Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ST TỪ NỘI DUNG
T
1 ASRS Hệ thống kệ tự động
2 IMDG Mã hàng hóa nguy hiểm Hàng hải Quốc tế
3 CCTV Camera quan sát
4 CBCNV Cán bộ công nhân viên
5 SOP Quy trình thao tác chuẩn
6 GDP Tổng sản phẩm trong nước
7 GPS Công nghệ định vị toàn quốc
8 ND-CP Nghị định-Chính phủ
9 TEU Đơn vị tương đương 20 feet
10 WMS Hệ thống quản lý kho hàng
11 SCM Quản trị chuỗi cung ứng
12 EDI Trao đổi dữ liệu điện tử
13 CBM Mét khối
14 CFS Điểm giao hàng lẻ
15 TMS Hệ thống quản lý
16 XNK Xuất nhập khẩu
17 FCL Hàng nguyên
18 LCL Hàng lẻ
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tình hình kinh tế những năm gần đây gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển mạnh mẽ của ngành logistics. Thị trường kinh tế logistics trong những năm gần
đây đã chứng kiến nhiều biến động và tiến triển đáng kể. Sự bùng nổ của thương mại
quốc tế, kết hợp với việc mở rộng các thỏa thuận thương mại tự do và sự gia tăng của
chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này đã cho thấy dịch vụ khách hàng đóng một vai trò quan
trọng, góp phần quyết định sự hiệu quả của hoạt động logistic trong doanh nghiệp. Tuy
nhiên, hiện nay dịch vụ khách hàng tại các doanh nghiệp trong nước chưa thể đáp ứng
đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này đã làm giảm sức cạnh tranh của doanh
nghiệp trong nước so với các đối thủ quốc tế, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất kinh
doanh.
Các dịch vụ giao hàng nhanh như dịch vụ vận chuyển qua đêm hoặc trong ngày cũng
được phát triển để đáp ứng nhu cầu giao hàng nhanh chóng của khách hàng. Điều này đòi
hỏi một hệ thống logistics linh hoạt, có khả năng định vị và theo dõi hàng hóa trong thời
gian vận chuyển.
Bên cạnh đó, sự phát triển của các ngành công nghiệp như y tế và thực phẩm, các
ngành công nghiệp như y tế và thực phẩm đang trải qua sự phát triển đáng kể. Điều này
đòi hỏi các dịch vụ logistics đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa nhạy cảm, như thuốc,
vắc-xin và thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cao.
Thay đổi mô hình tiêu thụ và yêu cầu của khách hàng, người tiêu dùng ngày càng
đòi hỏi dịch vụ logistics nhanh chóng, linh hoạt và tiện lợi. Họ mong đợi có khả năng
theo dõi đơn hàng, giao hàng theo yêu cầu và có thông tin về tiến trình vận chuyển. Điều
này đặt áp lực lên các công ty logistics để đổi mới và cung cấp dịch vụ tốt hơn để đáp
ứng nhu cầu khách hàng.
Với những lí do trên, nhóm đã chọn đề tài “Dịch Vụ Khách Hàng Trong Doanh
Nghiệp Logistics – Công ty Cổ phần Transimex”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về môi trường kinh doanh - công ty cổ phần Transimex.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Công ty cổ phần Transimex tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Về thời gian: Sử dụng các số liệu liên quan của công ty Transimex từ năm 2020
đến năm 2022
Nội dung: Tìm hiểu, phân tích dịch vụ khách hàng của công ty và dựa trên những
đánh giá điểm mạnh và điểm yếu được nghiên cứu để kiến nghị một số giải pháp giúp
công ty phát triển.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề án sử dụng các phương pháp sau đây để đạt được mục tiêu nguyên cứu: Sử
dụng phương pháp phân tích - tổng hợp.
Trước hết phân tích những vấn đề nhỏ, những yếu tố cấu thành trong đề tài và bàn
luận về nó. Từ đó, chúng ta có thể hiểu được một cách sâu sắc, chi tiết và cụ thể nhất
trong từng khía cạnh khác nhau của công ty. Sau khi đã phân tích từng khía cạnh của vấn
đề chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quát vào vấn đề đó. Chính lúc ấy, chúng ta sẽ sử dụng
phương pháp tổng hợp để tóm gọn lại những vấn đề, nội dung chính của đề tài.
Ngoài ra, nhóm còn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu.
Để có cơ sở và những thông tin về sự hình thành, tầm nhìn và sứ mệnh, nguồn lực,
nguồn vốn, cơ sở hạ tầng,... của công ty nhóm đã thu thập và tham khảo các tài liệu thông
qua các website chính của Transimex, tài liệu học tập, sách,... Từ đó, giảm những hạn chế
còn tồn tại để giúp đề án hoàn thiện hơn.
4. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tại được bố cục làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về dịch vụ khách hàng trong logistics
Chương 2. Thực trạng dịch vụ khách hàng tại doanh nghiệp Transimex
Chương 3: Kiến nghị một số giải pháp cải thiện hiệu quả chất lượng dịch vụ khách hàng
tại doanh nghiệp Transimex

KẾT LUẬN
Transimex đã nhạy bén và linh hoạt khi nhìn nhận tiềm năng phát triển của thị
trường vận tải ở Việt Nam. Bằng cách mở rộng quy mô hoạt động, công ty đã đáp ứng
được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng thông qua việc tăng cường mạng lưới vận
chuyển, bao gồm cả cảng biển, cảng hàng không và trạm logistics. Điều này không chỉ
giúp Transimex định vị mình mạnh mẽ trên thị trường, mà còn thể hiện chiến lược dài
hạn của công ty trong việc cung cấp giải pháp logistics toàn diện. Công ty cũng đã chú ý
đến vai trò quan trọng của công nghệ trong ngành logistics và đã đầu tư đáng kể vào cải
tiến hệ thống quản lý và giao tiếp. Sự kết hợp giữa các phần mềm và công nghệ tiên tiến
giúp Transimex tạo ra một quá trình vận chuyển minh bạch và đáng tin cậy. Việc theo dõi
và quản lý từ đặt hàng đến giao nhận trở nên hiệu quả, mang lại lợi ích không chỉ cho
công ty mà còn cho khách hàng.
Trong bối cảnh xã hội phát triển, Transimex không chỉ nhìn nhận đa dạng hóa nhu
cầu của khách hàng mà còn đã mở rộng danh mục dịch vụ để đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu. Ngoài vận chuyển hàng hóa, họ còn cung cấp các dịch vụ liên quan như bảo hiểm,
giao nhận đặc biệt và tư vấn logistics. Sự đa dạng hóa này không chỉ giúp Transimex tăng
giá trị cho khách hàng mà còn giúp họ trở thành đối tác toàn diện trong ngành logistics,
giảm bớt gánh nặng tìm kiếm và quản lý nhiều đối tác khác nhau cho khách hàng.
Tổng quan, chiến lược phát triển của Transimex không chỉ là sự mở rộng quy mô
và mạng lưới, mà còn bao gồm việc đầu tư vào công nghệ, đa dạng hóa dịch vụ, và cam
kết bảo vệ môi trường. Những nỗ lực này giúp Transimex tăng cường uy tín và giá trị cho
khách hàng, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của ngành logistics
tại Việt Nam.

You might also like