Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Mẫu: 1b_ĐATL

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP


ĐÁP ÁN ĐỀ THI CUỐI KỲ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ Môn thi : Mạng thế hệ mới (NGN)
Lớp/Lớp học phần: DH12 GL DH15VL,11TT
Ngày thi: 25/08/2021.
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu Nội dung trả lời Điểm


Câu 1 3
điểm
a. Vẽ sơ đồ khối hệ thống, và chú thích hoàn chỉnh sơ đồ báo hiệu H.323
(1đ)

0.5d

Các thành phần của H.323:


 Đầu cuối (Terminal-T): máy tính, điện thoại, điện thoại truyền hình, hệ 0.5d
thống voicemail…tương thích đầu cuối của các mạng khác.
 Cổng (Gateway-GW): Cấu tạo của Gateway bao gồm: MG, MGC, SG.
 Bộ giữ cổng (Gate Keeper-GK): có thể có hoặc không có trong mạng.
 Đơn vị điều khiển đa điểm (Multipoint Control Unit-MCU): Cấu tạo của
MCU gồm Bộ điều khiển đa điểm (Multipoint Controller-MC): quản lý
báo hiệu cuộc gọi và Bộ xử lý đa điểm (Multipoint Processor-MP) xử lý
việc trộn và chuyển mạch các dòng thông tin cũng như các quá trình xử
lý thông tin khác.
 Các thành phần này có thể được tập trung trong một hệ thống đơn hay
được lắp đặt ở nhiều hệ thống khác nhau tại những vị trí địa lý cũng như
vật lý khác nhau.
b. Trình bày chức năng các khối chính (1đ)
 Terminal: Là thành phần dùng trong truyền thông 2 chiều đa phương tiện
thời gian thực được dùng trong kết nối cuộc gọi. Hỗ trợ các đặc tính: 0,25d
– H.245: trao đổi khả năng của đầu cuối và để tạo kênh thông tin.
– H.225: báo hiệu và thiết lập cuộc gọi.
– RAS: đăng ký và điều khiển các hoạt động quản lý khác với GK.
Mẫu: 1b_ĐATL
– RTP/RTCP: truyền các gói thông tin thoại và hình.
– G.711: mã hóa và giải mã tiếng nói.
– T.120: hội thảo dữ liệu và hỗ trợ khả năng tương tự của MCU
 Gateway Là thành phần dùng để kết nối 2 mạng khác nhau. 0.25d
– Hỗ trợ các giao thức của mạng H.323 và mạng chuyển mạch kênh (Switch
Circuit Network-SCN):
– Với H.323: hỗ trợ H.245, H.225, RAS.
– Với SCN: hỗ trợ các giao thức trong mạng chuyển mạch kênh (ví dụ như
SS7).
 Gatekeeper Được xem như bộ não của H.323, là điểm trung tâm của mọi
cuộc gọi trong H.323 0.25d
– Là thành phần tùy chọn.
– Cung cấp các dịch vụ: dịch địa chỉ, ban quyền và nhận thực Terminal và
Gateway, quản lý băng thông, thu thập số liệu, tính cước và dịch vụ đinh
tuyến cuộc gọi.
– Dịch địa chỉ (Address Translation)
– Quản lý việc thu nhận điểm cuối (Admission Control): sử dụng báo hiệu
RAS.
– Điều khiển băng thông (Bandwidth Control): sử dụng báo hiệu RAS.
– Quản lý vùng hoạt động (Zone Management)
– Báo hiệu điều khiển cuộc gọi (Call Control Signalling)
– Chấp nhận cuộc gọi (Call Authorization)
– Quản lý cuộc gọi (Call Management)
 Multipoint Control Unit-MCU
Là thành phần phần hỗ trợ trong dịch vụ hội nghị đa điểm có sự tham 0.25d
gia của từ 2 Terminal H.323 trở lên.
– Mọi Terminal tham gia hội nghị đều phải thiết lập kết nối với MCU.
– MCU quản lý tài nguyên cho hội nghị, xác định các loại codec, xử lý dòng
thông tin truyền.
c. Em hãy vẽ sơ đồ và trình bày các bước thiết lập cuộc gọi gatekeeper nội
vùng (1đ)

