Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

1

CŨNG CỐ “VỢ NHẶT”


(Kim Lân)
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Hiện thực được nói đến trong tác phẩm (sử dụng ở phần
mở đầu thân bài khi khái quát về tác phẩm)
- Hiện thực: Nạn đói lịch sử ở nước ta, diễn ra vào cuối năm
1944, đầu 1945
- Hậu quả nạn đói:
+ Khiến cho hơn 2 triệu người chết. Số lượng người
chết chiếm khoảng 1/10 tổng dân số nước ta lúc bấy giừ.
+ Có những gia đình, những xóm làng chết không còn
một người.
+ Nhiều người bị đẩy vào cảnh “tha phương cầu thực”,
không nhà, không cửa, không người thân thích.
+ Gây nên sự khủng hoảng tâm lí và những ám ảnh
tinh thần dai dẳng
=> Nạn đói khủng khiếp này không chỉ là thử thách đối
với sinh mạng con người mà còn là thử thách đối với nhân
tính của con người.
2. Mục đích của tác giả khi khai thác hiện thực nạn đói (trình
bày nối tiếp với ý trên)
- Mặc dù lấy nạn đói làm bối cảnh hiện thực của tác phẩm,
nhưng mục đích chính của Kim Lân không phải là tái hiện lại sự
2

khủng khiếp, bi thương của nạn đói. Bởi để làm điều này, chắc
chắn các nhà lịch sử, các nhà xã hội học có thể làm tốt hơn một
nhà văn.
- Mục đích chính của nhà văn là đi sâu khám phá đời sống
bên trong tâm hồn con người, thăm dò ý nghĩ của con người,
tìm hiểu xem trong hoàn cảnh tối tăm, u ám đó, con người đã
nghĩ gì, khao khát điều gì, đã sống và đối xử với nhau như thế
nào…
- Điều này đã được nhà văn chia sẻ theo cách diễn đạt
riêng của ông: “Khi viết về cái đói, thường mọi người có ý nghĩ
là khi đói người ta khổ cực và chỉ muốn chết. Tôi định viết một
số truyện ngắn nhưng với ý khác là khi đói người ta không nghĩ
đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống”.
3. Giá trị cơ bản của tác phẩm
a. Giá trị hiện thực
- Mặc dù không lấy việc phản ánh hiện thực nạn đói làm
trọng tâm của tác phẩm, nhưng thông qua những gì Kim Lân đã
miêu tả, khái quát, người đọc vẫn nhận ra được giá trị hiện
thực đặc sắc của tác phẩm.
+ Trước hết là hiện thực bao trùm của nạn đói, hay nói
cách khác là khung cảnh nạn đói trên đất nước ta lúc bấy giờ.
Chỉ với một đoạn văn mở đầu hết sức ngắn gọn, Kim Lân đã
miêu tả một cách sinh động, đầy ám ảnh về khung cảnh nạn
đói đang diễn ra ở làng quê Bắc Bộ (chú ý phân tích 6 dòng
đầu)
3

+ Tiếp đến là hiện thực của thân phận những con người cụ
thể trong nạn đói. Nhà văn không chỉ nhìn bao quát mà còn đi
sâu vào từng số phận để làm nổi bật sự bi thương, thảm hại
của con người trong nạn đói, cụ thể là qua hình ảnh những
người dân ở xóm ngụ cư, hình ảnh mẹ con Tràng và đặc biệt là
hình ảnh thị - người vợ nhặt (phân tích theo chiều dọc tác
phẩm, theo từng nhân vật)
b. Giá trị nhân đạo
- Như đã nói ở trên, điều làm nên tầm vóc của tác phẩm,
chính là giá trị nhân đạo sâu sắc mà Kim Lân thể hiện trong
truyện ngắn “Vợ nhặt”:
+ Trước hết, giá trị nhân đạo được thể hiện ở thái độ cảm
thông, xót thương của nhà văn đối với số phận con người
trong nghịch cảnh. Cụ thể, đó là sự cảm thông, thương xót,
thấu hiểu cho hoàn cảnh của con người trong nạn đói. Điều đó
được thể hiện rõ qua hoàn cảnh của mẹ con Tràng và đặc biệt
là hoàn cảnh vất vưởng của thị.
+ Bên cạnh đó con là niềm tin, sự trân trọng đối với những
nét đẹp tâm hồn, nhân cách của con người trong hoàn cảnh bi
thương đó:
Thấu hiểu những khát vọng, ước mơ chính đáng của
người: khát sống, khát vọng hạnh phúc…
Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp nhân cách của con người
qua cách sống, cách ứng xử của họ. Điều này được thể
4

