Tailieunhanh 5496 1326

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 110

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
---------***-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


§Ò tµi:
BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU – LÝ THUYẾT
VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM

Sinh viªn thùc hiÖn : Lª Thµnh C«ng


Líp : A7
Khãa : K45
Gi¸o viªn h-íng dÉn : TS. TrÞnh ThÞ Thu H-¬ng

Hà Nội, tháng 5/ 2010


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU


LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
Chương 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU ......................... 4
I. Tín dụng xuất khẩu (export credit) .................................................................................. 4
1. Khái niệm ................................................................................................................................... 4
2. Các rủi ro trong tín dụng xuất khẩu .......................................................................................... 4
2.1. Rủi ro về kinh tế .................................................................................................................. 4
2.2. Rủi ro về chính trị ................................................................................................................ 6
II. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (ECI-export credit insurance) .......................................... 6
1. Khái niệm ................................................................................................................................... 6
2. Nguyên lý cơ bản ........................................................................................................................ 8
3. Các điều khoản chính của hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu .......................................... 9
3.1. Phạm vi bảo hiểm ................................................................................................................ 9
3.2. Hạn mức tín dụng ...............................................................................................................10
3.3. Tỷ lệ được bảo hiểm ...........................................................................................................11
3.4. Phí bảo hiểm .......................................................................................................................12
3.5. Nghĩa vụ của Người được bảo hiểm ....................................................................................13
3.6. Thanh toán bồi thường/Xác định tổn thất.............................................................................15
3.7. Thế quyền ...........................................................................................................................16
3.8. Chuyển nhượng quyền thanh toán bồi thường .....................................................................17
3.9. Tiền tệ trong đơn bảo hiểm .................................................................................................17
3.10. Yêu cầu bảo hiểm và bản câu hỏi quản lý tín dụng ..............................................................18
4. So sánh với các loại hình bảo hiểm thương mại khác .............................................................. 19
5. Người cấp Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ................................................................................. 20
5.1. Các công ty bảo hiểm..........................................................................................................20
5.2. Các ngân hàng ....................................................................................................................21
5.3. Các tổ chức tín dụng xuất khẩu ...........................................................................................23
5.4. Bảo hiểm tín dụng Nhà nước và bảo hiểm tín dụng thương mại ...........................................24
Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM ............................................................ 27
I. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên thế giới ..................................................................... 27
1. Toàn cảnh về Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên thế giới ...................................................... 27
2. Kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Mỹ (US Eximbank) ......................... 30
2.1. Khái quát thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Mỹ ......................................................30
2.2. Kinh nghiệm bảo hiểm của tổ chức tiêu biểu: Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ- US
Eximbank .......................................................................................................................................33
3. Kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Pháp (Coface) .................................. 49
3.1. Toàn cảnh thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Pháp ...............................................49
3.2. Kinh nghiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Coface ........................................................50
II. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam ...................................................................... 66
1. Lý do ra đời bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam .......................................................... 66
2. Lợi ích của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ..... 67
2.1. Tạo cơ hội tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam .....................................................68
2.2. Giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp khi cấp tín dụng xuất khẩu .....................................69
2.3. Cung cấp thông tin khách hàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu .........................................69
3. Đặc điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay ............................................... 70
3.1. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam vẫn là một lĩnh vực mới mẻ.................................70
3.2. Thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam phát triện chậm ..................................70
4. Các cản trở với việc phát triển Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam ............................. 71
4.1. Áp lực về chi phí ................................................................................................................71
4.2. Kĩ năng chuyên môn ...........................................................................................................72
4.3. Nhận thức kém của doanh nghiệp xuất khẩu về vai trò của bảo hiểm trong buôn bán quốc
tế 73
4.4. Hệ thống chính sách và pháp luật chưa kiện toàn .................................................................74
Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG
XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM .......................... 76
I. Giải pháp về mặt pháp lý ................................................................................................ 76
1. Kiện toàn khung pháp lý về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu...................................................... 76
1.1. Cơ quan chủ quản, kiểm soát...............................................................................................77
1.2. Qui định điều chỉnh.............................................................................................................78
2. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính ....................................................................................... 78
3. Hoàn thiện các công cụ giám sát và hệ thống thông tin........................................................... 81
II. Giải pháp về mặt tài chính .............................................................................................. 83
1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu .............................................................................................. 83
1.1. Tiếp cận nguồn vốn đảm bảo bằng hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ..........................83
1.2. Thay đổi thói quen nhập CIF, bán FOB ...............................................................................85
2. Đối với công ty, tổ chức tín dụng, bảo hiểm ............................................................................. 85
2.1. Tiếp cận nguồn vốn từ phía nhà nước ..................................................................................85
2.2. Nâng cao hiệu quả các hoạt động đầu tư..............................................................................86
3. Đối với nhà nước ...................................................................................................................... 87
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 94
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT
STT Ý NGHĨA
TẮT

Compagnie Francaise d'Assurance pour le Commerce


1 Coface Exterieur (Coafce): công ty chuyên ngành bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu ở Pháp

2 ECA export credit agency: tổ chức tín dụng xuất khẩu

3 ECI export credit insurance: bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

5 L/C thư tín dụng

Organisation for Economic Co-operation and


6 OECD
Developmen: tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

Petro vietnam insurance: công ty bảo hiểm dầu khí Việt


7 PVI
Nam

US Export-import bank of the united states: ngân hàng xuất


8
Eximbank nhập khẩu Mỹ

Vietnam development bank: ngân hàng phát triển Việt


9 VDB
Nam

10 WTO world trade organisation: tổ chức kinh tế thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: So sánh bảo hiểm tín dụng xuất khẩu với bảo hiểm hàng hóa ............ 20

Bảng 2: So sánh bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của US Eximbank và khu vực tư
nhân ở Mỹ ...................................................................................................... 32

Bảng 3: Mức phí tối thiểu của US Eximbank hiện nay (USD) ........................ 42

Bảng 4: Kết quả hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của US Eximbank... 46

Bảng 5: Kết quả hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ của US Eximbank ......... 46

Bảng 6: Tiêu chuẩn đánh giá các mức độ rủi ro của Coface ........................... 53

Bảng 7: Một số kết quả hoạt động của Coface ................................................ 65

Đồ thị 1: Số doanh nghiệp và khu vực hành chính ở Mỹ được US Eximbank hỗ


trợ xuất khẩu .................................................................................................. 47

Đồ thị 2: Giá trị xuất khẩu của các khu vực ở Mỹ được US Eximbank hỗ trợ
....................................................................................................................... 48
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:

Việt Nam cũng như đa số các quốc gia đang phát triển khác có nền kinh tế
với tỉ trọng xuất khẩu rất lớn. Trong những năm qua, tỉ trọng đóng góp của xuất
khẩu vào GDP ngày càng tăng. Có được kết quả trên là nhờ sự tích cực lao động
sáng tạo của tất cả các ngành. Tuy nhiên không thể phủ nhận trong đó có rất
nhiều sự hỗ trợ của nhà nước từ các biện pháp thưởng thành tích xuất khẩu hay
trợ giá xuất khẩu. Nhưng kể từ khi chúng ta là thành viên chính thức của WTO,
các biện pháp trên không còn được phép áp dụng. Để duy trì vị thế của xuất
khẩu, chúng ta phải tìm ra các giải pháp mới, các giải pháp tiên tiến, hiện đại
theo kịp các nước phát triển trong xu thế hội nhập. Một trong các giải pháp đó là
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, một công cụ bảo hiểm về tài chính giúp các doanh
nghiệp tránh các rủi ro thanh toán trong thương mại quốc tế và tiếp cận nguồn
vốn hiệu quả. Đây là một lĩnh vực mới mẻ có rất nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều
thử thách.

Vì thế, người viết quyết định chọn đề tài: “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: lý
thuyết và ý nghĩa thực tiễn với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam” cho
bài khóa luận tốt nghiệp.

Hướng nghiên cứu của đề tài:

Trong phạm vi nghiên cứu của bài khóa luận, người viết tập trung nghiên
cứu bảo hiểm tín dụng xuất khẩu với cơ sở lý thuyết lấy từ nguồn của các hiệp
hội, tổ chức kinh tế và tín dụng xuất khẩu lớn trên thế giới (như hiệp hội Bern, tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, tổ chức kinh tế thế giới WTO…) kết

1
hợp với các tài liệu hội thảo sưu tập được về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để làm
rõ các vấn đề lý luận.

Ý nghĩa thực tiễn với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ được xem xét
trên cơ sở lợi ích mà bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của các tổ chức bảo hiểm lớn
trên thế giới đã mang lại cho xuất khẩu (phạm vi bài khóa luận sẽ tập trung
nghiên cứu 2 mô hình củ thể của Mỹ và Pháp).

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một lĩnh vực mới và có rất nhiều nhánh nhỏ
nhưng trong phạm vi bài khóa luận này, người viết chỉ tập trung vào các sản
phẩm Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phục vụ trực tiếp cho các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (không bao gồm các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và đầu tư chứng khoán)

Kết cầu đề tài

Bài khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và danh mục
biểu bảng sẽ trình bày các vấn đề sau:

 Chương 1: Lý thuyết khái quát nhất về Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

 Chương 2: Thực trạng áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam

 Chương 3: Các giải pháp đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động Bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu:

Trong phạm vi bài khóa luận này, người viết tập trung phân tích, đánh giá ý
các khía cạnh bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên các phương pháp:

2
 Thu thập thông tin thứ cấp

 Phân tích duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Do thực tiễn bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay vẫn còn là
một lĩnh vực mới mẻ nên trong quá trình nghiên cứu đề tài không tránh khỏi
những hạn chế, người viết rất mong nhận được sự đóng góp của độc giả để giúp
cho đề tài được hoàn thiện hơn.

Người viết xin chân thành cảm ơn tới sự đóng góp tich cực bạn bè và đặc
biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình TS. Trịnh Thị Thu Hương –Khoa kinh tế và kinh
doanh quốc tế- trường đại học Ngoại Thương để giúp cho bài khóa luận được
hoàn chỉnh.

3
Chương 1:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG


XUẤT KHẨU

I. Tín dụng xuất khẩu (export credit)


1. Khái niệm

Trước khi tìm hiểu khái niệm về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, ta cần hiểu rõ, thế
nào là “tín dụng xuất khẩu”.

Theo hiệp hội Bern1, “Tín dụng xuất khẩu” được hiểu là khoản tín dụng
người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu (còn được coi là tín dụng thương mại)
hoặc khoản cho vay trung và dài hạn, dùng để tài trợ cho các dự án và cung cấp
vốn cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Tín dụng xuất khẩu bao gồm tín dụng
cấp trong thời gian trước khi gửi hàng hoặc hoàn thành dự án và thời gian sau
khi giao hàng, nhận hàng hoặc khi hoàn thành dự án.

2. Các rủi ro trong tín dụng xuất khẩu


2.1. Rủi ro về kinh tế

a. Sự bất tín chấp của người nhập khẩu


Trong thương mại quốc tế tín chấp là hành động phổ biến nhằm thúc đẩy
việc thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu. Tín chấp trong thương mại quốc tế
1
Hiệp hội Berne viết tắt là BU, là Hiệp hội quốc tế của các công ty bảo hiểm tín dụng và đầu tư và là tổ
chức quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và đầu tư

4
là việc người nhập khẩu thông qua uy tín của mình thực hiện các khoản tín dụng
xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động này bản thân nó đã tiềm ẩn nhiều rủi ro và hiện
tượng bất tín chấp của người nhập khẩu là không ít. Trên thế giới đã xảy ra rất
nhiều vụ lừa đảo liên quan đến hành vi bất tín chấp trong thanh toán của người
nhập khẩu với các khoản tín dụng thương mại, và đương nhiên người gánh chịu
hậu quả nặng nề và trực tiếp nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu. Tiếp theo đó,
sự bất tín chấp trong thanh toán này cũng ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập
khẩu của các quốc gia.

Tuy nhiên, để thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng thị trường, nhiều doanh nghiệp
xuất khẩu vẫn mạo hiểm cấp tín dụng xuất khẩu và chấp nhận rủi ro như là một
sự đánh đổi. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bảo hiểm cho rủi ro trên làm cho các
doanh nghiệp xuất khẩu yên tâm hơn khi cấp các khoản tín dụng thương mại
này.

b. Người nhập khẩu không có khả năng thanh toán


Trước tình hình kinh tế thế giới luôn tiềm ẩn những bất ổn, việc một doanh
nghiệp phải đối mặt với các khó khăn về tài chính là phổ biến. Khi kí kết hợp
đồng xuất nhập khẩu, người xuất khẩu không thể tính toán hết được rủi ro tài
chính vói người nhập khẩu. Bị cuốn vào vòng xoáy chung của sự khủng hoảng
hoặc do một sai lầm trong chiến lược kinh doanh dẫn đến thua lỗ, doanh nghiệp
nhập khẩu hoàn toàn có thể rơi vào tình trạng phá sản hoặc mất khả năng thanh
toán. Khi đó tất nhiên các khoản tín dụng xuất khẩu cấp cho các doanh nghiệp
này trở thành nợ khó đòi, nếu may mắn có đòi được thì cũng mất rất nhiều thời
gian và chi phí. Trong tình hình kinh tế không ngừng biến đổi, cạnh tranh trong
kinh doanh ngày càng khôc liệt, một sự luân chuyển chậm của vốn hoàn toàn có
thể lấy mất các cơ hội làm ăn tốt của các doanh nghiệp xuất khẩu. Vì vậy, để bảo

5
vệ quyền lợi cho người xuất khẩu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bảo hiểm cho rủi
ro người nhập khẩu mất khả năng thanh toán.

2.2. Rủi ro về chính trị

Rủi ro về chính trị bao gồm: các rủi ro về chiến tranh,hậu quả chiến tranh,
nổi loạn hoặc cách mạng; các rủi ro về chuyển đổi chính sách, pháp luật và cấm
thanh toán. Trong đó, rủi ro về thay đổi chế độ chinh trị dẫn đến các thay đổi
trong chính sách xuất nhập khẩu của nước nhập khẩu là quan trong hơn cả.
Không phải quốc gia nào cũng có chế độ chính trị ổn định. Trên thế giới các
cuộc đình công, bạo loạn xảy ra thương xuyên, những sự kiện này làm trì hoãn
khả năng sản xuất của các doanh nghiệp. Sự thay đổi chính quyền lãnh đạo đột
ngột luôn đi kèm các chính sách mới, mà đôi khi các chính sách này gây bất lợi
cho thương vụ làm ăn tưởng chừng tốt đẹp trong chế độ cũ. Các doanh nghiệp
xuất khẩu khi cấp tín dụng thương mại cho người nhập khẩu không thể lường
trước hết được các rủi ro về chính trị kể trên.

Ngoài ra bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn bảo hiểm các rủi ro bất khả kháng
khác liên quan đến tín dụng xuất khẩu, các rủi ro này được qui định cụ thê tuỳ
vào từng công ty, từng quốc gia.

II. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (ECI-export credit insurance)
1. Khái niệm

Vậy bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là gì? Theo tổng hợp các định nghĩa của một số
tổ chức tín dụng xuất khẩu lớn trên thế giới2:

2
Bern union, US Eximbank, Coface, Sinosure, KECI

6
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (ECI) là dịch vụ chủ yếu được cung cấp bởi tổ
chức tín dụng xuất khẩu (ECA – Export Credit Agency). Nó đề cập đến việc bảo
vệ và bồi thường cho người xuất khẩu khi họ cấp tín dụng thương mại hoặc bảo
vệ và bồi thường cho các ngân hàng khi ngân hàng cho vay trung – dài hạn.
Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bao gồm các khiếu nại tổn
thất do không thanh toán những khoản phải thu ngắn hạn, phát sinh từ hoạt động
buôn bán hoặc những khoản cho vay trung – dài hạn vì lý do chính trị, thương
mại.

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được triển khai nhằm cải thiện cán cân thanh
toán, tạo thêm việc làm, phát triển kỹ năng tài chính của người xuất khẩu, nâng
cao nhận thức của các ngân hàng về tín dụng xuất khẩu, hỗ trợ hoạt động xuất
khẩu vì lợi ích quốc gia cũng như tăng cường hoạt động hối đoái nhờ có sự hỗ
trợ của các khoản đầu tư nước ngoài.

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là hình thức bảo đảm tài chính cho nhà xuất
khẩu trong các hợp đồng xuất nhập khẩu có điều kiện thanh toán theo hình thức
tín dụng mở (open account) –những hình thức tín dụng với thủ tục đơn giản dựa
trên uy tín của đối tác, trước rủi ro nợ xấu, mất khả năng thanh toán của nhà
nhập khẩu do mất khả năng thanh toán, phá sản hoặc vì bất ổn chính trị tại quốc
gia nhập khẩu. Với sự hỗ trợ này của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các doanh
nghiệp xuất khẩu có thể tự tin vào việc lựa chọn giải pháp thanh toán là sử dụng
các hình thức tín dụng mở kèm theo đó là hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
thay vì hình thức thanh toán bằng L/C.

ECI Open L/C


account

7
Theo quy định của WTO hay OECD, các sản phẩm Bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu trung và dài hạn được phép có sự hỗ trợ trực tiếp của chính phủ, còn các
sản phẩm ngắn hạn, về cơ bản là sản phẩm bảo hiểm thương mại (trừ bảo hiểm
cho rủi ro chính trị).

2. Nguyên lý cơ bản

Nguyên lý cơ bản của Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được thể hiện qua các
điểm: hòa vốn (dài hạn); chỉ hỗ trợ những đối tượng có khả năng đảm bảo hoàn
trả hợp lý; chia sẻ rủi ro; hỗ trợ tài chính cho khối doanh nghiệp tư nhân; hình
thành tập quán kinh doanh tốt (trên cơ sở môi trường kinh doanh thân thiện, lành
mạnh); quá trình giải quyết khiếu nại minh bạch, công bằng; hạn chế rủi ro thông
qua hoạt động tái bảo hiểm và /hoặc đồng bảo hiểm. Và tất nhiên phải có yếu tố
đủ vốn /tiền mặt.

Cũng như các loại hình bảo hiểm khác, đối với đa số các công ty bảo hiểm và
các tổ chức tín dụng tư nhân, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng hoạt động theo
qui luật số lớn, theo đó các nhà Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ tính toán xác
suất rủi ro và đề ra mức bảo hiểm và phí bảo hiểm hợp lý từ đó tìm ra điểm hòa
vốn dài hạn. Tuy nhiên với các tổ chức tín dụng nhà nước, bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu được triển khai với mục đích phi lợi nhuận, nhằm hỗ trợ xuất khẩu.

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chỉ hỗ trợ các đối tượng có khả năng đảm bảo
hoàn trả hợp lý. Người được bảo hiểm phải đóng đủ phí bảo hiểm cho người bảo
hiểm và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thông tin, bảo mật thông tin theo yêu
cầu của người bảo hiểm. Nếu vi phạm các quy tắc trên, người bảo hiểm có thể từ
chối bồi thường hoặc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn. Các điều

8
khoản này sẽ được thỏa thuận cụ thể trong đơn bảo hiểm và đảm bảo thực hiện
bằng các nguồn luật điều chỉnh.

3. Các điều khoản chính của hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Dưới đây sẽ trình bày nội dung các diều khoản chính của một hợp đồng bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu theo quy định của công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam-
PVI. Các điều khoản này mang tính khái quát , (có thể thay đổi nội dung chi tiết
tùy theo từng công ty, tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu) cho chúng
ta cái nhìn chung nhất về một hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

3.1. Phạm vi bảo hiểm

Bảo hiểm này bảo hiểm cho những tổn thất được bảo hiểm phát sinh trong
trường hợp hàng hóa được giao hoặc các công việc hoặc dịch vụ được thực hiện
bởi người được bảo hiểm đối với người mua hàng trong thời hạn bảo hiểm.

Bảo hiểm này chỉ bảo hiểm cho hàng hóa được gửi hoặc các công việc hoặc
dịch vụ được thực hiện trong thời hạn bảo hiểm và thuộc một trong các trường
hợp sau:

Người được bảo hiểm tự đặt ra hạn mức tín dụng cho người mua hàng trước
khi gửi hàng hóa, hoặc thực hiện các công việc hoặc dịch vụ hoặc người mua
hàng đã được công ty bảo hiểm chấp thuận một hạn mức tín dụng.

Bảo hiểm này chỉ áp dụng đối với người mua hàng ở các quốc gia tùy theo
người cấp bảo hiểm và theo PVI.vn thì bảo hiểm này chỉ áp dụng trong trường
hợp bên bán hàng gửi hóa đơn trong vòng 30 ngày sau ngày giao hàng hóa hoặc
ngày bắt đầu công việc hoặc dịch vụ đối với hàng hóa hoặc công việc hoặc dịch
vụ đó. Không bảo hiểm cho người mua hàng theo đơn bảo hiểm này trong trường

9
hợp người được bảo hiểm tự đặt ra hạn mức tín dụng cho người mua hàng khi
hối phiếu quá hạn thanh toán hay người được bảo hiểm đã nhận được thông tín
xấu về khả năng thanh toán của người mua hàng xảy ra trong thời hạn 12 (mười
hai) tháng trước ngày gửi hàng hóa hoặc thực hiện công việc hoặc dịch vụ, hoặc
người mua hàng mất khả năng thanh toán.

3.2. Hạn mức tín dụng

Dù cho là sản phẩm ngắn hạn hay trung, dài hạn, quy trình cung cấp bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu tương đối phức tạp do phát sinh yêu cầu đánh giá và thẩm
định năng lực trả nợ của đối tác nước ngoài cũng như các yếu tố kinh tế chính trị
xã hội của quốc gia nhập khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể lựa chọn tham
gia bảo hiểm cho toàn bộ kim ngạch hay một nhóm người mua hoặc một hợp
đồng cụ thể (thường có giá trị lớn hơn 2 triệu USD) nhưng trong từng trường
hợp, mức độ đánh giá năng lực tài chính và khả năng trả nợ của người mua, môi
trường kinh doanh vẫn là yếu tố quyết định để ECA có nhận bảo hiểm hay
không, nếu nhận thì với hạn mức tín dụng thế nào và phí bảo hiểm bao nhiêu.
Bên cạnh phí bảo hiểm, nhà xuất khẩu cũng phải chi trả thêm khoản lệ phí đánh
giá và xác lập hạn mức tín dụng đối với nhà nhập khẩu yêu cầu (thường từ 10-
15% phí bảo hiểm).

Người được bảo hiểm có thể tự đưa ra một hạn mức tín dụng tới một giới hạn
cho phép (nếu có) cho người mua hàng tại quốc gia được bảo hiểm tương ứng
của người được bảo hiểm với điều kiện phải tuân thủ các quy trình quản lý tín
dụng được quy định cụ thể trong điều kiện đặc biệt.

Việc ủy quyền đối với bất kỳ hạn mức tín dụng nào trên giới hạn cho phép
quy định tại phải được công ty bảo hiểm chấp thuận bằng văn bản hoặc email.

10
Bất kỳ hạn mức tín dụng nào được công ty bảo hiểm phê chuẩn cho người mua
hàng sẽ tự động thay thế bất kỳ hạn mức tín dụng nào do người được bảo hiểm
tự đặt ra cho cùng người mua hàng đó.

