Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 100

Tr-êng ®¹i häc ngo¹i th-¬ng

KHOA kinh tÕ vµ kinh doanh quèc tÕ


chuyªn ngµnh kinh tÕ ®èi ngo¹i
-------------

kho¸ luËn tèt nghiÖp


§Ò tµi:
B¶O HIÓM TÝN DôNG XUÊT KHÈU - NH×N Tõ KINH NGHIÖM
CñA MéT Sè N¦íc trªn thÕ giíi vµ bµi häc kinh nghiÖm
cho viÖt nam

Sinh viªn thùc hiÖn : NguyÔn ThÞ NguyÖt


Líp : Anh 9
Khãa : 44C - KT&KDQT
Gi¸o viªn h-íng dÉn : TS. Ph¹m ThÞ Hång YÕn

Hµ Néi - 05/2009
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU


LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 1
Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU 4
1. BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU ....................................................... 4
1.1. Khái niệm. ............................................................................................... 4
1.1.1. Tín dụng xuất khẩu ( Export Credit) .................................................... 4
1.1.2. Các rủi ro trong tín dụng xuất khẩu .................................................... 6
1.1.3. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (Export Credit Insurance)..................... 7
1.2. Đặc điểm của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. ........................................... 8
1.2.1. Tính hỗ trợ thể hiện qua hai tỷ lệ của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ... 8
1.2.2. Các lĩnh vực kinh doanh chính trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu .... 9
1.2.3. Các tổ chức tín dụng xuất khẩu đóng vai trò chủ yếu trong cung cấp
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. ....................................................................... 10
1.2.4. Quy tắc xuất xứ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của
các bên tham gia trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. ................................. 15
1.3. Lợi ích của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.............................................. 18
1.3.1. Đối với người xuất khẩu..................................................................... 18
1.3.2. Đối với quốc gia xuất khẩu: ............................................................... 20
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
TRÊN THẾ GIỚI. ........................................................................................... 21
2.1. Sự tham gia tích cực của các tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát
triển của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. ........................................................ 21
2.1.1. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế - OECD. ................................ 22
2.1.2. Hiệp hội Bern- Bern Union. ............................................................... 24
2.1.3. Trung tâm thương mại quốc tế - ITC. ................................................ 27
2.2. Khái quát về thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu quốc tế. ............ 28
2.2.1. Thị trường Châu Âu – thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu lớn
nhất thế giới. ................................................................................................ 28
2.2.2. Thị trường châu Á và châu Mỹ - thị trường tiềm năng lớn và có tốc
độ phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhanh nhất. .............................. 30
Chương II: KINH NGHIỆM BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. ................................................................ 32
1. KINH NGHIỆM BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI MỸ. ........ 32
1.1.Kết quả chung. ....................................................................................... 32
1.2. Kinh nghiệm bảo hiểm của một tổ chức tiêu biểu - Ngân hàng xuất
nhập khẩu Mỹ (The US Eximbank). ............................................................ 35
1.2.1. Giới thiệu về Eximbank. ..................................................................... 35
1.2.2. Kinh nghiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Eximbank. ............... 38
1.2.3. Kết quả và bài học kinh nghiệm: ....................................................... 53
2. KINH NGHIỆM BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI TRUNG
QUỐC. ............................................................................................................. 58
2.1. Kết quả chung. ...................................................................................... 58
2.2. Kinh nghiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của một tổ chức tiêu biểu –
Công ty bảo hiểm xuất khẩu và tín dụng Trung Quốc (SINOSURE). ........ 63
2.2.1. Giới thiệu về SINOSURE. .................................................................. 63
2.2.2. Kinh nghiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của SINOSURE. ............. 64
Chương III: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG KINH NGHIỆM VỀ BẢO HIỂM
TÍN DỤNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI VIỆT NAM. ........................................ 78
1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT
NAM: ............................................................................................................... 78
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI
VIỆT NAM. ..................................................................................................... 81
2.1. Nhu cầu về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay. ........ 81
2.2. Thực trạng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay.......... 84
3. GIẢI PHÁP VẬN DỤNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ BẢO HIỂM
TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM. ................................................. 88
3.1. Trong thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam. .. 88
3.2. Trong xác định vai trò của Nhà nước trong cung cấp bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu. ..................................................................................................... 92
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Xu hướng phát triển của các lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
giai đoạn 1982-2006. .................................................................................... 26

Bảng 2: Thị trường bảo hiểm tín dụng thế giới ............................................. 28

Bảng 4: Tỷ lệ phí bảo hiểm cho hàng xuất khẩu đến một số nước của
Eximbank ..................................................................................................... 44

Bảng 6: Cơ chế xác định tỷ lệ phí bảo hiểm của SINOSURE ....................... 66

Bảng 7: Kết quả hoạt động qua các năm của SINOSURE ............................ 74

Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam qua các năm ........... 82
LỜI NÓI ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài


Từ khi Việt Nam chính thức trở thành Thành viên của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), các chính sách trợ cấp xuất khẩu như thưởng thành tích
xuất khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu hay chính sách tín dụng ngắn hạn hỗ trợ
xuất khẩu thực hiện từ năm 2001 dưới hình thức cho vay lãi suất ưu đãi, theo
quy định của WTO đã không còn được thực hiện. Để phù hợp với các cam kết
khi gia nhập WTO, Chính phủ đã tiến hành đổi mới các biện pháp hỗ trợ tín
dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp theo hướng áp dụng các biện pháp hỗ
trợ tín dụng cho xuất khẩu không vi phạm các quy tắc của WTO. Các biện
pháp hỗ trợ tín dụng này tập trung vào các công cụ cho vay đầu tư, bảo lãnh
tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư, cho vay xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu và
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu, và bảo lãnh thực hiện hợp
đồng.
Có thể nói trong các biện pháp trên, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
(export credit insurance) là một hình thức khá phổ biến hiện đang được áp
dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là bảo
hiểm cho các loại rủi ro chính trị và thương mại mà nhà xuất khẩu hoặc ngân
hàng có thể gặp phải khi cung cấp tín dụng xuất khẩu. Bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu mang lại lợi ích rất to lớn, nó bảo vệ nhà xuất khẩu trước những rủi ro
không được thanh toán, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế nhờ giảm
thiểu rủi ro qua đó tăng cường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải
thiện cán cân thanh toán và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
Chính vì thế hoạt động bảo hiểm này đã và đang phát triển mạnh tại các nước
phát triển và cũng đã được một số nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn
Độ, Singapore áp dụng có hiệu quả để giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất
khẩu.

1
Nhưng một thực tế đáng tiếc là tại một quốc gia mà xuất khẩu chiếm
đến gần 70% GDP như Việt Nam thì bảo hiểm tín dụng xuất khẩu lại chưa
được triển khai và mới chỉ dừng lại ở quỹ bảo hiểm xuất khẩu do các hiệp hội
thành lập như quỹ bảo hiểm xuất khẩu của hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA).
Các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng ngày càng nhận thức được vai trò
quan trọng của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế sâu rộng, tình hình kinh tế thế giới biến động liên tục ảnh hưởng lớn
đến xuất khẩu và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Bảo hiểm tín dụng đang trở
thành nhu cầu bức thiết để đảm bảo tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu,
giúp họ mạnh dạn mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.
Vậy chúng ta cần làm gì để đưa bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vào thực
tiễn để hỗ trợ các doanh nghiệp, chúng ta học được gì từ các nước đi trước đã
triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này? Đây là câu hỏi đang rất được Chính phủ
cũng như các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng quan tâm. Chính vì vậy,
em quyết định chọn đề tài “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu – nhìn từ kinh
nghiệm của một số nước trên thế giới và bài học phát triển cho Việt
Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với các mục tiêu cụ thể sau:
- Làm rõ các vấn đề lý luận về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu,
- Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn triển khai bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu của một số nước trên thế giới (Mỹ và Trung Quốc),
- Đề xuất giải pháp áp dụng các bài học kinh nghiệm từ các quốc
gia này để có thể triển khai thành công bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt
Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu tại Mỹ và Trung Quốc và các tổ chức tiêu biểu cung cấp dịch vụ
này trong thời gian từ năm 2001 đến nay.
4.Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ các nội dung cần nghiên cứu, đề tài chủ yếu sử dụng các
phương pháp sau: phương pháp kết hợp phân tích với tổng hợp, phương pháp
thống kê, so sánh và đặc biệt là phương pháp phân tích dự báo. Việc phân tích
sẽ bám sát hệ thống lý luận chung về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
5. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham
khảo và các bảng biểu, khóa luận bao gồm ba chương:
Chương I : Lý luận chung về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Chương II : Kinh nghiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của một số
nước trên thế giới.
Chương III : Giải pháp vận dụng kinh nghiệm về bảo hiêm tín
dụng đối với Việt Nam
Trong khuôn khổ có hạn của một bài khóa luận tốt nghiệp, bài viết
không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng
góp của các thầy cô và các bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Hồng Yến đã tận tình hướng
dẫn em trong quá trình hoàn thành bài khóa luận này.

3
Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TÍN
DỤNG XUẤT KHẨU

1. BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU


1.1. Khái niệm.
1.1.1. Tín dụng xuất khẩu ( Export Credit)
Theo tài liệu định nghĩa (Concept Paper) của Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADB), thuật ngữ tín dụng xuất khẩu nói đến một loạt các điều kiện
thuận lợi nhằm mục đích thúc đẩy xuất khẩu. Nhìn chung, tín dụng xuất khẩu
bao gồm 2 hình thức sau:
(i) khoản tín dụng người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu (còn
được gọi là tín dụng thương mại),
(ii) các khoản vay trung và dài hạn, dùng để tài trợ cho các dự án và
cung cấp vốn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Các khoản vay này có thể do
Nhà nước cung cấp (thường gọi là tín dụng hỗ trợ xuất khẩu) hoặc do các
ngân hàng thương mại cung cấp.
Hình thức thứ nhất (i) đây là loại tín dụng mà các doanh nghiệp cấp
cho nhau, không có sự tham gia của Ngân hàng. Tín dụng xuất khẩu được cấp
dưới hình thức chấp nhận hối phiếu hoặc ghi sổ, tức là hình thức trả chậm với
mục đích đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
 Cấp tín dụng xuất khẩu bằng chấp nhận hối phiếu tức là người nhập
khẩu ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu do người xuất khẩu ký phát để nhận
bộ chứng từ. Nghĩa là hai bên sẽ sử dụng phương thức thanh toán là Thư tín
dụng (L/C) hoặc nhờ thu kèm chứng từ như Thanh toán đổi chứng từ (D/P) và
Chấp nhận thanh toán đổi chứng từ (D/A). Thời hạn của loại tín dụng này phụ
thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên mua và bán, song để phòng tránh rủi ro,
luật của các nước thường quy định thời hạn cho loại tín dụng này (thời hạn
của hối phiếu): luật của Anh, Pháp quy định thời hạn từ 30 đến 90 ngày, luật
của Mỹ là 180 ngày.

4
 Cấp tín dụng bằng cách ghi sổ, tức là người xuất khẩu và người
nhập khẩu ký với nhau hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó quy định người
bán được mở một tài khoản để ghi nợ bên mua sau mỗi chuyến giao hàng mà
bên bán đã thực hiện. Sau một thời gian nhất định (3 tháng, 6 tháng hoặc 1
năm), người mua sẽ phải thanh toán số nợ đó bằng chuyển tiền, hoặc ký Séc.
Hình thức thứ hai (ii), đây là hình thức tài trợ xuất khẩu trung và dài
hạn, được cung cấp trực tiếp bởi một Ngân hàng cho người xuất khẩu để thực
hiện hợp đồng xuất khẩu hoặc cho người mua nước ngoài (đã ký một hợp
đồng mua bán với người xuất khẩu trong nước) và thường chịu sự điều chỉnh
của các quy định của quốc tế (như Thỏa thuận của tổ chức Hợp tác và phát
triển kinh tế OECD về hỗ trợ tín dụng xuất khẩu chính thức- OECD
Arrangement on Official Supported Export Credits có hiệu lực từ năm 1978)
và các quy định của quốc gia liên quan đến thời hạn của tín dụng, mức giới
hạn tín dụng, các điều kiện trả nợ, tỷ lệ lãi suất cố định, và mức phí tối thiểu.
Tín dụng xuất khẩu bao gồm tín dụng cấp trong thời gian trước khi gửi
hàng hoặc trước khi hoàn thành dự án (pre-shipment credits) và tín dụng cấp
trong thời gian sau khi giao hàng hoặc nhận hàng hoặc khi hoàn thành dự án
(post-shipment credits) tức là hình thức chiết khấu hối phiếu.
Tác dụng của tín dụng xuất khẩu:
Sự phát triển của nền kinh tế quốc gia phụ thuộc vào việc mở rộng
thương mại quốc tế của quốc gia đó. Tất cả các quốc gia đều phải xuất khẩu
và nhập khẩu các sản phẩm, dù đó là hàng lương thực, thực phẩm hay các sản
phẩm và dịch vụ công nghiệp. Song trong thương mại quốc tế luôn tồn tại
khoảng cách về thời gian và địa lý giữa việc sản xuất, phân phối và tiêu dùng.
Khoảng cách này gây ra khó khăn cho người xuất khẩu trong việc quay vòng
vốn để tiếp tục quá trình sản xuất và xuất khẩu của mình. Tín dụng xuất khẩu
là chiếc cầu nối quan trọng gắn kết khoảng cách này, không chỉ giúp hỗ trợ về
vốn cho người xuất khẩu mà còn là biện pháp khuyến khích người nhập khẩu

5
mua hàng, giúp cho chuỗi quá trình sản xuất-phân phối-tiêu dùng được thông
suốt, và ngày càng phát triển hơn. Do đó, tín dụng xuất khẩu thúc đẩy sự phát
triển của thương mại quốc tế phát triển, thương mại quốc tế phát triển lại thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia và toàn cầu.
1.1.2. Các rủi ro trong tín dụng xuất khẩu
Tín dụng xuất khẩu có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong
nước nhưng khi cung cấp tín dụng xuất khẩu, người xuất khẩu hay Ngân hàng
có thể gặp phải nguy cơ không thu hồi được khoản tín dụng đã cấp do rất
nhiều các rủi ro gây nên (gọi chung là rủi ro tín dụng –credit risks).
Các rủi ro tín dụng có thể được chia làm hai loại:
(1) Các rủi ro chính trị (Political & Country Risks): bao gồm
 Chiến tranh, nổi loạn của dân chúng, đình công và các rối loạn chính
trị khác ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.
 Sự ngăn cấm các giao dịch thanh toán ra nước ngoài của chính phủ
nước người nhập khẩu.
 Sự hạn chế hàng hóa nhập khẩu của chính phủ nước người nhập
khẩu như: cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hủy bỏ hoặc không cấp mới
giấy phép nhập khẩu…
 Rủi ro không chuyển đổi được ngoại tệ là đồng tiền thanh toán
 Các thảm họa thiên nhiên như bão lụt, động đất…
(2) Các rủi ro thương mại (Commercial Risks): gồm các rủi ro liên
quan đến người nhập khẩu hoặc Ngân hàng thanh toán, như:
 Không có khả năng trả nợ do bị tịch biên tài sản, giải thể, thua lỗ
kéo dài, phá sản…
 Từ chối nhận hàng mà không đưa ra được lý do hợp lý và có giá trị
pháp lý cho việc từ chối đó.

6
Người xuất khẩu hay Ngân hàng khi cấp tín dụng xuất khẩu đều có mục
đích thúc đẩy xuất khẩu, đồng thời họ cũng luôn muốn giảm thiểu những rủi ro
mà mình có thể gặp phải do đó bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là sự lựa chọn tốt
nhất để bảo vệ người xuất khẩu và các Ngân hàng trước các rủi ro tín dụng.
1.1.3. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (Export Credit Insurance)
“Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu” đề cập đến việc bảo vệ và bồi thường
cho người xuất khẩu khi họ cấp tín dụng thương mại hoặc bảo vệ và bồi
thường cho các ngân hàng khi Ngân hàng cho vay trung và dài hạn. Phạm vi
bảo hiểm của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bao gồm các khiếu nại tổn thất do
không thu hồi được các khoản phải thu phát sinh từ hoạt động mua bán hàng
hóa hoặc các khoản cho vay trung và dài hạn vì lý do chính trị, thương mại.
Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng giống như
các loại hình bảo hiểm khác là chỉ bảo hiểm cho việc không có khả năng trả
nợ chứ không bảo hiểm cho việc không sẵn sàng trả nợ. Người xuất khẩu sẽ
chỉ được bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp người nhập
khẩu phá sản hoặc không trả nợ trong một thời gian dài, tức là chỉ sau khi có
bằng chứng rõ ràng rằng người xuất khẩu bị phá sản (bị tuyên bố là phá sản)
hoặc không nhận được bất kì khoản thanh toán nào sau một thời gian được
gọi là thời gian chờ đợi (waiting period) (thường là 6 tháng kể từ ngày lẽ ra
phải được thanh toán).
Theo Thỏa thuận về Hỗ trợ tín dụng xuất khẩu chính thức của Tổ chức
Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD thì bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một
trong các hình thức hỗ trợ chính thức do Chính phủ cung cấp cho các doanh
nghiệp xuất khẩu với mục đích thúc đẩy xuất khẩu của quốc gia.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vừa được coi là một loại hình bảo hiểm
phi nhân thọ vừa là công cụ hỗ trợ xuất khẩu được Chính phủ các nước sử
dụng trong chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của nước mình nên sẽ có cả các tổ
chức cung cấp bảo hiểm tư nhân và của Nhà nước tham gia cung cấp bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu.

7
1.2. Đặc điểm của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
1.2.1. Tính hỗ trợ thể hiện qua hai tỷ lệ của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có hai tỷ lệ cần được quan tâm là:
- Tỷ lệ rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (percentage
of cover): là một tỷ lệ của tổng giá trị của hợp đồng xuất khẩu hoặc tổng giá trị
của dự án được tổ chức cung cấp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm. Tỷ lệ này trong
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thường ở mức từ 90% đến 95%, người xuất khẩu
cũng sẽ phải chịu một phần rủi ro nhỏ đối với doanh thu của mình.
- Tỷ lệ phí bảo hiểm (premium rate): là một mức phí trả trên một đơn vị
(thường là 100$) của tổng giá trị của hợp đồng xuất khẩu hoặc của dự án mà
người được bảo hiểm sẽ phải trả cho người bảo hiểm, từ đó xác định được mức
phí bảo hiểm mà người được bảo hiểm phải trả theo một hợp đồng bảo hiểm.
- Tính hỗ trợ của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được thể hiện rất nhiều
qua hai loại tỷ lệ này: tỷ lệ được bảo hiểm cao và tỷ lệ phí bảo hiểm thấp cung
cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, giúp đảm bảo tài chính cho
doanh nghiệp trước những rủi ro có thể gặp phải trong khi mức phí bảo hiểm
mà doanh nghiệp phải trả lại rất nhỏ. Tỷ lệ được bảo hiểm đối với các rủi ro
chính trị thường cao hơn đối với các rủi ro thương mại, mục đích là để các nhà
xuất khẩu an tâm hơn, đặc biệt là khi xuất khẩu tới các thị trường mới, các thị
trường có nhu cầu lớn nhưng lại có những bất ổn về chính trị như chiến tranh hay
bạo động, qua đó khuyến khích họ mở rộng và khai thác các thị trường mới.
Những ưu đãi dành cho các doanh nghiệp nhỏ, hay các doanh nghiệp xuất
khẩu các mặt hàng chủ lực, các mặt hàng khuyến khích xuất khẩu…cũng chủ
yếu thể hiện qua hai tỷ lệ này.
Các yếu tố quyết định tỷ lệ phí bảo hiểm và tỷ lệ rủi ro được bảo hiểm:
Thông thường, các tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ
không bảo hiểm cho toàn bộ 100% rủi ro mà tỷ lệ được bảo hiểm sẽ thấp hơn,
người xuất khẩu cũng phải chịu một phần rủi ro liên quan đến khoản phải thu
của họ. Tỷ lệ được bảo hiểm phụ thuộc vào một số yếu tố như:

8
- Loại rủi ro có thế gặp phải: thường thì tỷ lệ được bảo hiểm đối với rủi
ro chính trị sẽ cao hơn (90-95%) so với rủi ro thương mại (80-85%).
- Nước nhập khẩu: thông thường, tỷ lệ được bảo hiểm sẽ cao hơn nếu
nước nhập khẩu là thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD.
Còn tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ được xác định dựa trên một số yếu tố cơ bản sau:
- Mức độ rủi ro có thể gặp phải (các rủi ro liên quan đến nước nhập khẩu)
- Điều kiện tín dụng (điều kiện thanh toán) của hợp đồng xuất khẩu
- Thời hạn của tín dụng
- Giá trị chiết khấu có thể của hối phiếu và bộ chứng từ xuất khẩu
- Kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu của người xuất khẩu
Dựa vào các yếu tố này, các tổ chức tín dụng xuất khẩu có thể đưa ra
các mức phí cố định hoặc dựa vào từng trường hợp cụ thể sẽ có một mức phí
xác định. Thường thì mức phí này thấp hơn nhiều so với chi phí khi sử dụng
thư tín dụng tại các Ngân hàng.
1.2.2. Các lĩnh vực kinh doanh chính trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có ba lĩnh vực kinh doanh chính là:
 Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn (Short-term Export Credit
Insurance): đây là sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu truyền thống, dành
cho những khoản tín dụng có thời hạn không vượt quá 180 ngày. Có đến 90%
thương mại thế giới được thực hiện trên cơ sở tiền mặt hoặc các loại tín dụng
ngắn hạn. Loại bảo hiểm này thường bảo hiểm cho toàn bộ doanh thu của
doanh nghiệp, có bảo hiểm trước khi gửi hàng và bảo hiểm sau khi gửi hàng.
Tỷ lệ được bảo hiểm thường lên tới 90- 95% trị giá hợp đồng (không bao gồm
thuế giá trị gia tăng). Tất cả các loại hàng hóa xuất khẩu, bao gồm nguyên liệu
thô, máy móc công nghiệp, sản phẩm tiêu dùng hay các sản phẩm dịch vụ đều
thích hợp sử dụng loại bảo hiểm này. Trong lĩnh vực bảo hiểm này có sự tham
gia của cả các tổ chức bảo hiểm tư nhân và các tổ chức bảo hiểm Nhà nước.

9
 Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn (Medium-&long-term
Export Credit Insurance): dành cho những khoản tín dụng có thời hạn lên đến
5 năm hoặc lâu hơn (7-10 năm), bảo hiểm cho việc tài trợ xuất khẩu các máy
móc tư liệu sản xuất, tài trợ cho các dự án theo phương thức chìa khóa trao
tay và các hình thức xuất khẩu với lượng vốn lớn. Tỷ lệ được bảo hiểm
thường là 85% trị giá hợp đồng. Trong lĩnh vực này chủ yếu chỉ có sự tham
gia của các tổ chức bảo hiểm Nhà nước do mức độ rủi ro lớn, và giá trị bảo
hiểm lớn, các tổ chức bảo hiểm tư nhân không sẵn sàng hoặc không đủ khả
năng tham gia vào lĩnh vực này.
 Bảo hiểm đầu tư: bảo hiểm các rủi ro chính trị cho hình thức đầu tư
trực tiếp nước ngoài cho các nhà đầu tư. Trong lĩnh vực này cũng có sự tham
gia của cả các tổ chức bảo hiểm tư nhân và Nhà nước.
1.2.3. Các tổ chức tín dụng xuất khẩu đóng vai trò chủ yếu trong cung cấp
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là dịch vụ được cung cấp chủ yếu bởi các
tổ chức chuyên môn, đó là các tổ chức tín dụng xuất khẩu (Export Credit
Agency –ECA) được sự bảo trợ của Nhà nước, ngoài ra còn có thể được cung
cấp bởi các cơ quan bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thương mại, các doanh
nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, ngân hàng.
a. Khái quát về các tổ chức tín dụng xuất khẩu:
Các tổ chức tín dụng xuất khẩu là các tổ chức tài chính cung cấp các
khoản vay, bảo đảm và bảo hiểm cho các doanh nghiệp trong nước cho hoạt
động của họ ở nước ngoài. Mục tiêu chính của các tổ chức tín dụng xuất khẩu
là hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu và thương mại của nước mình. Các tổ chức tín
dụng xuất khẩu được Nhà nước bảo trợ (thường gọi là tổ chức tín dụng xuất
khẩu chính thức), có phạm vi hoạt động ở tầm quốc gia và mang tính hỗ trợ
cho các doanh nghiệp. Nó đối lập với các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu thương mại, chủ yếu là các tập đoàn quốc tế: Euler Hermes của Đức,

10
COFACE của Pháp và Atradius của Hà Lan bởi các tổ chức này hoạt động vì
mục đích lợi nhuận. Các tập đoàn này cung cấp bảo hiểm tín dụng cho bất kỳ
loại rủi ro nào được cho là sẽ mang lại lợi nhuận trong tương lai.
Ngày nay, rất nhiều nước trên thế giới có tổ chức tín dụng xuất khẩu,
thậm chí có nhiểu nước còn có nhiều hơn một tổ chức với mục đích hỗ trợ tốt
nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu của nước mình. Trên thế giới hiện nay
có ba mô hình tổ chức tín dụng xuất khẩu cơ bản sau :
(1) Là một ủy ban của Chính phủ: mô hình này tồn tại ở Anh và Thụy
Điển. Ở Anh là Ủy ban đảm bảo tín dụng xuất khẩu (Export Credit Guarantee
Department), vốn hoạt động Ủy ban của Nhà nước về thương mại và công
nghiệp cấp.
(2) Là một tổ chức thuộc sở hữu Nhà nước: đây là mô hình tổ chức tín
dụng xuất khẩu phổ biến nhất trên thế giới. Có một số tổ chức chỉ cung cấp
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (như SACE của Italia), một số tổ chức khác thì
chỉ cho vay (như Ngân hàng xuất khẩu của Séc), đa số các tổ chức kết hợp cả
cho vay và cung cấp bảo hiểm cho xuất khẩu và đầu tư. Chỉ có ở Mỹ và Đức
là bảo hiểm xuất khẩu và đầu tư là được cung cấp bởi hai tổ chức khác nhau
(như ở Mỹ là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ-Eximbank và công ty bảo hiểm
đầu tư tư nhân nước ngoài- OPIC).
(3) Công ty tư nhân hoạt động nhân danh Chính phủ: hoạt động dưới
hình thức một công ty tư nhân nhưng với mục đích hỗ trợ xuất khẩu của quốc
gia. Khi hoạt động nhân danh Chính phủ, các rủi ro sẽ được Chính phủ tái bảo
hiểm. Công ty vẫn được hoạt động một cách độc lập và tự chủ song các quyết
định quan trọng sẽ do Chính phủ quyết định. Mô hình này được áp dụng tại
Pháp, Đức, Hà Lan và Nam Phi.
Về lịch sử phát triển của các tổ chức tín dụng xuất khẩu:
Các tổ chức tín dụng xuất khẩu đầu tiên được thành lập vào những năm
đầu của Thế kỷ 20 với mục đích tài trợ cho các doanh nghiệp trong nước. Tổ

11
chức tín dụng xuất khẩu đầu tiên ra đời tại Anh là Ủy ban đảm bảo tín dụng xuất
khẩu vào năm 1919, tiếp sau đó là một loạt các tổ chức tương tự ra đời ở các
nước khác, chủ yếu là ở Châu Âu. Năm 1934, các nhà bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu cả thuộc sở hữu Nhà nước và tư nhân thành lập nên Hiệp hội Bern (Bern
Union) – Hiệp hội quốc tế của các nhà bảo hiểm tín dụng và đầu tư. Hiện nay
Hiệp hội Bern có 75 thành viên là các công ty đến từ khắp nơi trên thế giới và là
tổ chức quốc tế hàng đầu về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và đầu tư.
b. Các tổ chức tín dụng xuất khẩu đóng vai trò chủ yếu trong cung cấp bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu như là một công cụ hỗ trợ xuất khẩu:
Một là, tổ chức tín dụng xuất khẩu là tổ chức được sự bảo trợ của Nhà
nước với các chức năng chủ yếu là:
(1) Chuyển giao rủi ro – ngăn ngừa tổn thất: thông qua hoạt động bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu, rủi ro từ người xuất khẩu được chuyển giao sang
cho người bảo hiểm (tổ chức tín dụng xuất khẩu) và người xuất khẩu được
bảo vệ khỏi những tổn thất có thể xảy ra, nhờ đó tài chính của họ được đảm
bảo, quá trình sản xuất và xuất khẩu sẽ được duy trì. Đây là chức năng chủ
yếu của tổ chức tín dụng xuất khẩu cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
(2) Quay vòng tiền mặt: thông qua cơ chế bồi thường tổn thất của bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu, tổ chức tín dụng xuất khẩu giúp cho vòng quay tiền
mặt của doanh nghiệp xuất khẩu được trôi chảy, không bị gián đoạn bởi các
tổn thất. Nhờ đó doanh nghiệp sẽ có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình và có thể nắm bắt được các cơ hội thuận lợi trên thị trường
quốc tế.
(3) Hỗ trợ tài chính cho hoạt động thương mại hoặc cho các dự án: các
tổ chức tín dụng xuất khẩu sẽ cung cấp các khoản hỗ trợ tín dụng xuất khẩu
chính thức (do Nhà nước tài trợ và kiểm soát), lúc này tổ chức tín dụng xuất
khẩu đóng vai trò là người cho vay. Đây là nguồn cung cấp vốn giá rẻ cho các
doanh nghiệp xuất khẩu để họ có thể duy trì và mở rộng sản xuất.

