Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

1

THẦY LÊ VĂN CƯỜNG KIỂM TRA KÌ II: NĂM HỌC 2023 – 2024
LỚP LÍ 11 T4 Môn thi: VẬT LÍ 11 (ĐỀ SỐ 02)
SĐT: 0945.515.888 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí
sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Hai chất điểm mang điện tích q1, q2 khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây không
đúng?
A. q1 và q2 đều là điện tích dương. B. q1 và q2 đều là điện tích âm.
C. q1 và q2 trái dấu nhau. D. q1 và q2 cùng dấu nhau.
Câu 2. Cho hai bản kim loại phẳng đặt song song tích điện trái dấu và có độ lớn bằng nhau. Thả một êlectron
không vận tốc ban đầu vào điện trường giữ hai bản kim loại trên. Bỏ qua tác dụng của trọng trường. Quỹ đạo
của êlectron là
A. đường thẳng vuông góc với các đường sức điện. B. một phần của đường parabol.
C. một phần của đường hypebol. D. đường thẳng song song với các đường sức điện.
Câu 3. Đơn vị của cường độ điện trường là
A. V/m. B. V.m. C. N.m. D. N/m.
Câu 4. Một tụ điện có điện dung 2 µF được tích điện ở hiệu điện thế 12 V. Năng lượng điện trường dự trữ
trong tụ điện là
A. 144J. B. 1,44.10-4J. C. 1,2.10-5J. D. 12J.
Câu 5. Tại hai điểm A, B trong điện trường đều có điện thế lần lượt là 245 V và 173 V. Hiệu điện thế
A.UAB = –72V. B.UBA = 72V. C. UAB = UBA = 72V. D. UBA = –72V.
F
Câu 6. Trong công thức E = (q là điện tích thử dương đặt tại một điểm trong điện trường, F là lực điện tác
q
dụng lên q, E là cường độ điện trường tại đó) thì
A.E tỉ lệ thuận với F. B. E tỉ lệc nghịch với q.
C. E phụ thuộc vào F lẫn q. D. E không phụ thuộc vào F và q.
Câu 7. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một
điện trường thì không phụ thuộc vào
A. độ lớn của cường độ điện trường tại các điểm trên đường đi.
B. vị trí của các điểm M, N.
C. độ lớn của điện tích q.
D. hình dạng của đường đi MN.
Câu 8. Tụ điện là
A. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
B. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
D. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
Câu 9. Trên vỏ một tụ điện có ghi 1000 F – 63 V. Điện tích tối đa có thể tích cho tụ có giá trị là
A. 0,63 C. B. 0,063 C. C. 63 C. D. 63.000 C.
Câu 10. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường đặc trưng cho điện trường về
A. khả năng thực hiện công của điện trường khi di chuyển một điện tích giữa hai điểm đó.
B. khả năng tích năng lượng cho điện tích khi đặt tại hai vị trí đó.
C. tác dụng lực điện lên điện tích khi di chuyển giữa hai điểm đó
D. khả năng truyền tương tác cho điện tích khi di chuyển giữa hai điểm đó.
Câu 11. Cặp số liệu ghi trên vỏ tụ điện cho biết điều gì?
A. Giá trị nhỏ nhất của điện dung và hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
B. Phân biệt được tên của các loại tụ điện.
C. Điện dung của tụ và giới hạn của hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
D. Năng lượng của điện trường trong tụ điện.
Câu 12. Khi êlectron chuyển động từ bản tích điện dương về phía bản âm trong khoảng không gian giữa hai
bản kim loại phẳng tích điện trái dấu độ lớn bằng nhau thì
A. lực điện thực hiện công âm, thế năng của electron tăng.
ĐỀ SỐ 2
2
B. lực điện thực hiện công âm, thế năng của electron giảm.
C. lực điện thực hiện công dương, thế năng của electron tăng.
D. lực điện thực hiện công dương, thế năng của electron giảm.
Câu 13. Khoảng cách giữa hai cực của ống phóng tia X bằng
2 cm hiệu điện thế giữa hai cực là 100 kV. Cường độ điện trường giữa hai
cực bằng
A. 200 V/m.
B. 50 V/m.
C. 2000 V/m.
D. 5.106 V/m.
Câu 14. Hai điện tích q1 = 6,0.10-8 C và q2= 3,0.10-8 C đặt cách nhau 3
cm trong chân không. Hằng số k = 9.109 N.m2/C2. Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích là
A. 54.10-2 N. B. 1,8.10-2 N. C. 5,4.10-3 N. D. 2,7.10-3 N.
Câu 15. Một điện tích điểm q = 5.10 C đặt tại điểm M trong điện trường, chịu tác dụng của lực điện trường có
-7