Nếu không có quy định cụ thể khác trong thông báo hạn mức tín dụng thì:

Trường hợp Người mua hàng trước đó chưa được cấp hạn mức tín dụng, thì
các hạn mức tín dụng được phê chuẩn sẽ có hiệu lực hồi tố kể từ ngày bắt đầu
đơn bảo hiểm này nếu không vi phạm ngày đến hanh thanh toán gốc của hóa đơn
sau ngày nhận được đơn yêu cầu hạn mức tín dụng của người được bảo hiểm và
không vượt quá các điều khoản thanh toán đặc biệt (được quy định củ thể trong
phần phụ lục, tùy thuộc vào từng công ty bảo hiểm).

Trường hợp người mua hàng tuân thủ một quyết định trước đó của công ty
bảo hiểm, các hạn mức tín dụng được chấp thuận sẽ có hiệu lực từ ngày có thông
báo hạn mức tín dụng mới.

3.3. Tỷ lệ được bảo hiểm

Trừ khi một tỷ lệ khác được quy định trong hạn mức tín dụng do công ty bảo
hiểm phê chuẩn, trách nhiệm của công ty bảo hiểm đối với mỗi tổn thất được bảo
hiểm được xác tùy theo sự kiện được bảo hiểm và xác suất rủi ro với các sự kiện
đó.

Thông thường, các rủi ro trong thanh toán có xác suất cao hơn các rủi ro
chính trị. Nói chung những thay đổi trong kinh tế xảy ra thường xuyên hơn.
Chính vì thế trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, tỉ lệ bảo hiểm đối với các rủi ro
kinh tế thường ở mức 80-85% giá trị hợp đồng, còn tỉ lệ này đổi với các rủi ro
chính trị thì cao hơn, nó thường ở mức 90-95%. Tỉ lệ bảo hiểm của phụ thuộc
vào người cấp bảo hiểm, người được bảo hiểm và thương vụ cụ thể. Đối với các

11
doanh nghiệp xuất khẩu thường xuyên, có nhiều kinh nghiệp trong lĩnh vực xuất
khẩu, họ sẽ có khả năng đánh giá các rủi ro tốt hơn các doanh nghiệp khác. Vì
thế mà độ an toàn trong các thương vụ của họ là cao hơn, các nhà cung cấp bảo
hiểm có thể xem xét tỉ lệ bảo hiểm cao hơn.

3.4. Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm là chi phí bù đáp cho xác suất mà nhà bảo hiểm gánh chịu khi
chấp nhận bảo hiểm cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Phí bảo hiểm thường được
tính theo một tỉ lệ % trên giá trị hợp đồng. Tỷ lệ phí bảo hiểm và tỉ lệ bảo hiểm
có quan hệ đồng biến. Một tỉ lệ bảo hiểm cao đi kèm với tỉ lệ phí bảo hiểm cao.

Chi tiết về tỷ lệ phí bảo hiểm và phương pháp tính phí bảo hiểm tùy thuộc và
người cung cấp dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Người được bảo hiểm có
nghĩa vụ thông báo cho công ty bảo hiểm những thông tin chi tiết cần thiết cho
việc tính phí bảo hiểm tại thời điểm thỏa thuận. Phí bảo hiểm phụ thuộc nhiều
vào mức độ rủi ro của sự kiện được bảo hiểm và tỉ lệ bảo hiểm.

Người được bảo hiểm phải thanh toán ngay phí bảo hiểm cho công ty bảo
hiểm vào ngày đầu tiên của thời hạn hợp đồng và vào các kỳ thanh toán sau đó
theo quy định người cung cấp bảo hiểm hoặc thanh toán ngay sau khi nhận được
hóa đơn, tùy thuộc vào điều kiện nào đến sau.

Cuối thời hạn bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ tính toán phí bảo hiểm mà người
được bảo hiểm phải trả hoặc thu đòi trong năm bảo hiểm đó (hoặc thời hạn bảo
hiểm nếu thích hợp) sau khi xem xét phí bảo hiểm tối thiểu hàng năm và bất kỳ
thông tin hoặc các chi tiết nào được cung cấp theo yêu cầu của công ty bảo hiểm.

Nếu việc thanh toán bất kỳ khoản phí bảo hiểm nào hoặc các phần phí được
thanh toán định kỳ theo quy định không được thực hiện kịp thời, công ty bảo

12
hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm vẫn có nghĩa
vụ phải thanh toán phí bảo hiểm tối thiểu hàng năm còn lại cho dù hợp đồng bảo
hiểm bị chấm dứt.

3.5. Nghĩa vụ của Người được bảo hiểm

Người được bảo hiểm phải cẩn trọng trong việc cấp và từ chối cấp tín dụng,
về số lượng cũng như thời hạn tín dụng, và phải quản lý tất cả hoạt động kinh
doanh được bảo hiểm với sự cẩn trọng tối đa nhằm tránh hoặc giảm thiểu tổn
thất. Người được bảo hiểm phải thường xuyên có biện pháp cần thiết để đảm bảo
duy trì tất cả các quyền lợi chống lại người mua hàng hoặc các bên thứ ba liên
quan đến hàng hóa được gửi hoặc công việc hoặc dịch vụ được thực hiện.

Người được bảo hiểm phải thực hiện các bước cần thiết có thể theo yêu cầu
của công ty bảo hiểm nhằm tránh hoặc giảm thiểu mức độ tổn thất thực tế hoặc
tiềm tàng có thể xảy ra, bao gồm nhưng không giới hạn đối với thủ tục pháp lý
và có sự tham gia của công ty bảo hiểm hoặc một bên thứ ba do công ty bảo
hiểm chỉ định hoặc chấp nhận để thực hiện các hoạt động thu nợ.

Trong trường hợp công ty bảo hiểm hoặc một bên thứ ba do công ty bảo hiểm
chỉ định hoặc chấp thuận làm đại diện tham gia thực hiện các hoạt động thu nợ,
người được bảo hiểm không phải thực hiện các biện pháp thu nợ hoặc tham gia
đàm phán với người mua hàng nếu không có sự đồng ý trước bằng văn bản của
công ty bảo hiểm.

Người được bảo hiểm phải được sự đồng ý của công ty bảo hiểm bằng văn
bản trước khi thực hiện một thỏa thuận với người mua hàng liên quan đến thời
hạn thanh toán.

13
Nếu được công ty bảo hiểm yêu cầu, dù trước hoặc sau khi có một khiếu nại
về đơn bảo hiểm này, người được bảo hiểm phải chuyển cho công ty bảo hiểm
tất cả các quyền mà mình có đối với người mua hàng hoặc một bên thứ ba liên
quan đến những hàng hóa được gửi hoặc công việc hoặc dịch vụ được thực hiện
để công ty bảo hiểm có thể thực hiện hoặc tiếp tục các quyền liên quan đến
những hàng hóa hoặc công việc hoặc dịch vụ đó. Công ty bảo hiểm bảo lưu các
quyền tham gia giải quyết, thỏa hiệp hoặc thỏa thuận liên quan đến những hàng
hóa hoặc công việc hoặc dịch vụ đó. Trách nhiệm của công ty bảo hiểm trong
việc thực thi các quyền được chuyển giao liên quan đến việc thu nợ được giới
hạn đối với trường hợp cố ý mất khả năng thanh toán và sơ xuất quá mức.

Nếu được công ty bảo hiểm yêu cầu, Người được bảo hiểm phải cung cấp
ngay lập tức cho công ty bảo hiểm tất cả thông tin và tài liệu mà mình sở hữu
hoặc kiểm soát mà công ty bảo hiểm cho là cần thiết về những vấn đề như đánh
giá rủi ro tín dụng, giám định tổn thất, xác định mức độ tổn thất hoặc cho những
mục đích thu nợ, và người được bảo hiểm đồng ý để công ty bảo hiểm kiểm tra
và sao chép các tài liệu đó. Nếu được công ty bảo hiểm yêu cầu, người được bảo
hiểm phải có những biện pháp hợp lý nhằm có được những tài liệu và thông tin
mà một bên thứ ba sở hữu liên quan đến hoặc được liên kết với đơn bảo hiểm
hoặc bất cứ giao dịch nào giữa người được bảo hiểm và người mua hàng.

Người được bảo hiểm phải ngay lập tức thông báo cho công ty bảo hiểm về
bất kỳ khoản thu hồi nào làm giảm khoản nợ tới hạn thanh toán trong bất kỳ
trường hợp nào.

14
3.6. Thanh toán bồi thường/Xác định tổn thất

Người được bảo hiểm phải gửi yêu cầu đòi bồi thường theo đơn bảo hiểm về
bất kỳ khoản nợ nào chưa được thanh toán sau khi sự kiện được bảo hiểm xảy ra
trong thời hạn 3 (ba) tháng kể từ khi xảy ra sự kiện được bảo hiểm đó.

Công ty bảo hiểm sẽ thanh toán cho người được bảo hiểm tỷ lệ phần trăm bảo
hiểm của tổn thất được bảo hiểm trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày sau khi nhận
được tất cả các tài liệu chứng minh và các bằng chứng khác mà công ty bảo hiểm
có thể yêu cầu. Thời hạn 30 ngày sẽ không có hiệu lực khi Người mua hàng từ
chối một cách hợp pháp việc thanh toán khoản nợ đó hoặc khi Người mua hàng
khiếu nại rằng họ có lý do chính đáng trong việc ngưng thanh toán và công ty
bảo hiểm đồng ý rằng một tranh chấp giữa người được bảo hiểm và người mua
hàng vẫn chưa được họ hoặc một cơ quan trọng tài hoặc thủ tục tố tụng nào giải
quyết.

Trong quá trình tính toán tổn thất, bất kỳ khoản bồi thường nào mà người
mua hàng nhận được trước khi hợp đồng kết thúc hoặc phạm vi bảo hiểm bị hủy
bỏ hoặc tạm dừng bảo hiểm sẽ được phân bổ vào các khoản dư nợ đối với cùng
người mua hàng đó theo thứ tự thời gian của ngày tới hạn thanh toán hoặc bất kỳ
ngày gia hạn thanh toán nào theo đó. Các khoản bồi thường nhận được sau khi
hủy bỏ hoặc chấm dứt hoặc tạm dừng bảo hiểm hoặc một khi sự kiện được bảo
hiểm xảy ra sẽ được phân bổ trên cơ sở tỷ lệ với các tài khoản được bảo hiểm và
chưa được bảo hiểm chưa thanh toán vào ngày hủy bỏ, chấm dứt hoặc tạm dừng
bảo hiểm hoặc khi sự kiện được bảo hiểm xảy ra cho dù sự việc nào xảy ra trước
và cho dù có bất kỳ thỏa thuận nào tồn tại giữa người được bảo hiểm và người
mua hàng.

15
Nếu tỷ lệ tổn thất vẫn chưa được xác định một cách cụ thể trong khoảng thời
gian được quy định thì công ty bảo hiểm sẽ tính toán tổn thất sơ bộ, ước tính các
khoản được khấu trừ ở mức độ những khoản này vẫn chưa được xác lập.

Nếu bất cứ khoản bồi thường được quy định vẫn chưa được tính toán theo
cách tính tổn thất sơ bộ thì người được bảo hiểm phải thông báo cho công ty bảo
hiểm về khoản bồi thường này ngay lập tức, và công ty bảo hiểm sẽ tính toán bổ
sung sau.

Người được bảo hiểm đồng ý gửi cho công ty bảo hiểm ngay lập tức qua
đường bưu điện hóa đơn Số tiền bồi thường mà họ nhận được liên quan đến một
khoản nợ mà công ty bảo hiểm đã bồi thường.

Nếu người được bảo hiểm không thanh toán bất cứ khoản nào cho công ty
bảo hiểm theo đơn bảo hiểm này (dù theo điều này hoặc các điều khác) khi
những khoản đó đáo hạn thì công ty bảo hiểm có thể (không giới hạn đối với
những quyền phát sinh khác của họ theo đơn bảo hiểm này hoặc đơn bảo hiểm
khác) bù trừ cho khoản nợ đó ngoài nghĩa vụ của công ty bảo hiểm để thanh toán
cho người được bảo hiểm.

3.7. Thế quyền

Sau khi bồi thường theo tỷ lệ bảo hiểm quy định trong hợp đồng, theo nguyên
tắc thế quyền, công ty bảo hiểm có toàn quyền thế quyền đối với bất kỳ các
quyền, lợi ích và các khoản bồi thường mà người được bảo hiểm có đối với
người mua hàng hoặc một bên thứ ba lên tới toàn bộ số tiền do công ty bảo hiểm
đã trả liên quan đến người mua đó.

Người được bảo hiểm cam kết theo đề nghị của công ty bảo hiểm sẽ thực hiện
tất cả những biện pháp cần thiết nhằm chuyển giao cho công ty bảo hiểm tất cả

16
các quyền, lợi ích. Theo đó, người được bảo hiểm phải chuyển giao tất cả các
chứng từ liên quan đến tổn thất cho người bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ
khác nhằm đảm bảo quyền lợi được chuyển giao cho người bảo hiểm.

Sau khi đã chuyển tất cả các quyền, đặc quyền và đối sách cho công ty bảo
hiểm, người được bảo hiểm vẫn phải có nghĩa vụ bảo mật và cung cấp thông tin
nhằm đảm bảo quyền lợi cho công ty bảo hiểm khi các công ty này thế quyền đòi
bồi thường tổn thất từ phía người nhập khẩu.

3.8. Chuyển nhượng quyền thanh toán bồi thường

Người được bảo hiểm sẽ không thể chuyển giao hoặc chuyển nhượng đơn
bảo hiểm này hoặc bất kỳ quyền lợi của mình mà không có sự đồng ý trước bằng
văn bản của công ty bảo hiểm.

Sự chuyển nhượng quyền thanh toán bồi thường theo đơn bảo hiểm này chỉ
được thực hiện khi có sự đồng ý trước bằng văn bản của công ty bảo hiểm. Bất
kỳ sự chuyển nhượng nào phải quy định tất cả các quyền, đặc quyền và đối sách
mà công ty bảo hiểm cấp cho Người được bảo hiểm cũng sẽ có hiệu lực đối với
người nhận chuyển nhượng. Công ty bảo hiểm sẽ không bắt buộc phải thông báo
hoặc liên lạc với bất kỳ người nào ngoại trừ người được bảo hiểm khi thực hiện
việc chuyển giao, và nghĩa vụ của người được bảo hiểm theo Đơn bảo hiểm cũng
sẽ tiếp tục mặc dù có sự chuyển nhượng.

3.9. Tiền tệ trong đơn bảo hiểm

Tiền tệ trong đơn bảo hiểm phải được quy định rõ và sẽ được sử dụng để
công bố doanh thu, để thanh toán phí bảo hiểm và các phí khác, tính toán tổn thất
được bảo hiểm, thanh toán các khoản bồi thường và bất kỳ khoản tiền bồi thường
nào khác.

17
Hóa đơn phục vụ cho việc thanh toán được thực hiện bằng các loại tiền tệ
khác loại tiền tệ quy định trong đơn bảo hiểm sẽ được quy đổi sang loại tiền tệ
trong đơn bảo hiểm theo tỷ giá ngoại hối giao ngay do ngân hàng niêm yết cho
tháng gửi hóa đơn. Tỷ giá ngoại hối giao ngay được niêm yết sẽ được sử dụng,
nếu cần thiết, cho việc tính toán số tiền bồi thường phải trả theo đơn bảo hiểm.
Những khoản thu hồi nhận được từ người mua hàng sẽ được quy đổi theo tỷ giá
ngoại hối giao ngay được niêm yết vào ngày nhận được khoản thu hồi đó.

3.10. Yêu cầu bảo hiểm và bản câu hỏi quản lý tín dụng

Yêu cầu bảo hiểm và bản câu hỏi quản lý tín dụng do người được bảo hiểm
lập, được người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm công nhận như cơ sở của
hợp đồng trong đơn bảo hiểm và là bộ phận cấu thành của đơn bảo hiểm.

Người được bảo hiểm bảo đảm thông tin khai trong giấy yêu cầu bảo hiểm và
bảng câu hỏi quản lý tín dụng phải chính xác, trung thực tại ngày yêu cầu bảo
hiểm và bản câu hỏi quản lý tín dụng và tại ngày công ty bảo hiểm đồng ý cấp
đơn bảo hiểm.

Người được bảo hiểm bảo đảm họ sẽ thông báo ngay lập tức cho công ty bảo
hiểm bất kỳ thay đổi quan trọng nào liên quan tới thông tin trong giấy Yêu cầu
bảo hiểm và bản câu hỏi quản lý tín dụng hoặc của bất kỳ sự kiện quan trọng nào
khác ảnh hưởng đến đơn bảo hiểm bao gồm nhưng không hạn chế đối với bất kỳ
sự thay đổi nào trong hình thức kinh doanh được thực hiện, các điều khoản thanh
toán, các điều kiện bán hàng hoặc quản lý tín dụng hoặc các thủ tục thương mại
được nêu trong giấy yêu cầu bảo hiểm và bản câu hỏi quản lý tín dụng.

18
Sự đảm bảo nêu trên không giới hạn nghĩa vụ hoặc trách nhiệm pháp lý thông
báo cho công ty bảo hiểm tất cả các sự việc và tình huống quan trọng và luôn
luôn hành động với sự trung thực tuyệt đối của người được bảo hiểm.

Khi có bất kỳ sự bổ sung hoặc sửa đổi nào đối với đơn bảo hiểm, người được
bảo hiểm phải thông báo cho công ty bảo hiểm tất cả các thông tin, tình hình
thay đổi. Nếu những yêu cầu này không được thực hiện theo đúng quy định, các
bổ sung, sửa đổi sẽ không có hiệu lực và đơn bảo hiểm sẽ tiếp tục có hiệu lực với
các điều khoản bảo hiểm trước khi có bổ sung hoặc sửa đổi.

4. So sánh với các loại hình bảo hiểm thương mại khác

Nếu như các loại hình bảo hiểm thương mại khác chủ yếu tập trung bảo hiểm
hàng hóa và có một lịch sử phát triển lâu dài cùng sự phát triển của thương mại
quốc tế thì Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là lĩnh vực ra đời sau với sự phát triển
của tín dụng thương mại.

Bảo hiểm hàng hóa đã có một khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh ở các
quốc gia, và một sự nhất quán nhất định trong các loại hình bảo hiểm, các rủi ro
thì bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn nhiều sự khác biệt và chưa thống nhất ở các
quốc gia. Đối với đa phần các quốc gia đang phát triển thì bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu là một lĩnh vực rất mới mẻ. Những quốc gia này thiếu cả về kiến thức,
kinh nghiệm đến sự sẵn sàng tiếp nhận với loại hình bảo hiểm này.

Các rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa hay bảo hiểm hàng hải được quy định rõ
ràng và có hạn mức bảo hiểm cụ thể theo từng loại bảo hiểm (ví dụ như A, B, C
trong bảo hiểm hàng hóa), bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chưa quy định được
thống nhất như trên do các rủi ro của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là rất đa dạng
và chưa thông nhất ở mỗi quốc gia, mỗi nhà cung cấp bảo hiểm.

19
Bảng 1: so sánh bảo hiểm tín dụng xuất khẩu với bảo hiểm hàng hóa

Tiêu thức phân loại Bảo hiểm tín dụng xuất Bảo hiểm hàng hóa
khẩu
Loại rủi ro được bảo Rủi ro về thương mại Rủi ro tổn thất về hàng
hiểm hoặc chính trị ở nước hóa
người nhập khẩu
Cơ quan bảo hiểm Thường là các tổ chức tín Công ty bảo hiểm thương
dụng xuất khẩu (cơ quan mại
trực thuộc chính phủ)
Khả năng sinh lợi Thường mang tính phi lợi Bảo hiểm thương mại vì
nhuận mục đích lợi nhuận
Bên đưa ra chính sách Người xuất khẩu, tổ chức Chủ hàng3
bảo hiểm tài chính
(nguồn: tài liệu hội thảo bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Hàn Quốc tại Việt Nam tháng 12/2008)
5. Người cấp Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
5.1. Các công ty bảo hiểm

Các công ty bảo hiểm là người cấp Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như một mặt
hàng mới trong danh mục các mặt hàng bảo hiểm của công ty. Điểm mạnh của
các công ty bảo hiểm khi phát triển loại hình Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là khả
năng chuyên môn cao trong lĩnh vực bảo hiểm. Nhờ khả năng chuyên môn và
kinh nghiệm làm bảo hiểm mà họ có khả năng tính toán chính xác hơn mức độ
rủi ro trong các hoạt động thương mại. Các công ty này sẽ xây dựng một hệ

3
FOB: người nhập khẩu có thể tự ký hợp đồng bảo hiểm, CIF người xuất khẩu ký hợp đồng bảo hiểm.

20
thống chỉ tiêu và thực hiện các cuộc điều tra nhằm tìm ra các điều khoản hợp lý
nhất cho các mặt hàng về Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Tuy nhiên, Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một ngành mới, những rủi ro
trong việc phát triển là rất lớn. Vì vậy, theo quy luật số lớn, để đạt đến điểm hòa
vốn cần một thời gian dài, điều này đồng nghĩa với việc cần một số vốn rất lớn
nếu muốn phát triển loại hình bảo hiểm này. Đây là một trở ngại cho các công ty
bảo hiểm khi tham gia vào thị trường mới mẻ này.

Để giải quyết vấn đề này, rất nhiều công ty bảo hiểm đã có ý định thành lập
các ngân hàng của riêng mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động
vốn. Lợi thế của các công ty bảo hiểm có ý định thành lập ngân hàng thương mại
là:

 Kinh nghiệm thị trường, mạng lưới đại lý rộng khắp.


 Năng lực tài chính đủ mạnh.
 Lượng khách hàng tiềm năng lớn từ các đối tượng tham gia bảo hiểm
hiện có.

5.2. Các ngân hàng

Trên thế giới, các ngân hàng thương mại cũng là một nguồn cung cấp bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu lớn. Các ngân hàng thương mại không có được nghiệp
vụ sâu về bảo hiểm như các công ty bảo hiểm nhưng trên khía cạnh thanh toán,
bao thanh toán họ lại tỏ ra vượt trội. Thường xuyên làm việc với các doanh
nghiệp, các ngân hàng thương mại có hiểu biết sâu sắc về các doanh nghiệp, nhất
là các doanh nghiệp xuất khẩu. Cũng qua hệ thống ngân hàng toàn cầu của các
ngân hàng lớn, các ngân hàng thương mại có đầy đủ thông tin hơn về các doanh

21
nghiệp nhập khẩu. Đây chính là cơ sở để các ngân hàng thương mại phát triển
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như một nghiệp vụ thúc đẩy hoạt động tín dụng
xuất khẩu.

Một lợi thế nữa của các ngân hàng thương mại so với các công ty bảo hiểm là
nguồn vốn. Các ngân hàng thương mại có nguồn vốn lớn hơn, nhất là các ngân
hàng quốc tế về xuất nhập khẩu. Bán bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance)
chắc chắn sẽ là một trong những kênh phân phối hiệu quả để thúc đẩy bán hàng,
tăng doanh thu phí bảo hiểm.