0.5d

Bước 1: Đầu cuối A quay số điện thoại để gọi cho đầu cuối B.
Bước 2: Gateway A gửi cho Gatekeeper một bản tin ARQ, yêu cầu cho phép 0.5d
gọi đến đầu cuối B.
Bước 3: Gatekeeper tìm đầu cuối B và trả lại một bản tin ACF với địa chỉ IP
của Gateway B.
Bước 4: Gateway A gửi bản tin thiết lập cuộc gọi Q.931 cho Gateway B với
số điện thoại của đầu cuối B.
Mẫu: 1b_ĐATL
Bước 5: Gateway B gửi bản tin ARQ cho Gatekeeper, yêu cầu cho phép trả
lời cuộc gọi của Gateway A.
Bước 6: Gatekeeper trả lại bản tin ACF với địa chỉ IP của Gateway A.
Bước 7: Gateway B thiết lập một cuộc gọi đến đầu cuối B.
Bước 8: Khi đầu cuối B trả lời, Gateway B gửi kết nối Q.931 đến Gateway
A.
Câu 2 2
điểm

Trong mô hình DiffServ, các bộ định tuyến được chia làm hai thành phần
chính là: thành phần mạng biên (router biên) và thành phần mạng lõi (router
lõi).

• Thành phần mạng biên: Nhiệm vụ chính là phân loại, đánh dấu gói tin,
điều chỉnh gói (loại bỏ gói hoặc làm trễ gói một thời gian nhất định 1.0 d
trước khi chuyển tiếp) và điều khiển lưu lượng truyền. Tại vị trí biên
được đánh dấu, cụ thể là trường DS trong tiêu đề gói tin được thiết lập
một giá trị nào đó gọi là CP.

• Thành phần mạng lõi: đóng vai trò chuyển tiếp, router lõi kiểm tra
chủng loại của gói IP và chuyển tiếp gói tin IP theo cách gói tin đó được 1.0d
nhận, bao gồm định tuyến cho gói, hoặc xếp gói vào bộ đệm thích hợp
nếu cần thiết. Khi một gói tin được đánh dấu giá trị CP ở một router có
hỗ trợ DiffServ, gói tin chuyển tới chặng tiếp thông qua chính sách của
từng chặng. Hành vi chuyển tiếp theo từng chặng – PHB (Per-hop
Behavior) thực hiện tại các bộ định tuyến lõi bởi cách xếp hàng và quản
lý điểm tắc nghẽn. Vì thế, bằng cách ánh xạ lưu lượng đến PHB khác
nhau, bộ định tuyến có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ mạng.

