạy học Ngữ văn gắn với đời sống vào mục
tiêu của từng bài học cụ thể, trong hoạt động dạy học và kiểm tra đánh
giá
- Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp, biện pháp để thực hiện các
mục tiêu dạy học Ngữ văn gắn với đời sống đã được xác định
- Đảm bảo tôn trọng đặc trưng của môn học.
2.4. Dạy học Ngữ văn theo quan điểm giao tiếp (giáo trình Phương pháp
dạy học tiếng Việt)
* Thế nào là dạy học Ngữ văn theo quan giao tiếp ?
- Theo nghĩa hẹp, giao tiếp là một quá trình thông tin giữa ít nhất hai chủ
thể diễn ra trong một hoàn cảnh cụ thể, bằng phương tiện nhất định.
- Giao tiếp là một quan điểm/ hướng dạy học mới xuất hiện vào những
năm 1970, làm cho các giáo viên dạy ngôn ngữ phải nghĩ lại về chương
trình học, việc dạy học và các tài nguyên học tập.
- Giao tiếp là một nguyên tắc dạy học đặc thù trong dạy học ngôn ngữ nói
chung, dạy học tiếng Việt nói riêng.
- Dạy học Ngữ văn theo quan điểm giao tiếp tức là xác định giao tiếp là
điểm xuất phát quy định toàn bộ quá trình dạy học Ngữ văn: từ xác định
mục tiêu giáo dục, xây dựng chương trình, nội dung dạy học, sử dụng các
phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh.
* Dạy học Ngữ văn theo quan điểm giao tiếp có một số đặc trưng
- Mục tiêu dạy học Ngữ văn là nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ cho
người học (các kĩ năng: đọc, viết, nói và nghe).
- Chương trình dạy học phải được xây dựng có tính toán cho việc phát
triển các kĩ năng giao tiếp và nội dung học tập phải được thiết kế, sắp
xếp, mô phỏng các tình huống giao tiếp thực gắn với văn hóa giao tiếp
của dân tộc, nhân loại.
- Trong quá trình dạy học, người học được khuyến khích tham gia vào
các hoạt động giao tiếp và tương tác càng nhiều càng tốt.
* Tại sao cần phải dạy học Ngữ văn theo quan điểm giao tiếp
- Cơ sở ngôn ngữ học:
+ Chức năng chính của ngôn ngữ là giao tiếp. Ngôn ngữ tách rời khỏi
giao tiếp là vô nghĩa.
+ Các nhà ngôn ngữ học đều khẳng định ngôn ngữ tự nhiên mang tính
giao tiếp cao.
- Cơ sở giáo dục học:
Mục tiêu giáo dục phổ thông: Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho
học sinh.
Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (2018):
Mục tiêu: Giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ, văn học và các kĩ
năng đọc, viết, nói, nghe.
Đặc điểm: Môn học công cụ giúp học sinh giao tiếp hiệu quả và học tập
tốt hơn.
* Làm thế nào để dạy học Ngữ văn theo quan điểm giao tiếp
- Hiểu rõ yêu cầu của quan điểm giao tiếp trong dạy học Ngữ văn
- Khi tổ chức dạy học, cần khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt
động giao tiếp. Có một số phương pháp điển hình cho dạy học tiếng theo
quan điểm giao tiếp là đóng vai, học thông qua dạy, trò chơi, dạy học
theo nhóm, dạy học theo dự án...
- Đánh giá năng lực giao tiếp của người học gắn với đặc trưng của mỗi kĩ
năng: đọc, viết, nói và nghe.
- Trong dạy học tiếng Việt, phải đặt các đơn vị ngôn ngữ cần nghiên cứu
vào hệ thống hành chúc của nó.
- Thiết kế các bài tập Ngữ văn cần đặt ra các tình huống giao tiếp có thực
hoặc giả định phù hợp, tự nhiên để phát triển năng lực ngôn ngữ của học
sinh.
2. 5. Phối hợp các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học trong dạy học
Ngữ văn
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP
1. Phương pháp đọc sáng tạo
1.1. Khái niệm
- Đọc sáng tạo là phương pháp dạy học sử dụng hành động đọc bộc lộ thể
hiện sự tìm tòi, khám phá mang dấu ấn độc đáo riêng của chủ thể đọc
(như đọc diễn cảm, đọc phân vai, đọc nghệ thuật)
· Làm sống dậy thế giới âm thanh, vật chất của văn bản nghệ thuật

· Giúp học sinh thâm nhập, cảm thụ trực tiếp văn bản

· Bộc lộ rung động, hiểu biết, khám phá về văn bản

· Chia sẻ, đối thoại kết quả tiếp nhận văn bản
· Tạo bầu không khí giao tiếp văn chương, khơi gợi hứng thú học tập

- Đọc sáng tạo là phương pháp đặc thù trong dạy học đọc hiểu văn bản
văn học.
1.2. Các biện pháp
- Đọc diễn cảm
- Đọc phân vai
- Đọc nghệ thuật
2. Phương pháp tái tạo hình tượng nghệ thuật.