Tại hầu hết các quốc gia, các nhà kinh doanh bảo hiểm đều xác định kênh
phân phối truyền thống chiếm tỷ trọng lớn trong việc cung cấp sản phẩm ra thị
trường là hệ thống đại lý. Thế nhưng, nằm trong chiến lược đa dạng hóa kênh
phân phối, giảm áp lực bị ảnh hưởng từ một kênh phân phối duy nhất từ đó giảm
thiểu rủi ro trong kinh doanh do cạnh tranh và do biến động của thị trường, các
công ty bảo hiểm đều tổ chức thêm các kênh phân phối khác ngoài hệ thống đại
lý.
Một thực tế khác nữa là việc đa dạng hóa kênh phân phối còn nhằm tạo động lực
và áp lực cạnh tranh giữa các kênh phân phối, mục đích đưa ra nhiều sản phẩm
trên thị trường. Việc tổ chức thành công kênh phân phối “Bán bảo hiểm qua
ngân hàng” không chỉ làm tăng doanh thu cho các công ty bảo hiểm mà ngay cả
ngân hàng và khách hàng cũng đạt được những mục tiêu lợi ích nhất định:

Về phía khách hàng, có thể tiếp cận và mua bảo hiểm dễ dàng hơn với chi
phí thấp hơn, việc chi trả phí bảo hiểm định kỳ cũng thuận tiện hơn.

Đối với ngân hàng việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm sẽ tạo ra nguồn thu nhập
mới, hơn thế nữa ngân hàng còn mở rộng danh mục sản phẩm của mình.

22
Như vậy, có thể thấy mỗi loại hình đều muốn tham gia thêm một dịch vụ tài
chính mới. Tuy nhiên, sự “giao thoa” giữa công ty bảo hiểm và ngân hàng không
dễ dàng khi mà việc xúc tiến vẫn đang nằm trong dự tính của các nhà hoạch định
chính sách. Nhưng, sự “giao thoa” đó sẽ có những phát triển nhanh trong tương
lai gần nhờ tính hữu dụng của nó.

5.3. Các tổ chức tín dụng xuất khẩu

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chịu sự điều chỉnh theo các quy định trong lĩnh
vực bảo hiểm biệt lập với hoạt động ngân hàng và chứng khóan/cổ phần. Các tổ
chức tín dụng xuất khẩu (ECA) có chức năng: chuyển giao rủi ro - ngăn ngừa tổn
thất, quay vòng tiền mặt - bồi thường, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động thương
mại hoặc các dự án; marketing các điều kiện thương mại linh hoạt, hỗ trợ thông
tin mang tính cạnh tranh và hợp tác.

Sản phẩm chủ yếu của ECA bao gồm: Bảo hiểm tín dụng ngắn hạn, bảo hiểm
tín dụng trung và dài hạn, bảo hiểm đầu tư nước ngoài, kỳ phiếu và bảo lãnh.
ECA cũng cung cấp các dịch vụ: cung cấp thông tin tín dụng, xếp hạng tín dụng;
thu hồi nợ hay quản lý những khoản phải thu, v.v…Theo đó, ECA sẽ thực hiện
các công việc kiểm soát rủi ro về hạn mức quốc gia, hạn mức tín dụng cấp cho
người mua, giám sát rủi ro, đa dạng hóa các hạng mục tín dụng và các công cụ
quản lý rủi ro khác.

ECA có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các công ty bảo hiểm thương mại,
công ty tái bảo hiểm, các tổ chức tín dụng xuất khẩu chính thức khác thông qua
việc: trao đổi cơ sở dữ liệu từ Hiệp hội Berne, trao đổi công nghệ, đồng bảo hiểm
hoặc tái bảo hiểm trong những dự án cụ thể. Cung cấp dịch vụ bổ sung, không
cạnh tranh với các công ty bảo hiểm thương mại, cung cấp dịch vụ hiện thị

23
trường còn đang thiếu. Chuyển giao rủi ro với các công ty tái bảo hiểm qua việc
nâng cao năng lực, cân đối cơ cấu rủi ro.

ECA cũng đóng vai trò cộng tác giữa các tổ chức tín dụng xuất khẩu chính
thức và các ngân hàng thương mại, là chỗ dựa của các ngân hàng chính sách,
trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm hoặc bổ sung, không cạnh tranh với các
công cụ quản lý tín dụng.

Trong khi hoạt động tín dụng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phát triển
(theo đánh giá của OECD 4), nhất là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương
mại thế giới WTO, thì bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ trở thành một yêu cầu và
đòi hỏi tất yếu của các tổ chức tín dụng, ngân hàng và các doanh nghiệp xuất
khẩu.

5.4. Bảo hiểm tín dụng Nhà nước và bảo hiểm tín dụng thương mại

Sự khác nhau giữa bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có Nhà nước bảo trợ và
thương mại thể hiện ở nhiều mặt. Trước hết, cơ quan bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu được Nhà nước bảo trợ (ECA) có phạm vi hoạt động ở tầm quốc gia và
mang tính bổ trợ. Nhà nước chỉ bảo hiểm khi các công ty bảo hiểm với trách
nhiệm của mình không thể hoặc không muốn cấp loại bảo hiểm đó.

Trong khi đó, cơ quan bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thương mại trong thập
niên qua chủ yếu là các tập đoàn quốc tế Euler Hermes, Coface, Atradius. Loại
hình này cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho bất kỳ rủi ro nào được cho là
sẽ thu lợi nhuận trong thời gian dài.

4
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

24
Trên thế giới, các nước thuộc OECD có thoả thuận những nguyên tắc hướng
dẫn về phạm vi bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được Nhà nước bảo trợ với thời hạn
tín dụng từ 2 năm trở lên. Các nguyên tắc này nhằm tạo môi trường bình đẳng
trong cạnh tranh quốc tế.

Ví dụ, tỷ lệ phí bảo hiểm khác biệt dựa trên tiêu chí loại quốc gia và thời
gian cấp tín dụng tối đa với những sản phẩm nhất định. Còn nhà bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu thương mại không thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh theo
tiêu chí thời gian cấp tín dụng vượt quá 2 năm. Họ cũng không bị ảnh hưởng bởi
sự đồng thuận của tổ chức OECD và không có thoả thuận tương tự giữa các nhà
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thương mại.

Đối với mô hình hoạt động của Euler Hermes (EH), trong lịch sử, năm 1926,
chính phủ Đức đã muốn khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, các nhà bảo hiểm
tín dụng tư nhân chưa thể đối phó với những rủi ro về chính trị có thể ảnh hưởng
đến xuất khẩu sang các nước kém phát triển. Trước tình hình này, Hermes được
giao nhiệm vụ bảo hiểm xuất khẩu trên toàn lãnh thổ Đức với tư cách là nhà tái
bảo hiểm 100% đối với các rủi ro chính trị và thảm hoạ.

Từ 1949, EH đã và đang quản lý cơ chế đảm bảo xuất khẩu chính thức thay
mặt và bảo đảm lợi ích cho Cộng hoà liên bang Đức. Hiện, EH quản lý và bảo
hiểm rủi ro tín dụng đối với các khoản phải thu thương mại, các giao dịch từ
doanh nghiệp-doanh nghiệp, bảo hiểm rủi ro tín dụng ngắn hạn."

Các mô hình tổ chức và lịch sử phát triển của các tổ chức bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu trên thế giới cho thấy, sự bảo trợ của nhà nước trong việc thành lập
các tổ chức tín dụng xuất khẩu là yếu tố quyết định. Lúc đầu, tổ chức bảo hiểm

25
tín dụng cần phải được nhà nước đầu tư về công nghệ thông tin, nguồn nhân lực
và khả năng tài chính. Sau một thời gian dài tích lũy tài chính, các tổ chức này
mới từng bước có thể tự kinh doanh. Tuy nhiên, để bảo đảm hoạt động bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu phù hợp với nguyên tắc WTO (không được coi là trợ cấp xuất
khẩu), tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho dù là thuộc sở hữu nhà nước
(phục vụ mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu) thì cũng phải thực hiện kinh doanh theo
nguyên tắc thị trường, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh và chịu sự điều chỉnh
của luật pháp về bảo hiểm và thương mại.

Tổng kết chương 1:

Trên đây là những cái nhìn chung nhất về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: các
khái niệm, đặc điểm cũng như các điều khoản cơ bản trong một hợp đồng bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu, các tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, lợi
ích khi sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu kết hợp với tín dụng mở trong
thanh toán.

Chương sau sẽ là nhưng vấn đề có tính thực tiễn về bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu qua các mô hình cụ thể và rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.

26
Chương 2:

THỰC TRẠNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG VÀ Ý NGHĨA


THỰC TIỄN VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU
VIỆT NAM

I. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên thế giới


1. Toàn cảnh về Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên thế giới

Trên thế giới từ lâu, việc buôn bán, thông thương giữa các quốc gia ngày
càng trở nên phát triển mạnh mẽ. Có rất nhiều các trung tâm kinh tế mới nổi lên
như Trung Quốc, Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ, châu Phi… Họ có nhiều tiềm
năng tăng trưởng do các nhà công nghiệp sản xuất lớn như ô tô, lốp xe chuyển
dần sang vì nhân công dồi dào và giá cạnh tranh. Nhưng nhiều doanh nghiệp còn
ngại mở rộng sang các thị trường mới này vì tính rủi ro cao trong thanh toán. Bởi
lẽ đó, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một cứu cánh cho các doanh nghiệp xuất
khẩu.

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam còn là một lĩnh vực mới mẻ. Trong
khi tại châu Âu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đang phát triển rất nhanh, chiếm
80% thị phần trên toàn thế giới. Tại nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Malaysia,
Trung Quốc... loại hình bảo hiểm này cũng đã được triển khai từ lâu. Ở Nhật, hệ
thống bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chính thức ra đời vào năm 1950 và ngay
trong tháng 3 năm đó họ đã ban hành luật cho loại hình bảo hiểm này. Còn tại

27
Malaysia, tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được thành lập năm 1978 trước
khi thành lập Ngân hàng xuất nhập khẩu Malaysia năm 1995 5.

Các công ty bảo hiểm như COFACE (Pháp), Atradius (Hà Lan), Euler
Hemmes (Đức), KEIC (Hàn Quốc)… khẳng định đây là một công cụ hỗ trợ hữu
hiệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu, và được họ sử dụng thường xuyên.

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp
xuất khẩu, cụ thể là họ sẽ không phải lo lắng về rủi ro thanh toán, bởi công ty
bảo hiểm đã đảm nhận việc này; bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ giúp tăng tính
thanh khoản, thanh toán trong giao dịch; nhờ đó độ rủi ro, khả năng dễ vỡ trong
cán cân thanh toán, cán cân thu nhập… cũng sẽ được giảm đi. Vai trò của bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu cũng được xác định là để thúc đẩy các hoạt động sản
xuất hàng hóa và dịch vụ. Cụ thể là đối với doanh nghiệp: bảo vệ tài chính cho
nhà xuất khẩu; tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế và phát triển kỹ năng tài
chính cho nhà xuất khẩu. Đối với quốc gia xuất khẩu: thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, cải thiện cán cân thanh toán và tạo công việc làm cho người lao động.

Có những rủi ro trong lĩnh vực xuất khẩu mà các dịch vụ bảo hiểm khác
không bảo hiểm, nhưng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đảm nhận. Chẳng hạn trong
các trường hợp có biến động chính trị, chiến tranh, bắt cóc… các dịch vụ bảo
hiểm hàng hóa xuất khẩu sẽ không chấp nhận trả bảo hiểm, nhưng bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu chấp nhận thanh toán.

5
Đánh giá của tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Trung Quốc-SINOSURE tại hội thảo về bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu ở Việt nam tháng 3/2008

28
Các mô hình chung:

Mô hình tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại các nước có khác nhau, tùy
thuộc vào đặc điểm tài chính và định hướng phát triển của nước đó. Một số nước
có nền kinh tế phát triển, tài chính mạnh thì chính phủ nước đó chỉ cần thành lập
tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mà không cần thành lập riêng một ngân
hàng bởi tại những nước này hệ thống ngân hàng đủ mạnh để tài trợ cho các
doanh nghiệp tiêp cận các thị trường mới. Một số nước khác, ngân hàng xuất
nhập khẩu và tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tồn tại song song hoặc trong
cùng một tổ chức. Tóm lại, cả hai định chế này là cánh tay trái và cánh tay phải
trong việc thực thi chính sách hỗ trợ xuất khẩu.

Các mô hình của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Về cơ bản, trên thế giới hiện
nay, có 5 mô hình của Chính phủ hoặc có sự tham gia của chính phủ hình thành
tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

1. Thông qua một tổ chức do Nhà nước thành lập, nắm quyền sở hữu và kinh
doanh như tại Indonesia, Hàn Quốc, Hy Lạp…
2. Thông qua 1 công ty bảo hiểm hoặc ngân hàng thương mại hoạt động như
một đại diện của Nhà nước: Mỹ
3. Thông qua công ty tư nhân hoặc quỹ nhà nước hoạt động độc lập nhưng
do Nhà nước sở hữu: Trung Quốc, Slovenia, CH Séc…
4. Thông qua công ty bảo hiểm tư nhân. Ví dụ như tại Đức, Pháp, Ba Lan…
5. Liên doanh giữa công ty Nhà nước, công ty bảo hiểm và ngân hàng mà
Nhà nước đóng vai trò như một cổ đông. Ví dụ như tại Tây Ban Nha,
Nauy…

29
2. Kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Mỹ (US
Eximbank)
2.1. Khái quát thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Mỹ

Mỹ là quốc gia có giá trị xuất khẩu lớn nhất thế giới. Kết quả trên đặt được
chủ yếu là do sự phát triển các ngành sản xuất, nhưng cũng không thể phủ nhận
vai trò của các công cụ hỗ trợ xuất khẩu. Hỗ trợ xuất khẩu được chia làm nhiều
phần, bao gồm hỗ trợ trực tiếp để tăng cường xuất khẩu, hỗ trợ đầu tư nước
ngoài và viện trợ cho các nước đang phát triển.

Trong mỗi lĩnh vực thường có sự phối hợp hoạt động của nhiều tổ chức. Ví
dụ, trong lĩnh vực bảo đảm và bảo hiểm được thực hiện bởi ba tổ chức chính phủ
là: ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ (Expor-Import bank of the United States-US
eximbank), CCC (Commodity credit corporation), OPIC (Overseas private
investment corporation) với mục tiêu chung là hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa, dịch
vụ và hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong ba tổ chức thì US Eximbank có
chức năng chính là hỗ trợ trực tiếp xuất khẩu, chức năng này chỉ là một phần của
2 tổ chức còn lại.

Trong lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu- một công cụ hỗ trợ xuất khẩu
được cung cấp bởi US Eximbank còn có sự tham gia của các công ty bảo hiểm tư
nhân. Nhưng các công ty tư nhân chỉ cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho
các khoản tín dụng ngắn hạn bởi 90% thương mại trên thế giới được thực hiện
trên cơ sở tiền mặt hoặc tín dụng ngắn hạn và mức độ rủi ro cũng thấp hơn tín
dụng trung và dài hạn. US Eximbank cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho
các rủi ro thương mại và chính trị của các khoản tín dụng trung và dài hạn. Tuy

30
nhiên, US Eximbank không cạnh tranh với các công ty bảo hiểm tư nhân, US
Eximbank sẽ cung cấp các sản phẩm mà các công ty bảo hiểm tư nhân không thể
cung cấp hoặc không sẵn lòng cung cấp. US Eximbank là tổ chức chính phủ với
chức năng chính là hỗ trợ xuất khẩu, do đó bảo hiểm tín dụng US Eximbank
cung cấp có một số điểm khác biệt so với bảo hiểm tín dụng của các công ty bảo
hiểm tư nhân hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Có thể so sánh một số điểm như
sau:

31
Bảng 2: So sánh bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của US Eximbank và khu vực
tư nhân ở Mỹ

Khu vực tư nhân US Exim bank

Mục đích Lợi nhuận Phi lợi nhuận, chủ yếu là lấp khoảng trống thị
hoạt động trường hỗ trợ xuất khẩu

Mức bảo Do từng công ty qui  Tỷ lệ được bảo hiểm thường lớn hơn khu
hiểm định dựa trên mức độ vực tư nhân nhằm hỗ trợ xuất khẩu.
rủi ro và có thể giảm  US Eximbank cung cấp bảo hiểm tín dụng
cho các nhà xuất khẩu xuất khẩu cho hàng xuất khẩu đến các thị
đã có kinh nghiệm hoạt trường mới nổi- mức độ rủi ro cao mà các
động. công ty bảo hiểm tư nhân không cung cấp.
 Cung cấp các biện pháp hỗ trợ, khuyến
khích cho các hàng hóa xuất khẩu thân
thiện với môi trường.
Phí bảo Chi phí cho hầu hết các US Eximbank đưa ra bảng phí cố định để khách
hiểm hợp đồng bảo hiểm đa hàng lựa chọn trước khi ra quyết định mua bảo
khách hàng (multi- hiểm tín dụng xuất khẩu của US Eximbank.
buyer policies) nhỏ hơn
1% giá trị hợp đồng
xuất khẩu, còn chi phí
cho các hợp đồng bảo
hiểm đơn khách
(single-buyer policies)
thì lớn hơn do mức độ
rủi ro cao hơn.

Một số Không có hạn chế nào  Để được US Eximbank cấp bảo hiểm tín
hạn chế liên quan đến hàm dụng xuất khẩu, hàng hóa phải được bốc lên
lượng nội địa hay hàng tàu tại Mỹ và có ít nhất 50% hàm lượng nội
hóa quân sự. Tất cả địa tính trên giá trị hợp đồng xuất khẩu.
hàng hóa xuất khẩu đều  US Eximbank không cung cấp bảo hiểm
được cung cấp bảo cho các hàng hóa quân sự hay cho người
hiểm nếu nó mang lại mua là các tổ chức quân sự nước ngoài vì lý
lợi nhuận. do chính trị
 Hỗ trợ xuất khẩu có thể bị hạn chế đến một
số nước vì lý do chính trị

32
Trong khu vực tư nhân, ngoài các công ty bảo hiểm của Mỹ còn có các
chi nhánh của các tập đoàn bảo hiểm quốc tế lớn như: Euler Hemes, Coface. Vai
trò của khu vực tư nhân trong lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Mỹ ngày
càng lớn hơn. Các doanh nghiệp Mỹ thường lựa chọn các công ty tư nhân bởi sự
tiện lợi và gọn nhẹ trong thủ tục bảo hiểm và không áp dụng qui định về xuất xứ
với hàng hóa xuất khẩu. Song đóng góp của US Eximbank là không thể thiếu.
US Eximbank đóng vai trò lấp các khoảng trống của thị trường bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu mà khu vực tư nhân không muốn hoặc không tham gia, hỗ trợ
các doanh nghiệp xuất khẩu Mỹ khi mở rộng thị trường xuất khẩu.

2.2. Kinh nghiệm bảo hiểm của tổ chức tiêu biểu: Ngân hàng xuất nhập
khẩu Mỹ- US Eximbank
a. Giới thiệu chung về Eximbank

Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ-The US export-import bank (US eximbank)
là tổ chức hỗ trợ xuất khẩu chính thức của Mỹ, là một tổ chức chính phủ chịu
trách nhiệm tài trợ cho các hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của Mỹ. Qua đó, US
Eximbank duy trì thêm công ăn việc làm thông qua các chương trình cho vay,
bảo đảm và bảo hiểm. Các sản phẩm bảo hiểm của US Eximbank dành cho tất cả
các doanh nghiệp xuất khẩu, không phân biệt qui mô lớn hay nhỏ. Mỹ là thành
viên của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD nên các hoạt động của US
Eximbank cũng phải tuân theo các qui định và nguyên tắc cơ bản của tổ chức
này về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

33
Đôi nét về sự phát triển của US Eximbank

US Eximbank được thành lập 2/2/1934, ban đầu chỉ là một ngân hàng địa
Hạt Colombia dưới cái tên ngân hàng xuất nhập khẩu Wasington (export-import
bank of Wasington) với mục đích hỗ trợ tài chính thúc đẩy xuất nhập khẩu giữa
Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới.

Giai đoạn 1934-1943, chính phủ Mỹ ra hàng loạt các đạo luật liên quan đến
tài chính và hỗ trợ xuất khẩu, qua đó ngân hàng Wasington trở thành một tổ chức
chính phủ, hoạt động dưới sự quản lý của nhiều bộ khác nhau. Đến ngày
31/7/1975 ngân hàng xuất nhập khẩu Wasington chính thức đổi tên thành ngân
hàng xuất nhập khẩu Mỹ và giữ nguyên cái tên đó cho đến nay.

Ban giám đốc của US Eximbank gồm 5 thành viên thuộc 2 đảng Dân Chủ và
Cộng Hòa do tổng thống chỉ định và phải được sự thông qua của thượng viện.
Ban giám đốc có 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 3 thành viên. Nhiệm kỳ của ban
giám đốc là 5 năm. Điều đó có nghĩa là chính phủ sẽ điều hành trực tiếp hoạt
động của US Eximbank thông qua ban giám đốc.

Hoạt động của US Eximbank phải tuân thủ theo các nguyên tắc về sử dụng
ngân sách và giới hạn tối đa giá trị được bảo hiểm nằm trong đạo luật cải tổ tín
dụng liên bang 1990 (Federal credit reform act).

US Eximbank bắt đầu cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu từ năm 1992.
Trước đó hoạt động này được cung cấp bởi một công ty tư nhân là FCIA
(Foreign credit insurance association). Và US Eximbank nhận tái bảo hiểm cho
các hoạt động của công ty này. Từ đó đến nay, US Eximbank đã phát triển gần
như đầy đủ các loại hình sản phẩm của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (từ những

34
gói bảo hiểm rủi ro thanh toán cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đến các gói
sản phẩm bảo hiểm cho các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng).

Sứ mệnh của US Eximbank là hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Mỹ trước
sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài- các doanh nghiệp được hỗ trợ
bởi chính phủ các nước khác. Trong đạo luật xuất khẩu Mỹ 1945 chỉ ra rằng, US
Eximbank chỉ cung cấp các khoản vay cho các mục đích nhất định với tỷ lệ lãi
suất dựa trên chi phí vốn trung bình của ngân hàng, ủy quyền cho ngân hàng
cung cấp các khoản tài chính có tinh cạnh tranh và đưa ra những đảm bảo hợp lý
cho các khoản phải thu. Những khoản tài chính có tính cạnh tranh là những
khoản tài chính có tỷ lệ lãi suất hợp lý dựa trên tỷ lệ lãi suất mà các đối thủ của
Mỹ cung cấp trên thị trường. Song, US Eximbank không cạnh tranh với khu vực
tư nhân mà chỉ cung cấp các khoản tài chính mà khu vực này không cung cấp.

US Eximbank có số vốn đăng ký là 1 tỷ USD và có thể vay bộ tài chính lên


tới 6 tỷ USD mỗi lần để phục vụ cho nhiệm vụ hỗ trợ của mình. US Eximbank
được cung cấp các khoản vay, bảo đảm và bảo hiểm có tổng giá trị không vượt
quá 75 triệu USD mỗi khoản. Kết quả hoạt động của US Eximbank phải được
giải trình trước quốc hội hàng năm6.

Hiện nay, hoạt động của US Eximbank được chia làm 2 nhánh khác nhau là
hoạt động thương mại và hoạt động viện trợ cho các nước đang phát triển. Ngân
sách cho hoạt động của ngân hàng từ 3 nguồn: bản thân vốn của ngân hàng, vay
từ bộ tài chính và vay tù ngân sách nhà nước. Trong hoạt động thương mại, US
Eximbank cung cấp các khoản vay và bảo đảm cho các giao dịch xuất khẩu trung
và dài hạn lên tới 85% giá trị giao dịch dành cho bất kỳ một bên nào có liên quan

6
Báo cáo tài chính của US Eximbank 2009

35
đên giao dịch. Các khoản cho vay của US Eximbank được tính lãi suất tối thiểu
được sự cho phép của OECD. Để giảm thiểu rủi ro cho các nhà xuất khẩu Mỹ,
US Eximbank đưa ra hàng loạt các loại hình bảo hiểm phù hợp với các nhu cầu
khác nhau. Theo luật thì US Eximbank phải dành tối thiểu 10% ngân sách của
mình để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do đó US Eximbank cũng phải đưa
ra hàng loạt các hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu có qui mô nhỏ bao gồm chương
trình bảo đảm vốn lưu động (Working capital guarantee program) là chương
trình bảo đảm cho các khoản vay giúp các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn
với các khoản vay vốn của các ngân hàng thương mại và chương trình bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu dành cho các doanh nghiệp nhỏ (Small business export credit
insurance). Thực tế hoạt động của US Eximbank cho thấy ngân hàng này thường
dành một tỷ lệ cao hơn mức 10% qui đinh để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, tỷ lệ này thưởng là 15% đên 20%7.

