Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

II.

Phản ứng quang hóa


Phản ứng quang hóa là một dạng phản ứng hóa học trong đó các chất phản ứng
nhận được năng lượng là các photon. Ở đó, phản ứng bắt đầu bằng sự hấp thụ
ánh sáng nơi ánh sáng bao gồm các photon. Khi các phân tử chất phản ứng hấp
thụ năng lượng theo cách này, nó sẽ làm cho phân tử chuyển sang trạng thái
kích thích, trong đó các tính chất hóa học và vật lý của phân tử khác với phân tử
ban đầu. Được gọi là "sự kích thích". Trạng thái kích thích mới này có thể
chuyển đổi thành cấu trúc mới thông qua sự kết hợp với các phân tử khác hoặc
bằng cách thay đổi cấu trúc của nó.
Ví dụ, sự phát quang hóa học của một con sứa thực sự có màu xanh lam, nhưng
do năng lượng được truyền sang GFP nên sự phát quang quan sát được có màu
xanh lục
2.1 Đặc điểm của phản ứng quang hóa
- Có thể xảy ra trong pha khí, lỏng, rắn
- Là phản ứng phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, có cơ chế dây chuyền hoặc
không dây chuyền
- Đa số phản ứng quang hóa có △G < 0
(Ánh sáng cung cấp năng lượng để vượt qua hàng rào năng lượng)

- Một số phản ứng quang hóa có △G > 0


(Ánh sáng cung cấp năng lượng để phản ứng xảy ra)
- Cơ chế gồm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn sơ cấp: Hấp thụ lượng tử ánh sáng để tạo hạt hoạt động
+ Giai đoạn thứ cấp: Các hạt hoạt động tham gia các phản ứng,
không cần năng lượng ánh sáng
2.2. Các định luật quang hóa.
Phản ứng quang hóa tuân theo các định luật sau đây:
2.2.1. Định luật Grotthuss và Draper
Chỉ ánh sáng bị hệ hấp thụ mới có khả năng gây ra phản ứng, nói cách khác,
phản ứng quang hóa chỉ có khả năng xảy ra nếu phân tử hấp thụ ánh sáng.
2.2.2. Định luật Einstein
Một photon hay lượng tử ánh sáng bị hấp thụ chỉ có khả năng kích thích một
phân tử trong giai đoạn sơ cấp. Định luật này còn được gọi là định luật đương
lượng quang hóa.
2.2.3. Quy luật do Kasha tổng kết.
Khi hấp thụ photon, phân tử có xác suất nhất định bị kích thích lên trạng thái
singlet thấp
nhất S1 hoặc triplet thấp nhất T1. Trong phần lớn phản ứng quang hóa hữu cơ
trong dung dịch, phân tử bị kích thích lên trạng thái S1 hoặc T1. Quy luật này do
Kasha tổng kết từ thực nghiệm, chủ yếu đối với các phản ứng quang hóa hữu
cơ.
2.2.4. Định luật Lambert- Beer về sự hấp thụ ánh sáng.
Giả thiết có một luồng ánh sáng đơn sắc có cường độ Io ec/cm2.s đi qua một
dung dịch có tiết diện 1cm2.
Theo định luật Lambert- Beer thì tỉ số δ/I không phụ thuộc vào cường độ I của
ánh sáng. Điều này chỉ đúng với sự chiếu sáng thông thường. Nếu ánh sáng có
cường độ rất lớn thì định luật Lambert Beer bị vi phạm.
2.3. Các phản ứng quang hóa quan trọng
● Phản ứng quang hợp

● Chụp ảnh

● Sự biến chất của các hóa chất, vật liệu như thuốc nhuộm, nhựa

You might also like