Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

DẠNG 1: XÁC ĐỊNH LOẠI PEPTIT, SỐ MẮT XÍCH

1.1. KIỂU DỰA VÀO PHÂN TỬ KHỐI


Câu 1. Cho một X peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin có khối lượng phân tử là 189 đvC. Peptit X thuộc loại
peptit nào sau đây?
A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.
Câu 2. Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 302 đvC. Peptit X thuộc
loại peptit nào sau đây?
A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.
Câu 3. Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 160 đvC. Peptit X thuộc
loại peptit nào sau đây?
A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.
Câu 4. Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin và m gốc glyxin có khối lượng phân tử là 274 đvC.
Peptit X thuộc loại peptit nào sau đây?
A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.
Câu 5. Cho một (X) peptit được tạo nên bởi x gốc valin và y gốc glyxin có khối lượng phân tử là 387 đvC.
Peptit X thuộc loại peptit nào sau đây?
A. tripetit. B. đipeptit. C. tetrapeptit. D. pentapepit
Câu 6. Phân tử khối của một pentapeptit bằng 373. Biết pentapeptit này được tạo nên từ một amino axit mà
trong phân tử chỉ có chứa một amino axit mà trong phân tử chỉ chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl.
Phân tử khối của amino axit này là
A. 57,0. B. 89,0. C. 60,6. D. 75,0.
1.2.KIỂU DỰA VÀO PHẢN ỨNG THỦY PHÂN HOÀN TOÀN PEPTIT
Câu 7. Khi thủy phân 500 gam protein A thu được 170 gam alanin. Nếu phân tử khối của A là 50000 đvC
thì số mắt xích alanin trong phân tử của A là
A. 190. B. 191. C. 192. D. 193
Câu 8. Thuỷ phân 1250 gam protein X thu được 359 gam glyxin. Nếu phân tử khối của X bằng 100.000
đvC thì số mắt xích alanin có trong phân tử X là
A. 328. B. 453. C. 479. D. 383.
Câu 9. Khi thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptit X chỉ thu được 66,75 gam alanin. X là
A. tripeptit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. đipeptit.
Câu 10. Cho 9,84 gam peptit X do n gốc glyxyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng
thu được 12 gam glyxin (là aminoaxit duy nhất). Peptit X thuộc loại peptit nào sau đây?
A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.
Câu 11. Khi thủy phân hoàn toàn 20,3 gam một oligopeptit (X) thu được 8,9 gam alanin và 15 gam glyxin.
Peptit X thuộc loại peptit nào sau đây?
A. tripeptit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. đipeptit.
Câu 12. Cho 5,48 gam peptit (X) do n gốc glyxyl và m gốc alanyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi
trường axit loãng thu được 3 gam glyxin và 3,56 gam alanin (không còn aminoaxit nào khác và X thuộc
oligopeptit). Peptit X thuộc loại peptit nào sau đây?
A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. hexapepit.
Câu 13. Thuỷ phân hoàn toàn 500 gam một oligopeptit X (chứa từ 2 đến 10 gốc α-amino axit) thu được
178 gam amino axit Y và 412 gam amino axit Z. Biết phân tử khối của Y là 89. Phân tử khối của Z là
A. 103. B. 75. C. 117. D. 147.
DẠNG 2: THỦY PHÂN KHÔNG HOÀN TOÀN PEPTIT KIỂU KHÔNG CHO MÔI
TRƯỜNG CỤ THỂ
(DÙNG BẢO TOÀN GỐC α -AMINO AXIT)
Câu 14. Thủy phân hết hỗn hợp gồm m gam tetrapeptit Ala-Gly-Ala-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm
21,7 gam Ala-Gly-Ala, 7,5 gam Gly và 14,6 gam Ala – Gly. Giá trị của m là
A. 42,16 gam. B. 43,8 gam. C. 41,1 gam. D. 34,8 gam.
Trích đề thi thử THPT Trần Đăng Ninh-2012
Câu 15. Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam
Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 90,6. B. 111,74. C. 81,54. D. 66,44
Câu 16. Thủy phân hết m gam tetrapeptit (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 30 gam Gly; 21,12 gam Gly-Gly
và 15,12 gam Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là
A. 66,24. B. 59,04. C. 66,06. D. 66,44.
Câu 17. Thủy phân một lượng tetrapeptit X (mạch hở) chỉ thu được 14,6 gam Ala-Gly; 7,3 gam Gly-Ala;
6,125 gam Gly-Ala-Val; 1,875 gam Gly; 8,775 gam Val; m gam hỗn hợp gồm Ala-Val và Ala. Giá trị của m