Ngoài ra US Eximbank còn cung cấp các khoản vay trực tiếp hay các khoản
bảo đảm cho các doanh nghiệp thuê tài chính, cung cấp các hỗ trợ đặc biệt cho
các sản phẩm xuất khẩu thân thiện với môi trường hay các thiết bị y tế. Tuy
nhiên, US Eximbank không cung cấp các khoản bảo hiểm cho đầu tư nước ngoài
mà loại hình bảo hiểm này sẽ được cung cấp bởi công ty bảo hiểm đầu tư tư nhân
nước ngoài (OPIC).

Đây là những nét khái quát về US Eximbank, phần sau sẽ đi sâu vào dịch vụ
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Eximbank cung cấp.

7
Báo cáo tài chính hàng năm của US Eximbank: giai đoạn 2006-2010

36
b. Kinh nghiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của US Eximbank
Eximbank cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu với mục đích giúp các nhà
xuất khẩu và ngân hàng giảm thiểu các rủi ro tín dụng xuất khẩu, qua đó hỗ trợ
xuất khẩu của Mỹ. Các loại hinh bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Eximbank cho
phép các nhà xuất khẩu Mỹ cung cấp tín dụng cho các đối tác nước ngoài, qua đó
tăng giá trị xuất khẩu.

Eximbank không cung cấp bảo hiểm cho vận tải, các nghĩa vụ liên quan đến
hợp đồng và thực hiện hợp đồng. Eximbank không có giới hạn về quy mô doanh
nghiệp, mọi doanh nghiệp đều có thể tiếp cận với các loại hình bảo hiểm của
Eximbank. Tuy nhiên, ngân hàng này có đưa ra danh sách các nước mà khi
doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu đến các nước này bị giới hạn một số dịch vụ bảo
hiểm không được cung cấp hoặc được cung cấp phải đáp ứng những điều kiện
nhất định. Danh sách các nước giới hạn này có qui định thời hạn tín dụng tối đa
được phép cung cấp cho các hàng hóa xuất khẩu đến các nước này, các dịch vụ
bảo hiểm được và không được cung cấp bởi Eximbank, tỷ lệ được bảo hiểm đối
với các loại hình bảo hiểm dành cho các mặt hàng xuất khẩu đến các nước này…

Rủi ro giảm giá tiền tệ (devaluation) không được Eximbank cung cấp bảo
hiểm song nó có thể được coi là một trong các rủi ro chính trị nếu người nhập
khẩu gửi một lượng nội tệ tương ứng trong một ngân hàng và sự giảm giá này
xuất hiện trong quá trình chuyển tiền.

Eximbank cung cấp bảo hiểm cho rất nhiều loại hàng hóa, nguyên liệu thô,
linh phụ kiện, máy móc, tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng lâu bền và hàng nông
sản với số lượng lớn và hầu hết các dịch vụ với điều kiện tín dụng lên đến 180
ngày. Trong một số trường hợp ngoại lệ, các mặt hàng xuất khẩu này có thẻ được

37
bảo hiểm với điều kiện tín dụng lên đến 360 ngày. Trong bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu ngắn hạn, Eximbank đưa ra các loại hình bảo hiểm khác nhau dành cho
người xuất khẩu và ngân hàng (người cho vay).

Các loại hình bảo hiểm danh cho người xuất khẩu (cập nhật ngày
01/12/2009):

1) Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đa người mua (multi-buyer export
credit insurance).

Loại hình bảo hiểm này có vai trò là:

 Công cụ giảm thiểu rủi ro: bảo hiểm các khoản phải thu trước rủi ro
không thanh toán bởi nhiều người mua nước ngoài.
 Công cụ marketing có thể mở rộng các điều kiện tín dụng cạnh tranh
cho người mua (sử dụng các hình thức tín dụng mở)
 Hỗ trợ tài chính: thỏa thuận được những điều kiện về tài chính hấp dẫn
với ngân hàng cho vay để được những khoản vay phục vụ sản xuất kinh
doanh bằng cách sử dụng hợp đồng bảo hiểm như là một hình thức thế
chấp thêm vào bên cạnh các hình thức khác.

Rủi ro được bảo hiểm

Loại hình bảo hiểm này bảo hiểm cho các tổn thất gây ra bởi các rủi ro
thương mại và chính trị. Tỷ lệ được bảo hiểm cho các rủi ro thương mại là 90-
95% và cho các rủi ro chính trị là 95-100% trị giá hóa đơn. Tỷ lệ được bảo hiểm
với các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu là 98%, cho nghĩa vụ của nhà nước là
100%.

38
Điều kiện để doanh nghiệp được tham gia loại hình bảo hiểm nay:

Để được cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu phải đáp
ứng yêu cầu nguồn gốc xuất xứ: phải có ít nhất 51% hàm lượng nội địa, bao gồm
cả sức lao động nhưng không gồm công đoạn kẻ ký mã hiệu. Người xuất khẩu để
được cấp bảo hiểm cho hàng hóa của mình (lần đầu ký hợp đồng bảo hiểm với
Eximbank) cũng phải đáp ứng một số yêu cầu của Eximbank, đó là:

 Có thời gian hoạt động kinh doanh ít nhất là 3 năm


 Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu
 Có lợi nhuận trong năm tài chính gần nhất
 Chỉ số Dun & Brandstreet Paydex8 không nhỏ hơn 50 và không có những
thông tín xấu về người xuất khẩu.
 Báo cáo tài chính hoàn chỉnh của năm gần nhất cho thấy doanh nghiệp có tài
sản ròng dương,
 Không có những vấn đề bất lợi nghiêm trọng, tức là báo cáo tài chính trung
thực, không có lịch sử tín dụng hay thông tin tín dụng xấu.
 Sản phẩm của người xuất khẩu không phải là các sản phẩm nguyên tử hay
các sản phẩm quân sự khác,
 Không có lịch sử từng thua lỗ,
 Không tập trung quá nhiều vào các khoản phải thu có mức độ rủi ro cao.

Loại hình bảo hiểm này bảo hiểm cho tất cả các chuyến hàng xuất khẩu theo
các điều kiện tín dụng bao gồm nhờ thu (D/A, D/P), thư tín dụng và ghi sổ tới
các nước không thuộc danh sách hạn chế trong thời hạn bảo hiểm (thường là 1
năm) và không bảo hiểm cho các hợp đồng xuất khẩu với điều kiện thanh toán là

8
Chỉ số kiểm tra tài chính và khả năng phát triển của doanh nghiệp

39
L/C đã xác nhận, giao dịch tiền mặt và các hàng hóa quân sự, có liên quan đến
quốc phòng. Hợp đồng bảo hiểm có thể ký lại mỗi năm một lần. Người xuất
khẩu có thể mua bảo hiểm cho các rủi ro chính trị hoặc các rủi ro thương mại.

Tỷ lệ bảo hiểm được tính dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm: thời hạn tín dụng,
loại người mua, mức độ rủi ro của nước nhập khẩu, loại giao dịch và kinh
nghiệm hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

Do loại hình bảo hiểm này cung cấp bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng của
người xuất khẩu đến nhiều người nhập khẩu do đó mỗi chuyến hàng đều phải
được báo cáo cho Eximbank chậm nhất là ngày cuối tháng tiếp theo tháng gửi
hàng. Eximbank không quy định mức phí tối thiểu mà người được bảo hiểm phải
đóng hàng năm mà phí bảo hiểm sẽ được tính theo số lượng hàng thực tế xuất đi.

Với mức phí cao hơn thì người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng cung câp
bảo hiểm trược khi gửi hàng (pre-shipment coverage), thường được sử dụng khi
hàng xuất khẩu là loại hàng hóa đặc biệt hoặc thời gian sản xuất dài và phải hoạt
động thử nghiệm trước khi gửi hàng. Khi sử dụng loại hình này, người xuất khẩu
phải thỏa mãn theo điều kiện bảo hiểm của ngân hàng trong một khoảng thời
gian nhất định (thường là trong 180 ngày kể từ ngày hợp đồng mua bán hàng hóa
được ký). Bảo hiểm trước khi gửi hàng không bao gồm bảo hiểm cho rủi ro hợp
đồng bị hủy.

Đối với những nhà xuất khẩu có kinh nghiệm trong quản lý rủi ro tín dụng
quốc tế sẽ có thê chọn phương thức giới hạn tín dụng mà Eximbank đưa ra đi
kèm với loại hình bảo hiểm này. Theo đó, người xuất khẩu có thể lựa chọn
những nhà nhập khẩu với một hạn mức tín dụng nhất định mà họ cho rằng có

40
khả năng gặp rủi ro cần được bảo hiểm mà không cần phải thông qua Eximbank
trước.

Khiếu nại phải được tiến hành không sớm hơn 90 ngày và không muộn hơn
240 ngày sau ngày lẽ ra được thanh toán. Các khiếu nại sẽ được thanh toán trong
thời hạn 60 ngày kể từ ngày ngân hàng nhận được bộ hồ sơ khiếu nại hợp lệ.

Hợp đồng bảo hiểm có thể được người xuất khẩu chuyển nhượng cho một tổ
chức tài chính khác hoặc dùng thế chấp cho các khoản vay ở các ngân hàng
thương mại khác

2) Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đơn người mua (single-buyer export
credit insurance):

Với hình thức bảo hiểm này người xuất khẩu được bảo vệ trước các rủi ro khi
cấp tín dụng xuất khẩu ngắn hạn cho một nhà nhập khẩu trong thời hạn bảo hiểm
12 tháng.

Hình thức bảo hiểm tương tự bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đa người mua, chỉ
khác là nó bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng đến một người nhập khẩu, do đó rủi
ro sẽ cao hơn, tỷ lệ được bảo hiểm cũng thấp hơn và Eximbank qui định tỷ lệ này
là bằng nhau cho tất cả các rủi ro chính trị và thương mại.

 Tỷ lệ cho nhà nhập khẩu là tổ chức chính phủ là 100%


 Tỷ lệ được bảo hiểm cho nhà nhập khẩu thuộc khu vực tư nhân và các
tổ chức phi chính phủ là 90%
 Tỷ lệ bảo hiểm cho các giao dịch bằng L/C là 95%
 Tỷ lệ bảo hiểm cho các giao dịch hàng nông sản số lượng lớn là 98%

41
Cũng tương tự loại hình bảo hiểm trên, để được Eximbank cung cấp bảo hiểm
trong lần đầu tiên tham gia bảo hiểm tại ngân hàng, người nhập khẩu cần phải
thỏa mãn các điều kiện sau: phải có bảo cáo tín dụng tốt trong vòng 6 tháng
trước khi yêu cầu được cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, tức là trong báo cáo tín
dụng phải thể hiện doanh nghiệp có lịch sử tín dụng tốt, không có tình trạng
chậm thanh toán quá 60 ngày trong thời hạn 12 tháng gần nhất.

Ngoài ra người xuất khẩu cũng phải cung cấp cho Eximbank các thông tín về
người nhập khẩu, bao gồm: một báo cáo tín dụng, các tham vấn thương mại và
sẽ phải trả trước một khoản phí tối thiểu trên hợp đồng.

Bảng 3: Mức phí tối thiểu của US Eximbank hiện nay (USD)

Các doanh nghiệp Các doanh


xuất khẩu nhỏ nghiệp khác

Người nhập khẩu là các cơ quan chính phủ 500 750


và bảo hiểm các rủi ro chính trị

Tổ chức tài chính tư nhân và phi chính phủ 500 1500

Tổ chức phi tài chính tư nhân và phi chính 500 2500


phủ

(Nguồn: http://www.exim.gov/products/insurance/single_buyer.cfm ngày truy cập 1/4/2010)

42
3) Chính sách bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của US Eximbank hỗ trợ các
doanh nghiệp nhỏ.

Chính sách này là một sản phẩm đặc biệt dành cho các doanh nghiệp nhỏ.
Đây là một giải pháp hữu hiệu về tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu, giúp
các doanh nghiệp này đẩy mạnh xuất khẩu thông qua các khoản tín dụng với
điều kiện cạnh tranh (sử dụng các hình thức tín dụng mở).

Lợi ích của sản phẩm

 Công cụ giảm nhẹ rủi ro: bảo hiểm cho các rủi ro không thanh toán khi
cấp tín dụng xuất khẩu cho người mua nước ngoài
 Công cụ tiếp thị: giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu thông
qua các gói hỗ trợ tín dụng mở
 Hỗ trợ tài chính: doanh nghiệp có thể sử dụng chính đơn bảo hiểm này để
thế chấp với US Eximbank cho các khoản vay thương mại phục vụ xuất
khẩu.

Đặc điểm của gói sản phẩm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ:

 Sản phẩm xuất khẩu phải có ít nhất 51% tỷ lệ nội địa (bao gồm cả giá trị
sức lao động gia công nhưng không bao gồm công đoạn kẻ ký mã hiệu).
 Bảo hiểm này bảo hiểm cho tất cả các điều khoản tín dụng, bao gồm cả tín
dụng chứng từ, thư tín dụng chưa xác nhận và các điều khoản tín dụng mở
khác, cho tất cả các nước thỏa mãn các điều kiện tín dụng trong vòng 1
năm (có thể được gia hạn hàng năm)

43
 Không bảo hiểm cho các hợp đồng với điều khoản thanh toán là thư tín
dụng đã xác nhận, thanh toán bằng tiền mặt và hợp đồng mua bán hàng
hóa liên quan đến quốc phòng.
 Ưu tiên cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm thân thiện
với môi trường.

Tỷ lệ bảo hiểm

 Tổn thất thương mại do người xuất khẩu bị phá sản: 95%
 Tổn thất liên quan đến chính trị, chiến tranh, cách mạng, thay đổi chính
sách đối ngoại: 95%
 Các khoản ứng trước không bị khấu trừ vào số tiền bồi thường. Đây là một
trong những hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp nhỏ.

Điều kiện tham gia gói bảo hiểm

 Thỏa mãn các điều kiện là một doanh nghiệp nhỏ theo các điều kiện của
hiệp hội quản trị doanh nghiệp nhỏ của Mỹ.
 Doanh thu bán hàng từ các hợp đồng cung cấp tín dụng xuất khẩu (trong 3
năm gần nhất) nhỏ hơn 7.500.000 USD.
 Có ít nhất một năm hoạt động thành công và đạt lợi nhuận ròng.

Giá và thanh toán phí bảo hiểm

 Phí bảo hiểm tính theo một tỷ lệ trên giá trị bảo hiểm và được trả theo lịch
trình tùy thuộc vào điều kiện tín dụng và loại người mua.
 Việc giao hàng phải được thông báo thường xuyên cho US Eximbank
bằng văn bản, chậm nhất vào ngày 30 của tháng sau tháng mà lô hàng
được gửi.

44
 Số tiền tạm ứng cho mỗi hợp đồng bảo hiểm là 500 USD
 Không có tỷ lệ phí bảo hiểm tối thiểu.

Giới hạn tín dụng

 Gói sản phẩm này cho phép các doanh nghiệp có thể mở rộng giá trị tín
dụng được cung cấp trong giới hạn tín dụng mà US Eximbank cung cấp.
 Người mua có nghĩa vụ cung cấp các thông tín tín dụng của người nhập
khẩu theo yêu cầu của US Eximbank.
 Giới hạn tín dụng phụ thuộc vào kinh nghiệm hoạt động của công ty trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu và đánh giá rủi ro của nước nhập khẩu.

Khiếu nại

 Khiếu nại phải được thực hiện không sớm hơn 90 ngày kể từ ngày đáo hạn
thanh toán và không muộn hơn 8 tháng kể từ ngày đáo hạn thanh toán.
 Việc bồi thường sẽ được thực hiện trong vòng 60 ngày kể từ ngày US
Eximbank nhận được bộ hồ sơ khiếu nại hợp lệ.

Cùng với các sản phẩm khác như bảo đảm, các khoản vay trực tiếp, bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu của Eximbank đang trở thành công cụ hỗ trợ xuất khẩu ngày
càng hiệu quả cho các nhà xuất khẩu Mỹ, đặc biệt cho các doanh nghiệp nhỏ.

45
c. Một số kết quả hoạt động của US Eximbank

Bảng 4: Kết quả hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của US Eximbank

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009


Số lượng hợp 2.104 2.209 2.256
đồng
Tổng giá trị hợp 3.575,9 3.863,5 6.513,1
đồng (triệu USD)
(nguồn: báo cáo tài chính hàng năm của US Eximbank)

(http://www.exim.gov/about/reports/ar/index.cfm ngày truy cập: 3/4/2010)

Bảng 5: kết quả hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ của US Eximbank

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009


Số lượng hợp 1.893 1.854 2.052
đồng
Tổng giá trị hợp 2.087,3 1.647,5 2.699,1
đồng (triệu USD)
(nguồn: báo cáo tài chính hàng năm của US Eximbank)

(http://www.exim.gov/about/reports/ar/index.cfm ngày truy cập: 11/4/2010)

46
Kết quả hỗ trợ xuất khẩu của US Eximbank ở một số khu vực tiêu
biểu của Mỹ trong giai đoạn 5 năm (Q1/2006-Q1/2010)

Đồ thị 1: Số doanh nghiệp và khu vực hành chính ở Mỹ được US Eximbank


hỗ trợ xuất khẩu

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm của US Eximbank, cập nhật ngày 23/4/210
https://webappsprod01.exim.gov/apps/usmap/usmap.nsf )

Trong nhưng năm vừa qua, US Eximbank không ngừng cung cấp các sản
phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu với các điều khoản rất ưu đãi nhằm hỗ trợ
xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ.Bản đồ kinh tế của Mỹ (theo US Eximbank)
được chia ra làm 6 khu vực-chủ yếu theo điều kiện địa lý, theo đó tất cả các khu
vực đều nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía US Eximbank trong việc cung cấp

47
tín dụng xuất khẩu, trong đó nổi lên 2 trung tâm kinh tế lớn là Texas và
California (cả về mặt số lượng doanh nghiệp lẫn giá trị xuất khẩu)

Đồ thị 2: Giá trị xuất khẩu của các khu vực ở Mỹ được US Eximbank hỗ trợ

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm của US Eximbank, cập nhật ngày 23/4/210
https://webappsprod01.exim.gov/apps/usmap/usmap.nsf )

Dù trên thị trường Mỹ còn rất nhiều tập đoàn bảo hiểm lớn của châu Âu như
Euler Hermes hay COFACE tuy nhiên vai trò của Eximbank là không thể phủ
nhận. Eximbank đóng vai trò lấp các khoảng trống của thị trường đảm bảo cho
các doanh nghiệp Mỹ được cung cấp một cách đầy đủ nhất các loại hình bảo
hiểm cho các rủi ro gặp phải khi các tín dụng cho các doanh nghiệp nhập khẩu.
Qua đó thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ.

Một số kinh nghiệm cho Việt Nam:

48
Mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Mỹ là mô hình bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu thông qua một ngân hàng thương mại, nhằm tận dụng được nguồn vốn
và khả năng chuyên môn của ngân hàng trong đánh giá rủi ro thanh toán xuất
nhập khẩu. Nếu chọn mô hình này, Việt Nam có thể lựa chọn ngân hàng Phát
triển VDB hoặc ngân hàng xuất nhập khẩu. VDB có lợi thế chuyên môn trong
lĩnh vực cấp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu và đã được chính phủ Việt
Nam giao nhiệm vụ này từ trước. Còn nếu chọn ngân hàng xuất nhập khẩu, sẽ
tận dụng được ưu thế về nghiệp vụ xuất khẩu, đánh giá tín dụng xuất khẩu.

3. Kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Pháp (Coface)
3.1. Toàn cảnh thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Pháp

Pháp có một thị trường tài chính tín dụng xuất khẩu phức tạp. Nhìn chung,
các ngân hàng thương mại lớn của Pháp là nơi cung cấp phần lớn tài chính xuất
khẩu. Những khoản tiền cho vay này có thể giành cho nhà cung cấp Pháp hoặc
khách hàng nước ngoài. Trang web của ngân hàng xuất nhập khẩu Pháp là nơi
cung cấp thông tin về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, tài trợ trước xuất khẩu thông
qua bảo đảm tiền vay vốn lưu động và nợ trung, dài hạn và bảo lãnh nợ cho
khách hàng nhập khẩu nước ngoài. Bảo hiểm cho các tài chính, tín dụng xuất
khẩu này ở Pháp được thực hiện chủ yếu qua Coface.

Compagnie Francaise d'Assurance pour le Commerce Exterieur (Coafce) là


công ty chuyên ngành bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Pháp với 2 chức năng
chính.

Chức năng thứ nhất là bảo đảm cho các nhà xuất khẩu về các điều khoản
thương mại nhằm tránh những rủi ro về thời hạn thanh toán, chủ yếu là với các

49
nước thuộc OECD. Điều này bao gồm tình trạng không trả được nợ của những
khách hàng tư nhân, sự giao động tiền tệ không thuận lợi cho kinh doanh và
những rủi ro do chính trị ở các nước OECD. Trong những trường hợp này,
Coface hành động như một công ty bảo hiểm bằng cách định mức lãi suất cạnh
tranh dựa vào những rủi ro cụ thể.

Chức năng thứ hai của Coface là hỗ trợ những nhà xuất khẩu của Pháp xuất
hàng vào các thị trường mà các công ty bảo hiểm thường không sẵn lòng cung
cấp dịch vụ do có khả năng rủi ro cao. Điều này thường liên quan đến những dự
án lớn như cung cấp tài chính để thuê mua máy bay cũng như các thị trường có
xác suất rủi ro cao. Các hoạt động của Coface bao gồm việc bảo hiểm nghiên
cứu thị trường, bảo hiểm tín dụng trung hạn cho các dự án có uy mô lớn, những
rủi ro đầu tư ở nước ngoài, đảm bảo tỷ giá hối đoái cho những hợp đồng quan
trọng hay có giá trị lớn. Trong những trường hợp này Coface hành động như
người thay mặt chính phủ.

3.2. Kinh nghiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Coface
a. Giới thiệu chung về Coface
Lịch sử phát triển:

Năm 1946, Coface được thành lập như một công ty chuyên ngành bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu, quản lý sản phẩm của chính mình và đảm bảo nhà nước cho
xuất khẩu của Pháp. Đến năm 1992, Coface mở rộng hoạt động của mình sang
vương quốc Anh và Ý, mở đường cho sự thu nhận Đức, Áo vào 1996., thiết lập
mạng liên minh tín dụng (Credit Alliance)

Năm 1994, Coface được tư nhân hóa và từng bước mở rộng hoạt động sang các
lĩnh vực đầu tư tài chính qua hệ thống công cụ phân tích, đánh giá tín dụng.