hiện qua cả 3 nhân vật chính của tác phẩm là Tràng, bà


cụ Tứ và thị.
Niềm tin bất biến vào những vẻ đẹp tâm hồn của
những người nghèo khổ trong mọi hoàn.
=> Chính những vẻ đẹp này đã tạo nên sức mạnh để con
người có thể vượt qua và chiến thắng nghịch cảnh.
II. Phân tích
1. Hình tượng các nhân vật
a. Hình tượng bà cụ Tứ
* Ý khái quát
- Hình ảnh một người mẹ nông dân nghèo, cuộc đời nhiều
buồn đau, bất hạnh. Điều đó được thể hiện qua vóc dáng già
nua, “lọng khọng”, qua ánh mắt “hấp háy”… và đặc biệt qua số
phận, hoàn cảnh: chồng mất sớm, đứa con gái út cũng đã mất,
chỉ còn người con trai thô kệch, dở tính là Tràng.
- Một người mẹ giàu tình yêu thương, nhân hậu, vị tha,
thấu hiểu lẽ đời:
+ Thể hiện qua thái độ, phản ứng của bà khi biết tin con
trai có vợ.
+ Thể hiện qua cách bà cụ Tứ đón nhận nàng dâu mới (tâm
trạng, lời nói, thái độ, cử chỉ…)
+ Thể hiện qua bữa cơm buổi sáng ngày hôm sau
- Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề
5

+ Bà cụ Tứ có vai trò quan trọng trong việc thể hiện giá trị
nhân đạo của tác phẩm. Vì đây là nhân vật bộc lộ rõ nhất
những nét đẹp tâm hồn, nhân cách của con người trong nạn
đói.
* Phân tích cụ thể
- Khi vừa về đến nhà:
+ Bà rất ngạc nhiên, ngỡ ngàng, khó hiểu trước thái độ vui
mừng, phấn khởi của Tràng và đặc biệt là sự xuất hiện của thị
trong nhà. Trong đầu bà xuất hiện hàng loạt những câu hỏi thể
hiện sự băn khoăn, khó hiểu, ngạc nhiên đó: “Quái lạ, sao lại có
người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng
ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình
bằng u?...”
+ Khi thị chào đến lần thứ hai, bà cụ Tứ vẫn chưa hiểu
chuyện gì đang xảy ra.
=> Có thể thấy sự ngạc nhiên, khó hiểu của bà cụ Tứ là lẽ
thường tình, bởi vì bà không hình dung được con trai mình có
thể lấy vợ trong hoàn cảnh này, mà nếu có lấy thì bà cũng phải
biết trước. Bên cạnh đó, ta cũng thấy được sự đáng thương,
tội nghiệp của một người mẹ nghèo khi bà không thể hình
dung ra nổi hạnh phúc lại có thể đến với con trai mình một
cách bất ngờ như vậy.
- Sau khi biết thị là vợ Tràng (Nội dung quan trọng)
6