A. 29,006. B. 38,675. C. 34,375. D. 29,925.
Câu 18. Thủy phân hết 1 lượng pentapeptit X trong môi trường axit thu được 32,88 gam Ala–Gly–Ala–Gly;
10,85 gam Ala–Gly–Ala; 16,24 gam Ala–Gly–Gly; 26,28 gam Ala–Gly; 8,9 gam Alanin còn lại là Gly–Gly
và Glyxin. Tỉ lệ số mol Gly–Gly: Gly là 10:1. Tổng khối lượng Gly–Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm

A. 27,9 gam. B. 28,8 gam. C. 29,7 gam. D. 13,95 gam.
Câu 19. Thủy phân 0,15 mol peptit X, thu được hỗn hợp gồm 0,04 mol Gly-Gly-Ala; 0,06 mol Gly-Ala-Ala;
0,02 mol Ala-Ala; 0,04 mol Gly-Gly; 0,08 mol Gly và 0,10 mol Ala. Phân tử khối của X là
A. 331 B. 274 C. 260 D. 288
Câu 20. Thủy phân hoàn toàn tetrapeptit X chỉ thu được aminoaxit Y (no, mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm
NH2 và 1 nhóm COOH). Trong Y nguyên tố N chiếm 18,67% theo khối lượng. Khi thủy phân không hoàn
toàn 25,83 gam X thu được 11,34 gam tripeptit; m gam đipeptit và 10,5 gam Y. Giá trị của m là
A. 2,64 gam B. 6,6 gam C. 3,3 gam D. 10,5 gam
Câu 21. Tripeptit M và tetrapeptit Q đều được tạo ra từ một amino axit X mạch hở, phân tử có một
nhóm -NH2. Phần trăm khối lượng của N trong X là 18,667%. Thuỷ phân không hoàn toàn m gam hỗn
hợp M, Q (tỉ lệ mol 1: 1) trong môi trường axit thu được 0,945 gam M; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X.
Giá trị của m là
A. 8,389. B. 58,725. C. 5,580. D. 9,315
Câu 22. A là một hexapeptit mạch hở tạo thành từ một α-amino axit X no, mạch hở (phân tử chứa 1 nhóm –
NH2 và 1 nhóm –COOH). Biết rằng phần trăm khối lượng của oxi trong X là 42,667%. Thủy phân m gam A
thu được hỗn hợp gồm 90,9 gam pentapeptit; 147,6 gam tetrapeptit; 37,8 gam tripeptit; 39,6 gam đipeptit và
45 gam X. Giá trị của m là
A. 342 gam. B. 409,5 gam. C. 360,9 gam. D. 427,5 gam.
DẠNG 3: THỦY PHÂN HOÀN TOÀN
3.1.DẠNG THỦY PHÂN TRONG MÔI TRƯỜNG AXIT
Câu 23. Thủy phân hoàn toàn 72 gam peptit X trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch X chứa 38,375
gam muối clorua của valin và 83,625 gam muối clorua của glyxin. Peptit X thuộc loại peptit nào sau đây ?
A. đipeptit. B. pentapeptit. C. tetrapeptit. D. tripeptit.
Trích đề thi thử THPQGQ Chuyên Thái Bình-2018
Câu 24. Lấy 8,76 gam một đipeptit tạo ra từ glyxin và alanin cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M.
Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng là
A. 0,1 lít B. 0,06 lít C. 0,24 lít D. 0,12 lít.
Câu 25. Thủy phân hoàn toàn 146 gam Gly-Ala trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu
được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 127,5 gam B. 118,5 gam C. 237,0 gam D. 109,5 gam
Câu 26. Cho 24,36 gam tripeptit mạch hở Gly-Ala-Gly tác dụng với lượng dung dịch HCl vừa đủ, sau phản
ứng thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị m là
A. 37,50 gam B. 41,82 gam C. 38,45 gam D. 40,42 gam
Câu 27. Thủy phân hoàn toàn 0,12 mol peptit X có công thức Gly-(Ala) 2-(Val)3 trong HCl dư. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 98,76 B. 92,12 C. 88,92 D. 82,84
Câu 28. Cho 7,46 gam 1 peptit có công thức Ala-Gly-Val-Lys vào 200 ml HCl 0,45M đun nóng đến phản
ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được a gam chất rắn khan Y. Giá trị của a là
A. 11,717 B. 11,825 C. 10,745 D. 10,971
Câu 29. Thủy phân hoàn toàn 7,55 gam Gly-Ala-Val-Gly trong dung dịch chứa 0,02 mol NaOH đun nóng,
thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu
được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 11,21. B. 12,72. C. 11,57. D. 12,99.
Câu 30. Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (mạch hở, được tạo bởi các α -amino axit có 1 nhóm -
NH2 và 1 nhóm -COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được
chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 52,7 gam. Số liên kết peptit trong X là
A. 14. B. 9. C. 11. D. 13.
Câu 31. Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp hai đipetit thu được 63,6 gam hỗn hợp X gồm các amino axit