2.1. Khái niệm

Tái tạo hình tượng nghệ thuật là phương pháp GV hướng dẫn HS
dựa vào các yếu tố tạo hình và biểu hiện của hình tượng được tác giả thể
hiện trong văn bản văn học cùng sự cảm thụ, tiếp nhận cá nhân của người
học để thực hiện hành động hình dung, tưởng tượng, làm sống dậy hình
tượng NT trong thế giới tinh thần của HS và hành động bộc lộ, chia sẻ sự
hình dung, tưởng tượng đó bằng các phương tiện, cách thức khác nhau.

Phương pháp tái tạo hình tượng NT giúp HS bước vào tiến trình tiếp
nhận văn học, làm sống dậy bức tranh đời sống – thế giới NT của văn
bản, tạo ra sự tiếp xúc cụ thể, cảm tính của người đọc với hình tượng
nghệ thuật, góp phần chuyển hóa văn bản của nhà văn thành tác phẩm
trong cảm thụ mỗi cá nhân. Tái tạo hình tượng nghệ thuật là phương pháp
đặc thù trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học.

2.2. Mục đích

Hướng dẫn học sinh hình dung, tưởng tượng, làm sống dậy hình tượng
nghệ thuật (vd: cảnh Thạch Sanh đánh đàn và thết đãi cơm binh lính và
quân chư hầu) trong thế giới tinh thần của các em. Từ đó, góp phần
chuyển hóa văn bản của nhà văn thành tác phẩm trong cảm thụ của mỗi
cá nhân.
2.3. Các biện pháp
- Tái tạo hình tượng nghệ thuật bằng ngôn từ
- Tái tạo hình tượng nghệ thuật bằng tranh vẽ
- Tái tạo hình tượng nghệ thuật bằng hành động kịch
3. Phương pháp gợi mở
3.1. Khái niệm

Gợi mở (gợi tìm/ tìm kiếm bộ phận) là PP giáo viên hướng dẫn HS
từng bước thực hiện chuỗi hành động tìm tòi, khám phá từng nội dung,
phương diện… của bài học theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp, từ cảm tính đến lí tính, từ tái hiện đến khám phá, phát hiện để
đạt mục tiêu bài học.