+ Sau khi nghe Tràng giới thiệu: “Nhà tôi nó mới về làm
bạn với tôi đấy u ạ!”, ngay lập tức bà cụ Tứ hiểu ra mọi chuyện:
“Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao cơ sự vừa ai
oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con trai mình”.
+ + Bà thương cho con trai mình;
+ + Bà như đang tự trách mình, như thấy có lỗi khi
không thể lo chuyện dựng vợ, gả chồng cho con một cách
đàng hoàng, tử tế;
+ + Bà khóc và lo lắng cho tương lai của các con.
+ Tiếp đến là những lời nói, cử chỉ, thái độ của bà đối
với Tràng và thị, mà đặc biệt là đối với “nàng dâu mới”
++ “Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người
đàn bà”. Cái nhìn “đăm đăm” của bà cụ Tứ không phải là
cái nhìn soi mói, mà là cái nhìn độ lượng, bao dung, đầy
cảm thương của một người đàn bà với một người đàn bà.
++ Bà nghĩ: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ
này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có
được vợ”. Như vậy, trong suy nghĩ của mình, bà cụ Tứ đã
thể hiện sự thấu hiểu sâu sắc đối với hoàn cảnh và sự lựa
chọn của thị. Bà coi việc thị theo không Tràng về nhà là
một cơ may đối với con trai mình. Có thể thấy, trong suy
nghĩ của bà, không hề có sự khinh thường, phán xét, mà
chỉ có sự cảm thông, yêu thương và cả sự hàm ơn đối với
thị.
7

+ Xuất phát từ ý nghĩ đó, bà đã nhẹ nhàng nói với nàng


dâu mới: “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với
nhau, u cũng mừng lòng…”. Lời nói của người mẹ chính là
sự chấp thuận, sự đồng ý, là lời chúc phúc cho hai con.
+ Rồi bà cụ lại từ tốn tiếp lời để chia sẻ với thị về hoàn
cảnh gia đình và động viên hai con liệu mà bảo nhau làm
ăn. Bà còn gieo vào lòng các con niềm tin: “Biết thế nào hở
con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái
chúng mày về sau.”
+ Không chỉ thể hiện sự trân trọng, nâng niu, yêu
thương, thấu hiểu đối với thị qua lời nói, bà cụ Tứ còn có
những cử chỉ rất ân cần trìu mến với con dâu. Khi thấy thị
đứng lặng im “mân mê tà áo rách bợt”, bà ân cần nói với
thị: “Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi
chân”. Bà nhìn thị lòng đầy thương xót. Bà ý thức rõ thị đã
là dâu con trong nhà.
+ Không những thế, bà còn chia sẻ với thị nguyện vọng
muốn được làm dăm ba mâm để có thể ra mắt nàng dâu
mới với họ hàng, làng xóm nếu như có điều kiện. Điều này
chính là sự an ủi lớn đối với thị. Có thể thấy, tuy thị chấp
nhận theo không Tràng về làm vợ và chẳng có một đám
cưới với những lễ nghi dù là đơn sơ nhất, nhưng đổi lại, thị
được bà cụ Tứ đón nhận với tất cả tấm lòng yêu thương,
thấu hiểu của một người mẹ chồng. Đây là tình cảm, là
cách đón nhận mà bất cứ một người con dâu nào cũng ao
ước.
8

+ Cuối cùng, bà cụ Tứ nghẹn lời không nói thêm được


điều gì với các con, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.
=> Có thể thấy diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, từ lúc
biết con trai mình có vợ, hết sức phức tạp. Đó vừa nỗi ai oán,
xót thương của một người mẹ nghèo cho số kiếp của mình và
con mình; lại vừa là niềm vui, niềm hạnh phúc khi thấy con
đã yên bề gia thất; xen lẫn với đó là sự yêu thương, trân
trọng đối với nàng dâu, cùng những thấp thỏm lo cho tương
lai của các con… Tất cả những trạng thái đó đều làm nổi bật
lên tấm lòng nhân hậu, cao cả, bao dung của người mẹ
nghèo.
- Sáng hôm sau
+ Bà cụ Tứ dậy sớm để cùng với nàng dâu dọn dẹp, quét
tước sân vườn. Khuôn mặt bà rạng rỡ, tươi tỉnh hơn mọi khi:
“cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm
xắn, quét tước nhà cửa.”
+ Trong bữa cơm bà nói toàn chuyện vui, toàn chuyện
tương lai sau này. Khi niêu cháo lõng bõng, mỗi người chỉ được
lưng bát đã hết, bà liền mang ra một nồi cháo cám và vui vẻ
giới thiệu với các con: “Chè khoán đây, ngon đáo để cơ…. Xóm
ta khối nhà chả có cám mà ăn đấy”
=> Có thế thấy, buổi sáng hôm sau, tâm trạng bà cụ Tứ
cũng giống như tâm trạng Tràng và thị, đều có những chuyển
biến tích cực. Đặc biệt, với sự từng trải của mình, người mẹ
9