12
(4) Cung cấp các dịch vụ, tư vấn chuyên môn và cung cấp thông tin cho
người xuất khẩu và Ngân hàng như thu hồi nợ, xếp hạng tín dụng, cung cấp
thông tin về tình hình tài chính của các doanh nghiệp…Các dịch vụ giá trị gia
tăng này của các tổ chức tín dụng xuất khẩu giúp đỡ các doanh nghiệp xuất
khẩu trong vấn đề chuyên môn như quản lý rủi ro tín dụng, đánh giá năng lực
tài chính của nhà xuất khẩu…
Để thực hiện các chức năng của mình, các tổ chức tín dụng xuất khẩu
đưa ra các sản phẩm chủ yếu sau cho khách hàng của mình là các nhà xuất
khẩu và các Ngân hàng:
- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn (Short-term Export Credit
Insurance)
- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn (Medium-&long-term
Export Credit Insurance)
- Bảo hiểm đầu tư nước ngoài (Foreign Investment Insurance)
- Trái phiếu và bảo lãnh (Bond and Guarantee)
- Cung cấp các khoản vay tín dụng trực tiếp
Không phải tất cả các tổ chức tín dụng xuất khẩu đều cung cấp tất cả
các loại sản phẩm này mà tùy thuộc vào nhu cầu hỗ trợ cho các doanh nghiệp
trong nước mà mỗi tổ chức tín dụng xuất khẩu của mỗi một quốc gia sẽ lựa
chọn một số hoặc tất cả các sản phẩm trên để cung cấp. Ngoài ra, các tổ chức
tín dụng xuất khẩu còn có thể cung cấp thêm các dịch vụ giá trị giá tăng như:
cung cấp thông tin tín dụng, xếp hạng tín dụng, thu hồi nợ, quản lý các khoản
phải thu…
Những hỗ trợ của Nhà nước dành cho tổ chức tín dụng xuất khẩu
thường dưới các hình thức như: cơ chế hoạt động đặc biệt, linh hoạt; cung cấp
ngân sách Nhà nước cho các hoạt động của tổ chức để tổ chức này cung cấp
các sản phẩm vì mục đích phi lợi nhuận hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất

13
khẩu hoặc Nhà nước nhận tái bảo hiểm cho các hoạt động của tổ chức tín
dụng xuất khẩu. Những hỗ trợ này nhằm tạo điều kiện ưu đãi nhất cho hoạt
động của tổ chức tín dụng xuất khẩu, thông qua đó hỗ trợ cho các doanh
nghiệp xuất khẩu trong nước.
Như vậy, tổ chức tín dụng xuất khẩu với các chức năng và sản phẩm
của mình là tổ chức chuyên biệt chuyên cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu và là công cụ hỗ trợ xuất khẩu gián tiếp của Nhà nước.
Hai là, tổ chức tín dụng xuất khẩu có mối quan hệ chặt chẽ với các
công ty bảo hiểm thương mại, công ty tái bảo hiểm, các tổ chức tín dụng xuất
khẩu chính thức khác của các nước khác thông qua việc: trao đổi cơ sở dữ liệu
từ Hiệp hội Bern, trao đổi công nghệ, đồng bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm trong
những dự án cụ thể, cung cấp các dịch vụ bổ sung, không cạnh tranh với các
công ty bảo hiểm thương mại, cung cấp các dịch vụ hiện thị trường đang
thiếu, chuyển giao rủi ro với các công ty tái bảo hiểm qua việc nâng cao năng
lực, cân đối cơ cấu rủi ro.
Tổ chức tín dụng xuất khẩu cũng cộng tác với các Ngân hàng thương
mại, là chỗ dựa của các Ngân hàng chính sách, hỗ trợ các ngân hàng này
trong việc cung cấp các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, trao đổi
thông tin và chia sẻ kinh nghiệm; bổ sung và không cạnh tranh với các công
cụ quản lý tín dụng khác. Như vậy có thể thấy tổ chức tín dụng xuất khẩu có
sự gắn kết chặt chẽ với các tổ chức khác để có thể đảm nhận tốt vai trò là tổ
chức chuyên môn và là đầu mối cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho
các doanh nghiệp.
Tóm lại, các tổ chức tín dụng xuất khẩu (thường có sự hỗ trợ của Nhà
nước) là các tổ chức chuyên môn đóng vai trò chủ yếu trong cung cấp bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu cho các nhà xuất khẩu của một quốc gia, hỗ trợ các
doanh nghiệp xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu của quốc gia đó.

14
1.2.4. Quy tắc xuất xứ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của
các bên tham gia trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
a. Sơ lược về quy tắc xuất xứ:
Để tìm hiểu quy tắc xuất xứ có tác động như thế nào đến quyết định
của các bên tham gia trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, trước hết chúng ta
tìm hiểu một số nét cơ bản về quy tắc xuất xứ hàng hóa.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, quy tắc xuất xứ hàng hóa
được chia làm hai loại, đó là:
- Quy tắc xuất xứ phi ưu đãi: được sử dụng để phân biệt giữa hàng hóa
trong nước với hàng hóa nhập khẩu khi một quốc gia không muốn có sự đối
xử giống nhau giữa hàng trong nước với hàng nhập khẩu. Theo hiệp định của
Tổ chức Thương mại Thế giới WTO kí tại Marakech năm 1994 thì quy tắc xuất
xứ sẽ được hiểu là tất cả các quy tắc xuất xứ được áp dụng trong chính sách
thương mại của một nước mà không dành ưu đãi cho bất cứ nước nào, chẳng
hạn như việc áp dụng Quy tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), chống bán phá giá,
các biện pháp tự vệ hay bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về hạn chế số lượng hay
hạn ngạch thuế quan áp dụng cho tất cả các nước đối tác của nước đó.
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi: được sử dụng để quyết định xem những loại
hàng hóa nào có thể được phép nhập vào một nước theo sự đối xử ưu đãi, đó
là những hàng hóa được áp dụng sự đối xử đặc biệt theo một hiệp định thương
mại giữa hai hoặc nhiều nước, chẳng hạn như Hệ thống ưu đãi chung (GSP-
Generalised System of Preferences), các khu vực thương mại tự do (FTAs),
các hiệp định song phương và khu vực. Theo các hiệp định này, các loại sản
phẩm nhất định xuất khẩu từ một nước nhất định sẽ được hưởng chế độ miễn
hay giảm thuế khi được nhập vào nước cho hưởng ưu đãi nhưng phải chứng
minh được nguồn gốc xuất xứ từ các nước được hưởng ưu đãi.
Sự khác nhau cơ bản của hai loại nguồn gốc xuất xứ này là nó phản ánh
những mục tiêu khác nhau trong chính sách thương mại của một nước.

15
Vậy nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm được xác định như thế nào? Vấn
đề xác định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm sẽ không gặp khó khăn gì khi
mà sản phẩm được sản xuất hoặc có nguyên liệu toàn bộ tại một quốc gia
(xuất xứ toàn bộ). Nhưng trong trường hợp sản phẩm có thành phần có nguồn
gốc xuất xứ từ các nước khác nhau hoặc được sản xuất từng công đoạn tại các
nước khác nhau thì việc xác định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm lại rất khó
khăn và phức tạp.
Một sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ một nước cụ thể nếu nó được
sản xuất toàn bộ trong lãnh thổ hải quan của nước đó hoặc đã trải qua quá
trình gia công, chế biến đầy đủ (substanial transformation) tại nước đó. Theo
phương pháp dựa vào quá trình gia công, chế biến đầy đủ thì một sản phẩm có
nguồn gốc từ nước cuối cùng mà nó xuất hiện trong một quy trình sản xuất
với một cái tên rõ ràng và có công năng sử dụng nhất định (tức là thay đổi căn
bản bản chất của sản phẩm). Vậy cái gì được sử dụng để quyết định sự thay
đổi, sản xuất đó có phải là làm thay đổi căn bản bản chất của sản phẩm để đi
đến kết luận sản phẩm có nguồn gốc từ nước nơi mà quá trình gia công, chế
biến diễn ra? Hiện có 3 tiêu chuẩn để xác định quá trình gia công chế biến,
đầy đủ đó là: tiêu chuẩn về thành phần, tiêu chuẩn kiểm tra và tiêu chuẩn về
quá trình thay đổi trong danh mục phân loại hàng hóa trong biểu thuế.
- Tiêu chuẩn thành phần (Percentage criterion): đưa ra một tỷ lệ tối
thiểu của thành phần hay nguyên liệu trong nước hay tỷ lệ tối đa thành phần
hoặc nguyên liệu nhập khẩu trong giá trị hàng hóa (giá EXW hoặc giá FOB
tùy theo quy định của từng nước). Tiêu chuẩn này được áp dụng tại Mỹ,
Canada, New Zealand, Úc, Nga, một số nước Đông Âu.
- Tiêu chuẩn kiểm tra: để xác định nguồn gốc, sản phẩm phải trải qua
các cuộc kiểm tra đặc biệt. Tiêu chuẩn này được áp dụng tại EU, Nhật Bản.
- Tiêu chuẩn về quá trình thay đổi trong hạng mục thuế (change in
tariff classification): tiêu chuẩn này được áp dụng phổ biến nhất. Hàng hóa

16
được coi là đã trải qua quá trình gia công, chế biến đầy đủ khi sản phẩm được
chuyển từ hàng mục thuế quan này sang hạng mục thuế quan khác trong danh
mục phân loại hàng hóa HS (Harmonised System of Tariff Nomenclature) ở
cấp độ ít nhất là 4 chữ số đầu.
b. Quy tắc xuất xứ ảnh hưởng đến quyết định của các bên tham gia trong bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu:
 Của doanh nghiệp xuất khẩu:
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và tỷ lệ được bảo hiểm sẽ chịu ảnh hưởng
bởi quy tắc xuất xứ do đây là một yếu tố quan trọng quyết định mức thuế mà
các loại hàng hóa nhất định phải chịu và những rào cản thương mại mà hàng
hóa có thể gặp phải khi xuất khẩu vào một nước nhất định. Nó là cơ sở để
doanh nghiệp xem xét có cần sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hay không
và nếu có thì người xuất khẩu sẽ phải tìm hiểu về quy tắc xuất xứ mà tổ chức
cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sử dụng để chứng minh nguồn gốc xuất
xứ hàng hóa của mình để được chấp nhận cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu. Quốc tịch của sản phẩm ảnh hưởng đến tỷ lệ rủi ro cần được bảo hiểm
bởi vì một tỷ lệ thành phần nhập khẩu cao sẽ loại bỏ phần lớn các rủi ro nên
doanh nghiệp sẽ phải xem xét đến các yếu tố sau:
- Phương pháp được sử dụng để xác định nguồn gốc của sản phẩm,
- Tỷ lệ thành phần nội địa cần thiết để được cung cấp bảo hiểm,
- Tỷ lệ thành phần nhập khẩu được phép trong hoạt động bảo hiểm,
- Các ngoại lệ trong quy tắc liên quan đế nguồn gốc từ một số nước đặc biệt.
Các doanh nghiệp muốn được cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
sẽ phải đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ được tổ chức tín dụng xuất
khẩu sử dụng. Thông thường, tiêu chuẩn được sử dụng là tiêu chuẩn thành
phần, thường được tính trên giá trị của hợp đồng xuất khẩu. Hàm lượng nhập
khẩu thường được chấp nhận tại các nước phát triển là từ 10% đến 50%.
Trong một số trường hợp đặc biệt, như ở Hồng Kông thì không quy định tỷ lệ

17
của thành phần nhập khẩu, ở Thụy Điển thì tỷ lệ này sẽ được quy định theo
từng trường hợp cụ thể. Ở một số nước tỷ lệ này cao hơn như ở Mexico và
Malaysia là 70%, ở Hy Lạp là 75%, và ở Philippines là 80%.
 Của tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu:
Với mỗi một hàm lượng nhập khẩu (hay hàm lượng nội địa) của hàng
hóa xuất khẩu tổ chức tín dụng xuất khẩu sẽ quyết định xem có cung cấp bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu hay không, và nếu có thì tỷ lệ được bảo hiểm sẽ là
bao nhiêu tùy thuộc vào những rủi ro có thể gặp phải và định hướng hỗ trợ
xuất khẩu của tổ chức cung cấp bảo hiểm.
Như vậy có thể thấy Quy tắc xuất xứ có ảnh hưởng lớn trong bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu, nó ảnh hưởng đến quyết định của người xuất khẩu và tổ
chức tín dụng xuất khẩu liên quan đến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
1.3. Lợi ích của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Tại sao bảo hiểm tín dụng xuất khẩu lại là một công cụ hỗ trợ thương
mại quan trọng thúc đẩy xuất khẩu ở cả các nước phát triển và đang phát
triển? Bởi vì đây là một công cụ hỗ trợ gián tiếp phù hợp với các quy định
quốc tế lại có những lợi ích vô cùng to lớn không chỉ đối với các nhà xuất
khẩu mà còn cho cả quốc gia xuất khẩu.
1.3.1. Đối với người xuất khẩu.
Khi sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, người xuất khẩu nhận được
rất nhiều lợi ích.
Một là, các nhà xuất khẩu sẽ yên tâm hơn trong hoạt động xuất khẩu do
các loại rủi ro đều đã được bảo hiểm, nếu có tổn thất sẽ được bồi thường. Nhờ
đó, người xuất khẩu sẽ giảm được các chi phí tài chính do những khoản phải
thu không thu hồi được. Bảng cân đối tài chính của nhà xuất khẩu sẽ ở trong
tình trạng tốt, và hệ quả có thể là tạo lòng tin cho các khách hàng và các nhà
đầu tư, tăng giá trị cổ phiếu và có nhiều khách hàng hơn.

18
Hai là, nhà xuất khẩu sẽ có động lực để thâm nhập vào các thị trường
mới. Đặc điểm của các thị trường này là nhu cầu cao đối với sản phẩm của
doanh nghiệp nhưng có mức độ rủi ro cao. Những rủi ro này thường là các rủi
ro chính trị như chiến tranh, bạo động…khiến nhiều nhà xuất khẩu ngần ngại
khi thâm nhập các thị trường này.Với bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các rủi ro
liên quan đến xuất khẩu đến các thị trường mới đều đã được bảo hiểm với một
mức phí bảo hiểm tương đối thấp (và thấp hơn rất nhiều so với những lợi ích
họ có thể thu được trong tương lai), do đó người xuất khẩu sẽ có những lợi
thế và an tâm khi thâm nhập và thiết lập thị phần tại các thị trường mới.
Ba là, tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là công cụ
marketing rất hiệu quả bởi người xuất khẩu có thể đưa ra và chấp nhận các
điều kiện thanh toán trả chậm ngoài tiền mặt và thư tín dụng (L/C) mà người
nhập khẩu yêu cầu nhưng có mức độ rủi ro trong thanh toán cao hơn, tức là
cấp tín dụng cho người nhập khẩu. Trong hoàn cảnh toàn cầu hóa ngày càng
sâu rộng, cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì đôi khi việc cấp tín dụng trở
thành một điều kiện quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp xuất
khẩu. Lý do là người nhập khẩu luôn hi vọng được người xuất khẩu tin tưởng
và cho phép họ trả chậm. Khi cấp tín dụng cho người nhập khẩu, người xuất
khẩu không chỉ có thể duy trì được mối làm ăn hiện tại mà còn có thể mở
rộng thêm những mối làm ăn mới, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các nhà
cung cấp khác không sẵn sàng cấp tín dụng. Kết quả là tăng lượng hàng bán
và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Bốn là, hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ là một hình thức đảm
bảo cho các khoản vay của người xuất khẩu từ ngân hàng để phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình do các khoản phải thu từ nước ngoài đều
đã được bảo hiểm, ngân hàng có thể tin tưởng vào khả năng trả nợ của doanh
nghiệp. Ngoài ra, khi doanh nghiệp tiến hành chiết khấu hối phiếu và bộ
chứng từ tại các Ngân hàng, nhờ có bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, Ngân hàng

19
sẽ chấp nhận chiết khấu với một tỷ lệ cao hơn do các rủi ro trong thanh toán
hối phiếu đã được bảo hiểm. Do đó, người xuất khẩu có khả năng quay vòng
vốn nhanh và thuận lợi phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, có khả
năng về vốn đê mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường.
1.3.2. Đối với quốc gia xuất khẩu:
Với bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu không
chỉ được bảo vệ khỏi nguy cơ không được thanh toán do các rủi ro thương
mại và chính trị gây nên, mà còn có khả năng tăng lượng hàng xuất khẩu nhờ
có các điều kiện tín dụng linh hoạt, do đó các doanh nghiệp sẽ duy trì và mở
rộng sản xuất. Đi cùng với nó là xuất khẩu của quốc gia tăng lên, tài sản của
quốc gia cũng tăng lên, thu về lượng ngoại tệ lớn phục vụ cho hoạt động nhập
khẩu và điều hành tỷ giá hối đoái của Nhà nước, cải thiện cán cân thanh toán
và tạo thêm nhiều việc làm hơn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các nước
đang phát triển – những nước mà sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất
nhiều vào sự phát triển của hoạt động xuất khẩu.
Hơn nữa, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn là một công cụ quan trọng
trong thúc đẩy thương mại của một quốc gia, là một biện pháp hỗ trợ có sự
tham gia của Chính phủ cho xuất khẩu phù hợp với các quy định của Tổ chức
Thương mại Thế giới WTO. Vì thế, đối với trên 150 quốc gia thành viên của
WTO, nhất là đối với các thành viên là các nước đang phát triển mới gia nhập
tổ chức này, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được xem là một công cụ hữu ích
để hỗ trợ xuất khẩu thay thế cho các biện pháp hỗ trợ trực tiếp trái với quy
định của WTO.
Không chỉ là công cụ thúc đẩy thương mại quốc tế, bảo hiểm tín dụng
còn góp phần định hướng hoạt động xuất khẩu của quốc gia. Các nước trên
thế giới đều có những sản phẩm xuất khẩu chiến lược của riêng mình và các
đối tác chiến lược. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm chiến
lược và tới các thị trường chiến lược thường được hưởng những ưu đãi hơn

20
trong các hình thức hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước. Bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu là một trong các công cụ hỗ trợ xuất khẩu do đó nó cũng có những ưu
đãi dành cho các sản phẩm và các thị trường xuất khẩu chiến lược của quốc
gia, góp phần định hướng cho sự phát triển của hoạt động xuất khẩu.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT
KHẨU TRÊN THẾ GIỚI.
2.1. Sự tham gia tích cực của các tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát
triển của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Hiện nay tất cả các nước phát triển và rất nhiều nước đang phát triển
đều đã có tổ chức tín dụng xuất khẩu chính thức của nước mình để hỗ trợ và
thúc đẩy xuất khẩu.
Trong những năm 1970, hầu hết các nước chủ chốt trong OECD đều có
một tổ chức tín dụng xuất khẩu, tiếp sau đó các nước đang phát triển cũng đã
và đang thiết lập nên các tổ chức tín dụng xuất khẩu như một công cụ quan
trọng để thúc đẩy xuất khẩu.Chẳng hạn như trong những năm 1980, Ai Cập,
Trung Quốc, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ đã thành lập một tổ chức tín dụng xuất
khẩu của nước mình, 10 năm sau đó, vào những năm 1990 là các nước như
Thái Lan, Malaysia, Cộng hòa Séc, Singapore, Braxin, Colombia,
Nigeria,…Điều đó cho thấy các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển đã
nhận thấy tầm quan trọng và những lợi ích tích cực của bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu trong hỗ trợ xuất khẩu của quốc gia. Tuy nhiên, tại mỗi quốc gia tổ
chức tín dụng xuất khẩu lại có một mô hình, cơ cấu tổ chức riêng, có những
ưu đãi riêng cho các nhà xuất khẩu của nước mình và vai trò tham gia hỗ trợ
của Chính phủ cũng khác nhau. Vì thế, để đảm bảo sự hài hòa trong hoạt động
hỗ trợ của các tổ chức tín dụng xuất khẩu của các nước cũng như thúc đẩy sự
phát triển của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, qua đó thúc đẩy thương mại thế
giới phát triển, các tổ chức quốc tế đã tham gia tích cực với vai trò tập hợp và
điều phối hoạt động của các tổ chức tín dụng xuất khẩu.