độ lớn 6.10-2 N. Cường độ điện trường tại M là


A.2,4.105 V/m. B. 1,2 V/m. C. 1,2.105 V/m. D. 12.10-6 V/m.
Câu 16. Dùng vải cọ xát một đầu thanh nhựa rồi đưa lại gần hai vật nhẹ thì thấy thanh nhựa hút cả hai vật này.
Hai vật này không thể là
A. hai vật không nhiễm điện.
B. hai vật nhiễm điện cùng loại.
C. hai vật nhiễm điện khác loại.
D. một vật nhiễm điện, một vật không nhiễm điện.
Câu 17. Quả cầu nhỏ m = 0,5g, mang điện tích q = 5 nC treo trên một sợi dây
mảnh trong điện trường đều có phương nằm ngang. Cường độ điện trường E = 106 V/m. (lấy g = 10m/s2). Góc
lệch của dây so với phương thẳng đứng là
A.150.B. 300. C. 450. D. 600.
Câu 18. Một hạt bụi mang điện tích q = 10−3 C đặt tại điểm N, nằm giữa hai bản kim loại song song, tích điện
trái dấu, có độ lớn bằng nhau và cách bản âm 2,0 cm. Chọn mốc điện thế tại bản âm, người ta đo được thế năng
điện tại điểm N là WN = 0,5 J. Cường độ điện trường giữa hai bản kim loại trên là
A. 2500 V/m. B. 25000 V/m. C. 250 V/m. D. 250000 V/m.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu,
thí sinh chọn đúng hoạc sai.
Câu 1. Các hình bên dưới là hình dạng đường sức điện trường giữa hai điện tích.

a) Ở hình a – cả hai điện tích đều là điện tích âm.


b) Ở hình b – điện tích bên trái là điện tích âm, điện tích bên phải là điện tích dương.
c) Ở hình c – cả hai điện tích đều là điện tích dương.
d) Điện trường tổng hợp do hai điện tích gây ra tại trung điểm của các điện tích ở các trường hợp đều bằng 0.
Câu 2. Cho hai bản cực song song, cách nhau 25 cm như hình vẽ. Hiệu điện thế giữa hai bản là 2 kV.
a) Điện thế tại D cao hơn điện thế tại C.
b) Cường độ điện trường giữa hai bản cực bằng 500 V/m.
c) Lực điện tác dụng lên điện tích +5 µC đặt tại C là 2,5.10-3 N.
d) Trên hình vẽ, cường độ điện trường tại D lớn hơn cường độ điện trường tại A.
Câu 3. Một điện tích điểm Q = −4.10 −8 C đặt trong chân không. Lấy k = 9.109
N.m2/C2
a) Độ lớn của cường độ điện trường tại điểm M cách Q một khoảng 20 cm có giá
ĐỀ SỐ 2
3
trị là 9000 V/m.
b) Vectơ cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại điểm M có chiều hướng về phía điện tích Q.
c) Đặt tại điểm M một điện tích thử q = 10-8C thì hướng của vectơ lực điện trường tác dụng lên điện tích thử q
cùng hướng với vectơ cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại điểm M.
d) Lực điện trường tác dụng lên điện tích thử q đặt tại M có độ lớn là 10-4 N.

Câu 4. Đặt vào hai bản kim loại song song một hiệu điện thế U = 100 V. Một hạt bụi mịn có điện tích
q = +3.10−19 C lọt vào chính giữa hai bản phẳng. Coi tốc độ hạt bụi khi bắt đầu vào điện trường đều bằng 0, bỏ
qua lực cản của môi trường.
a) Điện trường giữa hai bản kim loại là điện trường đều.
b) Coi điện thế tại bản âm bằng 0. Điện thế tại điểm chính giữa và cách đều hai bản là 50 V.
c) Thế năng điện của điện tích q tại điểm chính giữa hai bản phẳng là 1, 6.10−17 J
d) Động năng của hạt bụi khi va chạm với bản nhiễm điện âm là 1,5.10−17 J .

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Trong không khí, khi hai điện tích điểm đặt cách nhau lần lượt là d và d
+ 10 cm thì lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn tương ứng là 2.10-6 N và
5.10-7 N. Giá trị của d là bao nhiêu mét?
Câu 2. Một máy kích thích tim được sạc đầy chứa 1,20 kJ năng lượng trong tụ
điện của máy. Biết điện dung của tụ điện là 1,10.10-4 F. Tìm hiệu điện thế cần
thiết giữa hai bản tụ điện theo đơn vị Vôn khi đó. (Kết quả được làm tròn đến
phần nguyên)
Câu 3. Có hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và cách nhau 2 cm.
Hiệu điện thế giữa bản dương và bản âm là 120 V. Nếu chọn mốc điện thế ở
bản âm thì điện thế tại điểm M cách bản âm 0,6 cm có giá trị là bao nhiêu Vôn?
Câu 4. Một quả cầu nhỏ mang điện tích đang được cân bằng trong điện trường đều do tác dụng của trọng lực
và lực điện trường. Lấy g =10 m/s2. Đột ngột giảm độ lớn điện trường đi còn một nửa nhưng vẫn giữ nguyên
phương và chiều của đường sức điện thì gia tốc của của quả cầu bằng bao nhiêu m/s2
Câu 5. Tại 3 đỉnh của một tam giác đều, cạnh 6 cm có ba điện tích điểm bằng nhau và bằng 12 nC. Lấy k =
9.109 N.m2/C2. Độ lớn cường độ điện trường tại trung điểm của mỗi cạnh của tam giác có giá trị bằng bao
nhiêu kV/m?
Câu 6. Một êlectron bay trong điện trường. Khi qua điểm M có điện thế 240 V thì electron có vận tốc 107 m/s.
Khi qua điểm N electron có vận tốc 216.105 km/h. Điện thế tại điểm N có giá trị bằng bao nhiêu Vôn?
---HẾT---

ĐỀ SỐ 2

You might also like