nghèo đã trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc, nguồn động
viên lớn đối với các con.
=> Thông qua nhân vật bà cụ Tứ, nhà văn Kim Lân đã thể
hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm khi khẳng định và
ngợi ca những nét đẹp tâm hồn, phẩm chất đáng quý của con
người trong hoàn cảnh tối tăm, u ám, bế tắc, khốn khổ. Những
điều mà bà cụ Tứ lo nghĩ cho các con, đặc biệt là cách đối xử
của bà với thị, đã chứng tỏ trong cái đói khát đến tận cùng, con
người không chỉ nghĩ đến cái chết, không xa lánh, chà đạp lên
nhau vì miếng ăn, mà ngược lại, họ càng thấu hiểu, càng yêu
thương và sẵn sàng đùm bọc, nương tựa vào nhau. Đó chính là
giá trị tình người rất lớn lao đã được làm nổi bật trong tác
phẩm.
2. Nhân vật Tràng
* Ý khái quát
- Một chàng trai nghèo, chịu nhiều thiệt thòi: hoàn cảnh
gia đình, thân phận là người ngụ cư, hình thức xấu xí, thô kệch,
dở tính…
- Một chàng trai nhân hậu, hào phóng, có khát vọng hạnh
phúc chân chính…
+ Nhân hậu, hào phóng: sẵn sàng cưu mang thị trong
hoàn cảnh đói khát…
+ Khao khát hạnh phúc: ẩn sau hành động tưởng như
liều lĩnh, thiếu suy nghĩ lại là niềm khao khát hạnh phúc kín
10

đáo. Điều này được chứng minh qua những thay đổi của Tràng
từ khi dẫn thị về nhà và đặc biệt là buổi sáng hôm sau.
* Phân tích cụ thể
- Tâm lí khi “nhặt” vợ
+ Lần thứ nhất gặp thị
++ Hoàn cảnh: Tràng đẩy xe bò lên dốc, hò chơi một câu cho
đỡ mệt. Chủ tâm của Tràng khi hò không có ý chòng ghẹo cô
nào, nhưng mấy cô gái khác lại cứ đẩy thị ra với Tràng
+ + Thị đẩy xe xong, Tràng có hẹn xuống để mời thị ăn cơm,
nhưng sau đó anh ta đã quên khuấy mất => chi tiết này cho
thấy sự vô tư và có phần đểnh đoảng của Tràng.
+ Lần thứ 2 gặp lại
++ Khi bị thị trách mắng vì lỡ hẹn, Tràng vẫn vui vẻ, coi như
không có chuyện gì xảy ra: “Chả hôm ấy thì hôm nay vậy… Đấy,
muốn ăn gì thì ăn”. Tràng còn tếu táo khoe mình là “Rích bố
cu”
++ Sau khi ăn xong, thị nói một câu chữa thẹn: “Về chị ấy
thấy hụt tiền thì bỏ bố”, Tràng cười và nói nửa thật nửa đùa:
“Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân
hàng lên xe rồi cùng về” => Mặc dù đây chỉ là câu nói nửa thật
nửa đùa, nhưng ẩn sâu bên trong có thể là một khao khát hạnh
phúc thật sự.
+ Khi thị bám lấy câu nói của Tràng và biến chuyện đùa
thành chuyện thật, tức là theo Tràng về làm vợ, mới đầu Tràng
11