21
2.1.1. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế - OECD.
Do các tổ chức tín dụng xuất khẩu có được sự bảo trợ của Nhà nước
với mục đích hỗ trợ và thúc đầy xuất khẩu nên để tạo môi trường cạnh tranh
bình đẳng trên thị trường quốc tế, hiện tại trên thế giới có một số thỏa thuận,
hiệp định về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, nhưng trong đó Thỏa thuận về hỗ
trợ tín dụng xuất khẩu chính thức (The Arrangement on Officially Supported
Export Credits) của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD được sử
dụng rộng rãi nhất và được cả các nước thành viên lẫn các nước không phải là
thành viên của OECD áp dụng. Thỏa thuận này nêu lên những nguyên tắc
hướng dẫn về phạm vi bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được Nhà nước bảo trợ
với thời hạn tín dụng từ hai năm trở lên (bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và
dài hạn). Theo OECD, hỗ trợ chính thức bao gồm: bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu, hoặc hỗ trợ tài chính chính thức dưới dạng tín dụng trực tiếp hoặc hỗ
trợ về mặt lãi suất, hoặc kết hợp cả bảo hiểm và hỗ trợ tài chính. Mục đích
của thỏa thuận này là thiết lập nên các quy định và quy tắc trong hỗ trợ xuất
khẩu chính thức của các quốc gia tránh sự canh tranh không bình đẳng gây ra
bởi sự khác nhau trong hệ thống hỗ trợ của Chính phủ các nước dành cho các
nhà xuất khẩu.
Một trong những điều khoản quan trọng nhất trong Thỏa thuận về hỗ
trợ tín dụng xuất khẩu chính thức liên quan đến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
là quy định về tỷ lệ phí bảo hiểm tối thiểu (minimum premium rate)- mức tỷ
lệ phí thấp nhất mà các thành viên tham gia được phép áp dụng trong cung
cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (như là một công cụ hỗ trợ xuất khẩu trong
chiến lược xúc tiến xuất khẩu của quốc gia) nhằm đảm bảo sự công bằng giữa
tỷ lệ phí áp dụng giữa các tổ chức tín dụng xuất khẩu qua đó đảm bảo sự cạnh
tranh công bằng giữa các nhà xuất khẩu trong thương mại quốc tế. Trong quy
định này, OECD có đưa ra công thức tính tỷ lệ phí bảo hiểm tối thiểu được áp
dụng cho mỗi quốc gia khi cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho hàng

22
hóa xuất khẩu đến một quốc gia khác, công thức này được tính dựa trên các
yếu tố như: mức độ rủi ro tín dụng của quốc gia (dựa trên bảng phân loại rủi
ro tín dụng quốc gia của tổ chức này), tỷ lệ được bảo hiểm, chất lượng của sản
phẩm được bảo hiểm (chất lượng tốt, đạt hay dưới tiêu chuẩn)…Tỷ lệ phí tối
thiểu này chỉ áp dụng cho 7 mức độ rủi ro quốc gia (từ 1 đến 7), không áp
dụng khi nước nhập khẩu là những nước có mức độ rủi ro bằng 0 do ở các
nước này rủi ro quốc gia được coi là không đáng kể. Chi tiết về công thức này
có thể tham khảo trong văn bản “Premium and related conditions:
Explanation of the premium rules of the Arrangement on Officially Supported
Export Credits”- The Knaepen Package là một bộ phận của thỏa thuận của
OECD.
Ngoài ra, hàng năm OECD còn đưa ra bảng phân loại rủi ro quốc gia
(country risk classification) cũng được rất nhiều nước tham khảo và sử dụng.
Bảng phân loại rủi ro quốc gia này đánh giá rủi ro tín dụng của một quốc gia
và phân loại thành 8 mức độ rủi ro khác nhau (8 country risk categories) từ 0
đến 7 bằng cách sử dụng mô hình đánh giá rủi ro quốc gia (CRAM- Country
Risk Assessment Model). Rủi ro quốc gia ở đây nghĩa là rủi ro tín dụng của
nước nhập khẩu. Theo mô hình CRAM thì để đánh giá rủi ro tín dụng của mỗi
một quốc gia có 3 nhóm chỉ số rủi ro là: thực tế thanh toán các khoản nợ của
các thành viên trong quốc gia đó (bao gồm các ngân hàng và các nhà nhập
khẩu), tình hình tài chính và tình hình kinh tế của quốc gia đó. Song chi tiết
về mô hình này cũng như đánh giá như thế nào về rủi ro tín dụng của một
nước thì là bí mật và không được công bố rộng rãi. Quyết định cuối cùng của
việc phân loại được đưa ra bởi một nhóm đại diện cho các chuyên gia về rủi
ro tín dụng quốc gia, bao gồm các chuyên gia của các tổ chức tín dụng xuất
khẩu thành viên. Nhóm này tổ chức cuộc họp một vài lần trong một năm, và
sau mỗi cuộc họp danh sách phân loại rủi ro quốc gia sẽ được công bố trên
website của tổ chức OECD (www.oecd.org). Thông thường thì các nước có

23
thu nhập cao (theo đánh giá của Ngân hàng thế giới WB) sẽ ở cấp độ 0- an
toàn nhất, còn các nước có thu nhập thấp tại châu Á và châu Phi sẽ có mức độ
rủi ro là 7-là các nước có rủi ro lớn nhất.
2.1.2. Hiệp hội Bern- Bern Union.
Nói tới các tổ chức tín dụng xuất khẩu không thể không nói tới Hiệp hội Bern-
Hiệp hội quốc tế của các nhà bảo hiểm tín dụng và đầu tư và là tổ chức quốc tế hàng
đầu trong lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, gắn kết hoạt động của các tổ chức tín
dụng xuất khẩu của các nước là thành viên của hiệp hội.
a. Lịch sử phát triển của Hiệp hội Bern:
Năm 1934, hiệp hội Bern được thành lập bởi 4 thành viên là các nhà
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của 4 nước là Pháp, Italia, Tây Ban Nha, và Anh,
có trụ sở tại Luân Đôn, Anh. Đến năm 1992, các tổ chức tín dụng xuất khẩu là
thành viên mới từ các nước Cộng hòa Séc, Hungary, Phần Lan, Slovakia, và
Slovenia cùng nhau khởi xướng nên Câu lạc bộ Praha (Bern Union Prague
Club) nhằm mục đích phát triển bảo hiểm quốc gia để thúc đẩy thương mại
quốc tế tuân theo những quy tắc quốc tế. Hiệp hội Bern và Câu lạc bộ Praha
tích cực thúc đẩy giao dịch thương mại xuyên quốc gia bằng việc hậu thuẫn
sự chấp thuận quốc tế đối với những quy tắc chung cho hoạt động tín dụng
xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Hoạt động của Hiệp hội Bern chủ yếu là
cung cấp các diễn đàn cho các thành viên tham gia trao đổi, thảo luận các vấn
đề cùng quan tâm, chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm cũng như các cơ hội để liên
kết hợp tác với nhau với mục tiêu chung là đóng góp vào sự ổn định và mở
rộng của thương mại và đầu tư toàn cầu dựa trên các nguyên tắc cơ bản của
quốc tế.
Trong giai đoạn 1982-2004, theo thống kê của Hiệp hội Bern, hỗ trợ
xuất khẩu của các thành viên hiệp hội lên tới 8.500 tỷ Đô la Mỹ và 190 tỷ $
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đến năm 2007, Hiệp hội Bern đã có 75 thành
viên và tổng kim ngạch bảo hiểm của các thành viên của hiệp hội là 1,1 nghìn
tỷ $-chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới.

24
b.Thành viên của Hiệp hội: bao gồm:
- Các tổ chức công (Public members) (100% sở hữu Nhà nước, tổ chức
của Chính phủ, Ủy ban của Chính phủ) như: ECGC (Ấn Độ), EDC (Canada),
SACE (Italia), SBCE (Braxin), SINOSURE (Trung Quốc), US Eximbank (Mỹ).
- Các công ty tư nhân hoạt động thay mặt Chính phủ: Atradius (Hà Lan),
Euler Hermes (Đức), Coface (Pháp).
- Các công ty tư nhân: AIG (Mỹ), CYC (Tây Ban Nha), ECICS
(Singapore).
- Các tổ chức đa phương: MIGA (Multilateral Investment Guarantee
Agency- Tổ chức bảo đảm đầu tư đa phương) (MIGA là thành viên của Ngân
hàng Thế giới), ICIEC (Islamic Corporation for Import and Export Credit).
Trong đó các tổ chức công chiếm trên 60%. Các tổ chức, công ty thành
viên của Hiệp hội hoạt động trong 1 hoặc nhiều hơn trong 3 lĩnh vực chủ yếu là
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và dài
hạn và bảo hiểm đầu tư.
c. Xu hướng hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của các thành
viên Hiệp hội:
- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn: Lượng bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu ngắn hạn toàn cầu tăng dần qua các năm, điều đó cho thấy việc thâm nhập
thị trường các giao dịch ngắn hạn của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mặc dù tăng
chậm nhưng ổn định, các nhà xuất khẩu đã quan tâm nhiều hơn tới bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu cho giao dịch xuất khẩu ngắn hạn của mình. Bảng xu hướng phát
triển ở bên dưới cho thấy rõ xu hướng này.
Trong các thành viên của Hiệp hội, kim ngạch bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu ngắn hạn lớn nhất thuộc về 3 tập đoàn tư nhân là Atradius, Coface và Euler
Hermes-đều có trụ sở tại châu Âu nhưng lại hoạt động gần như độc quyền tại
nhiều thị trường bảo hiểm tín dụng trên thế giới. Ở châu Âu, bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu ngắn hạn rất ít được cung cấp bởi các tổ chức chính phủ do các quy
định hạn chế hoạt động của các tổ chức Chính phủ trong lĩnh vực này của Ủy
ban Châu Âu. Còn ở ngoài châu Âu thì các tổ chức Chính phủ cũng như các
công ty bảo hiểm tư nhân đều tham gia cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu,

25
trong đó hoạt động của các công ty bảo hiểm tư nhân ngày càng mạnh mẽ hơn
và có vai trò quan trọng hơn.
- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn: cung cấp bảo hiểm cho
các giao dịch loại dự án hoặc xuất khẩu các tư liệu sản xuất với điều kiện tín
dụng trên 1 năm. Một số nhà bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn đồng
thời còn là người cho vay cung cấp các khoản vay trung và dài hạn cho các nhà
nhập khẩu hoặc người đi vay nước ngoài như EDC của Canada, TURK
Eximbank của Thổ Nhĩ Kỳ hay US Eximbank của Mỹ.
- Bảo hiểm đầu tư: cung cấp bảo hiểm cho các rủi ro chính trị của các
khoản đầu tư nước ngoài, do đó ở một số nước nhất là ở Bắc Mỹ còn gọi là bảo
hiểm rủi ro chính trị (PRI-Political Risk Insurance). Trước đây bảo hiểm đầu tư
chỉ dành cho các khoản đầu tư vốn như tài sản vào các công ty ở nước ngoài
(đầu tư trực tiếp). Ngày nay cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài đều được
bảo hiểm. Các nhà bảo hiểm đầu tư có thể là tổ chức thuộc Chính phủ hoặc các
công ty tư nhân.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn và bảo hiểm đầu tư cũng
phát triển nhưng tốc độ phát triển chậm hơn bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn
hạn. Bảng sau thể hiện rất rõ xu hướng đó.
Bảng 1: Xu hướng phát triển của các lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
giai đoạn 1982-2006.

1200

1000

800
USD (billion)

600

400

200

0
1982 1984 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006

Short Term Medium/Long Term Investment

(Nguồn: The Bern Union)

26
2.1.3. Trung tâm thương mại quốc tế - ITC.
Trung tâm thương mại quốc tế (International Trade Centre) là tổ
chức liên kết của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và Hội nghị của Liên
hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD). Mục tiêu của ITC là
giúp các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi đạt
được sự phát triển ổn định thông qua xuất khẩu bằng cách hỗ trợ cho các
doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ.
ITC đã có những đóng góp lớn trong việc triển khai và phát triển bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu tại các nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển,
giúp các nước này sử dụng công cụ hỗ trợ xuất khẩu này một cách có hiệu
quả. Kinh nghiệm của các nước xuất khẩu trên thế giới đều đã chỉ ra rằng bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu là thành tố cần thiết đóng góp vào sự thành công của
các nước xuất khẩu. Đây là công cụ thúc đẩy thương mại hiệu quả bên cạnh
các công cụ khác như tỷ giá hối đoái hay cải thiện nền kinh tế vĩ mô.
Trong những năm qua ITC đã có những biện pháp nhằm giúp các
doanh nghiệp từng bước sẵn sàng sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, đáp
ứng theo nhu cầu của doanh nghiệp và đề nghị chính thức từ phía Chính phủ,
các tổ chức tài chính và các tổ chức tín dụng xuất khẩu của các nước đang
phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi. Hoạt động của ITC bao gồm:
Đối với các nước đã có tổ chức tín dụng xuất khẩu:
ITC có những can thiệp nhất định với mục đích cải thiện hoạt động,
giúp đỡ các tổ chức này liên quan đến những vướng mắc phức tạp trong
hoạt động và thắt chặt hơn mối quan hệ giữa doanh nghiệp, các tổ chức tài
chính và tổ chức tín dụng xuất khẩu.
Đối với các nước chưa có bảo hiểm tín dụng xuất khẩu:
ITC đã phát triển và đưa ra hàng loạt các công cụ thực tế nhằm giúp
các nước này xây dựng và điều hành hoạt động tổ chức tín dụng xuất khẩu
của nước mình. Công cụ đầu tiên là hướng dẫn lịch trình bảo hiểm tín dụng

27
xuất khẩu. Hướng dẫn này đưa ra các bước của việc thành lập và điều hành
hoạt động của tổ chức tín dụng xuất khẩu, dành cho các nhà hoạch định
chính sách và các đơn vị đào tạo. ITC cũng cung cấp thông tin về những
chủ đề cụ thể được quan tâm hoặc các tài liệu có tính chất kỹ thuật như
Quy tắc xuất xứ trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu…
Ngoài ra, ITC còn tổ chức các chương trình đào tạo và trao đổi kinh
nghiệm trong hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu giữa các tổ chức tín
dụng xuất khẩu của các nước.
2.2. Khái quát về thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu quốc tế.
2.2.1. Thị trường Châu Âu – thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu lớn
nhất thế giới.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có truyền thống lâu đời ở Châu Âu, phát
triển cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế. Hiện nay, tại châu Âu,
các giao dịch bằng L/C gần như đã không còn được sử dụng trong hoạt động
xuất nhập khẩu mà thay vào đó là các phương thức thanh toán mở khác cùng
với bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Trong tổng phí bảo hiểm toàn cầu 6,9 tỷ $
năm 2005 thì ¾ trong số đó là từ Tây Âu, và chủ yếu là từ các nước Đức,
Pháp, Anh, Hà Lan và Tây Ban Nha.
Bảng 2: Thị trường bảo hiểm tín dụng thế giới

Phí bảo hiểm tín dụng thế giới năm 2005-toàn thị
trường 6,9 tỷ$
11 3 6
6 Châu Á

Bắc Mỹ

Trung và Đông Âu

Tây Âu

Khác
74

(Nguồn: Swiss Re, sigma No.6/2006,pages 10-22)

28
Bốn tập đoàn bảo hiểm lớn nhất hiện nay đều được thành lập tại châu
Âu là Euler Hermes (Đức), Atradius (Hà Lan), Coface (Pháp) và Credito y
Caucion (CyC-Tây Ban Nha) chiếm đến 80% thị phần bảo hiểm tín dụng thế
giới năm 2005. Trong số đó, Euler Hermes là tập đoàn lớn nhất, chiếm 37%
thị phần1. Đây cũng là công ty bảo hiểm tín dụng lớn nhất thế giới với hơn
100 năm lịch sử hình thành và phát triển.
Tại châu Âu, Ủy ban châu Âu EC đóng vai trò điều phối hoạt động của
các tổ chức tín dụng, hướng tới sự hài hòa và minh bạch trong hệ thống tín
dụng xuất khẩu chính thức của các nước thành viên. Ngày 7/5/1998, Ủy ban
Châu Âu đã đưa vào thực hiện Chỉ thị liên quan đến việc điều hòa hoạt động
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn nhằm giảm thiểu sự cạnh tranh
không bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong cộng đồng chung châu Âu gây
ra bởi sự khác nhau trong hệ thống tín dụng xuất khẩu chính thức của các
nước. Do chịu ảnh hưởng từ Chỉ thị này nên ở châu Âu, các công ty bảo hiểm
tư nhân phát triển mạnh còn hoạt động của các tổ chức tín dụng xuất khẩu
chính thức thì bị giới hạn.
Sự phát triển của thương mại thế giới làm gia tăng nhu cầu đối với bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu. Tại châu Âu người ta tiến hành một cuộc điều tra so
sánh 32 doanh nghiệp của các nước đã cho thấy hoạt động xuất khẩu càng mở
rộng đi cùng với đó là mức phí trả cho bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cao hơn.
Song trong những năm gần đây, do tốc độ phát triển chậm của các nền kinh tế
chủ chốt trong liên minh châu Âu nên thị trường bảo hiểm tín dụng nói chung
và thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nói riêng cũng phát triển chậm hơn
so với các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là châu Á và châu Mỹ, nơi có
các nền kinh tế mới nổi có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. Một
phân khúc thị trường đầy hứa hẹn đang được các nhà bảo hiểm tín dụng châu
Âu đang hướng đến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Người ta dự tính các
1
Nguồn: Swiss Re.,sigma No.6/2006, page 19

29
doanh nghiệp bảo hiểm mới chỉ thâm nhập được vào 20% thị trường tiềm
năng. Số lượng các khách hàng tiểm năng dành cho các doanh nghiệp bảo
hiểm ở châu Âu là rất lớn: khoảng 19 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.
Ở Trung và Đông Âu, trên 2/3 trong tổng 152 triệu $ phí bảo hiểm thu
được năm 2004 được thực hiện tại 2 nước là Ba Lan và Cộng hòa Séc. Bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu tại khu vực này được cung cấp bởi cả các công ty
bảo hiểm tư nhân và các tổ chức tín dụng xuất khẩu chính thức.
2.2.2. Thị trường châu Á và châu Mỹ - thị trường tiềm năng lớn và có tốc
độ phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhanh nhất.
Ngoài châu Âu, thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại châu Á và
châu Mỹ đang phát triển rất nhanh. Mỹ chiếm đến 16% tổng giá trị phí bảo
hiểm thế giới với 1,083 tỷ $ năm 2004 3. Còn ở Mỹ Latinh, các tập đoàn bảo
hiểm của châu Âu đã thành lập các chi nhánh ở hầu hết các nước. Braxin và
Mexico là 2 nước có tiềm năng phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhất
trong khu vực.
Tại châu Á, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn tới bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu từ sau cuộc khủng hoảng tài chính cuối những năm 1990. Một
số nước đã có các tổ chức tín dụng xuất khẩu của mình để cung cấp bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Ở Trung Quốc, nhà bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu duy nhất là SINOSURE, một công ty thuộc sở hữu Nhà nước,
lượng phí bảo hiểm mà công ty này thu được từ khi thành lập năm 2001 tăng
gấp đôi qua từng năm. Ở Nhật Bản, sau 10 năm từ 1994 đến 2004, thị trường
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Nhật đã phát triển rất nhanh chóng. Từ tháng
10 năm 2004, Chính phủ Nhật đã chính thức cho phép các công ty bảo hiểm
tín dụng tư nhân tham gia cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, tạo điều
kiện cho thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngày càng phát triển.

2
Theo Ủy ban châu Âu năm 2003
3
Nguồn: Swiss Re.,sigma No.6/2006

30
Thị trường bảo hiểm tín dụng toàn cầu được dự báo là sẽ phát triển
nhanh hơn so với tốc độ phát triển của GDP toàn cầu, từ 6,9 tỷ $ lượng phí
bảo hiểm năm 2005 lên 13,3 tỷ $ năm 2015, tức là trung bình khoảng
4,2%/năm. Tốc độ phát triển kim ngạch bảo hiểm thực tế sẽ đặc biệt mạnh
mẽ, khoảng 5-7%/năm ở châu Á, châu Mỹ và khu vực Trung và Đông Âu 4.
Trong bối cảnh thế giới đang phải gánh chịu những tác động từ cuộc
khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất từ sau cuộc đại suy thoái đầu những năm
1930, các nhà phân tích dự báo thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên
thế giới sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa do có sự quan tâm nhiều hơn từ phía
các doanh nghiệp và Chính phủ các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước
đang phát triển ở châu Á và châu Mỹ Latinh, những nước mà tốc độ phát triển
của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu đã làm rất nhiều các doanh nghiệp mà chủ yếu là các doanh nghiệp
nhỏ bị phá sản, hoạt động xuất khẩu bị giảm sút do thị trường bị thu hẹp.
Những tác động đó đã khiến các Chính phủ và các doanh nghiệp quan tâm
hơn tới các biện pháp xúc tiến xuất khẩu đồng thời tăng cường khả năng quản
lý rủi ro trong hoạt động xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu với những
tác dụng tích cực của mình đang được nhắc đến nhiều hơn.

4
Theo Swiss Re Economic Research & Consulting estimates

31
Chương II: KINH NGHIỆM BẢO HIỂM TÍN DỤNG
XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
Trong chương này em chọn kinh nghiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
của 2 nước là Mỹ và Trung Quốc bởi đây là hai nước có kim ngạch xuất khẩu
hàng đầu thế giới và cũng là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hai nước này
đều đã có kinh nghiệm trong cung cấp bảo hiểm tín dụng, tạo nên một công
cụ thúc đẩy xuất khẩu hiệu quả, phục vụ đắc lực cho chiển lược đẩy mạnh
xuất khẩu của hai quốc gia này. Mô hình tổ chức tín dụng xuất khẩu chính
thức cung cấp bảo hiểm của hai quốc gia này đại diện cho hai mô hình mà
Việt Nam chúng ta đang xem xét để áp dụng khi triển khai bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu. Hơn nữa, Trung Quốc lại có những điều kiện khá tương đồng với
Việt Nam về kinh tế, tự nhiên và chính trị, do đó sẽ có nhiều điểm chúng ta có
thể học hỏi được từ mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của nước này. Bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu tại Mỹ và Trung Quốc có những điểm tương đồng và
có những điểm khác biệt, qua đó chúng ta có thể so sánh, học tập và định
hướng cho sự phát triển của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam.
1. KINH NGHIỆM BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI MỸ.
1.1.Kết quả chung.
Ở Mỹ, hỗ trợ xuất khẩu chính thức được chia ra làm nhiều phần, bao
gồm hỗ trợ trực tiếp để tăng cường xuất khẩu, hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước
ngoài và các công cụ viện trợ cho các nước đang phát triển.
Trong một số lĩnh vực không phải chỉ có một ban ngành tham gia hoạt
động. Chẳng hạn như lĩnh vực bảo đảm và bảo hiểm được thực hiện bởi 3 tổ
chức Chính phủ là: Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ (US Eximbank), CCC
(Commodity Credit Corporation) và OPIC (Overseas Private Investment
Corporation) với mục tiêu chung là hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ và

32
hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong 3 tổ chức trên thì Eximbank là tổ
chức Chính phủ có chức năng chủ yếu là hỗ trợ xuất khẩu, và chức năng này
chỉ là một phần trong hoạt động của 2 tổ chức còn lại.
Trong lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu - một công cụ hỗ trợ xuất
khẩu ngoài được cung cấp bởi Eximbank còn có sự tham gia của các công ty
bảo hiểm trong khu vực tư nhân. Nhưng các công ty bảo hiểm tư nhân chỉ
cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho những khoản tín dụng ngắn hạn
bởi trên 90% thương mại thế giới được thực hiện trên cơ sở tiền mặt hoặc tín
dụng ngắn hạn và mức độ rủi ro cũng thấp hơn tín dụng trung và dài hạn. Còn
Eximbank cung cấp bảo hiểm cho cả các rủi ro thương mại và chính trị của
các khoản tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn nhưng tổ chức này không cạnh
tranh với các công ty bảo hiểm tư nhân mà sẽ bảo hiểm cho những rủi ro mà
các công ty này không thể hoặc không sẵn lòng cung cấp bảo hiểm. Eximbank
là tổ chức Chính phủ, hoạt động với mục đích hỗ trợ xuất khẩu do đó bảo
hiểm tín dụng mà Eximbank cung cấp sẽ có những điểm khác biệt so với bảo
hiểm tín dụng của khu vực tư nhân cung cấp vì mục đích lợi nhuận. Có thể so
sánh ở một số điểm như sau:
Bảo hiểm của khu vực tư nhân:
- Mức phí bảo hiểm do từng công ty quy định dựa vào mức độ rủi ro và
có thể giảm cho các nhà xuất khẩu đã có kinh nghiệm hoạt động lâu dài.
- Chi phí của hầu hết các hợp đồng bảo hiểm đa khách hàng (multi-
buyer policies) nhỏ hơn 1% giá trị của hợp đồng xuất khẩu, còn chi phí cho
các hợp đồng bảo hiểm đơn khách hàng (single-buyer policies) thì lớn hơn do
mức độ rủi ro cao hơn.
- Không có hạn chế nào liên quan đến hàm lượng nhập khẩu hay hàng
hóa quân sự. Tất cả hàng hóa xuất khẩu đều có thể được cung cấp bảo hiểm
nếu nó mang lại lợi nhuận.

33
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Eximbank:
- Eximbank đưa ra bảng mức phí cố định để các khách hàng có thể
tham khảo trước khi lựa chọn có mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của
Eximbank hay không.
- Eximbank có cung cấp bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu đến các thị
trường mới nổi có mức độ rủi ro cao- nơi mà các công ty bảo hiểm tư nhân
không hoạt động.
- Cung cấp các biện pháp hỗ trợ khuyến khích cho các hàng hóa xuất
khẩu thân thiện với môi trường.
- Để được cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, hàng hóa phải được bốc
lên tàu tại Mỹ và phải có ít nhất 50% hàm lượng nội địa tính trên giá trị hợp
đồng xuất khẩu.
- Eximbank không cung cấp bảo hiểm cho những hàng hóa quân sự hay
người mua hàng là các tổ chức quân sự nước ngoài vì lý do chính trị.
- Hỗ trợ xuất khẩu có thể bị hạn chế khi xuất khẩu tới một số nước nhất
định vì lý do chính trị.
Các doanh nghiệp có thể lựa chọn mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại
các công ty tư nhân hoặc của Eximbank.
Trong khu vực tư nhân ngoài sự tham gia của các công ty bảo hiểm
Mỹ còn có các chi nhánh của các tập đoàn bảo hiểm lớn như Euler Hermes,
Coface. Vai trò của khu vực tư nhân trong lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu tại Mỹ ngày càng lớn hơn, các doanh nghiệp xuất khẩu Mỹ thường lựa
chọn các công ty bảo hiểm tư nhân bởi sự tiện lợi và gọn nhẹ trong thủ tục
bảo hiểm và các công ty này không áp dụng quy tắc nguồn gốc xuất xứ đối
với hàng xuất khẩu. Song đóng góp của Eximbank là không thể thiếu bởi
Eximbank đóng vai trò lấp khoảng trống của thị trường bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu mà khu vực tư nhân không muốn hoặc không thể tham gia, hỗ trợ
các doanh nghiệp xuất khẩu của Mỹ khi mở rộng thị trường xuất khẩu.

