Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Trường Đại Học Khoa Học Tự nhiên

Khoa: Hóa học


Bài thu hoạch: Môn Triết học Mác-Lênin
Người thực hiện: Nguyễn Đức Toàn
Người hướng dẫn: TS.Mạch Thị Khánh Trinh
TPHCM, ngày 28/04/2024
Chủ đề: Hãy trình bày cơ sở lí luận và sự vận dụng của bản thân trong cuộc sống và
trong học tập đối với 4 nguyên tắc: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện,
nguyên tắc phát triển, nguyên tắc lịch sử cụ thể

I. Nguyên tắc khách quan:


1. Cơ sở lý luận:
a) Xuất phát: Nguyên tắc khách quan trong triết học sẽ được xây dựng dựa trên nội
dung của nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới
b) Nội dung: xem xét sự vật, hiện tượng giống như chính sự tồn tại của sự vật, hiện
tượng đó, chúng ta sẽ không bị những yếu tố chủ quan chi phối để từ đó có
những nhận thức sai lệch, tô hồng hay bôi đen cho sự vật hay các hiện tượng,
bên cạnh đó thì chúng ta cũng cần phải có phương pháp nhận thức thức khoa
học và cũng cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc phương pháp luận trong triết
học để có thể luôn tôn trọng điều kiện khách quan.
c) Yêu cầu:

 Sự độc lập của hiện thực: Khi chúng ta nhận thức sự vật, hiện tượng tồn tại trong
hiện thực thì các chủ thể tư duy sẽ cần phải nắm bắt, tái hiện sự vật, hiện tượng
trong chính nó một cách khách quan, độc lập với ý thức mà bất cứ ai trong chúng
ta đều không được thêm hay bớt đi một cách tùy tiện. Ta nhận thấy rằng vật chất
sẽ là cái có trước, vật chất tồn tại vĩnh viễn và ở một giai đoạn phát triển nhất
định nào đó thì vật chất mới sản sinh ra ý thức.
 Sự đánh giá không thiên vị: Chúng ta đều cần phải xem xét sự vật, hiện tượng
giống như chính sự tồn tại của sự vật, hiện tượng đó. Chúng ta sẽ không bị những
yếu tố chủ quan chi phối để từ đó có những nhận thức sai lệch, tô hồng, điểm
trắng hay bôi đen cho các sự vật hay hiện tượng.
 Sự đúng đắn, minh bạch và đáng tin cậy: Trong triết học khoa học, những lập luận
khoa học cần phải có tính phổ quát và có khả năng kiểm tra được. Các giải thích
khoa học cũng cần phải dựa trên các bằng chứng, phân tích từ thực nghiệm thay
vì chỉ dựa trên giả thiết hay quan điểm cá nhân. Còn trong triết học của tri thức
lại đòi hỏi tri thức phải được xây dựng dựa trên các bằng chứng và dữ liệu khách
quan. Điều này giúp đảm bảo tính đúng đắn và đáng tin cậy của tri thức, và đặt
cơ sở cho sự tiến bộ trong các lĩnh vực triết học và khoa học.
2. Vận dụng nguyên tắc khách quan
a) Trong cuộc sống: Hồi nhỏ em hay nghịch ngợm phá phách nên bị ba mẹ mắng.
Đôi lúc em suy nghĩ do ba mẹ không thương em nên mới làm thế. Nhưng sau khi
học môn triết và nhờ vận dụng nguyên tắc khách quan để nhìn nhận vấn đề, em
thấy lỗi xuất phát ở chính bản thân em, vì em hư nên mới bị ba mẹ la chứ ba mẹ
vẫn rất thương em.
b) Trong học tập: Hồi cấp 3 em gặp khó trong việc học môn lí và kết quả môn lí của
em không cao. Em từng nghĩ môn này không phù hợp với bản thân em vì cứ hễ
gặp câu khó là em lại bỏ không biết làm. Nhưng nhờ nguyên tắc khách quan giúp
em nhìn nhận lại vấn đề, lý do xuất phát ở chính bản thân em. Em không thích
học môn lí nên thường xuyên lơ là, nghe giảng không tập trung nên kết quả mới
thấp.
II. Nguyên tắc toàn diện
I. Cơ sở lý luận:
a) Xuất phát: Nguyên tắc toàn diện trong triết học dựa trên sự khái quát từ nội
dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
b) Nội dung: Một sự vật, hiện tượng tồn tại trong nhiều mối quan hệ tác động qua
lại với nhau. Do vậy khi nghiên cứu đối tượng cụ thể cần đặt đối tượng trong
một chỉnh thể toàn diện, thống nhất.
c) Yêu cầu:
 Thứ nhất: Khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể
thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối
liên hệ của chỉnh thể đó.
 Thứ hai: Chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng
đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy,
nhân thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều
thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ tác động qua lại với đối tượng.
 Thứ ba: Cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với
môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp;
trong không gian, thời gian nhất định, tức là cần nguyên cứu cả những mối liên
hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán tương lai.
 Thứ tư: Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ
thấy mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem
xét dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy
biện (đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và
chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào
một mối liên hệ phổ biến).
II. Vận dụng nguyên tắc khách quan
a) Trong cuộc sống:
+Việc đi chợ mua đồ cũng có yêu cầu về nguyên tắc toàn diện. Trước khi mua 1
món đồ gì đó, em giành nhiều thời gian xem xét đánh giá thông số, chất lượng
của món đồ đó. Xem xét món đồ đó có phù hợp với nhu cầu của gia đình, có hợp
về sinh hay không… rồi mới quyết định mua nó. Nếu chỉ quan tâm đến vẻ bề
ngoài của món đồ đó mà đã vội vàng mua ngay sẽ phát sinh ra rất nhiều vấn đề.
b) Trong học tập:
+Mua đồ dùng học tập cũng có yêu cầu về nguyên tắc toàn diện. Em thường
giành khá nhiều thời gian quan tâm đến chất liệu, màu sắc… trước khi mua đồ
dùng học tập nào đó. Em xem xét liệu cây bút chì đó có phù hợp cho bài vẽ kỹ
thuật hay không, hay máy tính đó có đủ xịn để dùng cho tính toán những bài
nâng cao. Nếu em chỉ quan tâm đến 1 trong những thuộc tính của cây bút hay
máy tính mà đã hấp tấp vội mua sẽ phát sinh ra rất nhiều vấn đề về các thuộc
tính không xem xét.
III. Nguyên tắc phát triển
1. Cơ sở lý luận:
a) Xuất phát: Nguyên tắc phát triển trong triết học dựa trên mối quan hệ hữu cơ
vận động và trực tiếp là dựa vào nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng
duy vật
b) Nội dung:
 Vận động là thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất; vận động
được hiểu như sự thay đổi nói chung. “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức
được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của
vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ,
kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”.
 Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, do mâu thuẫn trong bản thân
sự vật gây ra. Phát triển là một khuynh hướng vận động tổng hợp của hệ thống
sự vật, trong đó, sự vận động có thay đổi những quy định về chất (thay đổi kết
cấu – tổ chức) của hệ thống sự vật theo khuynh hướng tiến bộ giữ vai trò chủ
đạo; còn sự vận động có thay đổi những quy định về chất của sự vật theo xu
hướng thoái bộ và sự vận động chỉ có thay đổi những quy định về lượng của sự
vật theo xu hướng ổn định giữ vai trò phụ đạo, cần thiết cho xu hướng chủ đạo
trên.
 “Hai quan điểm cơ bản về sự phát triển (sự tiến hóa): sự phát triển coi như là
giảm đi và tăng lên, như lập lại; và sự phát triển coi như sự thống nhất của các
mặt đối lập. Quan điểm thứ nhất thì chết cứng, nghèo nàn, khô khan. Quan điểm
thứ hai là sinh động. Chỉ có quan điểm thứ 2 mới cho ta chìa khóa của “sự vận