cũng “chợn” nghĩ: “Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả
biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”, nhưng sau đó Tràng
vẫn đưa thị về nhà với cái tặc lưỡi: “Chậc, kệ!” => Chi tiết này
cho thấy Tràng ý thức được thực trạng hoàn cảnh của mình
lúc bấy giờ, nhưng với một chút liều lĩnh, một chút phóng
khoáng, một chút lòng thương người và khao khát hạnh
phúc ẩn sâu bên trong tâm hồn, Tràng vẫn bất chấp hoàn
cảnh, đưa thị về làm vợ.
- Trên đường đưa thị về nhà
+ Tràng đưa thị vào chợ ăn cơm, sắm đồ lặt vặt, mua
thêm mấy hào dầu… => những hành động này vừa cho thấy sự
hào phóng lại vừa cho thấy sự tinh tế của Tràng.
+ Mặt Tràng “phớn phở khác thường” so với mọi khi
+ Tràng “tủm tỉm cười nụ một mình” và “hai mắt thì sáng
lên lấp lánh” => đó ánh sáng của hạnh phúc…
=> Đây là những biểu hiện của một người đang cảm thấy
hãnh diện, hạnh phúc. Chi tiết “cười nụ” và “hai mắt sáng lên
lấp lánh” đã thể hiện tinh tế, cảm động niềm hạnh phúc đó
của Tràng….
+ Nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu cho đám trẻ con không
được trêu đùa => chi tiết này cho thấy Tràng rất tinh tế và rất
coi trọng thị.
12

+ Khi biết những người trong xóm ngụ cư đang nhìn hai vợ
chồng, Tràng lấy làm thích ý lắm, mặt cứ “vênh lên tự đắc với
mình”.
=> Nhận xét: Có thể thấy trên đường đưa thị về nhà, Tràng
đã có những biến đổi dễ nhận thấy về mọi phương diện. Anh
ta trở nên chu đáo, tinh tế hơn trong cách đối xử với thị. Đặc
biệt Tràng bộc lộ mình đang rất hạnh phúc và hãnh diện.
Những biểu hiện đó vừa đáng thương, vừa đáng yêu lại vừa rất
đáng được trân trọng.
- Khi về đến nhà
+ Tràng “xăm xăm” bước vào nhà, nhấc tấm phên rách
sang một bên, thu dọn đồ đạc vứt bừa bộn, rồi quay lại nhìn
thị và nói như thanh minh với thị về gia cảnh của mình: “Không
có người đàn bà, nhà cửa thế đấy!” => Hình như Tràng cũng ý
thức được thị sẽ có phản ứng khi nhìn thấy gia cảnh thực sự
của anh ta. Những việc làm và cả lời nói thanh minh của
Tràng vừa thật thà, vừa đáng thương, vừa đáng yêu, vừa rất
tội nghiệp.
+ Tràng còn đon đả mời thị ngồi xuống giường: “Ngồi đây…
Ngồi xuống đây, tự nhiên…”
=> Có thể thấy Tràng đã không giấu được niềm vui và cả một
chút lúng túng, tự ti của một chàng trai nghèo khi ngày đầu
đưa một người phụ nữ về nhà làm vợ.
- Tâm trạng khi đợi mẹ về
13

+ Sau khi đã đưa thị về đến nhà, Tràng rất sốt ruột đợi mẹ
về để ra mắt. Tâm trạng của Tràng trong lúc đợi bà cú Tứ về rất
phức tạp.
+ Tràng đứng “tây ngây” giữa nhà một lúc, chợt anh ta
thấy “sờ sợ”. Sau đó Tràng “lấm lét” bước ra ngoài sân rồi gắt
lên: “Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết”
+ Tràng cứ chạy ra chạy vào để ngóng bà cụ Tứ. Thỉnh
thoảng anh ta lại nhìn trộm vào trong nhà.
+ Đến lúc này Tràng vẫn không tin là mình đã có vợ.
=> Nhận xét: Có thể thấy tâm trạng nỗi bật của Tràng khi
đợi bà cụ Tứ về là sự lo lắng, sốt ruột. Hình như Tràng có một
nỗi sợ mơ hồ. Anh ta sợ nếu mẹ không kịp về thì thị có thể bỏ
đi mất. Phải chăng Tràng mong bà cụ Tứ về sớm để được ra
mắt người vợ nhặt của mình và Tràng cũng không muốn hạnh
phúc rời khỏi tầm tay….
- Khi mẹ về đến nhà:
+ Tràng “lật đật” chạy ra đón, thái độ vui mừng như trẻ
con thấy mẹ đi chợ về
+ Anh ta mời mẹ vào nhà, ngồi nghiêm chỉnh để anh ta
thưa chuyện
+ Tràng vui vẻ, hạnh phúc giới thiệu thị với mẹ mình một
cách đầy yêu thương và trân trọng: “Nhà tôi nó mới về làm
bạn với tôi đấy u ạ!...”
14