34
Một trong số các công ty bảo hiểm tư nhân có uy tín lớn trên thị trường
Mỹ là Công ty bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIU-American International Underwritters).
AIU là một công ty con của tập đoàn AIG (American International Group) cung
cấp bảo hiểm rủi ro thương mại toàn cầu và rủi ro chính trị cho các nhà xuất khẩu
và các tổ chức tài chính Mỹ.
Kết quả chung: Năm 2004, kim ngạch bảo hiểm tín dụng của Mỹ là
1,083 tỷ $, chiếm đến 16% thị phần toàn cầu, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Đức.
Đến năm 2007, trong cả 2 lĩnh vực bảo hiểm ngắn hạn và bảo hiểm trung và
dài hạn, Mỹ đều đứng đầu thế giới với giá trị hàng hóa và dịch vụ được bảo
hiểm ngắn hạn là 60,8 tỷ$, bảo hiểm trung và dài hạn là 28 tỷ $ 5.
1.2. Kinh nghiệm bảo hiểm của một tổ chức tiêu biểu - Ngân hàng xuất
nhập khẩu Mỹ (The US Eximbank).
1.2.1. Giới thiệu về Eximbank.
Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ- the US Export-Import Bank (Eximbank) là
tổ chức xuất khẩu chính thức của Mỹ, là tổ chức Chính phủ chủ quản chịu trách
nhiệm tài trợ cho hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của Mỹ, và qua đó duy trì và tạo
thêm công ăn việc làm tại Mỹ thông qua các chương trình cho vay, bảo đảm và
bảo hiểm. Các chương trình của Eximbank dành cho tất cả các doanh nghiệp xuất
khẩu bất kể quy mô nhỏ hay quy mô lớn. Mỹ là thành viên của Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế OECD, do đó các hoạt động của Eximbank cũng tuân theo các
quy định và những nguyên tắc cơ bản của tổ chức này về hỗ trợ tín dụng xuất
khẩu chính thức.
Đôi nét về lịch sử phát triển của Eximbank:
Eximbank được thành lập ngày 2/2/1934, ban đầu chỉ là 1 ngân hàng
của Hạt Colombia dưới cái tên Ngân hàng xuất nhập khẩu Wasington
(Export-Import Bank of Wasington) với mục đích hỗ trợ tài chính và thúc đẩy
hoạt động xuất nhập khẩu và trao đổi hàng hóa giữa Mỹ và các quốc gia khác.
5
Nguồn: The Bern Union statistics

35
Giao dịch đầu tiên của Ngân hàng là khoản vay trị giá 3,8 triệu $ dành cho
Cuba vào năm 1935 để họ có thể mua các thỏi bạc của Mỹ. Từ năm 1934 đến
năm 1943, Quốc hội Mỹ đã ra hàng loạt các đạo luật qua đó Ngân hàng xuất
nhập khẩu Wasington trở thành một tổ chức Chính phủ, hoạt động dưới sự
quản lý trực tiếp của nhiều bộ khác nhau. Đến ngày 31/7/1945, Ngân hàng
xuất nhập khẩu Wasington chính thức đổi tên thành Ngân hàng xuất nhập
khẩu Mỹ và giữ nguyên tên này cho đến bây giờ.
Eximbank được quản lý bởi một Ban giám đốc gồm có 5 thành viên
thuộc 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa do Tổng thống Mỹ chỉ định và phải được
sự thông qua của thượng viện. Ban giám đốc có 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và
3 thành viên. Nhiệm kỳ của Ban giám đốc là 5 năm. Điều đó có nghĩa là
Chính phủ sẽ điều hành trực tiếp hoạt động của Eximbank thông qua Ban
giám đốc.
Hoạt động của Eximbank phải tuân thủ các luật liên quan đến việc sử
dụng ngân sách Nhà nước và giới hạn tối đa giá trị được bảo hiểm nằm trong
Đạo luật Cải tổ tín dụng liên bang năm 1990 (Federal Credit Reform Act).
Bước ngoặt gần đây nhất của Eximbank là vào năm 1992 khi Ngân
hàng này bắt đầu triển khai cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Trước đó
hoạt động này được cung cấp bởi một công ty tư nhân là FCIA (Foreign
Credit Insurance Association) và Eximbank chịu trách nhiệm tái bảo hiểm cho
những hoạt động của công ty này.
Sứ mệnh của Eximbank là hỗ trợ các nhà xuất khẩu Mỹ để họ có thể cạnh
tranh được với các doanh nghiệp đến từ các nước khác có được sự hỗ trợ của
Chính phủ. Trong Đạo luật xuất nhập khẩu của Mỹ năm 1945 có chỉ ra rằng
Ngân hàng chỉ cung cấp những khoản vay cho những mục đích nhất định và
với tỷ lệ lãi suất xác định dựa trên chi phí vốn trung bình của Ngân hàng, ủy
nhiệm cho Ngân hàng cung cấp tài chính có tính chất cạnh tranh và đưa ra
những đảm bảo hợp lý cho các khoản phải thu. Những khoản tài chính có tính

36
chất cạnh tranh là những khoản tài chính có tỷ lệ lãi suất và dựa trên những
điều kiện có tính chất cạnh tranh với những khoản tài chính mà các đối thủ
cạnh tranh chính của Mỹ được cung cấp. Song Eximbank không cạnh tranh
với khu vực tài chính tư nhân mà chỉ cung cấp những khoản mà khu vực này
không sẵn lòng cung cấp.
Ngân hàng Eximbank có số vốn đăng ký là 1 tỷ $ và có thể vay từ Bộ
Tài chính lên tới 6 tỷ $ mỗi lần để phục vụ cho nhiệm vụ hỗ trợ của mình.
Eximbank được cung cấp các khoản vay, bảo đảm và bảo hiểm có tổng giá trị
không vượt quá 75 triệu $ mỗi khoản. Kết quả hoạt động của Eximbank phải
được giải trình trước Quốc hội Mỹ hàng năm.
Hiện nay, các hoạt động của Eximbank có thể được chia làm 2 nhánh
khác nhau là các hoạt động thương mại và các hoạt động nhằm viện trợ cho
các nước đang phát triển. Ngân sách cho hoạt động của Ngân hàng đến từ 3
nguồn là bản thân vốn của Ngân hàng, vay từ Bộ tài chính và nguồn từ Ngân
sách Nhà nước. Trong các hoạt động thương mại, Eximbank cung cấp các
khoản vay và bảo đảm cho các giao dịch xuất khẩu trung và dài hạn lên tới
85% giá trị giao dịch dành cho bất cứ một bên có trách nhiệm nào trong giao
dịch. Các khoản cho vay của Eximbank được tính lãi suất là lãi suất tối thiểu
được sự cho phép của OECD. Để giảm thiểu rủi ro cho các nhà xuất khẩu Mỹ,
Eximbank cũng đưa ra hàng loạt các loại hình bảo hiểm phù hợp với những
nhu cầu khác nhau của các loại doanh nghiệp xuất khẩu và các tổ chức tài
chính khác nhau. Theo luật thì Eximbank phải cung cấp ít nhất là 10% ngân
sách của mình để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để giúp đỡ các
doanh nghiệp này tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do
đó Eximbank cũng đưa ra hàng loạt các hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu có quy
mô nhỏ bao gồm chương trình bảo đảm vốn lưu động (Working capital
Guarantee Program), là chương trình bảo đảm cho các khoản vay giúp các
doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các khoản vay vốn của các

37
Ngân hàng thương mại và chương trình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho các
doanh nghiệp nhỏ (Small Business Export Credit Insurance Program). Thực tế
hoạt động của Eximbank trong những năm qua cho thấy ngân sách mà Ngân
hàng này dành để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường cao hơn
mức 10% quy định, thường là từ 15% đến 20%.
Ngoài ra Eximbank còn cung cấp các khoản vay trực tiếp hay bảo đảm
cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi đi thuê tài chính, cung cấp những hỗ trợ
đặc biệt cho các sản phẩm xuất khẩu là những sản phẩm thân thiện với môi
trường hay các thiết bị y tế. Tuy nhiên, Eximbank không cung cấp bảo hiểm
cho đầu tư nước ngoài mà loại hình bảo hiểm này được cung cấp bởi Công ty
bảo hiểm đầu tư tư nhân nước ngoài (OPIC).
Đây là những nét khái quát về lịch sử cũng như hoạt động của
Eximbank. Phần tiếp theo sẽ đi sâu tìm hiểu về mô hình triển khai bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng này.
1.2.2. Kinh nghiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Eximbank.
Eximbank cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu với mục đích giúp các
nhà xuất khẩu và các Ngân hàng giảm thiểu các rủi ro tín dụng xuất khẩu qua
đó hỗ trợ xuất khẩu của Mỹ. Các loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của
Eximbank cho phép các nhà xuất khẩu Mỹ cung cấp tín dụng (cho phép trả
chậm) cho các đối tác nước ngoài, qua đó tăng lượng hàng xuất khẩu.
Eximbank không cung cấp bảo hiểm cho vận tải, các nghĩa vụ liên quan
đến hợp đồng và thực hiện hợp đồng. Eximbank không có giới hạn về quy mô
doanh nghiệp, mọi doanh nghiệp đều có thể tiếp cận với các loại hình bảo
hiểm của Eximbank. Tuy nhiên, Ngân hàng này có đưa ra danh sách các nước
mà khi doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu đến các nước này sẽ bị giới hạn một số
dịch vụ bảo hiểm không được cung cấp hoặc để được cung cấp phải đáp ứng
những điều kiện nhất định. Danh sách các nước giới hạn này (Country
Limitation Schedule) có quy định thời hạn tín dụng tối đa được phép cung cấp

38
cho các hàng hóa xuất khẩu đến các nước này, các dịch vụ bảo hiểm được và
không được cung cấp bởi Eximbank, tỷ lệ được bảo hiểm đối với các loại
hình bảo hiểm dành cho hàng xuất khẩu đến các nước này…
Rủi ro giảm giá tiền tệ (devaluation) không được Eximbank cung cấp
bảo hiểm song nó có thể được coi là một trong các rủi ro chính trị nếu người
nhập khẩu gửi một lượng nội tệ tương ứng trong 1 ngân hàng và sự giảm giá
này xuất hiện trong quá trình chuyển tiền.
Các loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được Eximbank cung cấp là:
(1) Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn (Short-term Export
Credit Insurance): cung cấp bảo hiểm cho rất nhiều loại hàng hóa, nguyên
liệu thô, linh, phụ kiện, máy móc tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng lâu bền, và
hàng nông sản với số lượng lớn và hầu hết các dịch vụ với điều kiện tín dụng
lên đến 180 ngày. Trong một số trường hợp ngoại lệ, các mặt hàng xuất khẩu
này có thể được bảo hiểm với điều kiện tín dụng lên tới 360 ngày. Trong bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn, Eximbank đưa ra các loại hình bảo hiểm
khác nhau dành cho người mua và Ngân hàng (người cho vay).
Các loại bảo hiểm dành cho người xuất khẩu:
i) Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đa người mua (Multi-buyer Export
Credit Insurance):
Loại hình bảo hiểm này có vai trò là:
- Công cụ giảm thiểu rủi ro: bảo vệ các khoản phải thu trước rủi ro
không thanh toán bởi nhiều người mua nước ngoài.
- Công cụ marketing: có thể mở rộng các điều kiện tín dụng cạnh tranh
cho người mua.
- Hỗ trợ tài chính: thỏa thuận được những điều kiện về tài chính hấp
dẫn với ngân hàng cho vay để có được những khoản vay phục vụ sản xuất
kinh doanh bằng cách sử dụng hợp đồng bảo hiểm như là 1 hình thức thế chấp
thêm vào bên cạnh các hình thức khác.

39
Loại hình bảo hiểm này bảo hiểm cho những tổn thất gây ra bởi các rủi
ro thương mại và chính trị. Tỷ lệ được bảo hiểm cho các rủi ro thương mại là
90-95%, cho các rủi ro chính trị là 95-100% trị giá hóa đơn. Tỷ lệ được bảo
hiểm đối với sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu là 98%, cho nghĩa vụ của Nhà
nước là 100%.
Để được cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu
phải đáp ứng được yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ: phải có ít nhất 51% hàm
lượng nội địa, bao gồm cả sức lao động nhưng không bao gồm công đoạn kẻ
ký mã hiệu. Người xuất khẩu để được cấp bảo hiểm cho hàng hóa của mình
(lần đầu ký hợp đồng bảo hiểm với Eximbank) cũng phải đáp ứng một số yêu
cầu của Eximbank, đó là:
- Có thời gian hoạt động kinh doanh ít nhất là 3 năm,
- Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu,
- Có lợi nhuận trong năm tài chính gần nhất,
- Chỉ số Dun & Bradstreet Paydex không nhỏ hơn 50 6 và không có
những thông tin xấu về người xuất khẩu,
- Báo cáo tài chính hoàn chỉnh của năm gần nhất cho thấy doanh
nghiệp có tài sản ròng dương,
- Không có những vấn đề bất lợi nghiêm trọng tức là báo cáo tài chính
trung thực, không có lịch sử tín dụng, hay thông tin tín dụng xấu,
- Sản phẩm của người xuất khẩu không phải là các sản phẩm nguyên tử
hay các sản phẩm quân sự khác,
- Không có lịch sử từng thua lỗ,
- Không tập trung quá nhiều các khoản phải thu có mức độ rủi ro cao.
Loại hình bảo hiểm này bảo hiểm cho tất cả các chuyến hàng xuất
khẩu theo các điều kiện tín dụng bao gồm nhờ thu kèm chứng từ (D/A, D/P),

6
Dun & Bradstreet Paydex là chỉ số thể hiện khả năng thanh toán trung bình trong thời gian trước đó cho các
nhà cung cấp của người xuất khẩu. Khi chỉ số này bằng 50 tức là khả năng thanh toán trung bình của người
xuất khẩu là chậm 30 ngày. Khi chỉ số này lớn hơn 50 phản ánh người xuất khẩu thanh toán cho các nhà cung
cấp nhanh hơn.

40
Thư tín dụng không xác nhận, và ghi sổ tới các nước không thuộc danh sách
hạn chế trong thời hạn bảo hiểm (thường là 1 năm), và không bảo hiểm cho
các hợp đồng xuất khẩu với điều kiện thanh toán là L/C xác nhận, tiền mặt và
các hàng hóa quân sự và có liên quan đến quốc phòng. Hợp đồng bảo hiểm có
thể ký lại mỗi năm 1 lần. Người xuất khẩu có thể chỉ mua bảo hiểm cho các
rủi ro chính trị hoặc cho cả rủi ro chính trị và rủi ro thương mại.
Tỷ lệ phí bảo hiểm được tính dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm thời hạn
của tín dụng, loại người mua, mức độ rủi ro của nước nhập khẩu, loại giao
dịch và kinh nghiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Do loại hình bảo hiểm này cung cấp bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng
của người xuất khẩu đến nhiều người nhập khẩu do đó mỗi chuyến hàng đều
phải được báo cáo cho Eximbank chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp
theo tháng gửi hàng. Eximbank không quy định mức phí tối thiểu mà người
được bảo hiểm phải đóng hàng năm mà phí bảo hiểm sẽ được tính theo số
lượng hàng thực tế xuất đi.
Với một mức phí cao hơn thì người xuất khẩu có thể yêu cầu Ngân
hàng cung cấp bảo hiểm trước khi gửi hàng (pre-shipment coverage), thường
được sử dụng khi hàng xuất khẩu là loại hàng hóa được đặt đặc biệt hoặc thời
gian sản xuất dài và phải hoạt động thử nghiệm trước khi gửi hàng. Khi sử
dụng loại hình này, người xuất khẩu sẽ phải tuân thủ theo các điều kiện bảo
hiểm của Ngân hàng trong một khoảng thời gian xác định (thường là trong
180 ngày kể từ ngày hợp đồng mua bán hàng hóa được ký). Bảo hiểm trước
khi gửi hàng không bao gồm bảo hiểm cho rủi ro hợp đồng bị hủy.
Đối với những nhà xuất khẩu có kinh nghiệm trong quản lý rủi ro tín
dụng quốc tế có thể chọn phương thức giới hạn tín dụng mà Eximbank đưa ra
đi kèm với hình thức bảo hiểm này. Theo đó, người xuất khẩu có thể lựa chọn
những nhà nhập khẩu với một hạn mức tín dụng nhất định mà họ cho rằng có
khả năng gặp rủi ro cần được bảo hiểm mà không cần phải thông qua
Eximbank trước.

41
Khiếu nại phải được tiến hành không sớm hơn 90 ngày và không muộn
hơn 240 ngày sau ngày lẽ ra phải được thanh toán. Các khiếu nại sẽ được
thanh toán cho người xuất khẩu trong vòng 60 ngày kể từ ngày Ngân hàng
nhận được bộ hồ sơ đủ yêu cầu và có thể nhanh hơn nếu khiếu nại được thực
hiện trực tuyến.
Hợp đồng bảo hiểm có thể được người xuất khẩu chuyển nhượng cho 1
tổ chức tài chính hoặc dùng làm thế chấp cho các khoản vay tại các Ngân
hàng thương mại.
ii) Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đơn người mua (Single-buyer Export
Credit Insurance):
Với hình thức bảo hiểm này, người xuất khẩu được bảo vệ trước những
rủi ro tín dụng khi cung cấp tín dụng xuất khẩu ngắn hạn cho một nhà nhập
khẩu trong thời hạn bảo hiểm là 12 tháng.
Hình thức bảo hiểm này tương tự như bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đa
người mua, chỉ khác là nó bảo hiểm cho một hoặc nhiều chuyến hàng đến một
người nhập khẩu, do đó rủi ro sẽ cao hơn, tỷ lệ được bảo hiểm cũng thấp hơn,
và Eximbank quy định tỷ lệ này là bằng nhau cho cả các rủi ro chính trị và
thương mại, cụ thể:
- Tỷ lệ được bảo hiểm cho người nhập khẩu là tổ chức thuộc Chính
phủ: 100%
- Tỷ lệ được bảo hiểm cho người nhập khẩu thuộc khu vực tư nhân và
các tổ chức phi Chính phủ khác: 90%
- Tỷ lệ được bảo hiểm cho các giao dịch bằng L/C không xác nhận: 95%
- Tỷ lệ được bảo hiểm cho các giao dịch hàng nông sản với số lượng
lớn: 98%
Cũng tương tự như loại hình bảo hiểm trên, để được Eximbank cung
cấp bảo hiểm trong lần đầu tiên tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại
Ngân hàng người xuất khẩu phải thỏa mãn điều kiện sau: phải có báo cáo tín

42
dụng tốt trong vòng 6 tháng trước khi yêu cầu được cung cấp bảo hiểm tín
dụng, tức là trong bảo cáo tín dụng phải thể hiện doanh nghiệp có lịch sử tín
dụng tốt, các nhà cung cấp của người xuất khẩu đều không chỉ ra bất kỳ
trường hợp nào mà người xuất khẩu đã chậm thanh toán quá 60 ngày trong
vòng 12 tháng gần nhất.
Ngoài ra, người xuất khẩu còn phải cung cấp cho Eximbank các thông
tin về người nhập khẩu bao gồm 1 bản báo cáo tín dụng và các tham vấn
thương mại và sẽ phải trả trước một khoản phí tối thiểu trên mỗi một hợp
đồng bảo hiểm (người xuất khẩu phải đóng trước khi ký hợp đồng bảo hiểm).
Do chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ nên mức phí này đối với các
doanh nghiệp nhỏ cũng thấp hơn, cụ thể như sau:
Bảng 3: Mức phí bảo hiểm tối thiểu
Các doanh
Các doanh
nghiệp xuất
nghiệp khác
khẩu nhỏ
1. Người nhập khẩu là cơ quan chính phủ
$500 $750
và riêng bảo hiểm các rủi ro chính trị
2. Đối tượng giao dịch của người xuất
khẩu là các tổ chức tài chính- tư nhân và $500 $1500
phi chính phủ
3. Đối tượng giao dịch của người xuất
khẩu là các tổ chức phi tài chính-tư nhân $500 $2500
và phi chính phủ
(Nguồn: The US Eximbank)

Việc chuyển hàng sẽ phải được báo cáo với Eximbank và người xuất
khẩu sẽ phải đóng phí bảo hiểm không chậm hơn 30 ngày sau ngày xuất hàng.
Tỷ lệ phí bảo hiểm được công bố trên website của Eximbank, tỷ lệ này thay
đổi theo từng quốc gia, từng loại nhà nhập khẩu và độ dài của thời gian tín

43
dụng và được tính trên 100$ giá trị hóa đơn. Bảng sau thể hiện tỷ lệ phí bảo
hiểm dành cho các nhà xuất khẩu Mỹ khi xuất khẩu tới một số nước:
Bảng 4: Tỷ lệ phí bảo hiểm cho hàng xuất khẩu đến một số nước của
Eximbank
(đơn vị: $)
Hối Thanh
51- 121- 181- 271-
Điều kiện Nước nhập phiếu toán đổi 1-60
120 180 270 360
tín dụng khẩu trả chứng ngày
ngày ngày ngày ngày
ngay từ(D/P)
Trung Quốc 0,03 0,05 0,14 0,24 0,30 0,38 0,46
Mexico 0,03 0,05 0,14 0,24 0,30 0,38 0,46

SOV/POL/ Hàn Quốc 0,02 0,04 0,10 0,17 0,21 0,27 0,33
PS Đức 0,02 0,04 0,10 0,17 0,21 0,27 0,33
Nga 0,04 0,07 0,19 0,32 0,41 0,51 0,62
Việt Nam 0,06 0,16 0,34 0,55 0,70 0,89 1,08
Trung Quốc 0,03 0,07 0,18 0,29 0,37 0,47 0,57
Mexico 0,03 0,07 0,18 0,29 0,37 0,47 0,57
Hàn Quốc 0,02 0,05 0,13 0,21 0,26 0,33 0,41
F.I
Đức 0,02 0,05 0,13 0,21 0,26 0,33 0,41
Nga 0,04 0,09 0,24 0,39 0,50 0,63 0,77
Việt Nam 0,07 0,14 0,39 0,63 0,81 1,02 1,24
Trung Quốc X 0,18 0,48 0,79 1,00 1,26 1,54
Mexico X 0,18 0,48 0,79 1,00 1,26 1,54
Hàn Quốc X 0,13 0,34 0,56 0,72 0,90 1,10
NFI
Đức X 0,13 0,34 0,56 0,72 0,90 1,10
Nga X 0,24 0,65 1,06 1,35 1,70 2,08
Việt Nam X 0,31 0,84 1,38 1,76 2,21 2,70

(Nguồn: The US Eximbank)

44
Tỷ lệ phí bảo hiểm tính trên 100$ giá trị hợp đồng, hoặc hóa đơn (bao
gồm cả chi phí vận tải và bảo hiểm, không bao gồm chi phí lãi suất).
Ghi chú: - SOV/POL/PS: Sovereign: người nhập khẩu là các tổ chức
Chính phủ/ Political Only: chỉ bảo hiểm các rủi ro chính trị/ Pre-shipment:
bảo hiểm trước khi gửi hàng.
- FI: Financial Institutions (private/public): đối tác của người xuất khẩu
là các tổ chức tài chính (công/tư nhân)
- NFI: Non-financial Institutions: đối tác của người xuất khẩu là các tổ
chức phi tài chính (công/tư nhân).
Từ bảng trên có thể thấy một sự khác biệt trong tỷ lệ phí khi nước xuất
khẩu là các đối tác chiến lược, đồng minh thân cận của Mỹ so với các nước
khác, hay các nước đối lập với Mỹ hoặc không được xếp vào đối tác chiến
lược. Đây là biểu hiện khá rõ nét vai trò công cụ hỗ trợ và định hướng xuất
khẩu của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Tổng mức phí tối thiểu mà người xuất khẩu phải nộp ban đầu có thể
được hoàn lại nếu sau thời gian đáo hạn của hợp đồng bảo hiểm, mức phí này
lớn hơn tổng mức phí bảo hiểm thực tế mà người xuất khẩu phải trả tính trên
trị giá hóa đơn xuất khẩu. Nếu được hoàn lại, người xuất khẩu sẽ không phải
đóng phí bảo hiểm tối thiểu trước khi tiếp tục yêu cầu được cung cấp bảo
hiểm trong những năm tiếp theo và được Eximbank chấp nhận.
Các loại bảo hiểm dành cho các Ngân hàng (người cho vay):
i) Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho tổ chức tài chính của người mua
(Financial Institution Buyer Export Credit Insurance):
Các tổ chức tài chính có thể giảm thiểu được những rủi ro của mình
liên quan đến các khoản vay tín dụng ngắn hạn, có thể là:
- Khoản vay tín dụng ngắn hạn trực tiếp dành cho người mua: là khoản
vay dành cho 1 công ty nước ngoài để họ có thể nhập khẩu hàng hóa của Mỹ
(tín dụng người mua-buyer credits), hoặc

45
- Khoản vay để người nhập khẩu trả trước cho người xuất khẩu Mỹ với
mục đích hỗ trợ tài chính cho người xuất khẩu (tín dụng người cung cấp-
supplier credits)
Trong cả hai trường hợp việc thanh toán cho các khoản vay là nghĩa vụ
của của người mua với tổ chức tài chính, do đó hình thức bảo hiểm này bảo
hiểm cho các tổ chức tài chính trước rủi ro người mua không thanh toán
khoản vay theo đúng nghĩa vụ của mình do các nguyên nhân chính trị và
thương mại. Rủi ro giảm giá tiền tệ không được bảo hiểm trong loại hình này.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho tổ chức tài chính của người mua có
thể được cung cấp dưới 2 hình thức:
 Bảo hiểm chứng từ (Documentary Policy): dành cho tín dụng người
mua và cho những tín dụng người cung cấp khi nhà cung cấp là các doanh
nghiệp nhỏ (theo tiêu chuẩn doanh nghiệp nhỏ của Ủy ban về doanh nghiệp
nhỏ của Mỹ). Theo hình thức này thì tổ chức tài chính được yêu cầu phải có
những chứng từ như: chứng từ chứng minh nghĩa vụ của người mua (hợp
đồng mua bán), chứng từ vận chuyển, hóa đơn và 1 chứng thực nhà xuất khẩu
(Exporter Certificate) theo mẫu EIB 94-07 của Ngân hàng Eximbank. Nếu
người hưởng lợi của khoản tín dụng này không phải là người xuất khẩu thì
cần có một chứng thực người hưởng lợi (Benificary Certificate) mẫu EIB 92-
37. Tổ chức tài chính có thể yêu cầu chỉ bảo hiểm cho các rủi ro chính trị.
 Bảo hiểm phi chứng từ (Non-documentary policy): dành cho tín
dụng người cung cấp khi người cung cấp (người xuất khẩu) không phải là các
doanh nghiệp nhỏ. Theo hình thức này thì tổ chức tài chính không cần phải có
bất cứ chứng từ nào như trên.
Cả 2 hình thức này đều có tỷ lệ được bảo hiểm bằng nhau cho cả các
rủi ro chính trị và thương mại. Tỷ lệ tối đa được bảo hiểm như sau:
- Người mua hoặc người bảo đảm cho người mua là tổ chức thuộc
Chính phủ hoặc chỉ bảo hiểm cho các rủi ro chính trị: 100%

46
- Người mua hoặc người bảo đảm cho người mua là tổ chức phi
Chính phủ bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức tài chính, phi tài
chính thuộc khu vực tư nhân: 90%
- Các giao dịch hàng nông sản số lượng lớn: 98%.
Các khoản tín dụng có thể được bảo hiểm theo tỷ lệ tối đa này hoặc 1 tỷ
lệ thấp hơn tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên.
Loại hình này cung cấp bảo hiểm cho các điều kiện tín dụng lên tới 180
ngày đối với mặt hâng xuất khẩu là hàng tiêu dùng, nguyên liệu thô, linh kiện
và lên tới 360 ngày đối với hàng nông sản, máy móc tư liệu sản xuất. Các sản
phẩm xuất khẩu đều phải có trên 51% thành phẩn nội địa. Hợp đồng bảo hiểm
có hiệu lực trong 12 tháng.
Tổ chức tài chính khi ký hợp đồng bảo hiểm sẽ phải trả trước 1 khoản
phí tối thiểu. Mức phí tổi thiểu và tỷ lệ phí bảo hiểm trong loại hình này và
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đơn người mua là như nhau.
Để được Eximbank cung cấp bảo hiểm cho loại tín dụng người mua, tổ
chức tài chính cần cung cấp cho Eximbank các thông tin về người mua. Tùy
thuộc vào mức giới hạn tín dụng (lớn hơn hay nhỏ hơn 300.000$) mà
Eximbank sẽ yêu cầu có thông tin về xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp (do
1 tổ chức như Standard & Poor’s, Moody hay Capital Intelligence xếp hạng),
hoặc là báo cáo tài chính trong 2-3 năm gần nhất, báo cáo tín dụng, các tham
vấn thương mại. Chi tiết về nội dung, yêu cầu của các loại thông tin trên được
Eximbank nêu rất rõ ràng trong tiêu chuẩn tín dụng ngắn hạn của mình
(Short-term Credit Standards) (EIB99-09).
Về khiếu nại về tổn thất (người nhập khẩu không trả được nợ): trước
khi tiến hành khiếu nại, tổ chức tài chính phải gửi 1 yêu cầu thanh toán bằng
văn bản tới người nhập khẩu hoặc bất kỳ tổ chức bảo lãnh nào của người nhập
khẩu. Sau đó 30 ngày tổ chức tài chính mới được khiếu nại tổn thất và việc
khiếu nại đó phải được tiến hành trong vòng 150 ngày. Khi Eximbank đã