Câu 3 3
điểm

0.25d
Mẫu: 1b_ĐATL

0.25d

0.75d

0.75d

0.75d

0.25d

Câu 4 2
điểm
1. Giải pháp xây dựng NGN trên cơ sở mạng hiện tại
Nội dung của giải pháp:
Cơ sở hạ tầng của mạng hiện tại được tổ chức lại và phát triển dần dần lên. Nâng cấp
các thiết bị chuyển mạch hiện có (công nghệ TDM) để hỗ trợ các dịch vụ mới chất
lượng cao như video, số liệu. Đồng thời có thể bổ sung có hạn chế một số chuyển 0.5 d
mạch đa dịch vụ (chuyển mạch mềm) tại một số nút mạng chính, đặc biệt là trung
Mẫu: 1b_ĐATL
tâm điều khiển và ứng dụng của các vùng lưu lượng. Trong giải pháp này lại có 2
phương án con như sau:
• Phương án 1: áp dụng cho những nhà khai thác mạng có yêu cầu hiện đại hóa và
mở rộng mạng trong thời gian ngắn. Phương án này bao gồm 4 bước.
- Bước 1: đối với mạng thoại TDM thì triển khai mạng truyền dẫn SDH, mạch chuyển
mạch ATM, đồng thời bổ sung thiết bị telephony server để quản lý thoại. Đối với
mạng số liệu thì giữ nguyên kỹ thuật IP/MPLS hoặc ATM/FR và trang bị thêm các
cổng gateway, thực hiện kết nối giữa mạng thoại và mạng số liệu ở các nút ở biên
mạng.
- Bước 2: tiếp tục phát triển kỹ thuật SDH, ATM cho mạng thoại. Với mạng số liệu
thì phát triển thành mạng đa dịch vụ IP/MPLS và tăng cường khả năng của các cổng
giao tiếp ở các nút biên mạng (chúng có nhiệm vụ kết nối giữa mạng đa dịch vụ và
mạng thoại). Trang bị thêm IP telephone server cho quản lý mạng đa dịch vụ.
- Bước 3: xây dựng chỉ còn một mạng thống nhất cho thoại và dữ liệu nhưng lúc này
chưa phải là mạng tích hợp đa dịch vụ hoàn toàn. Mạng PSTN sử dụng TMD sẽ
không còn tồn tại riêng biệt. Tiếp tục tích hợp và phát triển mạng đa dịch vụ
IP/MPLS.
- Bước 4: hình thành mạng tích hợp đa dịch vụ hoàn toàn. Lúc này chỉ còn mạng đa
dịch vụ IP/MPLS tồn tại và phát triển. Và telephony server và IP telephone server sẽ
quản lý mạng đa dịch vụ.
• Phương án 2: áp dụng cho những nhà khai thác mạng có yêu cầu hiện đại hóa và
mở rộng mạng trong thời gian dài. Phương án này cũng bao gồm 4 bước.
Bước 1: không phát triển thêm mạng thoại TDM, với mạng số liệu thì giữ nguyên
mạng chuyển mạch gói IP/MPLS hoặc ATM/FR và trang bị thêm các cổng gateway.
Bước 2 đến bước 4 giống các bước 2, 3, 4 của phương án 1.
Ưu điểm
- Giá thành đầu tư ban đầu thấp. 0.5 d
- Có khả năng cung cấp dịch vụ mới, dịch vụ truy nhập băng rộng.
- Bảo vệ tối đa nguồn vốn đã đầu tư trên mạng hiện tại.
Nhược điểm
- Việc nâng cấp các chuyển mạch hiện có từ TDM sang IP/ATM chỉ là bước đệm
mà không thay đổi được về cơ bản công nghệ chuyển mạch phục vụ cho các dịch
vụ mới. Không giải quyết được vấn đề cơ bản là khả năng tạo dịch vụ mới cũng
như nguyên tắc tổ chức mạng thế hệ mới. Và làm phát sinh nhiều vấn đề chuyển
tiếp và làm tăng chi phí về sau.
- Chi phí đầu tư ban đầu thấp nhưng chi phí vận hành và khai thác sẽ cao hơn so
với mạng hiện tại do không có được sự quản lý thống nhất trong toàn mạng.
- Khả năng cạnh tranh kém khi xuất hiện các nhà khai thác thế hệ mới vì họ có cơ
sở hạ tầng mạng NGN hoàn toàn mới.
2. Giải pháp xây dựng NGN hoàn toàn mới
Nội dung của giải pháp
Giải pháp này chủ trương giữ nguyên mạng hiện tại và không đầu tư tiếp tục phát
triển. Tập trung nhân lực và tài lực vào việc triển khai các tổng đài đa dịch vụ thế 0.5 d
hệ sau. Mạng NGN được xây dựng trước hết phải có khả năng cung cấp các nhu
cầu về dịch vụ của mạng hiện tại đã quen thuộc với khách hàng. Sau đó triển khai
một số nhu cầu dịch vụ mới. Kế tiếp triển khai nhiều dịch vụ mới trên nền mạng
NGN nhưng phải cân bằng giữa cung và cầu.
Các nút chuyển mạch của hai mạng này sẽ liên hệ nhau rất ít (chủ yếu phục vụ cho
các dịch vụ thoại IP) thông qua các cổng giao tiếp Media Gateway.
Ưu điểm
- Thay đổi hoàn toàn cấu trúc mạng, tăng khả năng cạnh tranh. 0.5 d
- Hoàn toàn sẵn sàng cung cấp dịch vụ mới, dịch vụ truy nhập băng rộng.
- Thời gian triển khai nhanh chóng.
- Độ tương thích cao.
- Quản lý thống nhất, tập trung.
Mẫu: 1b_ĐATL
Nhược điểm
- Giá thành đầu tư ban đầu cao.
- Rủi ro do dự báo nhu cầu vượt ngưỡng dẫn đến hậu quả đầu tư thấp, thời gian
hoàn vốn lâu.
- Tăng chi phí do phải tăng cường lực lượng lao động kỹ thuật mới.
TỔNG ĐIỂM 10
điểm
(Đáp án đề thi phải phù hợp với biểu điểm của đề)

Ngày 20 tháng 08 năm 2021


Người duyệt Người lập đáp án

ThS. Tôn Thất Phùng

You might also like