=> Lời giới thiệu của Tràng về người vợ của mình đối với mẹ
khiến người đọc không khỏi ngạc nhiên và xúc động. Hóa ra
Tràng không hẳn là người “dở tính” như ta vẫn nghĩ. Đây thực
sự là một người đàn ông đã trưởng thành, rất tinh tế và khéo
léo. Ta cũng nhận ra chuyện Tràng “nhặt” vợ cũng không chỉ là
chuyện liều lĩnh, ngẫu hứng mà còn là việc làm hết sức hệ
trọng, nghiêm túc…
- Sáng hôm sau
+ Tràng nhận thấy mọi thứ xung quanh đã thay đổi, mới
mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước
sạch sẽ
+ Bản thân Tràng cũng tự nhận thấy mình đang có những
đổi thay so với trước kia:
+ + thấy yêu thương, gắn bó với gia đình;
+ + một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn
ngập trong lòng;
+ + bây giờ Tràng mới thấy mình nên người;
+ + thấy mình có bổn phận phải lo lắng cho vợ con;
++ Tràng xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn
làm một việc gì đó để dự phần tu sửa lại căn nhà.
=> Có thể thấy tâm lí của Tràng đã có những chuyển biến rất
tích cực. Tất cả sự thay đổi đó đều xuất phát từ việc anh ta đã
có vợ, hay nói cách khác, chính sự xuất hiện của thị đã khiến
cuộc đời Tràng hoàn toàn thay đổi. Miêu tả sự thay đổi theo
15

hướng tích cực của con người trong hoàn cảnh đói khát, khi họ
biết tìm đến với nhau, yêu thương đùm bọc nhau, nhà văn đã
thể hiện thái độ tin yêu đối với những phẩm chất tốt đẹp của
con người => Đây chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác
phẩm.
=> Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề
+ Nhân vật Tràng cũng đóng vai trò quan trọng trong
việc làm nổi bật giá trị hiện thực và nhân đạo của tác
phẩm. Tình huống Tràng “nhặt vợ” đã thể hiện rõ sự rẻ
rúng của thân phận con người trong nạn đói.
+ Tuy nhiên, cũng qua hành động “nhặt vợ” và những
thay đổi của Tràng từ khi có vợ, ta cũng thấy được những
giá trị nhân đạo mà nhà văn gửi gắm, thể hiện, đó chính là:
tình yêu thương con người, yêu thương đồng loại, khát
khao hạnh phúc…
c. Nhân vật thị
a. Khái quát
- Nạn nhân khốn khổ của nạn đói: thị bị nạn đói bứt lìa
khỏi gia đình, quê hương, phải sống “tha phương cầu thực”,
vất vưởng nơi đầu đường, xó chợ, không nơi nương tựa, không
người thân thích. Thị tiều tụy, khốn khổ, rách rưới về hình
dáng, thân xác. Cô bị cái đói hành hạ làm mất hết vẻ đẹp nhân
cách, trở nên cong cớn, vô duyên, mất hết ý tứ… sẵn sàng theo
không một người đàn ông mới quen về làm vợ chỉ để kiếm
miếng ăn…
16