47
thanh toán cho tổ chức tài chính theo hợp đồng bảo hiểm, khoản nợ sẽ được
chuyển nhượng sang cho Eximbank và Ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ người
nhập khẩu.
ii) Bảo hiểm thư tín dụng cho các Ngân hàng (Letter of Credit Insurance
for Banks):
Loại hình bảo hiểm này giúp giảm thiểu các rủi ro mà các Ngân hàng
có thể gặp phải trong việc xác nhận và chiết khấu các thư tín dụng không hủy
ngang được phát hành bởi các tổ chức tài chính nước ngoài để thanh toán cho
các nhà xuất khẩu Mỹ.
Bảo hiểm thư tín dụng chỉ áp dụng cho những thư tín dụng không hủy
ngang tuân thủ theo đúng các quy định trong “Các quy tắc và thực hành thống
nhất về tín dụng chứng từ” của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC Uniform
Customs and Practice for Documentary Credits) sửa đổi năm 2007, ấn bản số
600 mà theo đó, Ngân hàng được bảo hiểm có mối liên hệ chặt chẽ với Ngân
hàng phát hành nước ngoài. Các loại thư tín dụng hủy ngang, giáp lưng (back-
to-back L/C) hay thư tín dụng có điều khoản đỏ (red clauses L/C) không được
bảo hiểm theo loại hình bảo hiểm này. Eximbank chỉ cung cấp bảo hiểm cho
thư tín dụng không hủy ngang dùng làm hình thức thanh toán cho các hợp
đồng xuất khẩu các sản phẩm được sản xuất và xuất đi từ Mỹ và các dịch vụ
được thực hiện bởi công dân Mỹ tại Mỹ hoặc ở nước ngoài và không phải là
hàng hóa quân sự, có ít nhất 51% hàm lượng nội địa.
Eximbank có thể cung cấp loại hình bảo hiểm này cho bất kỳ ngân
hàng nào tại Mỹ hoạt động theo luật của liên bang hoặc của từng bang nhưng
phải đáp ứng một số yêu cầu do Eximbank đưa ra, cụ thể là:
- Ngân hàng phải có các giao dịch thư tín dụng trong tối thiểu là 3 năm
- Các báo cáo tài chính chỉ ra rằng ngân hàng có đủ các điều kiện tài
chính và có thể thực hiện hợp đồng bảo hiểm

48
- Không có những vấn đề bất lợi nghiêm trọng (tương tự như đã nêu
trong tiêu chuẩn đối với người xuất khẩu).
Trong loại hình bảo hiểm này, tỷ lệ được bảo hiểm đối với các rủi ro
chính trị và thương mại là bằng nhau , Eximbank cũng cung cấp bảo hiểm rủi
ro chính trị riêng. Tỷ lệ được bảo hiểm tối đa như sau:
- Ngân hàng phát hành là tổ chức tài chính thuộc Chính phủ, hoặc chỉ
bảo hiểm cho các rủi ro chính trị: 100%
- Ngân hàng phát hành là tổ chức tài chính phi chính phủ: 95%
- Các giao dịch hàng nông sản: 98%
Ngân hàng có thể yêu cầu Eximbank bảo hiểm 1 phần hoặc toàn bộ giá
trị của L/C theo tỷ lệ được bảo hiểm tối đa hoặc 1 tỷ lệ thấp hơn tùy thuộc vào
thỏa thuận của hai bên. Ngân hàng được bảo hiểm có thể chuyển nhượng cho
1 bên thứ ba một phần hoặc toàn bộ giá trị phần L/C không được bảo hiểm.
Eximbank cũng áp dụng tỷ lệ phí bảo hiểm cố định cho bảo hiểm thư tín dụng
như các hình thức bảo hiểm cho người xuất khẩu ở trên. Tuy nhiên, Ngân
hàng được bảo hiểm có thể có sự thay đổi một hoặc một số điều khoản trong
hợp đồng bảo hiểm, những sự thay đổi này có thể mang lại một mức phí bảo
hiểm cao hơn hoặc thấp hơn, song mức tỷ lệ phí là cố định.
Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, Ngân hàng phải trả trước 1 khoản là
2000$ và phải cung cấp cho Eximbank các thông tin tài chính liên quan đến
Ngân hàng phát hành.
Về khiếu nại tổn thất, việc khiếu nại có thể được tiến hành không sớm
hơn 60 ngày và không muộn hơn 120 ngày kể từ ngày phát sinh tổn thất.
Trước khi khiếu nại, Ngân hàng được bảo hiểm phải làm văn bản yêu cầu
Ngân hàng phát hành thanh toán tiền trong vòng 30 ngày. Eximbank sẽ thanh
toán cho Ngân hàng được bảo hiểm trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được
các bằng chứng hoàn chỉnh theo quy định chứng minh được tổn thất của ngân
hàng được bảo hiểm.

49
(2) Bảo hiểm tín dụng trung hạn( Medium-term Export Credit
Insurance)
Bảo hiểm tín dụng trung hạn của Eximbank bảo vệ người xuất khẩu
Mỹ trước rủi ro người nhập khẩu không thanh toán. Mỗi một hợp đồng bảo
hiểm sẽ bảo hiểm cho các giao dịch với 1 người nhập khẩu theo 1 hoặc nhiều
hợp đồng mua bán.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn có thể được phát hành
dưới 2 hình thức:
- Bảo hiểm chứng từ: dành cho các tổ chức tài chính hỗ trợ xuất khẩu
(cho người nhập khẩu hoặc người xuất khẩu vay trung và dài hạn).
- Bảo hiểm phi chứng từ: dành cho người xuất khẩu
Giá trị tối đa trong các hợp đồng tín dụng trung và dài hạn là 10 triệu $
và tỷ lệ được bảo hiểm thường là 100% cho cả các rủi ro thương mại và chính
trị với thời hạn tín dụng từ 1 đến 5 năm, và có thể lên tới 7 năm trong một số
trường hợp ngoại lệ. Tỷ lệ được bảo hiểm này cao hơn rất nhiều so với trung
bình ở các nước khác, thường chỉ ở mức 80-85% cho các giao dịch trung và
dài hạn bởi mục đích của Eximbank là giúp các nhà xuất khẩu Mỹ sẽ có được
những lợi thế hơn hẳn so với các nhà cung cấp khác cả về tín dụng ưu đãi hơn
(thời hạn tín dụng dài hơn) và về khả năng về vốn để duy trì hoạt động kinh
doanh khi mở rộng thời hạn tín dụng trong các hợp đồng xuất khẩu của mình.
Eximbank yêu cầu các giao dịch trung và dài hạn phải có một khoản trả
trước là 15% giá trị hợp đồng trước khi giao hàng, phần còn lại sẽ được
Eximbank bảo hiểm 100%. Nghĩa vụ của người mua đối với 85% giá trị còn
lại của hợp đồng phải được chứng thực bằng 1 kỳ phiếu (promissory note).
Ngoài ra Eximbank cũng đưa ra quy định về thời hạn thanh toán tối đa
đối với các giao dịch trung và dài hạn được Ngân hàng bảo hiểm tùy thuộc
vào giá trị của từng giao dịch, cụ thể là:

50
Giá trị của giao dịch Thời hạn thanh toán tối đa
< 80.000$ 2 năm
80.000$ - 175.000$ 3 năm
175.000$ - 350.000$ 4 năm
> 350.000$ 5 năm

Đối với các hợp đồng xuất khẩu cho các nhà buôn/ nhà phân phối nước
ngoài thì thời hạn tín dụng tối đa là 2 năm bất kẻ giá trị của hợp đồng là bao nhiêu.
Tỷ lệ phí bảo hiểm đối với bảo hiểm trung hạn là mức cố định do
Eximbank đưa ra, thay đổi theo thời hạn tín dụng , loại người mua và nước
nhập khẩu. Trên website của Eximbank có cung cấp cho các doanh nghiệp
xuất khẩu bảng tự động tính mức tỷ lệ phí bảo hiểm khi doanh nghiệp cung
cấp các thông tin liên quan đến nước nhập khẩu, giá trị của hợp đồng, thời
hạn tín dụng, thông tin về người nhập khẩu, mặt hàng xuất khẩu…
Theo quy định của Eximbank thì người xuất khẩu/tổ chức tài chính
được bảo hiểm sẽ phải cung cấp các thông tin về người mua và người bảo
đảm (nếu có), thông thường sẽ bao gồm:
- 1 báo cáo tín dụng trong vòng 6 tháng trước ngày đăng ký tham gia
bảo hiểm.
- Xác nhận của một ngân hàng thương mại,
- Các báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất (do 1 cơ quan kiểm toán
thực hiện).
Tất cả đều phải tuân theo quy định về nội dung, tiêu chuẩn của các
thông tin mà Eximbank đưa ra theo tiêu chuẩn tín dụng trung hạn (Medium-
term Credit Standard).
Khi tiến hành khiếu nại, người xuất khẩu/tổ chức tài chính phải có bản
copy của tất cả các chứng từ liên quan đến các giao dịch như hóa đơn, vận
đơn, thương phiếu và bảo lãnh, đi kèm với bằng chứng về tổn thất (theo mẫu
EIB92-36 của Eximbank).

51
Trước khi khiếu nại, người được bảo hiểm có thời gian chờ đợi là 30
ngày kể từ ngày phát sinh tổn thất và khiếu nại phải được tiến hành trong
vòng 150 ngày kể từ ngày đó.
(3) Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ:
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ (Small
Business Export Credit Insurance): đây là loại hình bảo hiểm đặc biệt dành
riêng cho các doanh nghiệp nhỏ, cũng tương tự như các loại hình bảo hiểm
dành cho người xuất khẩu khác, chỉ có một số khác biệt, đó là:
Người xuất khẩu, kể cả các công ty mẹ hoặc chi nhánh của công ty
xuất khẩu phải là một doanh nghiệp nhỏ, theo tiêu chuẩn về doanh nghiệp nhỏ
của Ủy ban Chính phủ về doanh nghiệp nhỏ (Small Business Administration),
Ủy ban này đưa ra các tiêu chuẩn về quy mô theo số vốn đăng ký (tính trên
đơn vị là triệu Đô la Mỹ) và theo số lao động. Ngoài ra, doanh thu xuất khẩu
trung bình trong 3 năm gần nhất không quá 5 triệu $ và phải đã từng có ít nhất
1 năm hoạt động có lãi và có giá trị tài sản ròng dương.
Eximbank đưa ra các mức tỷ lệ phí bảo hiểm, thay đổi tùy thuộc vào
loại tín dụng, thời hạn tín dụng và loại người mua và không phụ thuộc vào
nước nhập khẩu, cụ thể:
Bảng 5: Tỷ lệ phí bảo hiểm dành cho các doanh nghiệp nhỏ
(đơn vị:$)
Điều kiện tín dụng Loại I Loại II Loại III
L/c với hối phiếu trả ngay 0,03 0,03 X
Thanh toán đổi chứng từ (D/P) 0,06 0,08 0,20
1-60 ngày 0,16 0,20 0,55
61-120 ngày 0,27 0,33 0,90
121-180 ngày 0,35 0,43 1,15
181-270 ngày 0,43 0,54 1,45
271-360 ngày 0,53 0,65 1,77
(Nguồn: The US Eximbank)

52
Tỷ lệ phí bảo hiểm tính trên 100$ giá trị hợp đồng, L/C, hóa đơn (bao
gồm cả chi phí vận tải và bảo hiểm, không bao gồm chi phí lãi suất).
- Loại I: người mua là tổ chức thuộc chính phủ/ chỉ bảo hiểm cho rủi ro
chính trị/ bảo hiểm trước khi gửi hàng.
- Loại II: cơ quan phát hành thư tín dụng là tổ chức tài chính thuộc khu
vực tư nhân và phi chính phủ.
- Loại III: người mua thuộc khu vực tư nhân, phi chính phủ.
Các doanh nghiệp khi tham gia loại hình bảo hiểm này không phải trả
trước phí bảo hiểm tối thiểu dù là lần đầu tham gia bảo hiểm tại Eximbank
nhưng đối với các hợp đồng bảo hiểm 1 lần (chỉ tham gia bảo hiểm 1 lần),
doanh nghiệp phải trả trước 500$ và khoản này sẽ được trừ vào số tiền phí
bảo hiểm thực tế doanh nghiệp phải trả, nếu lớn hơn sẽ được hoàn lại số dư.
Tỷ lệ được bảo hiểm đối với các rủi ro thương mại và chính trị là như
nhau và ở mức 95%, cao hơn mức thông thường dành cho các nhà xuất khẩu
thuộc khu vực tư nhân là 90%.
1.2.3. Kết quả và bài học kinh nghiệm:
Cùng với các sản phẩm khác như bảo đảm, các khoản vay trực
tiếp…bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Eximbank đang trở thành công cụ hỗ
trợ xuất khẩu ngày càng hiệu quả cho các nhà xuất khẩu Mỹ, đặc biệt là các
doanh nghiệp nhỏ, thực hiện tốt sứ mệnh mà Chính phủ Mỹ giao cho
Eximbank.
Năm 2005, Eximbank cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho trên
4,3 tỷ$ giá trị hàng hóa xuất khẩu, trong đó bảo hiểm dành cho các doanh
nghiệp nhỏ là 1,7 tỷ $. Eximbank đã thực hiện 2.107 hợp đồng bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ, chiếm đến 90% trong tổng số cá
hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Eximbank trong năm7.

7
Nguồn: Annual Report, The US Eximbank, 2005.

53
Đến năm 2008, Eximbank cung cấp bảo hiểm cho 3,9 tỷ $ giá trị hàng
hóa xuất khẩu,việc giảm giá trị hàng được bảo hiểm này là do sự phát triển
mạnh của các công ty bảo hiểm tư nhân như AIU và sự thâm nhập thị trường
ngày càng mạnh mẽ của các tập đoàn bảo hiểm lớn của châu Âu như Euler
Hermes hay Coface. Eximbank chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho sự phát triển của
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, không cạnh tranh với các công ty bảo hiểm tư
nhân mà chỉ làm nhiệm vụ lấp khoảng trống của thị trường, đảm bảo các
doanh nghiệp xuất khẩu của Mỹ được cung cấp bảo hiểm một cách đầy đủ
nhất trước những rủi ro mà họ có thể gặp phải. Tuy nhiên, trong năm này giá
trị bảo hiểm dành cho các doanh nghiệp nhỏ lại tăng lên với 1,9 tỷ $,
Eximbank đã cung cấp 1,854 hợp đồng bảo hiểm cho khối các doanh nghiệp
này, chiếm 91,4% tổng số hợp đồng bảo hiểm trong năm8. Điều đó đã cho
thấy các doanh nghiệp nhỏ đã nhận thấy được những lợi ích hỗ trợ trong bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu của Eximbank- điều mà các công ty bảo hiểm tư
nhân không cung cấp.
Từ mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Mỹ nói chung và tại
Eximbank nói riêng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
1) Eximbank là một tổ chức Chính phủ hoạt động độc lập, chịu sự điều
hành trực tiếp từ Chính phủ do đó các kế hoạch và phương hướng hoạt động
sẽ đi theo đúng định hướng và chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của Chính phủ,
cung cấp các công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt là các doanh
nghiệp nhỏ, thúc đẩy thương mại quốc tế của Mỹ. Trong các trường hợp đặc
biệt Eximbank có thể được vay từ Bộ Tài chính để kịp thời hỗ trợ cho hoạt
động xuất khẩu. Vừa hoạt động như 1 ngân hàng thương mại, vừa là tổ chức
tín dụng xuất khẩu của Mỹ, các sản phẩm của Eximbank đa dạng, từ bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu đến cung cấp những khoản vay trực tiếp, các khoản vay
này không chỉ phục vụ cho đẩy mạnh xuất khẩu mà các doanh nghiệp không

8
Nguồn: Annual Report, The US Eximbank, 2008.

54
tham gia vào xuất khẩu cũng có thể vay. Hoạt động của Eximbank trên
nguyên tắc hỗ trợ là chính song vẫn là một tổ chức hoạt động có thu lợi
nhuận, do đó vừa hỗ trợ cho các doanh nghiệp, vừa giảm gánh nặng cho ngân
sách Nhà nước.
Nhưng để mô hình này hoạt động có hiệu quả đòi hỏi có trình độ quản
lý, trình độ nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn rất cao, không chỉ vậy còn đòi hỏi
cơ chế chính sách của Nhà nước phải mở để tạo điều kiện thuận lợi cho các
công ty bảo hiểm tư nhân của cả trong nước và nước ngoài phát triển, cung
cấp sản phẩm bảo hiểm đáp ứng nhu cầu rất lớn của một nước có kim ngạch
xuất khẩu hàng đầu thế giới. Bởi vì đặc điểm chung của nền kinh tế Mỹ là
Nhà nước không can thiệp quá sâu vào các hoạt động của nền kinh tế,
Eximbank là tổ chức Chính phủ hoạt động với mục đích hỗ trợ song không
cạnh tranh, không độc quyền, mà cung cấp các sản phẩm song song với khu
vực tư nhân, bổ sung những sản phẩm mà khu vực này không cung cấp. Sản
phẩm của Eximbank như trên đã thấy đề ra những yêu cầu khá khắt khe về
tiêu chuẩn của người xuất khẩu, của tổ chức tài chính hay của người nhập
khẩu, yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ cũng cao, chỉ cung cấp một phần nhu cầu
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn phần lớn là do khu vực tư nhân cung cấp. Vì
thế các công ty bảo hiểm tư nhân đóng vai trò chủ đạo trong thị trường bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu Mỹ cùng hoạt động với tổ chức tín dụng xuất khẩu
chính thức. Mô hình này đòi hỏi một chính sách kinh tế mở từ phía Nhà nước
và sự phát triển hoạt động của khu vực tư nhân.
2) Trong tất cả các loại hình bảo hiểm mà Eximbank cung cấp đều áp
dụng quy tắc nguồn gốc xuất xứ: sản phẩm xuất khẩu đều phải có ít nhất 51%
hàm lượng nội địa (bao gồm cả sức lao động nhưng không bao gồm công
đoạn kẻ ký mã hiệu) và phải xuất đi từ Mỹ.
Yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ này đảm bảo rằng các sản phẩm bảo
hiểm mà Eximbank cung cấp thực sự trở thành công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho
các sản phẩm của Mỹ, thực sự đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp Mỹ.

55
Các sản phẩm xuất khẩu của Mỹ chủ yếu là máy móc, thiết bị, các sản
phẩm hoàn thiện do đó quy định về nguồn gốc xuất xứ như vậy sẽ vừa khuyến
khích cá doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng các nguồn lực trong nước, đặc biệt
là lao động vừa không ngăn cản các doanh nghiệp này mua nguyên vật liệu
thô và giao gia công ở một số công đoạn ở các nước có chi phí sản xuất rẻ
hơn, tham gia vào quá trình sản xuất quốc tế và vẫn đảm bảo lợi ích cho các
doanh nghiệp Mỹ.
3) Trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Eximbank có sự ưu tiên đặc
biệt cho mặt hàng xuất khẩu là hàng nông sản và dành cho các doanh nghiệp
nhỏ. Điều này được thể hiện rất rõ trong các quy định của Eximbank về mức
phí tối thiểu mà các doanh nghiệp nhỏ phải nộp thấp hơn các doanh nghiệp
khác, tỷ lệ phí bảo hiểm dành cho các doanh nghiệp nhỏ không phụ thuộc vào
nước nhập khẩu thể hiện mục đích khuyến khích khối các doanh nghiệp này
xuất khẩu vào tất cả các thị trường, dù là thị trường chiến lược của Mỹ hay
không, tận dụng mọi cơ hội để tăng lượng hàng xuất khẩu; các tiêu chuẩn của
nhà xuất khẩu là các doanh nghiệp nhỏ cũng không khắt khe như các doanh
nghiệp khác. Đây là điểm khác biệt trong sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu của Eximbank so với của các công ty bảo hiểm tư nhân khác bởi ở các
công ty này không có sự phân biệt giữa doanh nghiệp có quy mô nhỏ hay quy
mô lớn. Điều này giải thích tại sao trong khi các doanh nghiệp khác chọn các
công ty bảo hiểm tư nhân vì sự tiện lợi thì các doanh nghiệp nhỏ lại chọn
Eximbank vì những ưu đãi dành cho họ và phần lớn các hợp đồng bảo hiểm
của Eximbank là ký với khối các doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp nhỏ
chiếm đến 99% số các doanh nghiệp độc lập (thuộc khu vực tư nhân) tại Mỹ,
số doanh nghiệp này sử dụng đến 52% lao động (trong đó có số lượng lớn
những lao động lớn tuổi và người làm việc thêm giờ) và là lực lượng đóng vai
trò rất lớn trong nền kinh tế Mỹ. Theo Ủy ban về doanh nghiệp nhỏ của Mỹ
(The United States Small Business Administration), các doanh nghiệp nhỏ tại
Mỹ nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ phía Chính phủ Mỹ và những ưu đãi

56
trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Eximbank cũng là một phần trong
những hỗ trợ cho khối doanh nghiệp quan trọng này.
Còn đối với hàng nông sản thì ưu đãi thể hiện ở một tỷ lệ được bảo
hiểm cao hơn, thường ở mức 98% cho các giao dịch hàng nông sản, cao hơn
so với các sản phẩm xuất khẩu khác. Nông sản là một mặt hàng xuất khẩu
quan trọng của Mỹ bên cạnh các sản phẩm công nghiệp, do đó sự ưu đãi này
là một hỗ trợ quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu nông sản.
4) Một điểm rất đáng chú ý trong mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
của Eximbank là trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn tỷ lệ
được bảo hiểm lên đến 100% (cho 85% giá trị còn lại của hợp đồng), tỷ lệ này
cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình trên thế giới là 80-85%. Với tỷ lệ được
bảo hiểm như vậy, gần như người xuất khẩu và các tổ chức tài chính không
còn phải lo lắng khi cung cấp tín dụng trung và dài hạn bởi 15% giá trị hợp
đồng đã được thanh toán bằng tiền mặt, 85% còn lại được tổ chức của Chính
phủ bảo hiểm 100%. Do đó doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có được lợi thế hơn
hẳn khi sẵn lòng cho người nhập khẩu hưởng tín dụng dài hơn so với các đối
thủ khác. Các tổ chức tài chính cũng sẽ sẵn lòng cung cấp tín dụng dài hơn
cho các doanh nghiệp xuất khẩu với một mức lãi suất thấp hơn do rủi ro thấp
hơn khi đã được bảo hiểm, nhờ đó hoạt động xuất khẩu sẽ được đẩy mạnh.
Song đi cùng với thuận lợi đó Eximbank cũng có những quy định rất chặt chẽ
về thời hạn tín dụng, điều kiện của người mua, người bảo đảm của người
mua, điều kiện của người xuất khẩu, của tổ chức tài chính để được cung cấp
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu loại này. Đối với các nước, nhất là các nước
đang phát triển muốn hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu mà
không vi phạm quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới thì đây là một
biện pháp khá hữu ích bởi nó khuyến khích các ngân hàng thương mại cấp tín
dụng trung và dài hạn cho người xuất khẩu. Ngoài ra nó còn khuyến khích
người xuất khẩu cấp tín dụng dài hơn cho người nhập khẩu, tạo lợi thế cho
mình trong cuộc cạnh tranh khốc liệt.