50
1995: mạng Credit Alliance được mở rộng để thông tin tín dụng

2000 Coface ra mắt @ rating, tăng thêm hệ thống bảo hiểm cho các khoản nợ
thương mại được bảo hiểm.
2004 Coface Ort được mua lại từ Reuters và kết hợp chuyên môn của công ty
này với các Coface Scrl để trở công ty dẫn đầu của Pháp về dịch vụ thông tin tín
dụng. Nó cũng tạo thêm quan hệ đối tác quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực xếp
hạng doanh nghiệp tại Nga với Hiệp hội Ngân hàng, và tại Nhật Bản với các khu
vực kinh tế-công ty bảo hiểm tín dụng-Nexi.
2009 Phát triển mạng lưới quốc tế: việc mở Coface Ai Cập làm tăng sự hiện diện
trực tiếp của Coface đến 67 quốc gia. Coface dẫn đầu tại Mỹ Latin trong bốn lĩnh
vực kinh doanh của nó, dẫn đầu thế giới về tăng trưởng tài chính và mở rộng
mạng lưới địa lý lớn nhất thế giới.

Nhiệm vụ của Coface là tạo điều kiện kết nối tất cả các công ty trên khắp thế
giới, xúc tiến thương mại tự do quốc tế. Coface tập trung bảo đảm các khoản
phải thu thương mại, nhằm cung cấp một cách đầy đủ và hiệu quả các dịch vụ,
các gói sản phẩm hướng đến việc bảo vệ, phát triển tài chính trên toàn thế giới.

Sự phát triển của toàn cầu hóa của kinh tế đã giúp Coface ngày càng có nhiều
cơ hội mở rộng thị trường. Điều này dẫn đến một logic là nhu cầu luôn tăng với
chi phí ngày càng thấp và hiệu suất cao. Nhiệm vụ của Coface là cung cấp các
công cụ chuyên dụng để quản lý quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp đáp
ứng các đòi hỏi nhanh chóng của thị trường. Coface đã lên một chương trình với
đầy đủ các giải pháp đề xuất phù hợp nhất cho tất cả các công ty ở mọi quy mô
và vị trí địa lý.

51
Chương trình này hướng đến việc quản lý tài chính, bảo vệ danh mục đầu tư
của khách hàng trong khi cho các công ty khác thuê hoặc hưởng các khoản tín
dụng xuất khẩu cũng như các rủi ro liên quan. Hiện Coface có hơn 4,000 nhân
viên thuyết phục trên 105,000 khách hàng tùy theo cơ cấu tổ chức ở mỗi quốc
gia và được tích hợp qua4 dòng sản phẩm:

 Bảo đảm các khoản phải thu thương mại

 Tài trợ các khoản phải thu thương mại

 Xếp hạng và thông tin kinh doanh

 Quản lý các khoản phải thu thương mại

Để thực hiện việc cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp, tổ
chức, Coface nghiên cứu một bảng xếp hạng rủi ro đánh giá mức độ rủi ro khi
kinh doanh với các nhà nhập khẩu trên thế giới theo quốc gia.

country@rating là chương trình phản ánh mức độ trung bình rủi ro không thanh
toán khi liên kết với các công ty trong các quốc gia cụ thể. Nó phản ánh sự ảnh
hưởng từ chính trị, tài chính kinh tế mỗi quốc gia tới các công ty bản địa. Tuy
nhiên diễn biến kinh tế thế giới cũng chỉ ra rằng không chỉ các điều kiện trên, mà
rủi ro tín dụng của mỗi công ty còn phụ thuộc vào hoạt động của con người, ý
thức người dân trong nước, những vấn đề này sẽ được sử dụng để bổ sung cho
báo cáo tín dụng của mỗi công ty.

Xếp hạng dựa trên ba tiêu chí được phát triển bởi Coface:
- Kinh tế vĩ mô: đánh giá rủi ro quốc gia dựa trên các chỉ số kinh tế vĩ mô tài
chính và chính trị.
- Môi trường kinh doanh. Các điểm số được dựa trên các nguồn thông tin nội

52
bộ và mạng lưới đối tác bên ngoài.
- Kinh tế vi mô dựa trên cơ sở dữ liệu bao gồm 50.000.000 công ty trên toàn thế
giới và 50 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đảm bảo thanh toán
thương mại.

Bảng 6: Tiêu chuẩn đánh giá các mức độ rủi ro

A1 Tình hình chính trị rất tốt, môi trường kinh doanh ổn định ảnh hưởng tích
cực tới hành vi thanh toán của công ty, xác suất rủi ro là rất thấp
A2 Tình hình kinh tế, chính trị tương đối ổn định, xác suất rủi ro là thấp
A3 Thay đổi trong môi trường nói chung là tốt. Tuy nhiên có một số thay đổi
chính trị có thể ảnh hưởng đến hành vi thanh toán của công ty. Công ty
được xếp ở mức trung bình
A4 Chính trị và kinh tế hơi bất ổn, xác suất rủi ro vẫn còn có thể chấp nhận
được trên mức trung bình
B Bất ổn về chính trị và kinh tế lớn hơn ảnh hưởng đến môi trường kinh
doanh và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, mức rủi lớn hơn
C Môi trường kinh doanh bất ổn, có nhiều yếu tố rắc rối, xác suất rủi ro cao
D Rủi ro chính trị và kinh tế ở mức cao thường xuyên ảnh hưởng đến môi
trường kinh doanh, mức rủi ro rất cao.
(Nguồn:http://www.coface.com/CofacePortal/ShowBinary/BEA%20Repository/countryRisk/en
_EN/help/businessRatingDefinition ngày truy cập: 21/4/2010)

Credit Alliance: một mạng lưới các đối tác.


Ngoài các công ty con và chi nhánh ở 67 các quốc gia, để hướng dẫn bán
hàng và xúc tiến thương mại Coface còn thiết lập mạng lưới liên minh tín dụng –
mạng lưới lớn nhất về quản lý các khoản phải thu trên thế giới. Credit Alliance
bao gồm 72 thành viên từ các ngân hàng, các công ty bảo hiểm đến các công ty

53
hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế, bảo hiểm tín dụng, thông tin tín
dụng, thông tin doanh nghiệp. Tất cả các đối tác chiến lược đều phải đảm bảo
hoạt động theo tiêu chuẩn chất lượng như nhau và có sự phát triển phù hợp với
sự thay đổi của thương mại thế giới nhờ vào việc trao đổi thông tin và kiến thức
chuyên môn. Mạng lưới này cũng hoạt động như mạng lưới bán hàng chính cho
các sản phẩm của Coface.

Khách hàng phá sản, các khoản nợ xấu, các khoản phải thu khó đòi, quá hạn,
các rủi ro chính trị, rủi ro thương mại được hạch toán vào các tài khoản ngay khi
bạn đang tiến hành kinh doanh thể hiện qua các điều khoản tín dụng.

Đối với các công ty hoạt động trong thị trường B2B (Business to Business-
doanh nghiệp với doanh nghiệp), cho khách hàng hưởng tín dụng là một thông lệ
khó tránh. Các khoản tín dụng này, làm cho các khoản vay của các doanh nghiệp
tại các ngân hàng thương mại tăng gấp đôi. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cung
cấp bởi Coface là giải pháp hiệu quả để các doanh nghiệp có thể quản lý rủi ro
tín dụng khách hàng của họ.

Hiện Coface có một cơ sở dữ liệu về khách hàng đa dạng và đầy đủ, với hơn
50 triệu doanh nghiệp đã từng tham gia bảo hiểm tại Coface. Đây là lợi thế
không nhỏ giúp Coface đánh giá rủi ro các thương vụ bảo hiểm, nhằm cung cấp
các sản phẩm, tư vấn bảo hiểm hợp lý nhất cho khách hàng.

Coface được thành lập 1946, và cung cấp bảo hiểm tín dụng trên phạm vi
quốc tế. Coface có một mạng lưới đối tác liên minh tín dụng khắp thế giới được
xây dụng trên cơ sở các đối tác bản địa ở từng quốc gia theo chương trình phát
triển toàn cầu.

54
Phạm vi bảo hiểm của Coface cho phép người được bảo hiêm linh hoạt trong
các vấn đề:

 Yêu cầu tối ưu hóa các dòng tiền

 Giảm chi phí các khoản nợ xấu

 Giảm số lượng các khoản nợ xấu

 Tập trung vào các vấn đề cốt lõi trong kinh doanh

Coface luôn cố gắng giúp cho khách hàng được bảo vệ trước các rủi ro, tổn
thất tài chính do không lường trước được nguy cơ phá sản, mất khả năng thanh
toán của các con nợ. Nhờ các sản phẩm của Coface, các doanh nghiệp nhất là các
doanh nghiệp xuất khẩu có thể tính toán được các hạn mức tín dụng riêng cho
công ty mình một cách chính xác hơn. Vì thế mà độ chính xác và hiệu quả của
các báo cáo tài chính được nâng cao hơn.

Đối với các doanh nghiệp, trái phiêu- chứng chỉ nợ là một phần không thể
thiếu để tiến hành huy động vốn kinh doanh. Ngày nay, với sự phát triển của
toàn cầu hóa, việc huy động vốn qua trái phiêu không chỉ dừng lại ở phạm vi
quốc gia mà đã vượt ra tầm quốc tế, các công ty lớn thường huy động trái phiếu
trung và dài hạn với các chế độ lãi suất hấp dẫn. Tuy nhiên, thời hạn tín dụng dài
luôn đi kèm với nguy cơ rủi ro cao. Để giải quyết vấn đề trên, Coface cũng cung
cấp bảo hiểm tín dụng cho trái phiếu.

Ngoài chứng năng cơ bản nhất là cung cấp bảo hiểm, Coface cũng tận dụng
thế mạnh của mình sang các lĩnh vực tư vấn, đánh giá tín dụng. Nhờ vào mạng
lưới thông tin doanh nghiệp khoa học và đầy đủ, Coface được đánh giá là công
ty đánh giá tín dụng hàng đầu thế giới. Ở mọi giai đoạn kinh doanh, các công ty
đều có nhu cầu đánh giá khả năng tài chính của khách hàng từ đó đưa ra các

55
quyết định hợp lý về việc cấp tín dụng cho khách hàng. Coface dựa trên mạng
lưới toàn cầu của các tổ chức tín dụng và các đối tác liên minh tín dụng, sử dụng
các nguồn thông tín đa chiều nhằm đánh giá một cách chính xác nhất khả năng
tín dụng của từng doanh nghiệp. Đây chính là cách tiếp cận chính cho các
phương pháp đánh giá rủi ro, quản lý tín dụng, bảo hiêm và cung cấp tài chính
của Coface. Các thông tin thu được từ Coface được kiểm tra với hàng trăm
nguồn từ các quốc gia khác nhau và được sử dụng và đánh giá mỗi công ty liên
tục trên cơ sở dữ liệu.

Theo Coface, các doanh nghiệp có thể sử dụng các nguồn thông tin sau như
một tài sản của doanh nghiệp:

 Các nguồn lực miễn phí để phát triển kinh doanh

 Tập trung vào các khách hàng tiềm năng và đáng tin cậy

 Tối ưu hóa các mối quan hệ với khách hàng hiện tại

 Cải thiện các cơ sở dữ liệu trên các danh mục đầu tư của khách hàng

 Tăng thêm tính linh hoạt cho các quyết định kinh doanh.

b. Kinh nghiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Coface
Những lợi ích mà bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Coface mang lại:

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một công cụ hữu hiệu giúp công ty bạn tự
bảo vệ trước các rủi ro tín dụng thương mại. Bạn là một công ty xuất khẩu hay
một ngân hàng cung cấp các khoản tín dụng cho xuất khẩu. Bạn có nhu cầu được
bảo hiểm trước các rủi ro rối loạn thị trường, hợp đồng xuất khẩu của bạn không
được thanh toán hay gặp biễn cố với các khoản cho vay thương mại. Bảo hiểm

56
tín dụng xuất khẩu đáp ứng nhu cầu cho mọi nhu cầu của bạn và phù hợp với tất
cả các giao dịch dài hạn hoặc tài trợ tín dụng trên 2 năm. Coface cam kết cung
cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho các công ty ở mọi qui mô (Coface có các
điều khoản đặc biệt hỗ trợ cho các công ty vừa và nhỏ- SMEs- Small and
medium enterprises) và mọi loại điều khoản tài chính trong các hợp đồng thương
mại (tiền mặt, tín dụng nhà cung cấp, giảm giá, triết khẩu thương mại, thư tín
dụng đã xác nhận, tín dụng người mua, tài trợ dự án...).

Khi tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Coface công ty bạn sẽ được
cam kết đảm bảo tài chính trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng trước các
rủi ro thương mại và chính trị theo các điều khoản của hợp đồng. Ngoài ra, các
công ty này còn được hưởng lợi từ chuyên môn phân tích tài chính của Coface
(phân tích nguy cơ rủi ro quốc gia, dự án; thẩm định người mua, ngân hàng;
đánh giá môi trường kinh doanh…). Trong trường hợp xảy ra rủi ro, Coface cam
kết bồi thường cho công ty xuất khẩu một cách nhanh nhất theo đúng giá trị
được bảo hiểm trong dơn bảo hiểm.

Các rủi ro đối với một giao dịch xuất khẩu xảy ra ở mọi giai đoạn của hoạt
động này và có thể là kết quả của sự cố trong hợp đồng hoặc bị ràng buộc để trả
nợ.

Để bảo vệ tốt hơn cho các rủi ro mà nhà xuất khẩu phải đối mặt trong các
giai đoạn khác nhau của hợp đồng xuất khẩu hay các rủi ro mà ngân hàng gặp
phải trong quá trình thực hiện các dự án tài chính. Coface cam kết bảo lãnh các
rủi ro trong quá trình sản xuất (nguy cơ thị trường bị gián đoạn hoặc các trường
hợp không thanh toán) và các nguy cơ không hoàn trả tín dụng.

57
Người được bảo hiểm cũng có thể chọn để được bảo hiểm trước một rủi ro
chính trị, rủi ro thương mại hoặc cả hai. Tùy thuộc vào lựa chọn của người được
bảo hiểm, dịch vụ bảo lãnh của Coface bao gồm các rủi ro rối loạn thị trường
hoặc không thanh toán liên quan đến các khiếu nại của người mua tư nhân về các
sự kiện gây tổn thất do tác động của các rủi ro đó.

Các trường hợp rủi ro trên thường được Coface bảo hiểm với giá trị bảo hiểm
thường là 95% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên giá trị này có thể giảm tùy từng
trường hợp.

Đứng trên vai trò của nhà xuất khẩu, các công ty thường chọn bảo hiểm cho
các rủi ro liên quan đến hợp đồng thương mại, thị trường quan trọng, các giá trị
vô hình, dịch vụ hỗ trợ và tiền cọc bảo lãnh.

Các gói sản phẩm cụ thể cho nhà xuất khẩu:

1) Đảm bảo hợp đồng thương mại (hàng hoá, cụm công nghiệp phải nộp bằng
tiền mặt hoặc tín dụng).

Đặc điểm:

Đây là sản phẩm bảo hiểm dành cho các công ty xuất khẩu, các cụm công nghiệp
chống lại các rủi ro trong quá trình thực hiện các hợp đồng thương mại (bao gồm
cả hợp đồng dân sự và quân sự). Nó liên quan đến các hợp đồng phải trả bằng
tiến mắt với các điều khoản tín dụng thời hạn dài (trên 2 năm) được cung bởi các
nước xuất khẩu (tín dụng nhà cung cấp) hoặc các ngân hàng (tín dụng người
mua).

58
Rủi ro được bảo hiểm :

Gói bảo hiểm này bảo hiểm trong các rủi ro trong suốt quá trình sản xuất hoặc
thời kỳ tín dụng.

Trong thời hạn của hợp đồng (có hiệu lực đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ
theo hợp đồng) công ty có thể lựa chọn giữa:

 Bảo lãnh tối đa: bảo lãnh cho các tổn thất thực tế trong thời hạn hiệu lực
của hợp đồng trên cơ sở mức tổn thất tối đa được bảo hiểm, được ước tính
dựa trên đường cong chi phi-doanh thu (rủi ro sản xuất), bao gồm cả các
quyền lợi phát sinh được ước tính do việc giao hàng và thanh toán từng
phần gây ra.
 Bảo lãnh nợ: bảo lãnh cho các rủi ro không thanh toán của các khoản nợ
đến hạn trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng (rủi ro tín dụng). Số tiền
được bảo hiểm sẽ được xác định dựa trên cơ sở từng trường hợp theo yêu
cầu của người xuất khẩu và phân tích rủi ro của Coface. Nếu số tiền chưa
thanh toán vượt quá mức giới hạn bồi thường, số tiền đền bù sẽ có thể
được bảo hiểm bằng cách xoay vòng, trả từng phần khi Cofce thu hồi được
từng phần nợ không thanh toán. Hình thức này có nghĩa là khoản nợ sẽ
được chia thành nhiều phần (để mỗi phần không vượt quá giới hạn thanh
toán), việc hoàn trả sẽ được thanh toán thành nhiều lần, đợt sau sẽ được
tiến hành sau khi phần nợ trước được giải quyết xong.

59
Trong thời hạn rủi ro tín dụng (nghĩa vụ thực tế cuối cùng của hợp đồng là
thanh toán), bảo lãnh này bao gồm:

 Các điều thanh toán theo hợp đồng


 Các điều khoản tín dụng tại nơi cung cấp tín dụng

Chính sách bảo hiểm này cũng nhận bảo hiểm cho các loại trái phiếu có nguy cơ
không thanh toán (Coface có những điều khoản riêng về bảo lãnh trái phiếu)

Các điều khoản chính trong đơn bảo hiểm

 Nguyên nhân tổn thất: việc bảo lãnh sẽ được cung cấp cho các khiêu nại
bồi thường khi tổn thất là kết quả trực tiếp và duy nhất của sự kiện được
miêu tả như là nguyên nhân. Các nguyên nhân này là khác nhu tùy theo
tổn thất xảy ra trong sản xuất hay rủi ro tín dụng.
 Tỷ lệ được bảo hiểm thường đạt 95%, nhưng có thể giảm tùy từng trường
hợp cụ thể. Tỷ lệ này cũng có thể tăng lên đến 100% nếu tín dụng được
cung cấp cho các doanh nghiệp có doanh thu nhỏ hơn hoặc bằng 75 triệu
EUR.
 Thời hạn bảo hiểm phụ thuộc vảo bản chất của tổn thất và nguyên nhân
gây ra tổn thất.
o Các rủi ro sản xuất là 6 tháng,
o Các rủi ro tín dụng là 3 tháng kể từ ngày quá hạn thanh toán hoặc
ngày bắt đầu thủ tục tố tụng phá sản trong trường hợp vỡ nợ.
 Phí bảo hiểm :
o Rủi ro sản xuất : Mức phí bảo hiểm được tính dựa trên mức bồi
thường tối đa, mức phí này khác nhau phụ thuộc vào nước người
mua, vị thế, danh tiếng của người mua, sự kiện được bảo hiểm và

60
thời hạn bảo hiểm. Phí bảo hiểm phải được nộp ngay khi ký kết hợp
đồng bảo hiểm.
o Rủi ro tín dụng : phí bảo hiểm được tính dựa trên các điều khoản
hợp, các điều khoản tín dụng nơi tín dụng được cung cấp.

Các qui định về rủi ro sản xuất, thời hạn tín dụng, quốc gia bên nợ, vị thế và
danh tiếng của công ty nhận tín dụng được đánh giá theo thông tin của Coface.

Gói sản phẩm này cũng bảo hiêm cho các rủi ro về giao hàng, giao hàng nhiều
lần với mức phí bảo hiểm tối thiểu là 1515 EUR và phải thanh toán ngay khi ký
kết hợp đồng bảo hiểm.

2) Bảo lãnh các sản phẩm vô hình

Đặc điểm: gói bảo hiểm này được thiết lập nhằm bảo vệ các công ty trước các
rủi ro không thanh toán phí, tiền bản quyền theo hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng (bằng sáng chế, giấy phép, nhãn hiệu, nhượng quyền thương mại…)

Rủi ro được bảo hiểm: các rủi ro liên quan đến việc không thanh toán theo thỏa
thuận ký kết giữ người nhượng quyền và người mua quyền.

Các điều khoản chính trong đơn bảo hiểm:

 Số tiền bảo hiểm cơ bản được xác định trên từng trường hợp, tùy thuộc
vào yêu cầu của người nhượng quyền và phân tích nguy cơ của Coface.
Tuy nhiên số tiền đền bù tối đa không vượt quá số tiền lệ phí chấm dứt
hợp đông.
 Giá trị được bảo hiểm : tỉ lệ bảo hiểm cho gói sản phẩm này là 95% giá trị
phí chuyển nhượng theo hợp đồng chuyển nhượng.

61
 Nguyên nhân tổn thất : rủi ro không thanh toán có thể đến từ một nguy cơ
thương mại (thiếu hoặc vỡ nợ của bên nợ) hoặc nguy cơ chính trị (cấm
vận, nội chiến, cách mạng, bạo động và các sự kiện tương tự)
 Thời hạn khiếu nại: khiếu nại là 3 tháng kể từ ngày hết hạn thanh toán.
 Trường hợp số tiền chưa thanh toán vượt quá giới hạn bồi thường : bảo
hiểm sẽ được tiếp tục dưới hình thức xoay vòng, nếu số nợ thu được từng
bước làm giảm giá trị phải bồi thường.
 Phí bảo hiểm: phí bảo hiểm được tính dựa trên giá trị hợp đồng được bảo
hiểm tối đa. Trong thời hạn 3 tháng, phí bảo hiểm được tính bằng x=0.25
(x là tỷ lệ phí bảo hiểm), ngoài thời hạn 3 tháng hệ số của x được xác định
dựa trên khoảng thời gian giữa ngày lập hóa đơn và ngày hết hạn thanh
toán trên năm.

3) Bảo hiểm công trình

Đặc điểm:

Gói sản phẩm bảo hiểm này dành cho :

 Công trình xây dựng và công trình công cộng


 Dự án liên doanh mà bên địa phương đóng góp bằng cơ sở hạ tầng (đất
đai, nhà xưởng)

Đây là các hợp đồng hợp tác kinh doanh mà bên xuất khẩu là người đóng góp
các sản phẩm hàng hóa (dây truyền thiết bị, nguyên vật liệu…), bên nhập khẩu
góp vốn bằng hạ tầng cơ sở.

62
Rủi ro được bảo hiểm:

Rủi ro sản xuất:các rủi ro được bảo hiểm tương ướng với đánh giá trên đường
cong rủi ro

Các nước xuất khẩu phải xác định hai thông số thông qua hai đường cong :

 Đường cong tiền mắt : số tiền ước tính cho thu nhập và kết quả giải ngân
của dự án khi triển khai như hợp đồng
 Đường cong rủi ro : tích hợp các nguy cơ có thể dự đoán trước (chậm trễ
trong việc triển khai các hạng mục và áp dụng các điều luật theo như hợp
đồng của bên đối tác nước nhập khẩu)

Rủi ro tín dụng : rủi ro xảy đến khi đối tác nước nhập không thể thực hiện được
nghĩa vụ thanh toán do sự ban hành một điều luật mới.

4) Bảo lãnh dịch vụ

Đặc điểm: gói sản phẩm này bảo lãnh cho các hợp đồng cung cấp dịch giao dục,
kỹ thuật, hỗ trợ kỹ thuật.