- Người phụ nữ có nhiều nét đẹp tâm hồn bị hoàn cảnh đói
khát che khuất: ẩn sau hành động theo không Tràng về làm vợ
để kiếm miếng ăn là một khát khao hạnh phúc có thật. Vì vậy
từ khi bước chân theo Tràng về nhà, thị bắt đầu thay đổi, cô
trở nên ý tứ, e thẹn, biết xấu hổ… Đặc biệt là buổi sáng hôm
sau, thị đã chứng tỏ mình là một phụ nữ đảm đang, tháo vát,
biết thông cảm chia sẻ với hoàn cảnh của mẹ con Tràng…
b. Phân tích chi tiến diễn biến tâm lí và hành động của thị
* Khi vừa mới gặp Tràng (chặng 1)
- Lần thứ nhất:
+ Hoàn cảnh của thị: đói khát, vất vướng, ngồi “vêu” ra ở
cửa nhà kho, chờ nhặt hạt rơi, hạt vãi hoặc ai đó có việc gì gọi
thì làm để kiếm sống…
+ Cử chỉ và lời nói đối với Tràng:
++ Cong cớn: “Có khối cơm trắng mấy giò đấy!”
++ Vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe Tràng “Đẩy
thật thì đẩy chứ sợ gì, đắng ấy nhỉ!”
=> Nhận xét: quan sát cử chỉ và lời của thị trong lần gặp
gỡ đầu tiên với Tràng, ta thấy thị cố làm ra vẻ tự nhiên,
nhưng vẫn thể hiện mình đang bị cái đói, miếng ăn chi phối
trong từng lời nói, cử chỉ.
- Lần thứ 2:
17

+ Hoàn cảnh của thị: lần thứ 2 gặp lại Tràng, hoàn cảnh của
thị bi đát hơn. Chỉ mới có vài ngày mà thị trở nên rách rưới,
quần áo tả tơi, gậy sọp hẳn đi, khuôn mặt xám xịt chỉ còn thấy
hai con mắt…
+ Cử chỉ, lời nói, thái độ của thị:
++ trách cứ Tràng: “Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn
xuống, thế mà mất mặt”
+ + khi Tràng mời ngồi xuống ăn giầu: “Có ăn gì thì ăn,
chả ăn giầu”. Đứng “con cớn” trước mặt Tràng
+ + khi Tràng bảo “muốn ăn gì thì ăn”: “Hai con mắt
trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả: Ăn thật nhá! Ừ
thì ăn sợ gì”
+ + ngồi sà xuống ăn, cắm đầu ăn một chặp bốn bát
bánh đúc.
+ + khi nghe Tràng nói nửa đùa, nửa thật “Này nói đùa
chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” thị bám
lấy câu nói đó để đi theo Tràng.
=> Nhận xét: Lần thứ 2 gặp Tràng, hoàn cảnh của thị thảm
hại hơn nhiều và vì thế những biểu hiện của một người bị cái
đói hành hạ cũng rõ nét hơn. Thị đã quên hết cả sự duyên
dáng, ý tứ cần có của một người phụ nữ, quên cả sĩ diện cần
có của một con người để kiếm miếng ăn chống lại sự đói
khát.
* Khi theo chân Tràng đi về nhà (chặng 2)
18

- Thị bắt đầu có những thay đổi


+ Hình dáng: “cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái
nón rách nghiêng nghiêng che khuất nửa khuôn mặt.”
+ Khi thấy những đứa trẻ trêu đùa: thị tỏ vẻ khó chịu
+ Khi biết những người trong xóm ngụ cư đang nhìn
mình: “thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu vào chân kia”
- Nhận xét: thị đã không còn “cong cớn”, chao chát như
lúc mới gặp Tràng mà trở nên ngượng nghịu, e thẹn, xấu
hổ… Đây vừa là tâm lí thường thấy của một cô gái khi về nhà
chồng nhưng đồng thời cũng là tâm lí của một phụ nữ ý thức
được thân phận của mình.
* Khi về đến nhà, chứng kiến gia cảnh của Tràng (chặng 3)
+ lẳng lặng theo Tràng vào nhà, đảo mắt nhìn xung
quanh
+ cái ngực lép nhô lên, nén một tiếng thở dài
+ khi Tràng đon đả mời ngồi: thị chỉ ngồi mớm xuống
mép giường.
=> Nhận xét: có thể thấy được nỗi thất vọng của thị khi
chứng kiến gia cảnh khốn khó, rách nát của mẹ con Tràng.
Tuy nhiên, không vì thế mà thị quay mặt bỏ đi. Cô vẫn “nén
tiếng thở dài” như một biểu hiện của việc thị bằng lòng, chấp
nhận với hoàn cảnh thực tại.
* Khi gặp bà cụ Tứ (chặng 4)
19