57
2. KINH NGHIỆM BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI
TRUNG QUỐC.
2.1. Kết quả chung.
Đi cùng với việc mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, Trung Quốc đã trở
thành một trong bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới và là nền kinh tế có tốc độ
phát triển nhanh nhất thế giới. Kể từ năm 1979, tốc độ phát triển GDP của
Trung Quốc hàng năm trên 9%, có năm lên tới 15%. Trong tốc độ phát triển
mạnh mẽ đó của Trung Quốc trong 3 thập kỷ qua có vai trò đóng góp chủ yếu
của xuất khẩu. Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của thương mại quốc
tế, cùng với việc mở rộng tín dụng xuất khẩu thì việc thu hồi các khoản phải
thu đang trở thành vấn đề lớn và là mối quan tâm đặc biệt của tất cả các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương vì các khoản phải thu không
thu hồi được sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó quản lý tín
dụng hiệu quả trở thành một thách thức đối với các doanh nghiệp cũng như
các nhà quản lý và nhu cầu về bảo hiểm các khoản phải thu trước rủi ro không
thu hồi được trở thành tất yếu.
Để đáp ứng nhu cầu đó, ngay từ năm 1986, Công ty Bảo hiểm Nhân
dân Trung Hoa (PICC- People’s Insurance Company of China) đã thành lập
Phòng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và đến năm 1988 đã được Chính phủ
Trung Quốc chính thức cho phép hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Đến
năm 1992, công ty này đã đăng ký là thành viên của Hiệp hội Bern và đến
tháng 10 năm 1998 PICC đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội
này. Trước đó, năm 1994 được sự cho phép của Chính phủ Trung Quốc, Ngân
hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (The Export-Import Bank of China) cũng đã
thành lập phòng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, cùng hợp tác hoạt động với
phòng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của PICC. Song nhìn chung hoạt cả hai
phòng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu này đều hoạt động khá mờ nhạt, tỷ lệ
hàng hóa xuất khẩu được bảo hiểm còn rất thấp, chỉ ở mức khoảng 1% trong

58
tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc do cơ chế hoạt động không hiệu
quả và vẫn còn thiếu sự quan tâm của thị trường, của các doanh nghiệp đối
với loại hình bảo hiểm này. Cho đến năm 2001, đứng trước một thay đổi to
lớn của nền kinh tế là Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của Tổ
chức Thương mại Thế giới WTO, tức là các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc
biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang đứng trước những cơ hội và
thách thức to lớn trên sân chơi quốc tế, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định
thông qua việc thành lập Công ty Bảo hiểm xuất khẩu và tín dụng Trung
Quốc (China Export &Credit Insurance Corporation) thường gọi là
SINOSURE trên cơ sở hợp nhất hai phòng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của
PICC và China Eximbank. SINOSURE sẽ là tổ chức duy nhất được nhà nước
giao nhiệm vụ hoạt động và quản lý bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Việc thành
lập SINOSURE đánh dấu một bước phát triển mới cho hoạt động bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu tại Trung Quốc.
Hiện tại trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu, hỗ trợ cho xuất khẩu Trung
Quốc và thực hiện chính sách thương mại, Trung Quốc có 2 tổ chức tín dụng
xuất khẩu chính thức là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China
Eximbank) và SINOSURE. China Eximbank thành lập năm 1934 và thuộc sở
hữu 100% Nhà nước với nhiệm vụ là đẩy mạnh xuất khẩu quốc gia và hỗ trợ
đầu tư nước ngoài cho các doanh nghiệp Trung Quốc. China Eximbank cung
cấp các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn trực tiếp cho các nhà xuất khẩu
và các nhà nhập khẩu nước ngoài mua hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc,
và bảo đảm cho các giao dịch liên quan đến xuất khẩu. SINOSURE cung cấp
bảo hiểm tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn cho các khoản tín dụng mà
China Eximbank dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như các nhà
nhập khẩu. Hai tổ chức này theo luật thì không buộc phải hợp tác hoạt động
với nhau nhưng thực tế thì cả hai đều cùng phối hợp hoạt động với mục đích
chung là thúc đẩy cho xuất khẩu của Trung Quốc. Ngoài ra, SINOSURE cũng

59
cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất
khẩu và các nhà đầu tư của Trung Quốc.
Theo cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO, thị trường bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu sẽ dần được mở cửa cho các công ty của nước ngoài cùng với
các lĩnh vực dịch vụ khác, song hiện tại các công ty này vẫn mới chỉ dừng lại ở
hoạt động thăm dò thị trường chứ chưa tham gia tích cực vào thị trường này do
đó SINOSURE vẫn gần như là tổ chức duy nhất cung cấp bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu tại Trung Quốc và các doanh nghiệp nước này cũng chỉ sử dụng sản
phẩm bảo hiểm do công ty này cung cấp nhờ những ưu đãi dành cho họ.
Việc thành lập SINOSURE đã mang lại cho bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu Trung Quốc bước phát triển nhanh và ổn định. Bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu đã trở thành một phần trong chính sách thương mại quốc tế của Trung
Quốc và tham gia trực tiếp trong các chương trình hợp tác chính. Theo số liệu
thống kê của SINOSURE , từ năm 2004 đến năm 2005, bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu Trung Quốc đã đạt được 34,4 tỷ $ giá trị hàng hóa xuất khẩu được
bảo hiểm, năm này gấp đôi năm trước về giá trị hàng hóa được bảo hiểm, và
đã đạt được mục tiêu gấp ba lần trong vòng 3 năm kể từ năm 2002 của lãnh
đạo công ty. Ngày nay tại Trung Quốc bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đang phát
huy vai trò là lực lượng dẫn dắt không thể thiếu đối với sự phát triển của
thương mại Trung Quốc.
Đối với xuất khẩu Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, và Liên minh Châu Âu
EU là các thị trường truyền thống với các mặt hàng chủ lực là thiết bị văn
phòng, viễn thông, hàng may mặc, giày da và các thiết bị điện. Nhưng trong
những năm gần đây, cùng với sự thành lập và phát triển mạnh mẽ của
SINOSURE các nhà xuất khẩu đã mạnh dạn tìm kiếm và mở rộng thị trường
do các rủi ro mà họ có thể gặp phải khi khai thác thị trường mới đã được bảo
hiểm, do đó thị trường xuất khẩu của Trung Quốc đã mở rộng ra rất nhiều
nước, trong đó có 49 nước ở châu Phi, các nước ASEAN, Ấn Độ, Braxin, và

60
Nga, đây đều là các thị trường rất tiềm năng nhưng cũng chứa rất nhiều rủi ro.
Hàng hóa xuất khẩu với sự hỗ trợ của SINOSURE đến các thị trường mới đã
đạt 15,29 tỷ $ năm 2006, tăng gần 30 lần so với 4 năm trước đó. Từ năm 2002
đến năm 2006, xuất khẩu của Trung Quốc đến các thị trường mới tăng từ
28,13 tỷ $ lên 102,9 tỷ $, tăng 74,81 tỷ $, trong số lượng tăng đó có 14,71 tỷ $
được bảo hiểm bởi SINOSURE9.
Cùng với sự phát triển của SINOSURE, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
tại Trung Quốc đã thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng của mình, cụ thể là:
- Chức năng hỗ trợ xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Theo thống kê của
SINOSURE thì quy mô hỗ trợ được mở rộng lên 8 lần từ 2,75 tỷ $ năm 2002
lên 21,2 tỷ $ năm 2006, giá trị hàng hóa xuất khẩu và đầu tư nước ngoài được
bảo hiểm tăng từ 2% tổng giá trị thương mại quốc tế của Trung Quốc năm
2002 lên 6.7% năm 2007. SINOSURE thúc đẩy sự phát triển của tài trợ
thương mại dưới các điều kiện của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã giải quyết
được những khó khăn thiếu vốn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực ngoại thương. Điều này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp, đảm bảo
cho các doanh nghiệp duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất xuất khẩu.
- Chức năng hỗ trợ sự điều chỉnh cơ cấu thương mại quốc tế của quốc
gia theo hướng đa dạng các thị trường xuất khẩu, đa dạng các điều kiện tín
dụng của các hợp đồng xuất khẩu…Hiện tại đã có rất nhiều các doanh nghiệp
dần từ bỏ việc yêu cầu các nhà nhập khẩu nước ngoài phải sử dụng thư tín
dụng như là biện pháp đảm bảo trong thanh toán các hợp đồng xuất khẩu do
chi phí quá cao và các thủ tục phức tạp trong việc xuất trình chứng từ để được
thanh toán và đã áp dụng các điều kiện tín dụng mở như ghi sổ (O/A), D/P
hay D/A cùng với sự bảo đảm của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu từ
SINOSURE. Điều đó giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng được các cơ
hội kinh doanh, tăng lượng hàng bán và giảm các chi phí giao dịch. Bảo hiểm
9
Nguồn: Bộ Thương mại Trung Quốc.

61
tín dụng xuất khẩu cung khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng thị trường
xuất khẩu, khai thác các thị trường mới bên cạnh các thị trường truyền thống,
về lâu dài việc đa dạng thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro,
nếu kinh doanh không hiệu quả ở một hoặc một số thị trường thì vẫn còn có
các thị trường khác, doanh nghiệp có thể tránh khỏi nguy cơ phá sản.
- Chức năng thực hiện các chính sách trong chiến lược tổng thể thúc
đẩy thương mại quốc tế do Nhà nước đề ra. Các doanh nghiệp hoạt động sản
xuất xuất khẩu trong những ngành công nghiệp chủ chốt như sản xuất ô tô,
tàu thủy, viễn thông, phần mềm và y dược học; các sản phẩm xuất khẩu là sản
phẩm công nghệ cao, các sản phẩm mang thương hiệu quốc gia của Trung
Quốc đều được ưu tiên hỗ trợ trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm phát
huy lợi thế và nguồn lực trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu. Từ năm 2005,
SINOSURE đã hỗ trợ cho 190 doanh nghiệp có hàng hóa mang thương hiệu
Trung Quốc xuất khẩu. Năm 2006, giá trị các sản phẩm mang thương hiệu
của Trung Quốc được SINOSURE bảo hiểm lên đến 4,10 tỷ $, tăng 52,4% so
với năm 2005. Cũng trong năm 2006, theo báo cáo của SINOSURE thì 76%
kim ngạch bảo hiểm tín dụng xuất khẩu do công ty cung cấp là bảo hiểm cho
các sản phẩm máy móc, thiết bị điện xuất khẩu.
Mặc dù bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã phát triển mạnh tại Trung Quốc
cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế song khi so sánh tỷ lệ kim
ngạch thương mại được bảo hiểm bằng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của
Trung Quốc với thế giới thì vẫn còn rất thấp. Trung bình 12% kim ngạch
thương mại toàn cầu được bảo hiểm, tỷ lệ này ở các nước G7 trung bình là
15%, thậm chí ở Nhật là 39%, ở Pháp là 21% còn ở Trung Quốc chỉ trên 6%
trong Trung Quốc là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu.
Vì thế thị trường cho bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Trung Quốc còn rất lớn
và các chức năng của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cần được khai thác sử
dụng nhiều hơn nữa khi nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ.

62
2.2. Kinh nghiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của một tổ chức tiêu biểu
– Công ty bảo hiểm xuất khẩu và tín dụng Trung Quốc (SINOSURE).
2.2.1. Giới thiệu về SINOSURE.
Công ty Bảo hiểm xuất khẩu và tín dụng Trung Quốc (China Export &
Credit Insurance Corporation – SINOSURE) là một trong hai tổ chức tín dụng
xuất khẩu chính thức tai Trung Quốc và là tổ chức duy nhất tại nước này
chuyên cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
SINOSURE được thành lập ngày 18/12/2001 trên cơ sở hợp nhất hai
phòng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung
Quốc (China Eximbank) và Công ty Bảo hiểm Nhân dân Trung Hoa (PICC)
với số vốn đăng ký là 4 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 482 triệu Đô la Mỹ) lấy
từ quỹ Bảo hiểm rủi ro tín dụng xuất khẩu trong ngân sách quốc gia. Sau đó,
SINOSURE đã thay thế PICC trở thành thành viên của Hiệp hội Bern.
SINOSURE được thành lập ngay sau khi Trung Quốc gia nhập WTO,
là kết quả từ những hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài trong nỗ lực tạo nên
các công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp Trung Quốc trong bối cảnh cạnh tranh
ngày càng khốc liệt. Sự ra đời đó cũng là một bước cải cách to lớn của Chính
phủ Trung Quốc thay đổi các công cụ hỗ trợ xuất khẩu nói riêng và thương
mại quốc tế nói chung cho phù hợp và tuân theo các quy định của WTO.
SINOSURE là tổ chức với 100% sở hữu Nhà nước, chịu sự quản lý
trực tiếp của Bộ Tài chính Trung Quốc và hoạt động theo nguyên tắc thị
trường với sứ mệnh được Chính phủ giao cho là hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa,
công nghệ và dịch vụ của Trung Quốc, đặc biệt là các sản phẩm máy móc
công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn và các sản phẩm thiết bị điện.
SINOSURE có trụ sở tại Bắc Kinh, và có 12 chi nhánh , 7 văn phòng
đại diện tại các tỉnh, thành phố trải khắp các vùng miền của Trung Quốc,
ngoài ra còn có 1 văn phòng đại diện tai Luân Đôn, Anh. Sản phẩm bảo hiểm của
công ty dành cho hàng hóa xuất khẩu đến hơn 180 quốc gia trên toàn thế giới.

63
Các sản phẩm và dịch vụ của SINOSURE gồm có:
- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn
- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn
- Bảo hiểm đầu tư
- Kỳ phiếu và bảo lãnh
- Dịch vụ đánh giá tín dụng
- Dịch vụ thu hồi nợ
Có thể thấy SINOSURE đã triển khai gần như tất cả các sản phẩm và
dịch vụ giá trị gia tăng mà một tổ chức tín dụng xuất khẩu có thể cung cấp.
Không giống với Eximbank của Mỹ, SINOSURE không cung cấp các
khoản tín dụng trực tiếp do công việc này đã được China Eximbank đảm nhận
nhưng SINOSURE lại cung cấp bảo hiểm cho cả đầu tư nước ngoài còn ở
Mỹ, nó được cung cấp bởi một công ty độc lập chuyên cung cấp bảo hiểm đầu
tư. Phần tiếp theo sẽ đề cập cụ thể hơn về các sản phẩm của SINOSURE.
2.2.2. Kinh nghiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của SINOSURE.
(1) Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn: cung cấp bảo hiểm cho các
nhà xuất khẩu Trung Quốc trước rủi ro không thanh toán khi thực hiện hợp
đồng xuất khẩu theo các điều kiện tín dụng là L/C, D/P, D/A, O/A với thời
hạn tín dụng tối đa là 1 năm. Người xuất khẩu sẽ được bảo vệ trước việc
không thanh toán gây ra bởi các rủi ro sau:
 Rủi ro thương mại bao gồm:
- Hợp đồng bị hủy do người nhập khẩu vi phạm hợp đồng
- Người mua hoặc ngân hàng phát hành thư tín dụng không có khả
năng thanh toán hoặc bị phá sản.
- Lỗi của người nhập khẩu trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Người mua từ chối nhận hàng mà không có lý do hợp lý
- Người mua từ chối thanh toán khi đã nhận hàng
 Rủi ro chính trị bao gồm:

64
- Lệnh cấm hoặc hạn chế các giao dịch ngoại tệ của chính phủ nước
hoặc vùng lãnh thổ người nhập khẩu
- Lệnh cấm, hạn chế nhập khẩu hàng hóa của chính phủ nước người
nhập khẩu
- Hủy hoặc không cấp mới giấy phép nhập khẩu của nước nhập khẩu
- Thời gian thanh toán bị kéo dài do các nguyên nhân từ Chính phủ
nước nhập khẩu
- Chiến tranh, bạo động, nổi loạn…và các sự kiện tương tự sảy ra ở
nước nhập khẩu ngăn cản việc thực hiện hợp đồng của người mua.
Trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn, SINOSURE cung cấp
các loại hình bảo hiểm sau:
a. Bảo hiểm toàn bộ (Comprehensive Cover Insurance): cung cấp bảo
hiểm cho tất cả các hợp đồng xuất khẩu của người xuất khẩu theo các điều
kiện tín dụng trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm).
b. Bảo hiểm toàn bộ doanh thu (Whole Turnover Insurance): cung cấp
bảo hiểm cho tất cả các hợp đồng xuất khẩu mà người xuất khẩu đã thực hiện
xong nghĩa vụ giao hàng của mình.
c. Bảo hiểm thư tín dụng (L/C Insurance): người xuất khẩu được bảo
vệ khỏi những rủi ro khi điều kiện thanh toán là thư tín dụng trong một thời
gian nhất định như: Ngân hàng phát hành bị phá sản hoặc không có khả năng
trả nợ, lỗi của Ngân hàng phát hành sau khi người xuất khẩu đã xuất trình đủ
bộ chứng từ cần thiết theo quy định trong L/C.
d. Bảo hiểm cho người mua xác định (Specific buyer’s Insurance): bảo
hiểm các rủi ro cho tất cả các hợp đồng bán hàng của người xuất khẩu với một
hoặc một số người mua nhất định. Loại hình bảo hiểm này thích hợp đối với
các sản phẩm xuất khẩu là máy móc, thiết bị điện trọn bộ với số lượng lớn
cho các nhà nhập khẩu nhất định.
e. Bảo hiểm cho hợp đồng xác định (Specific contract Insurance): bảo
hiểm cho người xuất khẩu theo một hợp đồng mua bán nhất định.

65
Đối với các loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn, tỷ lệ được
bảo hiểm là từ 90-95% tùy thuộc vào quyết định của SINOSURE .
Tỷ lệ phí bảo hiểm được quyết định dựa vào các yếu tố như: mức độ rủi
ro của nước nhập khẩu, điều kiện tín dụng, thời hạn tín dụng theo cơ chế sau:
Bảng 6: Cơ chế xác định tỷ lệ phí bảo hiểm của SINOSURE

Điều kiện Thời gian Mức độ rủi ro của nước nhập khẩu
thanh toán thanh toán
A1 A2 B1 B2 C1 C2 D1 D2
0-30 ngày Thấp
L/C 31-90 ngày
91-180 ngày
0-30 ngày
D/P, D/A,
O/A
31-90 ngày

91-180 ngày Cao

(Nguồn: SINOSURE)
Các mức độ rủi ro A1, A2, B1, B2, C1, C2, D1, D2 tương ứng với 8
mức độ rủi ro từ 0 đến 7 theo phân loại rủi ro quốc gia của OECD. Chi tiết về
việc phân loại này cũng không được công bố rộng rãi. Tỷ lệ phí bảo hiểm của
SINOSURE nằm trong khoảng từ 0,1% đến 1%
Có thể nhận thấy một số khác biệt giữa bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
ngắn hạn của SINOSURE và của US Eximbank như sau:
- SINOSURE không đưa ra tiêu chuẩn của nhà xuất khẩu để được cung
cấp bảo hiểm mà tùy thuộc vào lịch sử hoạt động của doanh nghiệp, mặt hàng
xuất khẩu và những rủi ro có thể gặp phải để công ty quyết định có cung cấp
bảo hiểm tín dụng hay không và nếu cung cấp thì sẽ với tỷ lệ được bảo hiểm

66
và tỷ lệ phí bảo hiểm là bao nhiêu, chứ không có một mức cụ thể nào như
trong quy định của US Eximbank.
- SINOSURE cũng không áp dụng quy tắc nguồn gốc xuất xứ trong sản
phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của mình, không có một tỷ lệ nội địa bắt
buộc nào đối với hàm lượng nội địa là điều kiện để được cấp bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu.
- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của SINOSURE chỉ dành cho các nhà
xuất khẩu chứ không dành cho cả các Ngân hàng (người cho vay) như của US
Eximbank.
(2) Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn: được sử dụng nhằm
khuyến khích các nhà xuất khẩu Trung Quốc tham gia tích cực hơn trong việc
cung cấp các khoản tín dụng dài hơn dành cho người nhập khẩu, tạo ra lợi thế
cạnh tranh cho mình trong hoàn cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng trở nên
khốc liệt hơn và hỗ trợ cho các tổ chức tài chính như các Ngân hàng thương
mại khi họ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu bằng các khoản
vay trung và dài hạn.
SINOSURE đưa ra 2 hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và
dài hạn, đó là:
a) Bảo hiểm tín dụng người mua (Buyer’s Credit Insurance Program):
Tín dụng người mua là khoản tín dụng người xuất khẩu cung cấp cho
người nhập khẩu khuyến khích người nhập khẩu mua hàng hoặc một ngân
hàng cho người nhập khẩu vay để họ thanh toán cho các nhà xuất khẩu Trung
Quốc. Bảo hiểm tín dụng người mua cung cấp bảo hiểm cho người xuất khẩu
hoặc cho ngân hàng cho vay khi họ cấp tín dụng người mua.
Rủi ro được bảo hiểm là người nhập khẩu hoặc người bảo đảm cho
người nhập khẩu không thanh toán khoản tín dụng do các rủi ro thương mại
và chính trị.
Đối tượng có thể được cung cấp bảo hiểm tín dụng người mua là:
(i) Các tổ chức tín dụng/ người xuất khẩu Trung Quốc

67
(ii) Các tổ chức tín dụng nước ngoài thỏa mãn các điều kiện sau:
- Có chi nhánh tại Trung Quốc
- Có tổng tài sản không nhỏ hơn 20 tỷ $
- Tham gia vào các giao dịch tín dụng xuất khẩu trong 3 năm gần nhất.
Với giá trị của các hợp đồng hoặc các khoản vay không ít hơn 1 triệu $
với thời hạn tín dụng từ 1 đến 10 năm và phải có tỷ lệ trả trước hoặc thanh
toán bằng tiền mặt cho một hợp đồng xuất khẩu của nhà nhập khẩu ít nhất là
15%, nếu vận chuyển hàng bằng tàu biển thì tỷ lệ này ít nhất là 20%.
b) Bảo hiểm tín dụng nhà cung cấp:
Tín dụng nhà cung cấp là khoản vay mà các tổ chức tài chính cung cấp
cho người xuất khẩu để hỗ trợ cho họ trong quá trình sản xuất và thực hiện
các hợp đồng xuất khẩu.
Các rủi ro được bảo hiểm theo loại hình bảo hiểm này là:
- Người nhập khẩu không thanh toán cho người xuất khẩu trên 6 tháng kể
từ ngày lẽ ra phải thanh toán (lỗi của người nhập khẩu trong thanh toán).
- Người nhập khẩu không có khả năng trả nợ hoặc bị phá sản.
- Việc thay đổi đồng tiền thanh toán do lỗi của người nhập khẩu hoặc
do sự thay đổi trong luật của nước nhập khẩu.
- Người nhập khẩu không thanh toán do cố tình không thanh toán hoặc
do các sự kiện chính trị hoặc kinh tế khó khăn của nước nhập khẩu.
- Không thực hiện hợp đồng được do thay đổi trong chính sách của
nước nhập khẩu
Tất cả những rủi ro trên dẫn đến hậu quả là người xuất khẩu không
nhận được thanh toán cho hợp đồng xuất khẩu dẫn đến không trả được khoản
tín dụng cho tổ chức tài chính.
Đối tượng được cung cấp loại hình bảo hiểm này cũng tương tự như
bảo hiểm tín dụng người mua.
SINOSURE không công bố rộng rãi tỷ lệ được bảo hiểm và tỷ lệ phí
bảo hiểm đối với 2 loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn là

68
bao nhiêu mà tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa công ty và các đối tác (nhà
xuất khẩu hoặc tổ chức tài chính) dựa trên mức độ rủi ro, giá trị của khoản tín
dụng và thời hạn tín dụng.
Theo SINOSURE thì hai loại hình bảo hiểm tín dụng này ban đầu
được thành lập tương ứng với hai loại tín dụng người mua và tín dụng nhà
cung cấp của China Eximbank với mục đích bảo hiểm cho các khoản tín dụng
của Ngân hàng này. Hiện nay 2 loại hình này vẫn được sử dụng chủ yếu bởi
China Eximbank, ngoài ra còn có thêm 1 số ngân hàng khác đã bắt đầu sử
dụng để bảo hiểm cho các khoản tín dụng của mình.
(3) Bảo hiểm đầu tư (Investment Insurance):
Cung cấp bảo hiểm các tổn thất của nhà đầu tư gây ra bởi chiến tranh,
lệnh cấm chuyển tiền ra nước ngoài, lệnh trưng thu tài sản hoặc hủy hợp đồng
của Chính phủ nước mà nhà đầu tư Trung Quốc thực hiện đầu tư. Bảo hiểm
đầu tư được sử dụng để hỗ trợ và khuyến khích các công ty và các tổ chức tài
chính của Trung Quốc tiến hành đầu tư ra nước ngoài và khuyến khích, tạo
thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc đại lục.
SINOSURE cung cấp 2 loại hình bảo hiểm đầu tư chính, đó là:
a) Bảo hiểm đầu tư nước ngoài (Overseas Investment Insurance): Loại
hình bảo hiểm này chỉ dành cho các doanh nghiệp và tổ chức tài chính đăng
ký kinh doanh và có các hoạt động chính tại Trung Quốc đại lục (không bao
gồm các doanh nghiệp và tổ chức tài chính nước ngoài hoặc thuộc sở hữu của
các doanh nghiệp, các tổ chức và công dân của các khu vực tự trị Hồng Kông,
Ma Cao và Đài Loan hoạt động tại Trung Quốc đại lục) tiến hành đầu tư tại
nước ngoài và cho các tổ chức tài chính cung cấp tài chính cho hoạt động đẩu
tư nước ngoài của các doanh nghiệp trên.
Các rủi ro được SINOSURE bảo hiểm là:
- Việc trưng thu tài sản (bao gồm cả quốc hữu hóa, tịch thu sung công)
của Chính phủ nước nhận đầu tư.

69
- Hạn chế chuyển từ nội tệ sang ngoại tệ và chuyển lợi nhuận ra khỏi
nước nhận đầu tư. Rủi ro giảm giá tiền tệ không được bảo hiểm.
- Tổn thất các tài sản hữu hình do chiến tranh hoặc không có khả năng
thực hiện hoạt động do chiến tranh hoặc các sự kiện chính trị khác nhưi bạo
loạn, nổi dậy của dân chúng…
- Việc hủy hợp đồng đầu tư của các cơ quan chức trách nước nhận đầu
tư, bao gồm cả chính quyền các địa phương.
Trong loại hình bảo hiểm này, SINOSURE đưa ra các sản phẩm bảo
hiểm dành cho các hình thức đầu tư nước ngoài, cụ thể là:
- Bảo hiểm cho tài sản đầu tư (Equity Insurance Policy)
- Bảo hiểm cho các khoản đầu tư để trở thành cổ đông (Shareholder
Loan Policy)
- Bảo hiểm cho các khoản cho vay của các tổ chức tài chính (Financial
Institutions Loan Policy)
b) Bảo hiểm đầu tư trong nước (Inbound Investment Insurance): được
sử dụng nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư từ
các khu vực tự trị Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan tiến hành đầu tư vào Trung
Quốc đại lục. Nó bảo hiểm cho các nhà đầu tư trước những tổn thất phát sinh
trong quá trình thực hiện đầu tư do các rủi ro về chính trị ở Trung Quốc. Bảo
hiểm đầu tư trong nước bao gồm bảo hiểm cổ phần đầu tư và bảo hiểm nghĩa
vụ pháp lý.
Đặc điểm của cả hai loại bảo hiểm đầu tư của SINOSURE đó là:
- Được tài trợ bởi Chính phủ Trung Quốc thông qua quỹ bảo hiểm rủi
ro tín dụng quốc gia trong Ngân sách Nhà nước.
- Là hoạt động phi lợi nhuận
- Bảo vệ các nhà đầu tư trước các rủi ro chính trị- những rủi ro bị loại
trừ tại các doanh nghiệp bảo hiểm thương mại.