động”, của tất thảy mọi cái “đang tồn tại”; chỉ có nó mới cho ta chìa khóa của
những “bước nhảy vọt”, của “sự gián đoạn của tính tiệm tiến”, của “sự chuyển
hóa thành mặt đối lập”, của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra cái mới”.
 Phát triển như sự chuyển hóa: giữa các mặt đối lập; giữa chất và lượng; giữa cái
cũ và cái mới; giữa cái riêng và cái chung; giữa nguyên nhân và kết quả; giữa nội
dung và hình thức; giữa bản chất và hiện tượng; giữa tất nhiên và ngẫu nhiên;
giữa khả năng và hiện thực.
 Phát triển là quá trình tự thân của thế giới vật chất, mang tính khách quan, phổ
biến và đa dạng: phát triển trong giới tự nhiên vô sinh; phát triển trong giới tự
nhiên hữu sinh; phát triển trong xã hội; phát triển trong tư duy, tinh thần.
c) Yêu cầu:
 Thứ nhất: Khi nguyên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu
hướng biến đổi của nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn
dự báo được khuynh hướng phát triển trong tương lai.
 Thứ hai: Cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai
đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm , tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm
hình thức, phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát
triển.
 Thứ ba: Phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện
cho nó phát triển; chống lại quân điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
 Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế
thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều
kiện mới.
2. Vận dụng nguyên tắc khách quan
Trong cuộc sống và học tập: Bản thân em luôn tuân thủ nguyên tắc phát triển. Xã
hội đang rất phát triển nhưng kèm theo đó là vẫn còn những tư tưởng, quan
điểm không còn phù hợp với sự phát triển hiện tại như “trọng nam khinh nữ”,
LGBT. Những định kiến này đã trở thành vấn đề gây ra ra rất nhiều khó khăn cho
giới trẻ và nhiều thế hệ. Mặc dù chưa thể đóng góp cho việc thay đổi các quan
điểm cổ hũ này nhưng em vẫn đang cố gắng học tập, phát triển tri thức, mở rộng
nhân sinh quan để có cái nhìn đúng đắn cũng như giúp cho những người xung
quanh em có cái nhìn đúng hơn, không còn bảo thủ như xưa.
IV. Nguyên tắc lịch sử-cụ thể
1. Cơ sở lý luận
a) Xuất phát: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ
sở hình thành quan điểm lịch sử cụ thể.
b) Nội dung:
 Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều tồn tại, vận động và phát triển trong
những điều kiện không gian và thời gian cụ thể khác nhau. Điều kiện không gian
và thời gian này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất, đặc điểm của sự vật đó.
 Cùng một sự vật nhưng nếu xem xét về tồn tại trong những điều kiện khác nhau
thì sẽ đem lại tính chất, đặc điểm khác nhau, thậm trí có thể làm thay đổi hoàn
toàn bản chất ban đầu của sự vật.
 Theo triết học Mác Lênin, lịch sử phản ánh tính biến đổi về mặt lịch sử của thế
giới khách quan trong quá trình lịch sử cụ thể của sự phát sinh, phát triển, chuyển
hóa của sự vật, hiện tượng; biểu hiện tính lịch sử cụ thể của sự phát sinh và các
giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng.
 Mỗi sự vật, hiện tượng đều bắt đầu từ quá trình hình thành, phát triển và suy
vong của mình và quá trình đó thể hiện trong tính cụ thể, bao gồm mọi sự thay
đổi và sự phát triển diễn ra trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong
không gian và thời gian khác nhau.
c) Yêu cầu:
 Thứ nhất: Nguyên tắc lịch sử cụ thể yêu cầu phải nghiên cứu sự vật, hiện tượng
trong sự vận động và phát triển trong từng giai đoạn cụ thể của nó; biết phân tích
mỗi tình hình cụ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là yếu tố
quan trọng nhất trong các yếu tố của nội dung nguyên tắc lịch sử cụ thể.
Bản chất của nguyên tắc này nằm ở chỗ, trong quá trình nhận thức sự vật, hiện
tượng, sẽ diễn ra sự chuyển hóa qua lại của nó, phải tái tạo lại được sự phát triển
của sự vật, hiện tượng ấy, sự vận động của chính nó, đời sống của chính nó.
 Thứ hai: Nguyên tắc lịch sử cụ thể yêu cầu phải nhận thức được vận động có tính
phổ biến, là phương thức tồn tại của vật chất.
 Thứ ba: Nguyên tắc lịch sử cụ thể không chỉ yêu cầu nhận thức những thay đổi
diễn ra trong sự vật, hiện tượng, nhận thức những trạng thái chất lượng thay thế
nhau, mà còn yêu cầu chỉ ra được các quy luật khách quan quy định sự vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng, quy định sự tồn tại hiện thời và khả năng
chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng mới thông qua sự phủ định.
Như vậy, chỉ khi tìm ra được mối liên hệ giữa các trạng thái chất lượng, tạo nên
lịch sử hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng thì mới có thể giải thích
được các đặc trưng về chất lượng và số lượng đặc thù của nó, bản chất thật sự
của sự vật đó.
 Thứ tư: Nguyên tắc lịch sử cụ thể còn đòi hỏi phải xem xét các sự vật, hiện tượng
trong các mối liên hệ cụ thể của chúng.
 Thứ năm: Nhận thức sự vật, hiện tượng theo nguyên tắc lịch sử cụ thể về bản
chất chính là nhận thấy các mối liên hệ, sự biến đổi của chúng theo thời gian,
không gian tồn tại khác nhau của mỗi mặt, mỗi thuộc tính, đặc trưng của sự vật,
hiện tượng;
Đồng thời tránh khuynh hướng giáo điều, trừu tượng, không cụ thể. Mặt khác,
cũng cần đề phòng khuynh hướng tuyệt đối hóa tính cụ thể, không thấy sự vật,
hiện tượng trong cả quá trình vận động, biến đổi.
2. Vân dụng nguyên tắc lịch sử-cụ thể
a) Trong học tập: Trong kì thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông em đã đạt được kết
quả cao và đậu được trường em mong muốn. Theo nguyên tắc lịch sử-cụ thể, em
đã chuẩn bị kĩ cho kì thi từ sớm để đạt được kết quả này.
b) Trong cuộc sống: Tết này gia đình em có về quê. Áp dụng nguyên tắc lịch sử-cụ
thể, gia đình em đã chuẩn bị rất kĩ đồ dùng cá nhân, mua vé máy bay trước,
chuẩn bị passport và rất nhiều quần áo ấm để chống rét vì biết quê em tại thời
điểm đó thời tiết rất lạnh, rất dễ bị ốm nếu không chuẩn bị kĩ.

You might also like