- Khi vừa mới gặp: thị cất tiếng chào bà cụ Tứ một cách lễ
phép: “U đã về ạ”. Lời chào đã phần nào cho thấy, thị đã xác
định trõ mối quan hệ giữa mình và bà cụ Tứ là mối quan hệ
con dâu với mẹ chồng. Khi thấy bà cụ Tứ không đáp lời, thị
tưởng bà không nghe mình chào nên tiếp tục chào lần thứ 2.
- Sau khi Tràng đã giới thiệu thị với bà cụ Tứ: từ lúc đó thị
trở nên e thẹn, tự ti “thị cúi mặt, tay vân vê tà áo rách bợt”
=> Nhận xét: Thái độ, cử chỉ của thị đối với bà cụ Tứ là
thái độ đúng mực của một nàng dâu mới khi vừa về nhà
chồng. Bên cạnh đó, ta cũng thấy được sự tự ti, đáng thương
của thị khi cô ý thức rất rõ về thân phận của một người “vợ
nhặt” trước mặt mẹ chồng.
* Sáng hôm sau (Chặng 5 – đây là chặng quan trọng tạo nên
sự khác biệt với chặng 1)
- Buổi sáng hôm sau thị đã thực sự thay đổi trở thành một
người phụ nữ hoàn toàn khác so với trước đó, đặc biệt là khác
so với lúc mới gặp Tràng.
+ Thị dậy sớm, quét dọn nhà cửa, sân vườn sạch sẽ, tinh
tươm
+ Khi bà cụ Tứ bảo thị đi dọn cơm: thị lẳng lặng đi vào
trong bếp theo lời sai bảo của mẹ chồng.
+ Trong cảm nhận của Tràng: thị hôm nay khác lắm, rõ
ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao
chát, chỏn lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh.
20

+ Trong bữa cơm, khi bà cụ Tứ đưa bát cháo cám cho thị:
thị đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, “hai con mắt thị tối lại”
nhưng “vẫn điềm nhiên và vào miệng”. Chi tiết này vừa cho
thấy sự tế nhị của thị vừa thể hiện thị đã biết chấp nhận và
đồng cảm với hoàn cảnh của mẹ con Tràng.
=> Nhận xét: Như vậy khi thực sự đã trở thành vợ Tràng,
thành con dâu bà cụ Tứ, được đón nhận trong tình yêu
thương và sự cảm thông, khi đã có một mái ấm gia đình, một
nơi nương tựa, dù cho mái ấm ấy có rách rưới, tồi tàn, nơi
nương tựa ấy có thể chưa thật vững chãi, thì thị vẫn cảm
thấy hạnh phúc và được trở về với chính con người mình, để
bộc lộ hết những nét đẹp vốn có mà trước kia đã bị hoàn
cảnh che khuất.
=> Thông qua hình ảnh nhân vật thị, nhà văn đã làm nổi bật giá
trị hiện thực của tác phẩm khi phản ánh sự khốn khổ, thảm
thương của con người bị cái đói hành hạ. Bên cạnh đó, việc tác
giả làm nổi bật những nét đẹp bị hoàn cảnh che lấp của thị
cũng cho thấy niềm tin của nhà văn vào những phẩm chất tốt
đẹp của con người. Đây chính là điều góp phần làm nên giá trị
nhân đạo của tác phẩm.

You might also like