Các rủi ro được bảo hiểm : rủi ro không thanh toán, các khoản tiền gửi không
được cung cấp hoặc chậm trễ cung cấp cho các phần dịch vụ đã được cung cấp
mà không cần phải chờ đến khi hoàn thành hết các nghĩa vụ như trong hợp đồng
để được bồi thường. Gói dịch vụ được chia làm nhiều phần, nhiều giai đoạn cung
ứng, sản phẩm bảo hiểm này nhận bảo hiểm cho từng công đoạn.

63
Các điều khoản chính trong đơn bảo hiểm:

Giá trị được bảo hiểm tuy từng trường hợp, nó được tính trên cơ sơ yêu cầu của
nhà cung cấp và đánh giá rủi ro của Coface. Tỷ lệ được bảo hiểm với gói bảo
hiểm này đạt 95%

Nguyên nhân tổn thất :

Tổn thất do không sự không thanh toán của nhà nhập khẩu có thể đến từ rủi ro
kinh tế (sự thiếu hoặc vỡ nợ, phá sản), hoặc cũng có thể đến từ rủi ro chính trị
(lệnh cấm về chính trị, chiến tranh, bạo loạn và bao gồm cả thiên tai)

Thời hạn khiếu nại :

Thời hạn khiếu nại là 3 tháng kể từ ngày đáng lẽ bên nhập khẩu phải thanh toán
và có thể kéo dài hơn tùy từng trường hợp của loại dịch vụ trong hợp đồng hệ
thống.

Trường hợp số tiền không thanh toán vượt quá hạn mức bồi thường tổn thất, giá
trị bảo hiểm sẽ được tiếp tục duy trì theo hình thức xoay vòng (như các gói bảo
hiểm trên)

Phí bảo hiểm : Phí bảo hiểm như một khoản thưởng tín dụng, được tính theo tỷ lệ
(trên số tiền bảo hiểm tối đa) theo công thức :

Với x là biến phụ thuộc được tính theo độ dài tín dụng trong năm. x=0.25 nếu
khiếu nại được thực hiện trong vòng 3 tháng như điều khoản của hợp đồng.
Ngoài thời hạn 3 tháng, x tính bằng tỷ lệ giữa thời gian khiếu nại (tính từ ngày
quá hạn thanh toán đến ngày lập đơn khiếu nại) trên năm (không làm tròn).

64
a : là hệ số điều chỉnh phụ thuộc đối tượng mua bảo hiểm

b : là hệ số điều chỉnh phụ thuộc vào chính sách thương mại nước nhập khẩu.

(Bảng tính chi tiết như phụ lục 1)

c. Kết quả hoạt động của Coface

Bảng 7: Một số kết quả hoạt động của Coface


(đơn vị: triệu EUR)

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009


Doanh thu gộp 1.415 1.506 1.563
Tốc độ tăng trưởng 7,7% 6,5% 3,8%
Doanh thu ròng 164 41 -163
Doanh thu từ hoạt 1,111 1,136 1,185
động bảo hiểm
Tỷ lệ chi trả cho các 49% 73% 98%
tổn thất
(nguồn: báo cáo tài chính Coface 2009)

(http://www.coface.com/CofacePortal/ShowBinary/BEA%20Repository/COM_en_EN/docume
nts/Financial_report_2009 ngày truy cập: 22/4/2010))

Doanh thu của Coface liên tục tăng qua các năm. Trong các năm 2008 và
2009, mặc dù có khủng hoàng toàn cầu song tỷ lệ gỡ bỏ các khoản phải thu của
Coface vẫn đạt mức cao 7.1% với động lực chính là các đảm bảo cho các khoản
phải thu thương mại và các dịch vụ ngoài châu Âu (theo đánh giá cáo bạch thông
tin kinh doanh và quản lý các khoản phải thu từ thương mại tài chính).

65
Tính đến thời điểm hiện tại, Coface đã mặt trực tiếp trên 67 quốc gia khắp thế
giới, với 6,816 nhân viên, 130,000 khách hàng, cơ sở dữ liệu trên 50 triệu công
ty và doanh thu 1,682 triệu EUR.
Kinh nghiệm cho Việt Nam

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của coface là mô hình bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu thông qua một công ty bảo hiểm thương mại, nó tận dụng được các ưu thế
về chuyên môn của một công ty bảo hiểm thương mại nhưng đòi hỏi phải là một
công ty lớn, có thời gian hoạt đông dài để đáp ứng nguồn vốn cho loại hình bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu. Đối với Việt Nam, nếu muốn áp dụng mô hình của
Coface, chúng ta có thể triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thông qua Bảo
Việt hoặc PVI. Bảo Việt có lợi thế về chuyên môn và thời gian hoạt động lâu
dài, trong khi PVI lại có lợi thế từ nguồn vốn của tập đoàn dầu khí.Đó sẽ là hai
lợi thế cần cân nhắc trong việc lụa chọn nếu chính phủ Việt Nam muốn triển khai
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu theo mô hình Coface.
II. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam
1. Lý do ra đời bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam

Kể từ khi gia nhập WTO, các chính sách trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam như
thưởng thành tích xuất khẩu, thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu, trợ cấp thay thế
nhập khẩu hay chính sách tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu do Quỹ Hỗ trợ
phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam) thực hiện từ năm 2001 dưới
hình thức cho vay lãi suất ưu đãi, theo quy định của WTO, đã không còn được
thực hiện.

Để phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO, Chính phủ đã tiến hành đổi
mới cơ chế hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp theo hướng tham khảo và áp

66
dụng các cơ chế hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế (OECD) được WTO công nhận.

Các cơ chế và chính sách hỗ trợ xuất khẩu hiện đang được áp dụng là: hỗ trợ
về xúc tiến thương mại, hỗ trợ về xây dựng thương hiệu, hỗ trợ đào tạo cho
doanh nghiệp và hỗ trợ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu.

Các biện pháp hỗ trợ tín dụng này tập trung vào các công cụ cho vay đầu tư,
bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư; cho vay xuất khẩu (cho nhà xuất
khẩu và nhà nhập khẩu vay), bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và
bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên những hỗ trợ này được đánh giá là chưa
đáp ứng yêu cầu, nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phát triển mặt hàng xuất
khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Hiện nay, chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày
20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Bộ công
thương hiện đang chủ trì, phối hợp cùng bộ tài chính và các bộ, ngành nghiên
cứu phát triển thêm một số hình thức hỗ trợ xuất khẩu mới, phù hợp với các quy
định của WTO, mà một trong những hình thức đó là bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu. Đây là hình thức khá phổ biến trên thế giới, nhưng lại chưa được áp dụng
tại Việt Nam.

2. Lợi ích của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp
xuất khẩu Việt Nam

Hiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhu
cầu mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp là tất yếu và phải
cạnh tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy, nhu cầu về
hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là cần thiết cho doanh nghiệp và các tổ

67
chức tín dụng. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các
doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển mặt hàng và
thị trường xuất khẩu, yên tâm hơn khi thâm nhập các thị trường xuất khẩu nhiều
rủi ro.

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được triển khai nhằm cải thiện cán cân thanh
toán, tạo thêm việc làm, phát triển kỹ năng tài chính của người xuất khẩu, nâng
cao nhận thức của các ngân hàng về tín dụng xuất khẩu, hỗ trợ hoạt động xuất
khẩu vì lợi ích quốc gia cũng như tăng cường hoạt động hối đoái nhờ có sự hỗ
trợ của các khoản đầu tư nước ngoài.

2.1. Tạo cơ hội tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhu cầu mở
rộng thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp là điều tất yếu và phải cạnh
tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy, bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận
các nguồn vốn tín dụng, phát triển mặt hàng và thị trường xuất khẩu. Việc cung
cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu giúp nhà xuất khẩu đáp ứng các nhu cầu về vay
vốn của ngân hàng thương mại. Nhà xuất khẩu cũng cho vay chính người mua
hàng của họ (nhà nhập khẩu). Họ phải chịu chi phí cho đến khi khách hàng của
họ thanh toán hết. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cấu thành nên khoản bảo đảm bổ
sung cho nhà xuất khẩu vay vốn. Bởi vậy, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu khuyến
khích các ngân hàng tham gia cho vay xuất khẩu, kích cầu, thúc đẩy kinh tế phát
triển.

68
2.2. Giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp khi cấp tín dụng xuất khẩu

Việc gây quỹ và thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu ở các doanh nghiệp sẽ làm
hạn chế và khắc phục những rủi ro trong xuất khẩu hàng hóa khi thị trường hàng
hóa còn chưa ổn định. Quỹ này còn hỗ trợ cho các hội viên vay trung và ngắn
hạn để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu cũng như các hoạt động xúc tiến thương
mại.

Nếu không bảo hiểm tín dụng thì xuất khẩu gặp rất nhiều rủi ro vì bản thân
các nhà xuất khẩu cũng không hiểu rõ được hết thị trường bảo hiểm, về những
đối tác nhập khẩu của mình như khả năng tài chính, khả năng thanh toán, rủi ro
trong quá trình vận chuyển.

2.3. Cung cấp thông tin khách hàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu

Bên cạnh những lợi ích bảo vệ trước những rủi ro, bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu còn giúp nhà xuất khẩu có được những thông tin tình hình tài chính của
khách hàng, thông tin kinh tế, chính trị của thị trường xuất khẩu thông qua kênh
thông tin của tổ chức bảo hiểm. Dịch vụ cung cấp thông tin của tổ chức bảo hiểm
giúp nhà xuất khẩu giảm bớt khó khăn khi tiếp cận khách hàng của họ và bắt kịp
những thay đổi của thị trường thế giới. Việc hỗ trợ này là rất quan trọng ở các
quốc gia đang phát triển nơi mà phần lớn các doanh nghiệp không có nhiều kinh
nghiêm khi tham gia vào thị trường thế giới, trong khi các nhà nhập khẩu ở các
nước phát triển đang cố gia tăng kim ngạch bằng cách tìm kiếm các thị trường
mới. Trong điều kiện lí tưởng, tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhà nước có
thể giúp nhà xuất khẩu nước mình đòi nợ.

69
3. Đặc điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay
3.1. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam vẫn là một lĩnh vực mới mẻ

Hoạt động tín dụng xuất khẩu đã phát triển từ nhiều năm nay tại Việt Nam,
nhưng Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã thực sự đi vào cuộc sống hay chưa vẫn
chưa có số liệu hay đánh giá nào cụ thể của các cơ quan quản lý chức năng hay
bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam.

Hiện nay tại Việt Nam, theo các quy định pháp luật hiện hành thì bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu là một trong bảy nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Các doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được chủ động trong việc triển khai sản phẩm bảo
hiểm (theo Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007); chỉ cần đăng ký quy tắc,
điều khoản, biểu phí sản phẩm bảo hiểm với Bộ Tài chính trước khi áp dụng
(theo Nghị định 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001).

3.2. Thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam phát triện chậm

Mặc dù những lợi ích từ bảo hiểm tín dụng là rất lớn, xuất khẩu Việt Nam có
vai trò vô cùng quan trọng trong cơ cấu kinh tế quốc gia song thị trường bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay còn phát triển rất chậm cả về số
lượng và chất lượng.

Hiện nay Việt Nam vẫn chưa có một tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
chính thức (ECA). Thời gian qua, một số hiệp hội, doanh nghiệp đã triển khai
dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam, Tổng
công ty Bảo hiểm Tp.HCM, Công ty Bảo hiểm Dầu khí, Hiệp hội Cao su Việt
Nam, nhưng vẫn ở quy mô nhỏ. Tổng doanh thu phí bảo hiểm xuất khẩu hiện chỉ
chiếm từ 3% - 5% tổng giá trị hàng xuất khẩu. Các sản phẩm này chủ yếu là bảo

70
lãnh các khoản tín dụng ngắn hạn trước các rủi ro thương mại và rủi ro chính trị
khi một trong các thành viên của hiệp hội hoặc tập đoàn cấp tín dụng xuất khẩu
cho bạn hàng.

Số loại dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mà các tổ chức này đưa ra còn
hạn chế. Chủ yếu dưới các hình thức hỗ trợ tai chính, hỗ trợ từ các quĩ. Việc hỗ
trợ này được thực hiện phân tán và nhỏ lẻ, chủ yếu theo yếu tố ngành (như thuỷ
sản, cao su). Yếu tố tượng hỗ ở đây quan trọng hơn yếu tố lợi nhuận. Chính từ
cách làm trên mà các doanh nghiệp bảo hiểm không quan tâm nhiều đến bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu.

4. Các cản trở với việc phát triển Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam
4.1. Áp lực về chi phí

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là lĩnh vực bảo hiểm cho các rủi ro co yếu tố
nước ngoài, độ rủi ro rất cao. Trong ngành bảo hiểm rủi ro luôn đông thuận với
chi phí. Do đó, muốn triển khai tốt loại hình dich vụ này cần có một nguôn vốn
lớn. Trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một tổ chức bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu cấp nhà nước (thiếu sự tham gia trực tiếp của chính phủ), các
công ty bảo hiểm trong nước chưa thực sự là các tập đoàn đủ mạnh về tài chính
thì vấn đề vốn thực hiện bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một vấn đề nan giải.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa sẵn sàng với loại hình
dịch vụ này, họ không sẵn sàng với các chi phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu,
điều này làm hạn chế nguồn vốn lưu động cho các công ty bảo hiểm thực hiên
dịch vụ. Các công ty bảo hiểm cũng là các doanh nghiệp, họ tham gia kinh doanh
nhằm mục đích lợi nhuận, một khi phải bỏ chi phí cao mà hiệu quả (lợi nhuận)
mang lại tthập rõ ràng là không hấp dẫn.

71
Xét trên góc độ tương hỗ, đã có một số quĩ tương hỗ ra đời nhằm bảo vệ tài
chính cho các hội viên trước các rủi ro tín dụng khi xuất khẩu. Song các quỹ này
hoạt động theo tiêu chí phí lợi nhuận, nguồn cung lấy từ khoản đóng góp của các
hội viên, điều này có nghĩa là chỉ có thể mở rộng vốn hoạt động theo chiều rộng
(kết nạp thêm hội viên), mà không thể mở rộng theo chiều sâu (tái đầu tư từ một
phần lợi nhuận). Những quĩ này rõ ràng chỉ hoạt động theo xu hướng ngành, khó
có thể hoàn thiện hết các yêu cầu, đòi hỏi của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

4.2. Kĩ năng chuyên môn

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chịu sự điều hành
trực tiếp của một cơ quan thuộc Chính phủ quản lý và chịu sự điều chỉnh theo
các quy định pháp lý kinh doanh bảo hiểm thương mại dù hoạt động theo nguyên
tắc thị trường và quy luật cung cầu.

Vì liên quan tới hoạt động giao thương toàn cầu với giá trị giao dịch lớn nên
yêu cầu về vốn, năng lực điều hành và chuyên môn đối với tổ chức bảo hiểm tín
dụng rất cao. Quy trình đánh giá, phân tích rủi ro nhận bảo hiểm, kiểm soát quản
lý rủi ro, xử lý khiếu nại và thu hồi nợ trên phạm vi rộng.

Vì vậy, tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phải có kỹ năng
chuyên môn cao, sử dụng công nghệ tiên tiến để tiếp cận hệ thống thông tin kinh
doanh, tài chính minh bạch và tin cậy. Ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu, các tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cung cấp dịch vụ
gia tăng như cập nhật thông tin doanh nghiệp theo các nhóm ngành hàng của
từng quốc gia, phân tích rủi ro quốc gia...

Đối với các nước đang phát triển, hoạt động của tổ chức cung cấp bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn đầu luôn những trở ngại. Cụ thể là thiếu cơ

72
chế thông tin đầy đủ và minh bạch về tình hình kinh doanh và tài chính của
doanh nghiệp. Luật pháp về đăng ký và quản trị doanh nghiệp chưa đồng bộ,
thiếu sự giám sát theo dõi và quản lý thi hành luật tập trung.

Quá trình giải quyết tranh chấp, xử lý thi hành án chậm chạp, chưa minh
bạch, gây khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ. Hệ thống dịch vụ kiểm toán
chưa đủ tin cậy, việc thực thi chuyên môn chưa đáp ứng chuẩn mực kiểm toán
quốc tế nên thông tin tài chính về doanh nghiệp có thể sai lệch. Thiếu hệ thống
các công ty thu hồi nợ và hoạt động thu hồi nợ kém hiệu quả. Thiếu nguồn nhân
lực có khả năng điều hành và kinh nghiệm chuyên môn.

4.3. Nhận thức kém của doanh nghiệp xuất khẩu về vai trò của bảo hiểm
trong buôn bán quốc tế

Bản thân các doanh nghiệp chưa nhận thức được rủi ro trong giao dịch quốc
tế như khả năng tài chính của đối tác nhập khẩu, rủi ro thanh toán,... Hiện nay,
khi đàm phán xuất hàng, các doanh nghiệp trong nước còn lúng túng không biết
sản phẩm sẽ gặp bất trắc gì. Đó là rủi ro trong vận chuyển, tín dụng, nhà nhập
khẩu có khả năng thanh toán không. Ngoài ra còn có những rủi ro chính trị,
chiến tranh, đình công, bạo loạn, thay đổi tỷ giá…

Cái khó của các doanh nghiệp là không phải lúc nào cũng có khả năng tài
chính bảo đảm. Thêm vào đó, vốn kiến thức về thị trường xuất khẩu, tiêu chuẩn
về hàng hóa, lộ trình và đối tác nhập khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu còn khá ít
ỏi, lại hoạt động theo tư duy có gì xuất nấy, khả năng tính toán rủi ro và chi phí
phát sinh còn hạn chế.

73
Do đó, các hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa các công ty Việt Nam và
các công ty nước ngoài hiện nay, hầu hết điều kiện về giá cả của các hợp đồng
nhập khẩu là CIF (Cost - Insurance - Freight) còn đối với các hợp đồng xuất
khẩu là FOB (Free On Board).

Có tình trạng này là do các chủ hàng nội của chúng ta đã quen với tập quán
bán FOB tại Việt Nam dẫn tới người mua hàng ở nước ngoài được “mua tận
gốc”, có quyền chỉ định tàu chuyên chở và mua bảo hiểm. Mặt khác, các chủ
hàng ngoại lại chỉ thích bán CIF tức là “bán tận ngọn” và giành luôn quyền lựa
chọn tàu chuyên chở và cả phí bảo hiểm.

4.4. Hệ thống chính sách và pháp luật chưa kiện toàn

Việc thiếu thông tin, văn bản luật pháp chưa đồng bộ, sổ sách của nhiều
doanh nghiệp thiếu minh bạch, cũng là rào cản khiến chính các công ty bảo hiểm
ngại triển khai dịch vụ này. Muốn các công ty bảo hiểm tích cực tham gia bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu, nhà nước cùng với hệ thống chính sách phải cho họ
thấy được những ưu đãi khi tham gia thị trường mới đầy thách thức này. Tuy
nhiên, hiên nay các vấn đề về chính sách ưu đãi còn rất hạn chế, mới chỉ có 2
nghị định liên quan đên bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, nhưng những nghi định
nay chủ yếu qui định khái quát.

Thống thông tin doanh nghiệp Việt Nam, nhất là thông tin tài chính cỏn rất
hạn chế. Kiểm toán nhà nước chủ yếu chỉ đủ năng lực điều tra các công ty nhỏ,
còn các tập đoàn lớn thì còn là vấn đề bỏ ngỏ. Các công ty nhỏ khó có thể nói lên
được bức tranh toàn cảnh tình hình tài chính kinh tế quốc gia. Việc thiếu thông
tin này khiến các công ty bảo hiểm khó có thể xác đình cầu trong ngành bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu, từ đó rất khó phân tích tài chính.

74
Bên cạnh đó, việc bảo hiểm tỷ giá hối đoái thông qua các ngân hàng thương
mại rất khó thực hiện bởi chính các ngân hàng này cũng phụ thuộc vào việc định
tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước. Tính năng động của các ngân hàng
thương mại bị hạn chế và phụ thuộc vào ngân hàng nhà nước, trong khi ngân
hàng nhà nước chưa thể hiện được vai trò đầu tàu của mình.

Tổng kết chương 2:

Chương 2 đã cho độc giả thấy được tính thực tiễn, những lợi ích mà bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu mang lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua 2
mô hình tiên tiến trên thế giới: US Eximbank của Mỹ và Coface của Pháp. Mỗi
mô hình có một đặc trưng riêng, phụ thuộc vào từng điều kiện kinh tế và chính
trị ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên có thể thấy rằng đây là 2 mô hình rất thành công
của 2 nước phát triển và để lại cho Việt Nam nhiều kinh nghiệm.

Thực tiễn cho thấy, việc phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam
còn nhiều khó khăn, cản trở. Vậy, Việt Nam phải có những giải pháp gì nhằm
tháo gỡ nhưng khó khăn trên, đưa bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát huy tối đa
tác dụng là một công cụ hiện đại hỗ trợ xuất khẩu. Vấn đề này sẽ được giải quyết
ở chương 3.

75
Chương 3:

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA


BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CHO CÁC
DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM

I. Giải pháp về mặt pháp lý

Một số vấn đề cần được làm rõ khi phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là
cơ cấu nguồn vốn, cơ quan chủ quản, cơ quan giám sát và luật điều chỉnh. Bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu cần hoạt động bằng nguồn vốn được phân bổ đặc biệt,
tốt nhất là nhận được sự hỗ trợ của nhà nước để có thể nâng cao giá trị các hợp
đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu lên gấp nhiều lần. Bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu cần một lực lượng nhân viên dồi dào, có trình độ chuyên môn cao, có khả
năng chuyên môn hóa nhiệm vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bằng cách tiếp cận
năng động trong giai đoạn sớm tiếp nhận.

1. Kiện toàn khung pháp lý về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Một trong những lý do mà bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chưa có chỗ đứng
trong nước là do môi trường pháp lý và kinh doanh bảo hiểm chưa đáp ứng được
nhu cầu hội nhập quốc tế. Hiện nay tại Việt Nam, theo các quy định pháp luật
hiện hành thì bảo hiểm tín dụng là một trong bảy nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân
thọ.Những điều khoản riêng về bảo hiểm tín dụng trong xuất khẩu gần như chưa
có. Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp với những chính sách như trợ cấp xuất

76
khẩu, thưởng thành tích xuất khẩu, trợ cấp thay thế xuất khẩu hay chính sách tín
dụng ngắn hạn hỗ trợ doanh nghiệp dưới hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi
trong tình hình mới, nhất là sau biến động về thị trường tài chính vừa qua thì nhà
nước cần phải bổ sung và hoàn chỉnh các điều khoản về luật bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu.

1.1. Cơ quan chủ quản, kiểm soát


Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý và kinh doanh trên nguyên tắc
WTO song song với nghiên cứu hoàn thiện mô hình của tổ chức cung cấp bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu. Trong điều kiện hiện tại, cần thiết phát huy nội lực về
tổ chức quản lý điều hành và chuyên môn, quan hệ quốc tế của hệ thống doanh
nghiệp bảo hiểm trong nước. Đồng thời hợp tác với các tổ chức bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu quốc tế để từ đó thiết lập cơ cấu chấp nhận và chuyển giao rủi ro
bảo hiểm tín dụng phù hợp.