3.2. Mục đích


Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật ... qua 1 số câu hỏi, yêu cầu từ dễ
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ tái hiện đến phát hiện.
3.3. Các biện pháp
- Đàm thoại gợi mở
- Sơ đồ, bảng biểu, thang đo gợi mở
- Trắc nghiệm gợi mở
4. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
4.1. Khái niệm
Nêu và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giáo viên xây
dựng tình huống có vấn đề và tổ chức cho HS tích cực hoạt động giải
quyết nhằm đạt mục tiêu dạy học (các phẩm chất, năng lực chung, năng
lực chuyên môn).
• Các mức độ của PP NVGQVĐ:
+ Giáo viên nêu vấn đề- tổ chức để HS giải quyết;
+ HS đề xuất vấn đề và tự lực giải quyết
PP NVGQVĐ có tác dụng:
 Kích thích nhận thức phát triển tư duy – đặc biệt là tư duy phản
biện, phát huy khả năng phát hiện và giải thích vấn đề trong học
tập và trong cuộc sống của học sinh.
 Phát triển cảm xúc thẩm mĩ của người học
 Tạo ra sự hứng thú, tích cực, thái độ “sẵn sàng chinh phục thử
thách” của người học.
4.2. Mục đích
Hướng dẫn học sinh nêu quan điểm của bản thân về tác dụng của tình
huống truyện trong tác phẩm. Qua đó, giúp học sinh phát triển khả năng
tư duy và bày tỏ ý kiến.
4.3. Các biện pháp
Tình huống lựa chọn
Đặt người học vào sự lựa chọn một (hoặc một phần) trong số các ý kiến
để nêu quan điểm cá nhân, thuyết phục bản thân và người khác về ý kiến
của mình.
Tình huống phản bác
Đặt người học trước một ý kiến sai lầm để họ lập luận bác bỏ (toàn phần
hoặc một phần) ý kiến, từ đó nêu quan điểm đúng của bản thân.
Tình huống hoài nghi, nghịch lí
Đặt người học vào sự hoài nghi khoa học về những điều đã được mọi
người khẳng định để đi đến phát hiện mới.
Tình huống nhân quả
Đặt người học vào yêu cầu phải cắt nghĩa, lí giải, thiết lập MQH nhân quả
giữa các hiện tượng trong bài học. (Các MQH nhân quả này vốn không
trực tiếp, rất xa nhau, không hiển thị trên bề mặt).
Tình huống giả định
Đặt người học vào bối cảnh tượng tượng, giả định để phát hiện, bổ sung,
đánh giá… điều đang học và vận dụng bài học vào thực tiễn đời sống.
5. Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Khái niệm:
- PP PTNN là PP HS dưới sự chỉ dẫn của thầy giáo vạch ra những hiện
tượng ngôn ngữ nhất định từ các tài liệu ngôn ngữ cho trước, quy các tài
liệu đó vào một phạm trù nhất định và chỉ rõ những đặc trưng của chúng.
- PP PTNN là PP dạy học trong đó HS dưới sự tổ chức và hướng dẫn của
GV tiến hành tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, quan sát và phân tích
các hiện tượng đó theo định hướng của bài học, cũng tức là theo định
hướng của những nội dung khoa học bộ môn, trên cơ sở ấy rút ra những
nội dung lí thuyết hoặc thực hành cần ghi nhớ.
Một số câu hỏi/ nhiệm vụ hình thành khái niệm, quy tắc ngôn ngữ
trong kiểu bài lí thuyết tiếng Việt.
Câu hỏi/ nhiệm vụ nhận biết (quan sát, định hướng):
Mục đích: Định hướng HS quan sát ngữ liệu; tái hiện những kháu niệm,
quy tắc hay những kiến thức đã biết, liên quan đến bài học; định hướng tư
duy của HS tới một thuộc tính hay dấu hiệu nào đó của khái niệm hay
quy tắc ngôn ngữ.
Câu hỏi/ nhiệm vụ phân tích:
Mục đích: Giúp HS xem xét đối tượng ở nhiều khía cạnh khác nhau, mỗi
khía cạnh ứng với một câu hỏi, mỗi câu trả lời xác định một thuộc tính
hay dấu hiệu nhất định của đối tượng.
Câu hỏi/ nhiệm vụ tổng hợp, khái quát hóa
Mục đích: Giúp HS kết nối các vấn đề thành chỉnh thể, nhằm khái quát
khái niệm hay quy tắc ngôn ngữ.
Câu hỏi/ nhiệm vụ so sánh đối chiếu
Mục đích: Giúp HS chỉ ra điểm tương đồng và khác bệt giữa khái niệm,
quy tắc ngôn ngữ, củng cổ, khắc sâu kiến thức đã học.
Câu hỏi/ nhiệm vụ vận dụng
Mục đích: Giúp HS chuyển tri thức vào đời sống, yêu cầu HS lấy thêm
được những VD minh họa, giải thích hay chứng minh được một hiện
tượng ngôn ngữ tương tự.
Một số thao tác cơ bản trong PPPTNN: Các thao tác trong PP PTNN thể
hiện các giai đoạn của quá trình tư duy.
Phân tích phát hiện: Tìm ra những hiện tượng NN từ các ngữ liệu cho
trước, phân tích, phát hiện ra các nét đặc trưng cơ bản của khái niệm và
quy tắc mới.
Phân tích chứng minh: Đưa ra những ngữ liệu có chứa yếu tố ngôn ngữ
vừa học và yêu cầu HS xác định yếu tố, đồng thời nêu lại đặc điểm của
nó.
Phân tích phán đoán: Kiểm tra việc nắm khái niệm của HS, không yêu
cầu lặp lại định nghĩa, quy tắc mà đòi hỏi các em nhận định, phát hiện
ngay các hiện tượng ngôn ngữ được học. Thao tác này chỉ được áp dụng
khi thao tác phân tích – chứng minh đã thành thạo.
Phân tích tổng hợp: Giúp HS vận dụng lí thuyết, thực hành kĩ năng. HS
áp dụng những quy tắc và khái niệm vào hoạt động giao tiếp dưới hình
thức những bài luyện tập hoặc thực hành tổng hợp.
6. Phương pháp dạy thực hành viết dựa theo tiến trình
Khái niệm: Dạy thực hành viết dựa trên tiến trình là PP GV tổ chức,
hướng dẫn cho HS tham gia thực hành, trải nghiệm từng bước của quá
trình tạp lập VB. Trong mỗi bước, HS sẽ học được cách tư duy và làm
chủ các hành động viết của mình. Từ đó, HS sẽ hình thành, phát triển
được kĩ năng viết ở từng bước và phát triển năng lực viết.
Cơ sở đề xuất phương pháp
a. Từ thành tựu của việc nghiên cứu dạy viết trên thế giới:
Dạy viết dựa trên tiến trình/ dạy viết theo quá trình là một cách tiếp cận
có nhiều ưu điểm, được vận dụng rộng rãi trong dạy học viết.
b. Từ kinh nghiệm dạy viết trong chương trình, SGK của các nước có
nền giáo dục phát triển trên thế giới:
Từ yêu cầu cần đạt của Chương trình GDPT môn Ngữ văn của Việt
Nam (2018)
Quy trình viết trong CTGDPT môn Ngữ văn:
− Chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu)
− Tìm ý và lập dàn ý
− Viết bài
− Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
d. Từ nội dung dạy học viết trong SGK Ngữ văn 6 mới
7. Phương pháp dạy học theo mẫu
PP dạy học theo mẫu là pp mà thầy giáo chọn và giới thiệu các mẫu
hoạt động ngôn ngữ rồi hướng dẫn HS phân tích để hiểu và nắm vững
cơ chế của chúng và bắt chước mẫu đó một cách sáng tạo bằng lời nói
của mình.
=> Dạy học theo mẫu là PP GV chọn và giới thiệu các mẫu hoạt động
ngôn ngữ rồi hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của mẫu, cơ chế tạo
mẫu, qua đó, HS biết cách sáng tạo ra những lời nói theo định hướng
của mẫu. Mẫu ở đây được coi là một phương tiện để “thị phạm hóa”,
giúp HS tiếp nhận lí thuyết và thực hành ngôn ngữ một cách hiệu quả.
Yêu cầu của mẫu:

c
thứ
ận
nh
cần
yết
thu

ng
du
nội
ng
đự
ứa
ch
cần
u
Mẫ
sát
an
qu
dễ
n,
gọ
ắn
ng
n

u
Mẫ
c
dụ
o
giá
mĩ,
m
thẩ
h
tín
ng
ma
u
Mẫ
i
tuổ
lứa

m

với
p
hợ
ù
ph
u
Mẫ
7. Phương pháp dạy học hợp tác
Dạy học hợp tác được hiểu là cách thức tổ chức dạy học, trong đó, học
sinh làm việc theo nhóm để cùng nghiên cứu, trao đổi ý tưởng và giải
quyết vấn đề.

B. PHÂN TÍCH PHIẾU HỌC TẬP

Phiếu học tập số 1 - Văn bản “Thạch Sanh”


Trong phiếu học tập, người biên soạn đã sử dụng các phương pháp:
1. Phương pháp gợi mở (thể hiện ở nhiệm vụ 1a, 1c)
- Biện pháp: Đàm thoại gợi mở
- Mục đích: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật Thạch Sanh trong một
trích đoạn của truyền thuyết (yếu tố hoang đường, kì ảo; thử thách, chiến
công của nhân vật) qua 1 số câu hỏi, yêu cầu từ dễ đến khó, từ đơn giản
đến phức tạp, từ tái hiện đến phát hiện.
2. Phương pháp tái tạo hình tượng nghệ thuật (thể hiện ở nhiệm vụ 1b)
- Biện pháp: Tái tạo hình tượng bằng ngôn từ
- Mục đích: Hướng dẫn học sinh hình dung, tưởng tượng, làm sống dậy
hình tượng nghệ thuật (cảnh Thạch Sanh đánh đàn và thết đãi cơm binh
lính và quân chư hầu) trong thế giới tinh thần của các em. Từ đó, góp
phần chuyển hóa văn bản của nhà văn thành tác phẩm trong cảm thụ của
mỗi cá nhân.

Phiếu học tập số 3 - Văn bản “Vợ nhặt” (Kim Lân)


Trong phiếu học tập số 3, người biên soạn đã sử dụng các phương pháp:
1. Phương pháp gợi mở (thể hiện ở nhiệm vụ 1, 2, 3, 4, 5)
- Biện pháp: Đàm thoại gợi mở
- Mục đích:
Nhiệm vụ 1: Yêu cầu học sinh tìm hiểu về gia cảnh, phẩm chất, tính cách
của nhân vật Tràng.
Nhiệm vụ 2: Yêu cầu học sinh tìm hiểu về gia cảnh, con người của nhân
vật Thị.
Nhiệm vụ 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình huống truyện và tác dụng
của tình huống truyện. (thái độ của những đứa trẻ, người dân xóm ngụ cư
và bà cụ Tứ)
Nhiệm vụ 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự thay đổi của các nhân vật
trong buổi sáng hôm sau.
Nhiệm vụ 5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự thay
đổi của các nhân vật.
=> Các câu hỏi, yêu cầu được sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp, từ tái hiện đến phát hiện.
2. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề (thể hiện ở nhiệm vụ 6)
- Biện pháp: Xây dựng tình huống lựa chọn.
- Mục đích: Hướng dẫn học sinh nêu quan điểm của bản thân về tác dụng
của tình huống truyện trong tác phẩm. Qua đó, giúp học sinh phát triển
khả năng tư duy và bày tỏ ý kiến.
C. XÂY DỰNG NHIỆM VỤ HỌC TẬP

You might also like