(các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho hỗn hợp X tác
dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là
A. 7,09 gam. B. 16,30 gam. C. 8,15 gam D. 7,82 gam
Câu 32. Peptit T có phân tử khối nhỏ hơn 300. Trong T có tỷ lệ phần trăm các nguyên tố như sau: 43,64%C;
6,18%H; 34,91%O; 15,27% N về khối lượng. Thủy phân hoàn toàn 2,75 gam T trong dung dịch axit vô cơ
thu được 3,11 gam hỗn hợp các amino axit trong đó có amino axit Z là hợp chất phổ biến nhất trong protein
của các loại hạt ngũ cốc, trong y học được sử dụng trong việc hỗ trợ chức năng thần kinh, muối mononatri
của Z dùng là bột ngọt (mì chính). Phát biểu nào sau đây sau về T ?

A. Số nguyên tử C bằng tổng số nguyên tử H và N.


B. Chất T Tác dụng dụng NaOH theo tỷ lệ 1: 3.
C. T có ít nhất một gốc Gly.
D. Có 6 công thức cấu tạo thỏa mãn của T
Trích đề thi thử THPTQG Liên Trường Nghệ An-2019
3.2.DẠNG THỦY PHÂN TRONG MÔI TRƯỜNG BAZƠ
Câu 33. Cho 30,45 gam tripeptit mạch hở Gly-Ala-Gly vào dung dịch NaOH dư sau phản ứng hoàn toàn thấy
có m gam NaOH phản ứng. Giá trị của m là
A. 24,00 B. 18,00 C. 20,00 D. 22,00
Chuyên Lam Sơn-2018
Câu 34. Thủy phân 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 22,6. B. 20,8. C. 18,6. D. 20,6.
Câu 35. Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được
dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 1,46. B. 1,36. C. 1,64. D. 1,22.
Câu 36. X là một tetrapeptit. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được 34,95 gam
muối. Phân tử khối của X có giá trị là
A. 324 B. 432 C. 234 D. 342
Câu 37. Thủy phân hoàn toàn 21,8 gam đipeptit mạch hở Glu-Ala trong NaOH (vừa đủ) thu được dung dịch
X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 28,0 B. 24,0 C. 30,2 D. 26,2
Câu 38. Tripeptit X có công thức sau: H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–COOH. Thủy
phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn
dung dịch sau phản ứng là
A. 28,6 gam. B. 22,2 gam. C. 35,9 gam. D. 31,9 gam.
Câu 39. Một peptit X khi thuỷ phân hoàn toàn chỉ thu được alanin. Biết phần trăm khối lượng N trong X
bằng 18,767%. Khối lượng muối thu được khi cho 0,5 mol X tác dụng với dung dịch KOH dư là
A. 317,5 gam B. 315,7 gam C. 371,5 gam D. 375,1 gam
Câu 40. Cho Y là hexapeptit được tạo thành từ glyxin. Cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch
NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được m gam chất rắn. Giá
trị của m là còn
A. 87,3 gam B. 9,99 gam C. 107,1 gam D. 94,5 gam
Trích đề thi thử THPT Trại Câu-2012
Câu 41. Hỗn hợp X gồm tripeptit A và tetrapeptit B đều được cấu tạo bởi glyxin và alanin. Phân trăm khối
lượng nitơ trong A và B theo thứ tự là 19,36% và 19,44%. Thủy phân hoàn 0,1 mol hỗn hợp X bằng một
lượng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 36,34 gam hỗn hợp
muối. Tỉ lệ mol giữa A và B trong hỗn hợp X là
A. 7: 3. B. 3: 2. C. 2: 3. D. 3: 7.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Vĩnh Bảo – Hải Phòng, năm 2015)