Có nhiều hình thức hoạt động đối với cơ quan tín dụng xuất khẩu (ECA) có
thể được tài trợ bởi nhà nước. Cụ thể như một Bộ của Chính phủ như mô hình
của US Eximbank, một cơ quan chính phủ, hoặc một cơ quan chính phủ độc lập,
một công ty cổ phần bán công, một công ty tư nhân hoạt động theo hợp đồng với
nhà nước (như mô hình của Coface) và theo trách nhiệm của nhà nước, một cơ
quan tư nhân hoạt động theo một hợp đồng với nhà nước và được nhà nước tái
bảo hiểm toàn bộ. Với tình hình Việt Nam hiện nay , cơ quan giám hộ có thể là
bộ tài chính hoặc bộ công thương. Nếu để bộ tài chính là cơ quan giám hộ có
thẩm quyền trực tiếp sẽ có thể dễ dàng kết hợp việc hỗ trợ tài chính xuất khẩu và
bảo hiểm xuất khẩu. Còn nếu để bộ công thương có thể đảm việc hỗ trợ liên kết
gần hơn với các chính sách xuất khẩu.

77
1.2. Qui định điều chỉnh
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cần được điều chỉnh theo các quy định trong
lĩnh vực bảo hiểm biệt lập với hoạt động của ngân hàng và chứng khoán. Ngoài
các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, tổ chức ngân hàng, chứng khoán, hoạt
động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cần phải có sự hiện diện của các tổ chức tín
dụng xuất khẩu.Các tổ chức này sẽ thực hiện các công việc kiểm soát rủi ro về
hạn mức tín dụng cấp cho người mua, giám sát rủi ro, đa dạng hóa các hạng mục
tín dụng và các công cụ quản lý rủi ro khác. Đồng thời đóng vai trò cộng tác giữa
các tổ chức tín dụng xuất khẩu chính thức và các ngân hàng thương mại và trao
đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm hoặc bổ sung vào các công cụ quản lý tín
dụng.

Cần thiết phải hoàn thiện khung pháp lý về luật điều chỉnh cho lĩnh vực bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một ngành bảo hiểm
nên tất nhiên sẽ chịu sự điều chỉnh theo các qui định chung của luật bảo hiểm,
nhưng mặt khác bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một ngành bảo hiểm đặc biệt có
liên quan mật thiết đến vấn đề tín dụng xuất khẩu nên cần thiết phải có những
qui định riêng-đó chính là luật bảo hiểm xuất khẩu. Mục đích của luật này là
nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và đóng góp vào việc nâng cao nên kinh tế
quốc gia bằng cách điều hành có hiệu quả hệ thống bảo hiểm xuất khẩu (trong đó
có bảo hiểm tín dụng xuất khẩu) bảo đảm các rủi ro phát sinh từ các giao dịch
xuất khẩu của hàng hóa và dịch vụ hoặc các giao dịch bên ngoài.

2. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính

Một nguyên nhân nữa khiến cho bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chưa thể phát
triển nhanh và mạnh ở Việt Nam chính là sự bất hợp lý và các tiêu cực trong thủ

78
tục hành chính. Trong thời gian qua, đã có rất nhiều tranh chấp phát sinh do thủ
tục hành chính rờm rà và thái độ làm việc thiếu tính sáng tạo trong công tác hành
chính ở Việt Nam, theo thống kê của văn phòng chính phủ, những thủ tục bất
hợp lý đang gây thiệt hại lên đến hàng ngàn tỉ đồng cho xã hội mỗi năm. Đơn
giản hoá thủ tục hành chính để giải quyết tranh chấp, xử lý thi hành án một cách
nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hồi các khoản nợ cũng là
việc cần làm đồng thời thiết lập hệ thống các công ty thu hồi nợ giúp hoạt động
thu hồi nợ hiệu quả hơn.

Mục tiêu của đơn giản hóa thủ tục hành chính là bảo đảm sự thống nhất, đồng
bộ, đơn giản, công khai, minh bạch của các thủ tục hành chính; tạo sự thuận lợi
cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong tiếp cận và thực hiện thủ tục hành
chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội, góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Cải cách hành chính là một vấn đề đặc biệt, được mọi người rất quan tâm vì
thủ tục hành chính có ảnh hưởng bao trùm trực tiếp đến mọi hoạt động xã hội,
kinh tế, chính trị... của mọi tầng lớp xã hội.

Trong nhiều năm qua, xã hội đã bày tỏ nhiều bức xúc vì trên thực tế, đa số
người dân vẫn cảm nhận rằng "hành chính tức hành dân là chính". Nhà nước đã
có nhiều nỗ lực cụ thể và công tâm mà nói, những nỗ lực ấy đã đem đến một số
hiệu quả khá tích cực. Tuy nhiên, trước nhu cầu đổi mới và phát triển bức bách
của đất nước, tiến trình cải cách hành chính đến thời điểm này vẫn chưa thỏa
mãn sự mong đợi của xã hội. Những thủ tục hành chính bất hợp lý cần được xét
lại lên đến sáu, bảy ngàn, theo những công bố mới nhất.

79
Để một xã hội phát triển xứng với tầm mức của nó, cần hai điều kiện chính:
(1) Người dân có cơ hội và khả năng tiếp cận với những thông tin về cơ hội làm
ăn. Với phương tiện thông tin và truyền thông hiện đại của "thế giới phẳng" hôm
nay, người dân Việt hoàn toàn có khả năng dễ dàng tiếp cận thông tin họ cần để
biết mình nên làm gì, ở đâu, với ai, và làm như thế nào nhằm phát huy cơ hội
làm ăn; (2) Luật chơi trên sân nhà rõ ràng, minh bạch, dễ tuân thủ, thể hiện cụ
thể nhất qua các thủ tục hành chính, để người dân có thể dự tính cơ hội làm ăn ở
mức độ ít rủi ro nhất. Khi người dân còn cho rằng hệ thống hành chính là để
hành dân thì họ rụt rè trong đầu tư dài hạn, chỉ tính toán đầu cơ ngắn hạn để
giảm thiểu rủi ro. Đối với lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng vậy, một
khi thủ tục hành chính còn chưa hợp lý, chưa thực sự là động lực thúc đẩy (mà
trái lại còn gây nhiều cản trở) thì chưa thể phát triển như kỳ vọng. Muốn bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu thực sự có điều kiện phát triển thì nhà nước ta cần chú
trọng hơn nưa đến vấn đề thủ tục hành chính trong công tác bồi thường, xác định
tổn thất- những nghiệp vụ cơ bản nhất của một lĩnh vực bảo hiểm.

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu liên quan chặt chẽ đến vấn đề tài chính. Vì thế
mà thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính là vấn đề vô cùng quan trọng. Cải
cách hành chính trong lĩnh vực tài chính là phải đồng bộ hoá hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật và cải cách thủ tục hành chính về tài chính; hoàn thiện chức
năng, nhiệm vụ, củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý tài chính - ngân
sách; tiêu chuẩn hoá cán bộ tài chính, xây dựng đội ngũ công chức tài chính đủ
về số lượng, có cơ cấu hợp lý và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Hiện đại
hoá quản lý tài chính - ngân sách, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng
cao năng lực và hiệu quả quản lý trước hết là lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc;

80
tiến tới thực hiện thống nhất các quy trình nghiệp vụ quản lý, điều hành công tác
tài chính theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế.

Thu tục hành chính đơn giản và hợp lý sẽ tiết kiệm cho các doanh nghiệp rất
nhiều nguồn lực trong công tác khiếu nại bồi thường. Vì thế mà các doanh
nghiệp sẽ mạnh dạn hơn khi tham gia các loại hình bảo hiểm nói chung và bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu nói riêng. Hiệu quả xuất khẩu nhờ đó cũng tăng lên và
mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.

3. Hoàn thiện các công cụ giám sát và hệ thống thông tin

Muốn bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát triển vấn đề thông tin là yếu tố vô
cùng quan trọng. Thông tin là cơ sở của mọi quyết định kinh tế. Chính sự thiếu
hụt hay không chính xác của thông tin gây nên các rủi ro, mà trong đó rủi ro tín
dụng xuất khẩu là rất lớn trong kinh tế thế giới hiện đại

Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống cung cấp thông tin cho công tác quản
lý của tổ chức. Nó bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích,
đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho những
người soạn thảo các quyết định trong tổ chức.

Thông tin quản lý là những dữ liệu được xử lý và sẵn sàng phục vụ công tác
quản lý của tổ chức. Có 3 loại thông tin quản lý trong một tổ chức, đó là thông
tin chiến lược, thông tin chiến thuật, và thông tin điều hành.

Thông tin chiến lược: là thông tin sử dụng cho chính sách dài hạn của tổ
chức, chủ yếu phục vụ cho các nhà quản lý cao cấp khi dự đoán tương lai. Loại
thông tin này đòi hỏi tính khái quát, tổng hợp cao. Dữ liệu để xử lý ra loại thông

81
tin này thường là từ bên ngoài tổ chức. Đây là loại thông tin được cung cấp trong
những trường hợp đặc biệt.

Thông tin chiến thuật: là thông tin sử dụng cho chính sách ngắn hạn, chủ yếu
phục vụ cho các nhà quản lý phòng ban trong tổ chức. Loại thông tin này trong
khi cần mang tính tổng hợp vẫn đòi hỏi phải có mức độ chi tiết nhất định dạng
thống kê. Đây là loại thông tin cần được cung cấp định kỳ.

Thông tin điều hành: (thông tin tác nghiệp) sử dụng cho công tác điều hành tổ
chức hàng ngày và chủ yếu phục vụ cho người giám sát hoạt động tác nghiệp của
tổ chức. Loại thông tin này cần chi tiết, được rút ra từ quá trình xử lý các dữ liệu
trong tổ chức. Đây là loại thông tin cần được cung cấp thường xuyên.

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bảo hiểm cho các rủi ro tín dụng xuất khẩu.
Muốn vận hành tốt công cụ thúc đẩy xuất khẩu này thì nhà nước phải đưa ra
những công cụ giám sát nền kinh tế hiệu quả hơn. Bởi vì, khi nền kinh tế Việt
Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp nước nhà phải
cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài thì đồng thời mức độ rủi ro
liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng ngày càng gia tăng.

Sau những năm đổi mới, đặc biệt những năm gần đây nền kinh tế của Việt
Nam đạt mức tăng trưởng cao và được nhận định là thị trường đầy tiềm năng cho
các công ty bảo hiểm liên quan đến lĩnh vực tín dụng.Tuy nhiên, một điều mà
các nhà đầu tư còn e ngại đó là có ít thông tin đầy đủ và chính xác về các doanh
nghiệp.Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước nên xây dựng một kênh thông tin
cung cấp chi tiết về tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các
công ty bảo hiểm có thể tránh được những rủi ro về mặt tài chính.Hoàn thiện hệ

82
thống dịch vụ kiểm toán đủ tin cậy, thực thi chuyên môn đáp ứng chuẩn mực
kiểm toán quốc tế tránh sai lệch thông tin tài chính về doanh nghiệp.

Tăng cường tính công khai, minh bạch của thị trường; thực hiện giám sát và
cưỡng chế thực thi nghiêm ngặt; áp dụng nguyên tắc quản trị công ty theo thông
lệ quốc tế đối với các công ty niêm yết, công ty đại chúng. Từng bước mở rộng
sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt
Nam theo cam kết hội nhập; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam, trước
mắt là các doanh nghiệp lớn, tham gia vào thị trường vốn quốc tế.

II. Giải pháp về mặt tài chính


1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu

1.1. Tiếp cận nguồn vốn đảm bảo bằng hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hỗ trợ xuất khẩu, đảm bảo rủi ro cho các doanh
nghiệp xuất khẩu khi cấp tín dụng thương mại cho các nhà nhập khẩu. Nhưng
ngược lại, bản thân thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu muốn phát triển cần
phải có lực đẩy mạnh mẽ từ phía cầu. Đó chính là sự tham gia và hưởng ứng
mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khâu. Để
tạo điều kiện về mặt tài chính cho thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các
doanh nghiệp cần đẩy mạnh hỗ trợ xuất khẩu. Ví dụ có thể ưu tiên mua ngoại tệ
có nguồn gốc xuất khẩu theo tỷ giá quy định cho các doanh nghiệp, ưu tiên với
những hợp đồng xuất khẩu, tiếp tục cho vay với lãi suất hợp lý và ổn định để các
doanh nghiệp có vốn tiếp tục thực hiện các hợp đồng. Đặc biệt chú trọng xuất
khẩu những mặt hàng chủ lực, có giá trị cao thông qua việc cấp bảo hiểm tín

83
dụng xuất khẩu, đảm bảo cho rủi ro không thanh toán, đồng thời cung cấp các
dịch vụ tài chính, cung cấp thông tin và quản lý những khoản phải thu.

Doanh nghiệp xuất khẩu có thể dùng chính các hợp đồng bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu để thế chấp cho các ngân hàng hay các công ty tài chính cho các khoản
vay tiếp theo. Từ đó, doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư cho các dự án tiếp
theo. Đồng thời, nhờ hoạt động thế chấp đảm bảo trên, số hợp đồng bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu cũng tăng lên đáng kể. Mối liên hệ tác động qua lại giữa thị
trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và thị trường vốn, thị trường xuất khẩu hàng
hóa tạo nên một lực đẩy kinh tế tổng hợp mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh
tế. Thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có được nhiều hợp đồng hơn từ các
doanh nghiệp, nguồn thu từ phí bảo hiểm sẽ tăng làm tăng nguồn vốn hoạt động
cho doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Các doanh nghiệp có
thêm điều kiện huy động vốn. Các ngân hàng và các công ty tài chính có thêm
lựa chọn cho việc đảm bảo tài chính của các doanh nghiệp, tăng sự hiệu quả
trong lĩnh vực vay tài chính. Nhà nước bớt đi được một khoản ngân sách giành
cho hỗ trợ trực tiếp xuất khẩu, thỏa mãn các điều kiện về hỗ trợ kinh tế trong
điều kiện hội nhập.

Với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã có
những bước phát triển khá tốt ở một sộ ngành xuất khẩu. Nhiều quỹ bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu cấp ngành đã được thành lập. Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu
các ngành này sẽ tạo điều kiện tốt cho thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Từ những lợi ích từ những ngành xuất khẩu này sẽ mở rộng ra các ngành khác,
tạo nên một dòng chu chuyển vốn linh hoạt giữa các ngành.

84
1.2. Thay đổi thói quen nhập CIF, bán FOB
Doanh nghiệp Việt Nam cũng nên thay đổi thói quen nhập CIF, bán FOB của
mình từ trước đến nay. Doanh nghiệp cần mạnh dạn hơn trong việc đánh giá rủi
ro của nhà nhập khẩu thông qua kênh thông tin của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng, kênh thông tin từ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu,
là một nguồn đáng tin cậy trong việc đánh giá khả năng tín dụng của doanh
nghiệp nhờ sự chuyên môn hóa và hệ thống thông tin toàn cầu.

Khi thay đổi thói quen sang xuất khẩu giá CIF hoặc CIP, doanh nghiệp Việt
Nam sẽ giành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm về mình. Như vậy doanh nghiệp
xuất khẩu Việt Nam sẽ chỉ phải chi trả các khoản cước phí và phí bảo hiểm hàng
hóa bằng nội tệ và tăng được giá trị xuất khẩu hàng hóa. Doanh nghiệp Việt Nam
sẽ thu thêm được một khoản ngoại tệ khi thanh toán hợp đồng với người nhập
khẩu. Tuy nhiên, nếu cho nhà nhập khẩu hưởng tín dụng thương mại thì doanh
nghiệp Việt Nam sẽ lại chịu rủi ro lớn hơn. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một
kênh đảm bảo giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu an tâm hơn trước rủi ro này.
Như vậy sự thay đổi thói quen trong các điều kiện xuất khẩu của doanh nghiệp
Việt Nam tạo điều kiện để thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát triển.

2. Đối với công ty, tổ chức tín dụng, bảo hiểm

2.1. Tiếp cận nguồn vốn từ phía nhà nước


Nhìn từ góc độ doanh nghiệp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, chi phí đầu tư ban
đầu và vận hành nghiệp vụ rất lớn, cùng với lo lắng về tiềm năng thị trường, mức
độ rủi ro, hiệu quả kinh doanh là những rào cản đáng kể. Vì liên quan tới hoạt
động giao thương toàn cầu với giá trị giao dịch lớn nên yêu cầu về vốn, năng lực
điều hành và chuyên môn đối với tổ chức bảo hiểm tín dụng rất cao.Quy trình

85
đánh giá, phân tích rủi ro nhận bảo hiểm, kiểm soát quản lý rủi ro, xử lý khiếu
nại và thu hồi nợ trên phạm vi rộng.Vì vậy, tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu phải có đội ngũ nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên môn cao, sử dụng
công nghệ tiên tiến để tiếp cận hệ thống thông tin kinh doanh, tài chính minh
bạch và tin cậy. Ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các tổ
chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cung cấp dịch vụ gia tăng như cập
nhật thông tin doanh nghiệp theo các nhóm ngành hàng của từng quốc gia, phân
tích rủi ro quốc gia... Do đó, doanh nghiệp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cần được
hỗ trợ đặc biệt từ phía nhà nước, tạo cơ sở vốn đầu tư ban đầu cho trang bị công
nghệ và tuyển dụng nguồn nhân lực, ưu đãi về thuế (nhiều quốc gia không áp
thuế thu nhập, thuế VAT) và có chính sách bù đắp chi phí hoạt động trong 2 - 3
năm đầu tiên.

2.2. Nâng cao hiệu quả các hoạt động đầu tư


Một giải pháp khác cho nhu cầu vốn để mở rộng thị trường bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu cho các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và bảo hiểm là nâng cao hiệu
quả đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm. Hiện nay, hoạt động bảo hiểm đóng
vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn ở nước ta
trên các giác độ: các doanh nghiệp, các tổ chức bảo hiểm vừa là nhà phát hành
chứng khoán, là định chế trung gian tài chính và vừa là nhà đầu tư trên thị trường
vốn. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm diễn ra khá phong phú.
Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sử dụng các nguồn như: vốn điều lệ, quỹ dự
trữ bắt buộc; quỹ dự trữ tự nguyện; các khoản lãi của những năm trước chưa sử
dụng và các quỹ được sử dụng để đầu tư hình thành từ lợi tức để lại doanh
nghiệp và nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm để đầu tư. Thông
qua hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo lập được nguồn tài

86
chính lớn để đầu tư trở lại nền kinh tế, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của
thị trường vốn.

Hiện nay, tuy được phép đầu tư khá đa dạng về ngành, xong hiệu quả đầu tư
của các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chưa cao do các doanh nghiệp này vẫn chỉ
tập trung đầu tư vào các lĩnh vực có tính thanh khoản cao như tiền gửi và trái
phiếu chính phủ. Để tạo ra một nguồn vốn lớn hơn, các doanh nghiệp bảo hiểm
cần mở rộng mạng lưới đầu tư hơn nữa, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp,
các ngân hàng, đa dạng hóa danh mục đầu tư. Đồng thời, các doanh nghiệp bảo
hiểm phải nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tư về tổ chức cũng
như trình độ của đội ngũ cán bộ; sớm xây dựng đội ngũ các chuyên gia về đầu
tư... Trước mắt, các doanh nghiệp bảo hiểm có đủ tiêu chuẩn cần sớm thành lập
quỹ đầu tư, quỹ tín thác và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật.

Trong khi hoạt động bảo hiểm của Việt Nam ngày càng phát triển, nhất là sau
khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, thì bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu sẽ trở thành một yêu cầu và đòi hỏi tất yếu của các tổ chức tín dụng,
ngân hàng và các doanh nghiệp xuất khẩu.

3. Đối với nhà nước

Thiết lập một tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu quốc gia
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là hình thức bảo đảm tài chính cho nhà xuất
khẩu trong các hợp đồng xuất nhập khẩu có điều kiện thanh toán theo hình thức
tín dụng mở (open account) trước rủi ro nợ xấu, mất khả năng thanh toán của nhà
nhập khẩu do mất khả năng thanh toán, phá sản hoặc vì bất ổn chính trị tại quốc
gia nhập khẩu. Tùy theo tính chất, giá trị hàng hóa (hàng hóa thông thường như
nông sản, nguyên liệu, thiết bị điện tử,…; hàng hóa tư liệu sản xuất như trang

87
thiết bị, máy móc đến các dự án lớn) và phương thức thanh toán, hình thức sản
phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có thể là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn.
Nếu như WTO hay OECD quy định các sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
trung hạn và dài hạn được phép có sự hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ (được các tổ
chức tổ chức tín dụng thuộc Nhà nước trợ cấp và bảo lãnh kinh doanh) thì sản
phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn, về cơ bản là sản phẩm bảo hiểm
thương mại (trừ bảo hiểm cho rủi ro chính trị).

Không chỉ đóng vai trò là công cụ che chắn và giảm thiểu rủi ro cho nhà xuất
khẩu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tạo ra lợi thế cạnh tranh rõ rệt cho nhà xuất
khẩu trong việc chủ động cung cấp tín dụng cho người mua (không có được ở
các phương thức thanh toán L/C, thanh toán trả trước), tự tin khi xâm nhập thị
trường xuất khẩu mới, tăng năng lực tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng
và tổ chức tài chính, qua đó phát huy tối đa năng lực sản xuất và cung cấp hàng
hóa dịch vụ, mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng xuất khẩu
(ECA) cũng là nguồn cung cấp thông tin thị trường, năng lực và tình trạng tài
chính của người mua giúp nhà xuất khẩu thực hiện các giao dịch kinh doanh an
toàn và hiệu quả. Các quốc gia xuất khẩu cũng được hưởng lợi nhờ thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu hàng hóa, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn
việc làm và tăng thu ngoại hối cải thiện cán cân thanh toán quốc gia. Vì những
lợi ích đó nên hầu hết các nước phát triển đều thành lập các tổ chức bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu (ECA) để tăng cường năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất
khẩu.

Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, tiềm năng xuất
khẩu sang thị trường của 150 nước thành viên là rất lớn, bên cạnh các thị trường
xuất khẩu truyền thống. Vì vậy, nghiên cứu thành lập một tổ chức bảo hiểm tín

88
dụng xuất khẩu có ý nghĩa thiết thực và cấp bách. Tổ chức tín dụng xuất khẩu
này sẽ là cơ quan chuyên môn hóa trong lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu,
bao gồm cả nhiệm vụ lập kế hoạch đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực phục
vụ loại hình bảo hiểm này.

Các mô hình tổ chức và lịch sử phát triển của các tổ chức bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu trên thế giới cho thấy, sự bảo trợ của nhà nước trong việc thành lập là
yếu tố quyết định. Ban đầu, tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cần được nhà
nước đầu tư về công nghệ thông tin, nguồn nhân lực và khả năng tài chính. Ngay
cả ở châu Âu, mặc dù đã có một giai đoạn phát triển vài thập kỷ, nhưng đến nay
hầu hết tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vẫn do nhà nước sở hữu hoặc đứng
sau tài trợ/bảo lãnh với cơ chế chính sách về vốn, ưu đãi thuế, tái bảo hiểm cứu
cánh... Tuy nhiên, để bảo đảm hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phù hợp
với nguyên tắc WTO (không được coi là trợ cấp xuất khẩu), tổ chức bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu cho dù thuộc sở hữu nhà nước (phục vụ mục tiêu thúc đẩy xuất
khẩu) thì cũng phải thực hiện kinh doanh theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm sự
cạnh tranh lành mạnh và chịu sự điều chỉnh của luật pháp về bảo hiểm và thương
mại.