70
Bảo hiểm đầu tư giúp cho các nhà đầu tư (cả nhà đầu tư Trung Quốc
và nước ngoài) giảm thiểu tổn thất ngoài ra còn được hỗ trợ tài chính, khai
thác được các thị trường mới nổi trên thế giới và nhận được sự giúp đỡ về khả
năng quản lý rủi ro chuyên nghiệp của SINOSURE.
Trong bảo hiểm đầu tư, các nhà đầu tư được lựa chọn 2 loại thời hạn
bảo hiểm là:
- Thời hạn bảo hiểm cam kết (Commitment Insurance Period): thời hạn
bảo hiểm trùng với thời gian hoàn vốn của dự án đầu tư hoặc hoàn lại khoản
cho vay, thường là từ 3 đến 20 năm.
- Thời hạn bảo hiểm ban đầu (Initial Insurance Period): thời hạn bảo
hiểm là 3 năm đầu của dự án đầu tư, sau đó nhà đầu tư có thể yêu cầu gia hạn
thêm thời hạn bảo hiểm.
Tỷ lệ được bảo hiểm trong bảo hiểm đầu tư là từ 90 đến 95% giá trị
của khoản đầu tư hoặc khoản cho vay. Để được cung cấp bảo hiểm đầu tư,
SINOSURE yêu cầu các nhà đầu tư phải cung cấp các thông tin như:
- Thông tin về nhà đầu tư, bao gồm bản copy của giấy phép kinh
doanh, báo cáo tài chính được kiểm toán trong 3 năm gần nhất và kinh
nghiệm của nhà đầu tư trong lĩnh vực đầu tư…
- Thông tin về dự án đầu tư như giá trị của khoản đầu tư, hình thức
đầu tư, vòng đời của dự án, loại tiền tế đầu tư…
- Thông tin về tài chính như người cho vay, giá trị của khoản vay,
thời hạn hoàn trả…
- Nghiên cứu tính khả thi của dự án
- Tất cả những giấy phép, thỏa thuận, đảm bảo và các chứng từ có
liên quan theo yêu cầu của SINOSURE.
Về khiếu nại tổn thất, nhà đầu tư được bảo hiểm sẽ phải thông báo cho
SINOSURE trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát sinh tổn thất và phải tiến
hành khiếu nại trong vòng 18 tháng kể từ ngày phát sinh tổn thất. Hồ sơ khiếu

71
nại tổn thất bao gồm mẫu đơn khiếu nại và tất cả các chứng từ liên quan làm
bằng chứng chứng minh tổn thất.
Ngoài bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm đầu tư, SINOSURE
còn cung cấp một dịch vụ giá trị gia tăng rất nổi bật và được các doanh nghiệp
Trung Quốc đánh giá cao, đó là dịch vụ xếp hạng tín dụng (Credit rating
Service). Dịch vụ này bao gồm phân tích rủi ro quốc gia và báo cáo thông tin
tín dụng doanh nghiệp. Từ năm 2005, SINOSURE đã đưa ra phân tích rủi ro
quốc gia lần đầu tiên dựa trên những phân tích định tính và định lượng phục
vụ cho các sản phẩm bảo hiểm của chính công ty và cung cấp thông tin về thị
trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc giúp họ có định hướng
trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, SINOSURE
còn cung cấp báo cáo phân tích ngành tại một nước cụ thể hoặc trên thị
trường toàn cầu theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng. Những thông tin của
SINOSURE dựa trên nhiều nguồn, từ bản thân các phân tích của công ty và từ
những đánh giá của các tổ chức quốc tế cung cấp cho các doanh nghiệp những
thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội cũng như điều kiện tài chính từ quốc gia
đến các ngành đến các doanh nghiệp, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp,
giúp họ giảm được rất nhiều chi phí trong việc tìm hiểu thị trường mới và
giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải khi khai thác các thị trường mới này.
Ngoài ra SINOSURE đã ký một văn bản thỏa thuận với Hiệp hội các
doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc cam kết hỗ trợ cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ (các doanh nghiệp có doanh thu xuất khẩu hàng năm dưới 2 triệu
$), theo đó từ năm 2005 SINOSURE chính thức triển khai thêm dịch vụ bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu dành cho khối các doanh nghiệp này với thủ tục
thuận tiện hơn và mức phí bảo hiểm thấp hơn.
Một chương trình rất đáng được quan tâm mà SINOSURE đã thực hiện
trong thời gian qua là chương trình thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản thông
qua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Từ đầu năm 2006, hai thị trường xuất khẩu

72
chủ lực của nông sản Trung Quốc là Nhật Bản và Liên minh Châu Âu đã áp
dụng các quy định mới về an toàn thực phẩm, siết chặt hơn các tiêu chuẩn
chất lượng đối với hàng nông sản, thực phẩm nhập khẩu vào các thị trường
này. Những rào cản kỹ thuật này khiến cho hàng nông sản xuất khẩu của
Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu không còn giữ
được tốc độ tăng trưởng như trước. Trước tình hình đó, Bộ Thương mại
Trung Quốc đã ra chỉ thị yêu cầu các Sở Thương mại các địa phương và
SINOSURE phối hợp khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản
tăng cường cung cấp tín dụng cho các nhà nhập khẩu và tăng khả năng quản
lý rủi ro tín dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế đi
cùng với biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm để đẩy mạnh xuất khẩu các
mặt hàng nông sản chủ lực, trong đó bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được coi là
biện pháp hỗ trợ chính.
Thực hiện theo chỉ thị đó, SINOSURE đã tăng cường cung cấp bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, bên cạnh
sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu truyền thống, SINOSURE còn cung
cấp thêm các sản phẩm như bảo hiểm rủi ro trước khi gửi hàng cho các doanh
nghiệp hay bảo hiểm tín dụng trong nước có liên quan đến hoạt động xuất
khẩu. Ngoài ra, nhằm cung cấp dịch vụ thuận tiện hơn, SINOSURE còn bỏ
bớt các điều kiện để được cung cấp bảo hiểm đối với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, đơn giản hóa các thủ tục bảo hiểm.
Theo thống kê của SINOSURE thì trong năm 2006, số hợp đồng bảo
hiểm dành cho các sản phẩm nông nghiệp chiếm đến 20% trong tổng số hợp
đồng bảo hiểm của công ty và ngày càng có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu
nông sản đã mở rộng các điều kiện tín dụng cho nhà nhập khẩu và mở rộng
khai thác các thị trường mới có tiêu chuẩn về hàng nông sản ít khắt khe hơn
các thị trường truyền thống do an tâm với bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của
SINOSURE.

73
2.2.3. Kết quả và bài học kinh nghiệm.
Đến cuối năm 2007, tức là sau 6 năm hoạt động, SINOSURE đã bảo
hiểm cho 112,17 tỷ $ giá trị hàng hóa xuất khẩu với tổng phí bảo hiểm thu
được là 1,43 tỷ$ và đã chi trả cho các tổn thất là 0,83 tỷ$ 10.Quy mô khách
hàng của công ty từ vài trăm doanh nghiệp lúc ban đầu đã lên đến vài nghìn
doanh nghiệp xuất khẩu. Giá trị bảo hiểm và phí bảo hiểm thu được tăng đều
qua các năm, cụ thể:
Bảng 7: Kết quả hoạt động qua các năm của SINOSURE
(đơn vị: trăm triệu $)

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Giá trị bảo hiểm 27,52 57,14 132,89 212,13 295,67 396,29

Phí bảo hiểm 0.55 1,00 1,92 2,78 3,60 4,44

Giá trị chi trả cho


0,70 0,98 0,99 1,10 1,16 2,82
các tổn thất
(Nguồn: Performance Review 2007, SINOSURE)
Có thể nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của SINOSURE và sản phẩm
bảo hiểm của công ty đã được các doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều
hơn nhằm đảm bảo cho họ trước một môi trường đầy cơ hội cũng như thách
thức của một thị trường phát triển nhanh nhất thế giới và các sản phẩm xuất
khẩu của Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường toàn cầu.
Giá trị bảo hiểm năm 2007 của SINOSURE là 39,63 tỷ $, chiếm 3,1%
tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong đó giá trị bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuất khẩu là 30,10 tỷ $, tăng 29,10%
so với năm trước với giá trị phí bảo hiểm là 200 triệu $, chiếm gần 50% tổng giá
trị phí bảo hiểm thu được. SINOSURE cung cấp bảo hiểm ngắn hạn cho hàng
hóa xuất khẩu đến 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó có 5 thị
trường lớn nhất là Mỹ, Hàn Quốc,Đức, Nhật và Hồng Kông11.

10
Nguồn: Performance Review 2007, SINOSURE
11
Nguồn: Performance Review 2007, SINOSURE.

74
Về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn: SINOSURE không
chỉ tập trung hỗ trợ cho các dự án và các ngành công nghiệp trọng điểm mà
còn mở rộng ra nhiều ngành hơn nữa. Năm 2007, SINOSURE cung cấp bảo
hiểm cho 42 dự án trung và dài hạn với tổng giá trị bảo hiểm là 3,45 tỷ$, tăng
31,8% so với năm trước, trong đó có 28 dự án là bảo hiểm tín dụng người
mua và 14 dự án là bảo hiểm tín dụng nhà cung cấp.
Về bảo hiểm đầu tư: tổng giá trị bảo hiểm năm 2007 là 3,9 tỷ $, tăng
51.3% so với năm trước với 32 dự án đầu tư.
SINOSURE vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện các sản
phẩm của mình, đưa thêm các sản phẩm mới để thu hút sự quan tâm hơn nữa
và đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp với sự cho phép của Chính phủ
Trung Quốc. Tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu được bảo hiểm trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của Trung Quốc vẫn còn ở mức thấp và để đạt được mục tiêu đến
năm 2010, tỷ lệ này sẽ ở mức từ 10 đến 15% thì còn rất nhiều việc mà
SINOSURE phải làm, không chỉ tự hoàn thiện các sản phẩm của mình để bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu trở thành một công cụ hỗ trợ xuất khẩu hiệu quả mà
còn phải nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích to lớn của bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu bởi nhận thức của các doanh nghiệp nước này trong
lĩnh vực này vẫn còn chưa được đầy đủ mặc dù nó đã tồn tại ở Trung Quốc
được gần 20 năm.
Qua những hoạt động và những thành công bước đầu của SINOSURE
có thể rút ra được một số bài học sau:
1) SINOSURE là một công ty chuyên về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu,
hoạt động dưới sự quản lý của Bộ Tài chính, cung cấp các sản phẩm bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu như là một công cụ hỗ trợ xuất khẩu do đó khi tình hình
thị trường quốc tế thay đổi, SINOSURE có thể thay đổi một cách linh hoạt
các chính sách của mình cho phù hợp với mục tiêu cao nhất là hỗ trợ được
càng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu càng tốt. Có thể lấy ví dụ từ chương trình

75
hỗ trợ xuất khẩu nông sản ở trên để thấy được sự hoạt động linh hoạt từ Cơ
quan chủ quản đến hoạt động cụ thể của SINOSURE cho phù hợp với những
yêu cầu mới trong một thị trường quốc tế luôn biến động.
Mô hình thành lập một công ty chuyên cung cấp bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu như ở Trung Quốc được đánh giá là phù hợp hơn với các nước
đang phát triển muốn xây dựng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm hỗ trợ cho
xuất khẩu so với mô hình xây dựng thêm sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu tại một Ngân hàng hoặc một công ty bảo hiểm thuộc sở hữu Nhà nước
đã có sẵn như mô hình của US Eximbank. Do hoạt động bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu đòi hỏi một trình độ quản lý và kỹ năng chuyên môn cao, xây dựng
một công ty chuyên về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ bớt đi một số vấn đề
phức tạp nảy sinh trong quản lý bởi ở các nước đang phát triển cả trình độ
quản lý điều hành lẫn trình độ chuyên môn quản lý tín dụng còn có những hạn
chế nhất định, tránh tình trạng có xây dựng nhưng không thể hoạt động do
lúng túng trong quản lý và triển khai. Hơn nữa khi thành lập một công ty
chuyên biệt, đây sẽ là đầu mối trong triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu,
gắn kết doanh nghiệp xuất khẩu với các công cụ hỗ trợ xuất khẩu, như vậy sẽ
hoạt động có hiệu quả trong điều kiện một nước mới triển khai cung cấp loại
hình bảo hiểm này. Ngoài ra, đơn vị này trong quá trình hoạt động sẽ tập trung vào hoạt động
của mình, nghiên cứu những vấn đề còn tồn tại để hoàn thiện sản phẩm của mình, đưa ra thêm
các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp trong những hoàn cảnh thay
đổi của thị trường quốc tế.
2) Hoạt động tăng cường hỗ trợ cho xuất khẩu nông sản trong hoàn
cảnh các thị trường nhập khẩu chính siết chặt hơn các hàng rào kỹ thuật là một bài
học rất đáng chú ý đối với các nước đang phát triển nói chung và với Việt Nam
nói riêng- những nước nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và cũng đang phải
đối mặt với những rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị
trường nhập khẩu hàng nông sản lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản…

76
3) SINOSURE vẫn chưa áp dụng tiêu chuẩn nguồn gốc xuất xứ đối với
hàng xuất khẩu được cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bởi hàng gia công cho
nước ngoài vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong kim ngạch xuất khẩu của
Trung Quốc, do đó nếu áp dụng thì sẽ có thể giảm một lượng đáng kể các
doanh nghiệp được cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Hơn nữa, việc áp
dụng quy tắc nguồn gốc xuất xứ không phải là một việc dễ dàng, để đưa ra
một tỷ lệ tối thiểu hàm lượng nội địa là bao nhiêu cho phù hợp với đặc điểm
chung của hàng hóa xuất khẩu của quốc gia để có thể cung cấp bảo hiểm cho
lượng giá trị hàng hóa lớn nhất có thể là một vấn đề không dễ đối với một
công ty mới hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, và còn
phải cần thời gian đề nghiên cứu.
Mặc dù không đưa ra tiêu chuẩn nguồn gốc xuất xứ như là một hình
thức hỗ trợ cho sản phẩm trong nước xuất khẩu nhưng sản phẩm bảo hiểm của
SINOSURE cùng với các công cụ hỗ trợ khác ưu tiên hỗ trợ cho các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực mà Chính phủ Trung Quốc đưa ra với mục tiêu đẩy mạnh
xuất khẩu.

77
Chương III: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG KINH NGHIỆM
VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
ĐỐI VỚI VIỆT NAM.
1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT
NAM:
Hiện tại có 2 hình thức tín dụng xuất khẩu phổ biến tại Việt Nam, đó là:
(1) Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ: gồm có tín dụng hỗ trợ
xuất khẩu trung và dài hạn và tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn.
- Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn: bao gồm các khoản vay ngắn
hạn, kể cả các khoản vay cho các hợp đồng xuất khẩu với thời hạn thanh toán
lên đến 720 ngày; bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn: bao gồm các khoản vay
đầu tư trung và dài hạn; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo đảm tín dụng đầu tư.
(2) Tín dụng xuất khẩu của các Ngân hàng thương mại: chủ yếu dưới
dạng cho vay tài trợ xuất khẩu để giúp các doanh nghiệp có đủ vốn thực hiện
hợp đồng xuất khẩu.
Đối với tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, tháng 12/2006,
Chính phủ đã ban hành Nghị định 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín
dụng xuất khẩu Nhà nước. Nghị định này ra đời cùng với sự thành lập của
Ngân hàng phát triển Việt Nam nhằm cung cấp tín dụng hỗ trợ cho các doanh
nghiệp xuất khẩu thay thế cho các hình thức hỗ trợ xuất khẩu trước đây như:
thưởng thành tích xuất khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu hay chính sách tín
dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu dưới hình thức cho vay lãi suất ưu đãi đã
không còn phù hợp trong hoàn cảnh Việt Nam sắp sửa trở thành thành viên
của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đối tượng áp dụng tại Nghị định 151
là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có dự án thuộc diện vay vốn đầu tư, bảo
lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư; các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế

78
trong nước có hợp đồng xuất khẩu hoặc các tổ chức nước ngoài nhập khẩu
hàng hoá thuộc diện có vay vốn, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu. Theo đó, đối
với tín dụng đầu tư của Nhà nước, mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa
bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án đó và do Ngân hàng Phát triển Việt
Nam quyết định. Đồng thời, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng quyết định
thời hạn cho vay của dự án dựa trên khả năng thu hồi vốn của dự án và khả
năng trả nợ của chủ đầu tư với mức tối đa là 12 năm; với một số dự án đặc thù
(dự án nhóm A, trồng cây thông, cây cao su), thời hạn cho vay tối đa là 15
năm. Lãi suất cho vay được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng lần
đầu tiên và không thay đổi cho cả thời hạn vay vốn. Lãi suất cho vay đầu tư
bằng đồng Việt Nam được tính bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5
năm cộng 0,5%/năm; lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất vay trong hạn.
Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; dự án phát triển nông
nghiệp, nông thôn và dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn... được hưởng lãi suất cho vay bằng lãi suất trái phiếu Chính
phủ kỳ hạn 5 năm và được hỗ trợ sau đầu tư. Đối với tín dụng xuất khẩu, mức
vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đã ký
hoặc giá trị L/C (thư tín dụng) đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá
hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng; thời hạn cho vay không
quá 12 tháng và lãi suất do Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc phù hợp
với lãi suất thị trường. Như vậy, các doanh ngiệp đã có một nguồn vay vốn
khá rẻ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đến tháng
3/2007, Bộ Tài chính công bố mức lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu của
Nhà nước bằng đồng Việt Nam là 9%/năm, bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi là
6,9%/năm. Có hai loại đối tượng được vay vốn tín dụng xuất khẩu là các doanh
nghiệp Việt Nam tham gia vào việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thuộc danh
mục ưu tiên khuyến khích xuất khẩu, phát huy lợi thế của quốc gia và các khách
hàng nước ngoài vay vốn để mua hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục ưu tiên

79
khuyến khích xuất khẩu. Điều kiện để khách hàng nước ngoài được vay vốn là
phải có sự bảo lãnh từ Chính phủ hoặc Ngân hàng Trung Ương.
Đến tháng 8/2008, cùng với làn sóng nâng lãi suất cho vay của các
Ngân hàng thương mại, Bộ Tài chính cũng công bố lãi suất cho vay tín dụng
xuất khẩu Nhà nước bằng đồng Việt Nam lên 14,4%/năm, bằng ngoại tệ là
7,8%/năm. Mức lãi suất này vẫn thấp hơn mức lãi suất cho vay trung bình của
các Ngân hàng thương mại từ 4 đến 5% vào thời điểm lúc bấy giờ. Sau đó
tháng 2/2009, các mức lãi suất này giảm xuống còn 6,9%/năm và 5,4%/năm
cùng với đà giảm lãi suất chung trên thị trường do ảnh hưởng của suy thoái
kinh tế.
Tín dụng xuất khẩu Nhà nước được xem là một nguồn cung cấp vốn giá
rẻ cho các doanh nghiệp xuất khẩu do có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước song các
doanh nghiệp vẫn quen với việc vay vốn từ các Ngân hàng thương mại để
phục vụ cho nhu cầu vốn của mình. Tỷ lệ các doanh nghiệp vay vốn từ Ngân
hàng Phát triển Việt Nam có tăng nhưng vẫn ở mức khiêm tốn so với nhu cầu
về vốn rất lớn của các doanh nghiệp do đó tín dụng xuất khẩu của các Ngân
hàng thương mại vẫn đang là một kênh hỗ trợ vốn quan trọng cho các doanh
nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Một hình thức tín dụng khác đó là tín dụng thương mại do người xuất
khẩu dành cho người nhập khẩu cũng chưa phổ biến tại Việt Nam, chỉ có rất ít
các doanh nghiệp lớn cung cấp tín dụng loại này cho người nhập khẩu do hạn
chế về vốn và trình độ quản lý rủi ro tín dụng còn yếu kém. Các doanh nghiệp
xuất khẩu Việt Nam hiện nay vẫn chỉ sử dụng phương thức thanh toán bằng
thư tín dụng để giảm thiểu rủi ro trong thanh toán trong khi trên thế giới thư
tín dụng đã không còn được sử dụng nhiều, đặc biệt là tại châu Âu, Mỹ, Nhật
Bản vì chi phí cao và thủ tục phức tạp trong việc mở thư tín dụng hay xuất
trình chứng từ để thanh toán, thay vào đó là các hình thức tín dụng chứng từ
(D/A, D/P) và đặc biệt là phương thức ghi sổ (Open Account) được sử dụng
ngày càng rộng rãi vì đã giảm đi chi phí và các thủ tục phức tạp, tăng độ tin

80
cậy lẫn nhau trong thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt
Nam vẫn chưa dám chấp nhận các phương thức thanh toán này bởi độ rủi ro
cao trong khi khả năng về vốn lại hạn chế, hiểu biết về bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu và những lợi ích của nó còn hạn chế và nhà cung cấp bảo hiểm cũng
chưa có nên doanh nghiệp chưa mạnh dạn cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
TẠI VIỆT NAM.
2.1. Nhu cầu về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay.
Theo đánh giá của các chuyên gia về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thì
nhu cầu về loại hình bảo hiểm này ở Việt Nam vào thời điểm hiện tại và trong
tương lai gần là rất lớn và nếu được triển khai sẽ phát triển nhanh chóng vì
một số lý do chủ yếu sau:
Một là, Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh
tế thế giới, đặc biệt đầu năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành
viên của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO. Việc gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới mang lại cho xuất khẩu Việt Nam cơ hội phát triển to
lớn nhờ việc thị trường được mở rộng và các nhà xuất khẩu Việt Nam được
đối xử công bằng hơn trên thị trường quốc tế song cũng đặt ra không ít thách
thức do phải tuân thủ các quy định của tổ chức này về các công cụ hỗ trợ xuất
khẩu, xúc tiến thương mại. Các biện pháp hỗ trợ trực tiếp đã không còn được
cho phép sử dụng mà thay vào đó Chính phủ sẽ phải áp dụng các biện pháp
hỗ trợ khác được cho phép. Song hiện nay các công cụ hỗ trợ xuất khẩu của
Chính phủ như: hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ về xây dựng thương hiệu,
hỗ trợ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
của doanh nghiệp trong việc phát triển các mặt hàng xuất khẩu và mở rộng thị
trường xuất khẩu. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được triển khai tại Việt Nam
sẽ đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và
đầu tư.

81
Hai là, xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu của Việt Nam đang phát triển
nhanh chóng, sẽ tạo nên nhu cầu được bảo đảm trước các rủi ro rất lớn của
các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính. Từ khi mở cửa nền kinh tế năm
1986, xuất khẩu của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, kim ngạch xuất
khẩu năm sau cao hơn năm trước.
Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam qua các năm
(từ 1995 đến 2008).

70
60
50
40
Kim ngạch xuất
30 khẩu hàng hóa

20
10
0
1995 1998 2001 2004 2007

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)


Chủng loại hàng hóa xuất khẩu cũng ngày càng đa dạng và phong phú
hơn, hiện tại các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là dầu thô, than
đá, hàng dệt may, giày dép, gạo, hải sản, cà phê, cao su, gỗ và các sản phẩm
gỗ, máy vi tính, sản phẩm và linh kiện điện tử, dây điện và dây cáp điện.
Thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng được mở rộng, trước đây thị
trường xuất khẩu chủ yếu của chúng ta là các nước ASEAN, một số nước
trong khu vực châu Á và Đông Âu là các bạn hàng truyền thống, hiện tại thị
trường xuất khẩu đã được mở rộng, các thị trường chính của xuất khẩu Việt
Nam là ASEAN, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Liên
minh Châu Âu EU và một số nước châu Phi.

82
Cùng với sự mở cửa nền kinh tế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các
thủ tục thành lập doanh nghiệp trở nên đơn giản và thuận tiện hơn, các điều
kiện để hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng đã được dỡ bỏ là các
điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất
khẩu, thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam. Số lượng các doanh nghiệp tham gia
vào hoạt động xuất khẩu ngày càng gia tăng trong đó phần lớn là các doanh
nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã mạnh
dạn tìm kiếm sản phẩm xuất khẩu, tìm kiếm thị trường mới, mở rộng hoạt
động sản xuất xuất khẩu. Đây là lượng khách hàng tiềm năng rất lớn của bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu khi mà nhu cầu được bảo đảm trước các rủi ro khi
khai thác thị trường mới hay mở rộng tín dụng thương mại cho người nhập
khẩu gia tăng.
Không chỉ xuất khẩu phát triển mà tín dụng xuất khẩu cũng đang phát
triển nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy
xuất khẩu phát triển. Như đã nêu ở trên, ở Việt Nam hiện nay có 2 loại hình
tín dụng xuất khẩu là tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước và tín dụng xuất
khẩu của các Ngân hàng thương mại. Đi cùng với sự phát triển của xuất khẩu
là nhu cầu về vốn của ngày càng nhiều các doanh nghiệp để duy trì và mở
rộng hoạt động sản xuất xuất khẩu cũng tăng theo. Do đó tín dụng xuất khẩu
cũng phát triển cả tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước và tín dụng xuất
khẩu của các Ngân hàng thương mại. Ngoài ra, dù thực tế là các doanh nghiệp
Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng thư tín dụng trong thanh toán để đảm bảo
an toàn song bản thân phương thức thanh toán này cũng chứa đựng nhiều rủi
ro, hơn nữa, tại các thị trường xuất khẩu chính, các nhà nhập khẩu đã quen
với việc sử dụng các phương thức thanh toán trả chậm, tức là quen được
hưởng tín dụng do nhà xuất khẩu cấp thì các doanh nghiệp Việt Nam nếu
muốn duy trì xuất khẩu vào các thị trường này sẽ buộc phải chấp nhận cấp tín
dụng cho người nhập khẩu. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt

83
nếu không chấp nhận, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tự làm khó mình bởi các
nhà nhập khẩu sẽ lựa chọn những nhà cung cấp khác sẵn sàng cấp tín dụng
cho họ. Cùng với sự phát triển của các hình thức hỗ trợ tín dụng từ phía Nhà
nước và các Ngân hàng, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ ngày càng làm quen và
mở rộng các điều kiện tín dụng dành cho nhà nhập khẩu, duy trì mối làm ăn
và tạo ra lợi thế cho mình. Tín dụng luôn đi kèm với rủi ro, do đó khi tín dụng
xuất khẩu ngày càng mở rộng thì nhu cầu bảo đảm cho những khoản tín dụng
này trước rủi ro không thanh toán cũng sẽ tăng lên.
Tất cả những điều kiện trên sẽ tạo nên nhu cầu rất lớn đối với bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu và sẽ là môi trường tốt cho loại hình bảo hiểm này phát
triển mạnh mẽ.
2.2. Thực trạng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay.
Nhu cầu thì lớn và sẽ tăng mạnh song bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại
Việt Nam hiện nay vẫn mới chỉ dừng lại ở bước đầu sơ khai nhất, đó là mô
hình Quỹ bảo hiểm xuất khẩu của Hiệp hội cao su Việt Nam. Do tình hình giá
cả cao su thường xuyên biến động, tháng 12/2006, Hiệp hội cao su Việt Nam
đã thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng cao su. Mục đích của Quỹ
là khắc phục và hạn chế rủi ro trong xuất khẩu cao su do thay đổi giá, thị
trường mới chưa ổn định, rủi ro trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu. Quỹ
còn hỗ trợ cho hội viên vay trung và ngắn hạn để đẩy mạnh sản xuất, xuất
khẩu cao su cũng như hoạt động xúc tiến thương mại. Mô hình này hoạt động
có hiệu quả nhưng cũng chỉ dừng lại ở một mô hình bảo hiểm cho các hội
viên hiệp hội một ngành hàng, hoạt động do nhu cầu cấp bách của các doanh
nghiệp hội viên.
Từ tháng 8/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 110/2002/QĐ-
TTg cho phép các hiệp hội ngành hàng thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu nhưng
đến nay cũng mới chỉ có Hiệp hội cao su là có quỹ bảo hiểm xuất khẩu còn một
số hiệp hội ngành hàng mạnh và có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, thủy

84
sản, cà phê vẫn chưa quan tâm nhiều tới bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các doanh
nghiệp vẫn phải tự mình đối phó với những rủi ro của thị trường thường xuyên
lên xuống bất thường. Ở nhiều nước việc thành lập các Quỹ bảo hiểm xuất khẩu
là bước đầu cho việc hình thành công ty chuyên về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu,
giúp cho doanh nghiệp làm quen với thói quen bảo hiểm cho hoạt động xuất
khẩu của mình song ở Việt Nam để có thể hình thành được công ty bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu từ mô hình quỹ bảo hiểm thì cần có sự quan tâm nhiều hơn từ
phía các doanh nghiệp cũng như các hiệp hội ngành hàng.
Có rất nhiều nguyên nhân của việc bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vẫn
chưa phát triển và phổ biến ở Việt Nam, trong đó có một số nguyên nhân chủ
yếu sau:
(1) Sự thiếu mặn mà của các doanh nghiệp đối với bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu: lý giải cho sự kém mặn mà này có thể nói đến những yếu tố cơ bản sau:
Một là, các doanh nghiệp xuất khẩu chưa nhận thức được hết những
rủi ro trong giao dịch quốc tế, các hợp đồng xuất khẩu lớn vẫn chủ yếu sử
dụng thư tín dụng như là biện pháp đảm bảo an toàn cho việc thanh toán bởi
đã có một ngân hàng đứng ra thanh toán thay cho người nhập khẩu. Hơn nữa
các doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói quen tìm hiểu các thông tin về người
nhập khẩu hay đánh giá những rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động xuất
khẩu, tức là khả năng quản lý rủi ro tín dụng còn rất yếu kém, thậm chí nhiều
doanh nghiệp còn chưa nhận thức được thế nào là rủi ro tín dụng nên cũng
không quan tâm tới bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Hai là, trên thế giới, phí bảo hiểm được xếp vào chi phí để xác định giá
thành sản phẩm nhưng hiện nay ở nước ta vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp
chưa có thói quen đưa phí bảo hiểm vào giá thành bởi lo ngại sẽ làm tăng giá
bán, sẽ mất đi khách hàng. Do đó họ rất ngần ngại trước bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu bởi khi tham gia bảo hiểm mà phí bảo hiểm lại không tính vào giá
bán thì lợi nhuận của họ sẽ bị giảm đi.