Không quốc gia nào thành lập tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu khi chưa
tính toán lợi ích kinh tế khả thi, có nghĩa là phân tích hiệu quả đẩy mạnh xuất
khẩu với chi phí đầu tư và vận hành tổ chức đó. Những câu hỏi lớn cần đặt ra là:

- Ngành hàng/thị trường/loại hình DN/ngân hàng nào thực sự có nhu cầu bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu?

- Ai sẽ đầu tư vào tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu? Quy mô vốn và bão
lãnh phù hợp? Hình thức tài trợ và ủng hộ của nhà nước sẽ thực hiện thế nào?

89
- Các hình thức hỗ trợ tài chính cho nhà xuất khẩu đang thực hiện? Kinh
nghiệm, năng lực kinh doanh của hệ thống ngân hàng, công ty thương mại và
nhà xuất khẩu ra sao?

- Năng lực của hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm thương mại? Độ sẵn có của
nguồn nhân lực quản trị và chuyên môn của thị trường bảo hiểm, ai sẽ thực hiện
việc đào tạo?

- Sản phẩm bảo hiểm tín dụng nào sẽ triển khai trước?

Trong điều kiện thiếu nguồn vốn và nhân sự, tính chất mặt hàng xuất khẩu đa
số là hàng hóa thông dụng, nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, trước mắt, Việt
Nam nên lựa chọn phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn. Điều này
được dựa trên năng lực tổ chức quản lý điều hành và chuyên môn, quan hệ quốc
tế của hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, đồng thời hợp tác với các tổ
chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu quốc tế để từ đó thiết lập cơ cấu chấp nhận và
chuyển giao rủi ro bảo hiểm, tái bảo hiểm tín dụng phù hợp.

Việt Nam cần xúc tiến thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (ECA)
để tạo điều kiện cho các ngân hàng và các đơn vị xuất khẩu có thể đảm bảo tài
chính và không bị rủi ro nhiều khi xuất hàng hóa đi.

Trong điều kiện là một quốc gia đang phát triển, mô hình ECA phù hợp với
Việt Nam là công ty nhà nước hoặc công ty cổ phần nhưng nhà nước vẫn nắm
phần lớn cổ phần để đình hướng phát triển.Hiện nay, các công ty tư nhân ở Việt
Nam chưa đủ thực lực để đóng vai trò là ECA.Yêu cầu cần một nguồn vốn lớn
kết hợp định hướng xã hội chủ nghĩa là hai nhân tố chính để mô hình ECA ở
Việt Nam nên là một công ty nhà nước.

90
ECA này nên có một trụ sở chính và nhiều chi nhánh ở các tỉnh thành.Ngoài
nhiệm vụ bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, ECA còn
cần thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, các công ty
bảo hiểm và các ngân hàng. ECA sẽ đóng vai trò đầu tàu hỗ trợ tài chính gián
tiếp qua các dịnh vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp và lí
tưởng hơn, ECA có thể đại diện cho các doanh nghiệp khách hàng thu hồi các
khoản tín dụng xuất khẩu khi xảy ra rủi ro.

Dù cho là sản phẩm ngắn hạn hay trung, dài hạn, quy trình cung cấp bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu tương đối phức tạp do phát sinh yêu cầu đánh giá và thẩm
định năng lực trả nợ của đối tác nước ngoài cũng như các yếu tố kinh tế chính trị
xã hội của quốc gia nhập khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể lựa chọn tham
gia bảo hiểm cho toàn bộ kim ngạch hay một nhóm người mua hoặc một hợp
đồng cụ thể (thường có giá trị lớn hơn 2 triệu USD) nhưng trong từng trường
hợp, mức độ đánh giá năng lực tài chính và khả năng trả nợ của người mua, môi
trường kinh doanh vẫn là yếu tố quyết định để ECA có nhận bảo hiểm hay
không, nếu nhận thì với hạn mức tín dụng thế nào và phí bảo hiểm bao nhiêu.
Bên cạnh phí bảo hiểm, nhà xuất khẩu cũng phải chi trả thêm khoản lệ phí đánh
giá và xác lập hạn mức tín dụng đối với nhà nhập khẩu yêu cầu (thường từ 10-
15% phí bảo hiểm).

Để có thể thực hiện các quy trình nghiệp vụ từ thẩm định rủi ro, xác lập hạn
mức tín dụng, tính phí bảo hiểm đến bồi thường, thu hồi nợ và cung cấp các dịch
vụ hỗ trợ xuất khẩu khác như tư vấn thông tin, ủy thác thu hồi nợ, bảo lãnh đầu
tư … các ECA phải xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về các doanh nghiệp toàn
cầu, về tình hình kinh tế chính trị xã hội của các quốc gia cùng với việc đẩy
mạnh quan hệ với các ECA và tổ chức quốc tế khác. Hiệp hội các công ty bảo

91
hiểm tín dụng và đầu tư Bern Union được thành lập năm 1934 hiện có 51 thành
viên từ 27 quốc gia (đáng chú ý là trong 5 năm vừa qua đã có thêm 15 ECA mới
gia nhập) nhằm chia sẻ thông tin tín dụng, thống nhất các chuẩn mực hoạt động
nghiệp vụ của ECA (theo chuẩn OECD) và là cầu nối cho các hoạt động chia sẻ
rủi ro tài chính thông qua tái bảo hiểm, hoán đổi danh mục rủi ro giữa các tổ
chức tín dụng thành viên. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng xuất khẩu cũng đẩy
mạnh quan hệ đối tác chặt chẽ với các tổ chức đa phương, ngân hàng quốc tế như
IMF, World Bank, ADB, EBRD, các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế như
S&P, Moody’s, AM Best,… các tổ chức nghiên cứu dự báo thị trường, các công
ty tư vấn doanh nghiệp quốc tế để mở rộng quy mô và tăng độ tin cậy của cơ sở
dữ liệu doanh nghiệp.

Các mô hình tổ chức và lịch sử phát triển của các tổ chức bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu trên thế giới cho thấy, sự bảo trợ của Nhà nước trong việc thành lập
các tổ chức tín dụng xuất khẩu là yếu tố quyết định. Lúc đầu, tổ chức bảo hiểm
tín dụng cần phải được nhà nước đầu tư về công nghệ thông tin, nguồn nhân lực
và khả năng tài chính. Sau một thời gian dài tích lũy tài chính, các tổ chức này
mới từng bước có thể tự kinh doanh. Tuy nhiên, để bảo đảm hoạt động bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu phù hợp với nguyên tắc WTO (không được coi là trợ cấp xuất
khẩu), tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho dù là thuộc sở hữu nhà nước
(phục vụ mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu) thì cũng phải thực hiện kinh doanh theo
nguyên tắc thị trường, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh và chịu sự điều chỉnh
của luật pháp về bảo hiểm và thương mại.

92
Tổng kết chương 3:

Trên đây là những giải pháp người viết đưa ra trên 2 khía cạnh pháp lý và tài
chính, với 3 đối tượng chính tham gia vào việc phát triển bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu: doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm và nhà nước.
Muốn bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát triển được, chúng ta cần loại bỏ hết các
cản trở.

Về pháp lý: cần có hành lang pháp lý hiện đại hơn, chuyên biệt hơn. Việt
Nam cần có nguồn luật riêng điều chỉnh bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, cần có cơ
quan chủ quản ro rang, đường lối phát triển có kế hoạch.

Về mặt tài chính: chúng ta có thể huy động tài chính phát triển bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu với sự kết hợp giữa hỗ trợ của nhà nước và sự tham gia của các
doanh nghiệp.

Song song với 2 vấn đề trên là vấn đề nguồn lực con người, chúng ta cần có
những chuyên viên về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở trình độ cao. Muốn vậy,
ngay từ bây giờ chúng ta cấn có chương trình đào tạo chuyên biệt vê bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu, mà theo người viết thì đó là sự kết hợp hoạt động giữa nhà
nước và doanh nghiệp. Nhà nước cần sớm thiết lập tổ chức tín dụng xuất khẩu,
chuyên môn hóa lo công việc liên qua đến tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu (trong đó có bao gồm cả việc đào tạo nhân lực).

93
KẾT LUẬN
Trong khuôn khổ thời gian nghiên cưu, mục tiêu của bài khóa luận là cho
độc giả thấy được cái nhìn chung nhất về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu- một lĩnh
vực còn mới mẻ so với Việt Nam và các nước đang phát triển nhưng là một công
củ hiện đại và hiệu quả đã được các nước phát triển sử dụng nhằm hỗ trợ xuất
khẩu và đã đạt nhiều thành công trong thực tế.

Với mục tiêu trên, bài khóa luận đã giải quyết được các vấn đề sau:

Về mặt lý thuyết: người viết đã đưa ra được cái nhìn tổng quan nhất về bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu thông qua những lý thuyết chung nhất tổng hợp từ các
báo cáo của các tổ chức kinh tế trên thế giới.

 Giới thiệu các khái niệm liên quan đến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
 Giới thiệu được các điều khoản cơ bản của một đơn bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu.
 So sánh bảo hiểm tín dụng xuất khẩu với một số công cụ hỗ trợ xuất
khẩu khác.

Về mặt thực tiễn: người viết đã tổng hợp kinh nghiệm bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu trên thế giới thông qua 2 mô hình tiêu biểu.

 Mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thông qua ngân hàng thương
mại hoạt động dưới sự chỉ đạo của chính phủ: US Eximbank của Mỹ
 Mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hoạt động thương qua một công
ty bảo hiểm thương mại: Coface của Pháp

94
Từ kinh nghiệm hoạt động của 2 mô hình tiêu biểu trên, người viết đã rút ra
được những ý nghĩa thực tiễn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam về các
lợi ích cũng như các khó khăn trong việc triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
ở Việt Nam.

Xu hướng kinh tế thế giới ngày càng diễn biến phức tạp, các quốc gia muốn
tồn tại và phát triển cần tự bảo vệ mình trước các rủi ro. Trong buôn bán quốc tế,
rõ ràng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một công cụ đắc lực với những lợi ích nó
mang lại. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bảo hiểm các rủi ro liên quan đến tín
dụng xuất khẩu, sự biến động tỉ giá hối đoái…giúp các doanh nghiệp yên tâm
hơn khi tham gia thị trường thế giới, đồng thời bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng
là một công cụ quan trọng để nhà nước tăng cường xuất khẩu và giảm gánh nặng
ngân sách.

Một số hạn chế trong nghiên cứu: mặc dù đã giải quyết được một số vấn
đề về lý thyết và thực tiễn về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nghiên cứu này vẫn
còn nhiều hạn chế trong việc thu thập và xử lý thông tin sơ câp. Người viết rất
muốn cung cấp cho độc giả những đánh giá khách quan nhất thông qua các thống
kê về giá trị bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam. Tuy nhiên, do đây là một
lĩnh vực mới mẻ, rất ít số liệu về doanh nghiệp sử dụng loại hình bảo hiểm này,
gây khó khăn cho việc thông kê. Người viết hy vọng rằng, với những động thái
ngày một tích cực hơn của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội do bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu mang lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu góp phần đưa nền kinh tế
nước nhà ngày một phát triển và trong một tương lai không xa sẽ có những báo
cáo đầy đủ hơn về tình hình sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam.

95
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hệ số tính phi bảo hiểm của COFACE

Tình hình chính trị và thương mại


Người mua
Danh mục nước nhập khẩu
Hệ số
phí
Tổ chức
Tư nhân Tốt Trung bình Thấp Đặc biệt
công

1 0,100 0,090 0,100 0,210 0,320 0,430

2 0,224 0,201 0,224 0,334 0,444 0,554

3 0,386 0,348 0,386 0,496 0,606 0,716

a 4 0,575 0,517 0,575 0,685 0,795 0,905

5 0,766 0,690 0,766 0,876 0,986 1,096

6 0,931 0,838 0,931 1,041 1,151 1,261

7 1,098 0,988 1,098 1,208 1,318 1,428

1 0,349 0,314 0,349 0,349 0,349 0,349

2 0,348 0,313 0,348 0,348 0,348 0,348

3 0,394 0,355 0,394 0,394 0,394 0,394

b 4 0,491 0,442 0,491 0,491 0,491 0,491

5 0,786 0,707 0,786 0,786 0,786 0,786

6 1,176 1,058 1,176 1,176 1,176 1,176

7 1,764 1,588 1,764 1,764 1,764 1,764

(nguồn :http://www.coface.fr/CofacePortal/ShowBinary/BEA%20Repository/DMT/fr_FR/doc
uments/AssCreditExport/Calculdeprime032009.pdf ngày truy cập: 11/4/2010)

96
Phụ lục 2: Hệ thống COFCE toàn cầu

CHÂU MỸ CHÂU ÂU CHÂU Á, PHI VÀ


TRUNG ĐÔNG
Doanh thu 141 triệu Doanh thu 1.449 triệu Euro Doanh thu 92 triệu Euro
Euro hiện diện tại 30 quốc gia Hiện diện tại 25 quốc gia
Hiện diện tại 12 quốc gia 5.160 nhân viên 876 nhân viên
780 nhân viên Tài chính các khoản phải thu COFACE tăng cường mạng
COFACE triển khai bốn thương mại được mở rộng nhanh lưới cung cấp của mình ở
hoạt động ngành nghề kinh chóng trong năm, đặc biệt là ở Trung Đông bằng thỏa
doanh của mình tại Bắc Pháp và Đức. COFACE đang phát thuận hợp tác với tập đoàn
Mỹ và hiện xếp thứ hai về triển mạnh hơn tại Scandinavia, đầu tư và bảo lãnh tín dụng
bảo đảm các khoản khoản thông qua việc thiết lập chi nhánh xuất khẩu Arab (IAIGC).
phải thu thương mại tại Mỹ ở Thụy Điển và mua lại công ty COFACE cũng đã mua lại
và đang mở rộng nhanh dẫn đầu về lĩnh vực bảo hiểm tín nhà cung cấp lớn nhất của
chóng về tài chính các dụng xuất khẩu tại Đan Mạch. Ai Cập về thông tin kinh
khoản phải thu thương mại Điều này làm cho mạng lưới cung doanh.Đồng thời COFACE
tại Canada. COFACE dẫn cấp cũng được mở rộng tới các cũng đang mở rộng cung
đầu thị trường trong quản nước Cộng hòa Séc và Slovakia. cấp dịch vụ tài chính các
lý khoản phải thu thương COFACE đang thử nghiệm hệ khoản phải thu thương mại
mại tại Mỹ Latin, nâng thống đánh giá tài chính mới tại Trung Quốc, Australia và
doanh số ở đây lên 58% và 12 quốc gia châu Âu thông qua Israel.
thị phần là 34%. COFACE mạng lưới trực tiếp của các công
cũng đang triển khai dịch ty thành viên (khác với hệ thống
vụ thông tin doanh nghiệp @rating)
tại Mexico
(nguồn:http://www.coface.com/CofacePortal/COM_en_EN/pages/home/Who_we_are/Geogra
phical_presence ngày truy cập 11/4/2010)

97
Phụ lục 3: Bản đồ xếp hạng đánh giá rủi ro của Coface tháng 2/2010

(nguồn:http://www.coface.com/CofacePortal/COM_en_EN/pages/home/risks_home/country_r
isks/news?news=101802-1 ngày truy cập: 21/4/2010)

98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Herbert J. Kessler; Trần Mậu dịch (1993): “Tài chính ngoại thương”,
NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội-193 trang
2. Nguyễn Be (2000): “Lý thuyết tài chính”, NXB Thống kê-199 trang
3. Dương Đăng Chính (2003): “Giáo trình lý thuyết Tài chính”, NXB Tài
chính Hà Nội-47 trang
4. Hoàng Văn Châu (2006): “Giáo trình bảo hiểm trong kinh doanh”, NXB
Lao động xã hội Hà Nội-251 trang
5. Hồ Ngọc Hà (2009): “Đề cương bài giảng tài chính học”, NXB Lao động
xã hội, Hà Nội-183 trang
6. Trương Mộc Lâm (2000): “Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh
doanh bảo hiểm”, NXB Thống kê, Tp Hồ Chí Minh-272 trang
7. Nguyễn Anh Minh (2002): “Tài trợ thương mại quốc tế”, NXB Thống kê,
Hà Nội-287 trang
8. Lê Văn Tề (2006): “Nghiệp vụ tín dụng và thanh toán quốc tế”, NXB
Thống kê, Hà Nội-507 trang
9. Phạm Xuân Thọ (1999): “Hợp đồng kinh tế và giải quyết tranh chấp kinh
tế”, NXB Tp Hồ Chí Minh-846 trang
10. Bộ tài chính (2008): “Tài liệu hội thảo Bảo hiểm xuất khẩu Hàn Quốc,
một số khuyến nghị cho Việt Nam”, Hà Nội- 120 trang.
11. Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam (2008A): “Quy tắc bảo hiểm tín dụng
thương mại xuất khẩu”, Hà Nội-16 trang.
12. Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam (2008B): “Bản câu hỏi quản lý tín
dụng”, Hà Nội-6 trang.

99
13. Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam (2008C): “Giấy yêu cầu bảo hiểm tín
dụng thương mại xuất khẩu”, Hà Nội-5 trang.
II. Tài liệu tiếng Anh
1. Nippon Export and Investment Insurance: “Outline of trade and
investment Insurance-Vietnam mission”, seminar document (2006)
2. Nippon Export and Investment Insurance: “Insured long-term project by
NEXI” for Vietnam, seminar document (2008)
3. George-MSIG: “Export credit Insurance in Japan”, (2008)
4. Korea Export Insurance Corporation: “Export credit insurance”, seminar
document (2008).
5. Pieter van Foreest: “ECA risk management” (2007), Amsterdam.
6. The Swedish export credits guarantee: “Risk management”, seminar
document (2007)
III. Các trang web
1. US Eximbank: http://www.exim.gov/ ngày truy cập 12/4/-10/5/2010

1.1. Mission: http://www.exim.gov/about/mission.cfm


1.2. Small-Business Support:
http://www.exim.gov/smallbiz/SmallBusinessSupport-Ex-ImBank.cfm
1.3. Ex-Im Bank Annual Reports:
http://www.exim.gov/about/reports/ar/index.cfm
1.4. Small Business Export Credit Insurance Policy:
http://www.exim.gov/products/insurance/small_bus_multi_buyer.cfm
1.5. Multi-Buyer Export Credit Insurance:
http://www.exim.gov/products/insurance/multi_buyer.cfm
1.6. Short-Term Single-Buyer Export Credit Insurance:
http://www.exim.gov/products/insurance/single_buyer.cfm

100
1.7. Bylaws of the Export-Import Bank of the United States:
http://www.exim.gov/about/bylaws/index.cfm
1.8. Ex-Im Bank History By Month: November:
http://www.exim.gov/75th/nov.cfm
1.9. Supporting Exports, Sustaining Jobs & Strengthening Communities:
https://webappsprod01.exim.gov/apps/usmap/usmap.nsf
1.10. Transportation Security Exports Program:
http://www.exim.gov/products/special/tsep.cfm
2. Coface: http://www.coface.com/ ngày truy cập 20/4-10/5/2010

2.1. Who we are:


http://www.coface.com/CofacePortal/COM_en_EN/pages/home/Who_
we_are
2.2. Trade Receivables Protection:
http://www.coface.com/CofacePortal/COM_en_EN/pages/home/wwd/
p
2.3. Whole turnover policies:
http://www.coface.com/CofacePortal/redirection.jsp?pageId=pages/ho
me/wwd/p/whole_turnover_policies&site=COM_en_EN
2.4. Trade Receivables Management:
http://www.coface.com/CofacePortal/COM_en_EN/pages/home/wwd/r
m
2.5. Trade Receivables Finance:
http://www.coface.com/CofacePortal/COM_en_EN/pages/home/wwd/r
f
2.6. Quel est l'intérêt de l'Assurance-crédit export :
https://webappsprod01.exim.gov/apps/usmap/usmap.nsf

101
2.7. Pour quels risques:
http://www.coface.fr/CofacePortal/FR_fr_FR/pages/home/pp/assurcred
itexport/quels_risques
2.8. Quelle garantie choisir:
http://www.coface.fr/CofacePortal/FR_fr_FR/pages/home/pp/assurcred
itexport/quelle_garantie
2.9. Garantie des contrats commerciaux:
http://www.coface.fr/CofacePortal/FR_fr_FR/pages/home/pp/assurcred
itexport/quelle_garantie/contrat_commerciaux
2.10. Garantie des marchés de travaux:
http://www.coface.fr/CofacePortal/FR_fr_FR/pages/home/pp/assurcred
itexport/quelle_garantie/marchesdetravaux
2.11. Garantie des biens immatériels:
http://www.coface.fr/CofacePortal/FR_fr_FR/pages/home/pp/assurcred
itexport/quelle_garantie/biens_immateriels
2.12. Garantie des prestations de service:
http://www.coface.fr/CofacePortal/FR_fr_FR/pages/home/pp/assurcred
itexport/quelle_garantie/prestations_services
2.13. Garantie des cautions:
http://www.coface.fr/CofacePortal/FR_fr_FR/pages/home/pp/assurcred
itexport/quelle_garantie/garantie_caution
2.14. CALCUL DE PRIME:
http://www.coface.fr/CofacePortal/ShowBinary/BEA%20Repository/D
MT/fr_FR/documents/AssCreditExport/Calculdeprime032009.pdf
ngày truy cập 22/4/2101

102
3. Bern union total data : http://www.berneunion.org.uk/bu-total-data.html

ngày truy cập 10/4/2010


4. Export Credit Insurance:

http://www.sba.gov/idc/groups/public/documents/or_portland/or_exportcr
editins.pdf ngày truy cập 10/4/2010
5. EXPORT SAFELY WITH EXPORT CREDIT INSURANCE:

http://www.centralbank.org.bb/WEBCBB.nsf/web_documents/1957F99B
03E3717D042572FF005D76AF/$File/ExportCreditInsurance.pdf ngày
truy cập 10/4/2010
6. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu –áp dụng mô hình nào cho hiệu quả:

http://www.webbaohiem.net/s%E1%BA%A3n-ph%E1%BA%A9m/3096-
bao-hiem-tin-dung-xuat-khau-ap-dung-mo-hinh-nao-cho-hieu-qua.html
ngày truy cập 2/2/2010
7. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu- kinh nghiệm cho Việt Nam:

http://www.webbaohiem.net/kinh-doanh/3081-bao-hiem-tin-dung-xuat-
khau-kinh-nghiem-cho-viet-nam.html ngày truy cập 2/2/2010
8. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu:

http://www.sggp.org.vn/kinhte/2006/11/72146/ ngày truy cập 3/2/2010


9. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu- công cụ hỗ trợ đắc lực cho xuất khẩu:

http://www.sggp.org.vn/kinhte/2006/11/72146/ ngày truy cập 3/2/2010


10. Nhũng lợi ích từ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu:

http://www.sggp.org.vn/kinhte/2006/11/72146/ ngày truy cập 3/2/2010


11. Sẽ lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu:

http://www.sggp.org.vn/kinhte/2006/11/72146/ ngày truy cập 7/2/2010


12. Vì sao bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chậm phát triển:

http://www.sggp.org.vn/kinhte/2006/11/72146/ ngày truy cập 7/2/2010

103
13. Sẽ thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu:

http://www.sggp.org.vn/kinhte/2006/11/72146/ ngày truy cập 8/2/2010


14. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu- công cụ thúc đẩy xuất khẩu:

http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/baohiem/29635/ ngày truy


cập 10/2/2010
15. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu- khó xơi:

http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/baohiem/29635/ ngày truy


cập 13/2/2010
16. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu- bao giờ:

http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/baohiem/29635/ ngày truy


cập 15/2/2010

104

You might also like