85
Ba là, hiện tại các doanh nghiệp ít cấp tín dụng cho người mua do e
ngại rủi ro trong thanh toán mà chưa nhận thức được rằng tín dụng xuất khẩu
cùng với bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một công cụ marketing hiệu quả,
không chỉ giữ chân được khách hàng quen thuộc mà còn thu hút thêm khách
hàng mới, tạo ra cho mình lợi thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt.
Sự kém mặn mà này là trở lực rất lớn cho sự phát triển của bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu tại Việt Nam.
(2) Các công ty bảo hiểm còn ngại tham gia.
Hiện nay tại Việt Nam theo các quy định của pháp luật hiện hành thì
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một trong bảy nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được chủ động trong việc triển khai
sản phẩm bảo hiểm (theo Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007) chỉ cần
đăng ký quy tắc, điều khoản và biểu phí sản phẩm bảo hiểm với Bộ Tài chính
trước khi áp dụng. Quy định mở là vậy song các công ty bảo hiểm vẫn còn
ngần ngại chưa triển khai loại hình bảo hiểm này vì hai lý do chủ yếu sau:
Một là, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu khác với các loại hình bảo hiểm
truyền thống khác, nó yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải có kỹ năng
chuyên môn cao, đòi hỏi về vốn và năng lực điều hành rất cao do liên quan tới
hoạt động giao thương toàn cầu với giá trị lớn, quy trình đánh giá, phân tích
rủi ro, kiểm soát rủi ro, xử lý khiếu nại và thu hồi nợ trên phạm vi rộng lớn.
Tất cả đòi hỏi một trình độ và kỹ năng chuyên môn vào, cơ chế cung cấp
thông tin đầy đủ và minh bạch về tình hình kinh doanh và tài chính của doanh
nghiệp. Song hiện nay, hiểu biết lẫn kỹ năng chuyên môn về bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu còn yếu và kém, hệ thống các dịch vụ hỗ trợ như kiểm toán
chưa đủ tin cậy, thông tin tài chính về doanh nghiệp có thể sai lệch, sổ sách
của các doanh nghiệp xuất khẩu thiếu tính minh bạch, dịch vụ thu hồi nợ cũng
còn yếu và kém hiệu quả khiến các công ty bảo hiểm nản lòng không dám
tham gia cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Không chỉ các doanh nghiệp

86
bảo hiểm trong nước e ngại mà các tổ chức bảo hiểm quốc tế lớn dù rất muốn
khai thác thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam cũng gặp không ít trở ngại.
Trở ngại từ phía các quy định của pháp luật về điều kiện hoạt động của các
công ty bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam, trở ngại vì thiếu thông tin đầy đủ
và chính xác về các doanh nghiệp, trở ngại trong khung pháp lý điều hành loại
bảo hiểm đặc biệt này còn thiếu…Một tập đoàn bảo hiểm lớn của Mỹ là AIG
đã rất muốn thâm nhập thị trường nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở một buổi
giới thiệu sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt
Nam và vẫn đang tìm hiểu thị trường và khả năng triển khai bảo hiểm tín
dụng tại Việt Nam.
Hai là, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là loại hình bảo hiểm mang lại rất
ít lợi nhuận thậm chí là không có lợi nhuận vì mục đích của loại bảo hiểm này
là khuyến khích xuất khẩu, tỷ lệ được bảo hiểm cao và tỷ lệ phí bảo hiểm
thấp. Hơn nữa, khi cung cấp loại hình bảo hiểm này, công ty bảo hiểm sẽ gặp
phải rất nhiều rủi ro. Do đó, nếu không có sự hỗ trợ về vốn từ Ngân sách Nhà
nước thì công ty bảo hiểm dù muốn cũng không có khả năng thực hiện. Trong
khi đó chúng ta vẫn còn thiếu nhận thức về tầm quan trọng của bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu và thiếu cơ chế chính sách liên quan đến việc hỗ trợ vốn cho
các công ty cung cấp loại bảo hiểm này nhằm thúc đẩy xuất khẩu do vậy các
doanh nghiệp bảo hiểm vẫn còn rất e ngại trước việc đưa ra sản phẩm bảo
hiểm này cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Tất cả những lý do trên khiến cho bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt
Nam vẫn chỉ dừng lại ở nghiên cứu, ở những buổi hội thảo về lợi ích của bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu và mô hình của một số nước, Chính phủ, các bộ ban
ngành liên quan vẫn đang loay hoay với bài toán mô hình nào cho bảo hiểm
tín dụng xuât khẩu tại Việt Nam. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vẫn chỉ là tiềm
năng phát triển.

87
3. GIẢI PHÁP VẬN DỤNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ BẢO HIỂM
TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM.
3.1. Trong thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam.
Theo kinh nghiệm của các nước đã triển khai bảo hiểm tín dụng thì
trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, để có thể phát triển loại hình bảo
hiểm này cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, mà trước hết Việt Nam phải có
một tổ chức tín dụng xuất khẩu chính thức của nước mình bởi hiện tại nước ta
chưa có tổ chức tín dụng xuất khẩu nào. Trong ba mô hình tổ chức tín dụng
xuất khẩu phổ biến hiện nay thì mô hình là một tổ chức thuộc sở hữu Nhà
nước được đánh giá là phù hợp nhất bởi hầu hết các nước trên thế giới, cả các
nước phát triển và đang phát triển đều sử dụng mô hình này rất có hiệu quả.
Tổ chức này sẽ có thể trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Chính phủ hoặc của
một bộ chuyên ngành như Bộ Công thương hay Bộ Tài chính. Song có một
vấn đề cần được nghiên cứu thêm, đó là nên thành lập một tổ chức tín dụng
xuất khẩu mới là một công ty chuyên về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như mô
hình công ty Bảo hiểm xuất khẩu và tín dụng Trung Quốc hay biến một trong
các Ngân hàng Nhà nước hiện nay trở thành một tổ chức tín dụng xuất khẩu
và Ngân hàng này sẽ cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bên cạnh các sản
phẩm hỗ trợ xuất khẩu khác giống như mô hình của Ngân hàng Xuất nhập
khẩu Mỹ (US Eximbank).
Theo mô hình của US Eximbank thì chúng ta có thể chọn một trong hai
tổ chức là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, hoặc Ngân hàng Phát triển
Việt Nam là các Ngân hàng được Nhà nước giao nhiệm vụ cung cấp tín dụng
hỗ trợ xuất khẩu trở thành tổ chức tín dụng xuất khẩu và cung cấp bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu. Mô hình này có ưu điểm là đã có sẵn một tổ chức mà tổ
chức này đã cung cấp tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, chỉ cần nghiên cứu thêm về
sản phẩm bảo hiểm như các loại hình bảo hiểm có thể triển khai, mức phí bảo
hiểm, các quy định…để có thể đưa vào hoạt động, bộ máy tổ chức, lãnh đạo

88
và các sản phẩm truyền thống vẫn giữ nguyên. Song với mô hình này nếu áp
dụng ở Việt Nam sẽ khác so với ở Mỹ vì thị trường bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu ở Mỹ đã phát triển, hoạt động của các công ty bảo hiểm tư nhân cung
cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu rất tốt và có hiệu quả, US Eximbank chỉ
đóng vai trò hỗ trợ thêm, lấp những khoảng trống của thị trường, còn ở Việt
Nam thì Ngân hàng mà chúng ta lựa chọn sẽ phải đóng vai trò cốt yếu và là
đầu mối trong cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bởi hiện tại nước ta chưa
có tổ chức nào cung cấp loại hình bảo hiểm này. Do đó sẽ nảy sinh một số
vấn đề về khả năng hoạt động hiệu quả khi mà Ngân hàng vừa không có kinh
nghiệm trong một lĩnh vực mới mẻ và rất phức tạp này vừa phải hoạt động ở
nhiều lĩnh vực do còn cung cấp nhiều loại sản phẩm đặc thù của một ngân
hàng. Vấn đề này nảy sinh là do những hạn chế trong khả năng quản lý cũng
như trong kỹ năng chuyên môn về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong khi lĩnh
vực này đòi hỏi những kỹ năng rất cao. Kỹ năng chuyên môn có thể đào tạo
mà không gặp phải quá nhiều khó khăn nhưng để có được một đội ngũ lãnh
đạo có thể dẫn dắt một tổ chức với rất nhiều sản phẩm hoạt động có hiệu quả,
phục vụ cho mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu thì ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó
khăn. Nếu tổ chức tín dụng xuất khẩu này không thể cung cấp bảo hiểm có
hiệu quả đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì sẽ là một khó khăn rất lớn
cho chúng ta để có thể phát triển được loại hình bảo hiểm này.
Còn với mô hình công ty SINOSURE của Trung Quốc nếu áp dụng
chúng ta sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với mô hình trên. Đầu tiên phải nhắc tới
một số điểm tương đồng giữa nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc, đó là tỷ
trọng đóng góp của kim ngạch xuất khẩu vào giá trị tổng sản phẩm quốc nội
GDP lớn, tốc độ phát triển xuất khẩu nhanh, các sản phẩm xuất khẩu tương tự
nhau, lợi thế cạnh tranh cũng khá giống nhau, Trung Quốc cũng mới gia nhập
Tổ chức Thương mại Thế giới, sớm hơn Việt Nam 6 năm và khi họ mới gia
nhập WTO cũng gặp những khó khăn, thách thức giống như Việt Nam, nhất
là trong việc thay đổi các công cụ hỗ trợ xuất khẩu cho phù hợp với hoàn cảnh

89
mới. Do đó chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều từ những kinh nghiệm đi
trước của Trung Quốc- cường quốc xuất khẩu số một thế giới hiện nay.
Với mô hình công ty chuyên về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và là tổ
chức duy nhất chịu trách nhiệm về lĩnh vực này của Trung Quốc có những ưu
điểm sau:
Thứ nhất, đây là công ty chuyên về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thì từ
cán bộ quản lý đến các cán bộ hoạt động chuyên môn sẽ chỉ tập trung vào một
lĩnh vực duy nhất là bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, do đó sẽ có thể hoạt động
có hiệu quả hơn mô hình trên. Ngoài ra, do chỉ tập trung trong một lĩnh vực
nên công ty trong quá trình hoạt động sẽ nghiên cứu để hoàn thiện sản phẩm,
đưa ra những sản phẩm mới cho phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh mới.
Thứ hai, đây là tổ chức duy nhất cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
thuộc sở hữu Nhà nước do đó Nhà nước sẽ quản lý và định hướng được sự
phát triển của thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong nước, kịp thời hỗ
trợ các doanh nghiệp khi tình hình thị trường xuất khẩu có biến động thông
qua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Khi mà thị trường bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu chưa phát triển thì tổ chức duy nhất này sẽ là đầu mối phục vụ chuyên
môn, hỗ trợ có hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Do đó mô hình thành lập một công ty chuyên về bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu để triển khai loại hình bảo hiểm này tại Việt Nam sẽ có hiệu quả hơn là
một tổ chức đã có sẵn sẽ triển khai thêm sản phẩm này. Tuy nhiên mô hình này
cũng có một nhược điểm đó là vấn đề về cơ chế chính sách ưu đãi cho hoạt động
của công ty; cấu tổ chức sao cho hợp lý, hiệu quả; sự ràng buộc của các quy định
của pháp luật trong hoạt động của công ty, vấn đề về sử dụng Ngân sách ra
sao…Song nhìn chung đây vẫn là mô hình mà Việt Nam nên áp dụng khi triển
khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Chúng ta cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của
Trung tâm Thương mại quốc tế khi thành lập tổ chức tín dụng xuất khẩu liên quan
đến các vấn đề chuyên môn.

90
Về sản phẩm bảo hiểm của công ty có thể học tập các sản phẩm của
SINOSURE bởi cách phân loại các sản phẩm của họ giúp cho các doanh
nghiệp và các tổ chức tài chính khá cụ thể, dễ hiểu, và dễ xác định sản phẩm
nào phù hợp với đặc điểm hoạt động xuất khẩu của đơn vị mình. Còn việc
phân loại các sản phẩm bảo hiểm của US Eximbank có sự tách bạch rõ ràng
giữa các sản phẩm nhưng doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ về từng loại
hình bảo hiểm để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất.
Cả SINOSURE và US Eximbank đều không bảo hiểm cho rủi ro tỷ giá
hối đoái (rủi ro giảm giá tiền tệ trong thời gian cấp tín dụng gây thiệt hại cho
người cấp tín dụng) nhưng khi Việt Nam xây dựng bảo hiểm tín dụng thì cần
phải bảo hiểm cho loại rủi ro này bằng việc đưa nó vào các rủi ro được bảo
hiểm hoặc có riêng một sản phẩm bảo hiểm rủi ro tỷ giá hối đoái. Lý do là
chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của hệ thống ngân hàng (cả Ngân hàng
Trung Ương và các ngân hàng thương mại) chưa theo kịp những diễn biến lên
xuống bất thường của tỷ giá hối đoái. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
như giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn không được sử dụng nhiều để hạn
chế bớt những rủi ro tỷ giá hối đoái trong khi những nghiệp vụ này ở các
nước đã rất phát triển. Do đó cùng với các biện pháp phát triển các nghiệp vụ
kinh doanh ngoại hối này thì bảo hiểm rủi ro tỷ giá hối đoái là một biện pháp cần
thiết để giảm thiểu các rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta trong tình
hình tỷ giá liên tục biến động như hiện nay, nhất là đồng Đô la Mỹ- đồng tiền
thanh toán chính trong các hợp đồng xuất khẩu lên xuống rất bất thường.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có thể cùng với các công cụ hỗ trợ tín dụng
khác dành những ưu đãi cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực do Chính phủ đưa ra,
các mặt hàng xuất khẩu mang thương hiệu Việt Nam và các mặt hàng phát huy lợi
thế của Việt Nam, giải quyết được nhiều công ăn việc làm…để đẩy mạnh xuất
khẩu có hiệu quả, phát huy lợi thế của Việt Nam. Tổ chức tín dụng xuất khẩu sẽ
cùng với các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Phát triển hỗ trợ tín dụng cho các

91
doanh nghiệp bằng cách bảo hiểm cho các khoản tín dụng nhất là tín dụng trung
và dài hạn mà các tổ chức tài chính dành cho các doanh nghiệp với tỷ lệ được bảo
hiểm cao. Đây sẽ là một kênh hỗ trợ tài chính gián tiếp của Nhà nước dành cho
các doanh nghiệp xuất khẩu không vi phạm những nguyên tắc về hỗ trợ xuất khẩu
của WTO mà chúng ta cần phải tuân theo.
Ngoài ra, khi triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chúng ta cũng cần
có chính sách ưu tiên đối với hàng nông sản xuất khẩu và cho các doanh
nghiệp nhỏ như các nước đã làm. Nông sản luôn là một trong các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của nước ta, tăng cường xuất khẩu nông sản là nhiệm vụ
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội bởi phần lớn dân số nước
ta sống ở nông thôn và làm nông nghiệp. Chúng ta có thể học hỏi kinh
nghiệm trong chương trình hỗ trợ xuất khẩu của SINOSURE hoặc dưới hình
thức hỗ trợ về tỷ lệ được bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm như của US Eximbank.
Các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta hiện nay phần lớn là các doanh
nghiệp nhỏ, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp hay các sản phẩm của các
làng nghề truyền thống, đây là lực lượng đóng góp quan trọng vào sự phát
triển xuất khẩu của Việt Nam, giải quyết công ăn việc làm cho lao động, đặc
biệt là lao động ở nông thôn. Do đó rất cần có sự quan tâm và những chính
sách ưu đãi từ phía Chính phủ dành cho khối các doanh nghiệp này.
3.2. Trong xác định vai trò của Nhà nước trong cung cấp bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu.
Một vấn đề khác cũng cần được quan tâm khi thành lập một công ty
chuyên cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là vai trò của Nhà nước sẽ như
thế nào, Nhà nước sẽ vừa nắm quyền sở hữu vừa trực tiếp đóng vai trò là
người kinh doanh lĩnh vực này hay chỉ nắm quyền sở hữu còn hoạt động kinh
doanh giao cho tư nhân thực hiện? Với mô hình của US Eximbank, Chính phủ
Mỹ vừa đóng vai trò sở hữu vừa trực tiếp thực hiện kinh doanh, Tổng thống
Mỹ sẽ bổ nhiệm Ban giám đốc Ngân hàng với nhiệm kỳ 5 năm tương tự như

92
việc bổ nhiệm các bộ trưởng hay Giám đốc quỹ dự trữ liên bang, Ban giám
đốc này sẽ điều hành hoạt động của Ngân hàng và phải giải trình các hoạt
động trước Quốc hội. Mặc dù Eximbank chỉ cung cấp một phần nhỏ bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu song với vai trò này, Chính phủ sẽ trực tiếp quản lý, điều
hành, hướng hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cùng với các công cụ
khác đi theo đúng hướng của chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của Chính phủ.
Còn mô hình của SINOSURE thì Nhà nước chỉ nắm quyền sở hữu còn
mọi hoạt động kinh doanh do tư nhân thực hiện, tức là SINOSURE hoạt động
như một công ty thông thường, hoạt động theo cơ chế thị trường, Nhà nước
chỉ đưa ra các quyết định quan trọng của công ty, bộ máy lãnh đạo không do
Chính phủ bổ nhiệm như ở Mỹ. Ưu điểm của mô hình này là Nhà nước vẫn
kiểm soát hoạt động của công ty bảo hiểm, vẫn hướng các sản phẩm của công
ty đi theo định hướng hỗ trợ xuất khẩu mà Nhà nước đề ra lại tận dụng được
khả năng hoạt động hiệu quả của một doanh nghiệp tư nhân, có thể khắc phục
được những hạn chế khi mà Chính phủ bổ nhiệm người không phù hợp để
quản lý hoặc công ty hoạt động trì trệ do phụ thuộc quá nhiều vào các quyết
định và sự chỉ đạo của Chính phủ. Nó cũng giúp giảm bớt gánh nặng cho bộ
máy Nhà nước. Đây cũng là mô hình khá phù hợp với Việt Nam bởi các điều
kiện chính trị của chúng ta cũng giống Trung Quốc, khi áp dụng mô hình này
Nhà nước cũng sẽ quản lý công ty bảo hiểm như đối với Tập đoàn Bảo Việt
hiện nay hay các tập đoàn và Ngân hàng Nhà nước khác tức là quản lý bằng
định hướng chính sách chứ không bằng mệnh lệnh trực tiếp. Công ty bảo
hiểm tín dụng này vẫn sẽ hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng có sự hỗ trợ
và chỉ đạo, định hướng từ phía Chính phủ.
Tóm lại, khi so sánh hai mô hình của SINOSURE và US Eximbank thì có
thể thấy mô hình công ty bảo hiểm xuất khẩu và tín dụng của Trung Quốc phù
hợp hơn với Việt Nam khi chúng ta triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Khi
chúng ta triển khai loại bảo hiểm này có thể nhờ đến sự giúp đỡ của
SINOSURE, học hỏi kinh nghiệm của họ trong những bước phát triển ban đầu…

93
KẾT LUẬN

Bài khóa luận là tổng hợp những nghiên cứu về lý thuyết về bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chung trên thế
giới và thực tế triển khai tại một số nước trên thế giới. Từ lý thuyết và kinh
nghiệm thực tế có thể thấy được lợi ích tích cực của bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu- một công cụ hỗ trợ thương mại quốc tế hiệu quả. Công cụ này đã có
lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, đã được tất cả các nước phát triển và
nhiều nước phát triển sử dụng. Ngày càng có nhiều nước hơn quan tâm phát
triển loại hình bảo hiểm này với mục đích thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là
trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, Tổ chức Thương mại Thế
giới WTO đã có đến hơn 150 nước và các nước thành viên đều phải tuân theo
các quy định của tổ chức này nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong
thương mại quốc tế trong đó có các quy định về các công cụ được và không
được phép sử dụng để hỗ trợ xuất khẩu, và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là
một công cụ được phép và được khuyến khích sử dụng.
Ở mỗi nước mô hình triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu lại khác
nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển và điều kiện kinh tế của từng nước. Qua
mô hình của hai nước Mỹ và Trung Quốc tác giả xin mạnh dạn đưa ra một số
kiến nghị giải pháp cho việc triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt
Nam, cụ thể trong việc thành lập tổ chức tín dụng xuất khẩu và xác định vai
trò của Nhà nước trong cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Những phân tích về lý thuyết và thực tiễn về bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu mà tác giả đưa ra hi vọng sẽ giúp người đọc hiểu hơn và quan tâm hơn
về loại hình bảo hiểm vẫn còn khá mới mẻ này ở Việt Nam.
Một lần nữa em xin cảm ơn TS. Phạm Thị Hồng Yến đã giúp em hoàn
thành bài khóa luận này.

94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Công ty bảo hiểm xuất khẩu và tín dụng Trung Quốc, SINOSURE,
www.sinosure.com.cn/sinosure/english/English.html
- Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ, US Eximbank, www.exim.gov.
- Hiệp hội Bern, Bern Union, www.berneunion.org.uk
- Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, OECD, www.oecd.org.
- Trung tâm Thương mại quốc tế, www.intracen.org
- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho doanh nghiệp,
www.vtipvn.com/content/view/208
- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu- công cụ hỗ trợ tích cực cho xuất khẩu và
đầu tư, http://vietbao.vn/Kinh-te/Bao-hiem-tin-dung-xuat-khau-cong-cu-ho-tro-
tich-cuc-cho-xuat-khau-va-dau-tu/65060998/91/
- Export Credit Insurance, www.munichre.com/publications/302-
02762_en.pdf.
- Export Credit Agencies and their role on the credit insurance market,
www.steconomice.uoradea.ro/anale/volume/2007/v2-finances-accounting-and-
banks/52.pdf
- Export credit insurance plays bigger role in trade,
www.en.ce.cn/Insight/200603/09/t20060309_6313114.html
- Loay hoay với bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, http://www.aaa.com.vn/tin-
tuc-su-kien/tin-tuc-su-kien/loay-hoay-voi-bao-hiem-tin-dung-xuat-khau.html
- Hội nhập càng sâu càng cần bảo hiểm tín dụng xuất khẩu,
https://www.ven.vn/phong-van-trong-tuan/hoi-nhap-cang-sau-cang-can-
bao-hiem-tin-dung-xuat-khau/print_preview
- Over view of export in Vietnam, www.nciec.gov.vn/index.ncie.

ii
- Rules of origin in the context of international trade,
www.intracen.org/tfs/docs/publications/ruleori2.pdf
- Sẽ thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu,
http://vneconomy.vn/60962P0C6/se-lap-cong-ty-bao-hiem-tin-dung-
xuat-khau.htm
- Sẽ sớm có bảo hiểm tín dụng xuất khẩu,
www.webbaohiem.net/index.php/Kinh-doanh/Se-som-co-bao-hiem-
tin-dung-xuat-khau.html
- SINOSURE and Export Credit Insurance,
www.amcham-china.org.cn/amcham/upload/wysiwyg/20050915180453.ppt
- Trade Finance Giude, Chapter 8: Export Credit Insurance,
www.trade.gov/media/publications/pdf/tfg2008ch8.pdf
- Tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước,
www.vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/2001_to_2010/2006
- Vì sao bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chậm phát triển?,
www.doanhnhan360.com/.../Bao-hiem.../Vi_sao_bao_hiem_tin_dung

iii

You might also like