Câu 42. Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ hai α – amino axit có cùng công
thức dạng (H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn
toàn 4,34 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 6,53. B. 7,25 C. 5,06 D. 8,25.
Câu 43. Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600
ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối
khan của các amino axit đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m là
A. 54,30. B. 66,00. C. 44,48. D. 51,72
Câu 44. Cho X là hexapeptit có công thức Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu.
Thủy phân hoàn toàn 83,2 gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có m gam glyxin và
28,48 gam alanin. Giá trị của m là
A. 30 B. 15 C. 7,5 D. 22,5
Câu 45. Thủy phân 63,5 gam hỗn hợp X gồm tripeptit Ala – Gly – Gly và tetrapeptit Ala – Ala – Ala – Gly
thu được hỗn hợp Y gồm 0,15 mol Ala – Gly ; 0,05 mol Gly – Gly ; 0,1 mol Gly; Ala – Ala và Ala. Mặt khác,
khi thủy phân hoàn toàn 63,5 gam hỗn hợp X bởi 500ml dung dịch NaOH 2M thì thu được dung dịch Z. Cô
cạn cận thận dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là
A. 100,5 B. 112,5 C. 96,4 D. 90,6
Câu 46. Thủy phân hoàn toàn m gam peptit mạch hở X (C 7H13O4N3) bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được
45,75 gam muối. Giá trị của m là
A. 32,55. B. 35,85. C. 37,95. D. 30,45.
Trích đề thi thử THPTQG Sở Đà Nẵng-2018
Câu 47. Thủy phân hoàn toàn m gam peptit mạch hở X (C 7H12O5N2) bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được
43,2 gam muối. Giá trị của m là
A. 45,75. B. 39,9. C. 37,95. D. 30,6.
Trích đề thi thử THPTQG Sở Đà Nẵng-2018
Câu 48. Cho 14,6 gam hợp chất X có công thức phân tử là C5H10N2O3, mạch hở tác dụng với 200 ml dung
dịch NaOH aM, thu được dung dịch Y chỉ chứa hai muối. Cô cạn dung dịch Y thu được 24,8 gam chất rắn. Số
đồng phân cấu tạo của X và giá trị của a là
A. 4 và 1,5. B. 4 và 1. C. 2 và 1,5. D. 2 và 1.
Câu 49. Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm peptit Y (C 9H17O4N3) và peptit Z (C11H20O5N4) cần dùng 320 ml
dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin, trong đó muối của valin có
khối lượng 12,4 gam. Giá trị của m là
A. 24,24 gam B. 27,12 gam C. 25,32 gam D. 28,20 gam
Câu 50. X là peptit mạch hở tạo bởi Glu và Gly. Để tác dụng vừa đủ với 0,15 mol X cần vừa đủ dung dịch
chứa 0,6 mol KOH. Đốt cháy hoàn toàn 15,66 gam X thu được a mol CO2. Giá trị của a là
A. 0,54 B. 0,45 C. 0,36 D. 0,60
Trích từ nguồn đề Nguyễn Anh Phong
Câu 51. Cho hai peptit mạch hở là X (C 12H19O8N3) và Y (C13H24O6N4). Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp
E gồm X và Y trong 500 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng, thu được dung dịch F. Trung hòa lượng NaOH
dư trong F cần dùng 40 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch T. Cô cạn T thu được m gam hỗn hợp gồm
4 muối khan, trong đó có muối của glyxin, lysin và axit glutamic. Giá trị của m là
A. 43,25. B. 48,24. C. 49,32. D. 47,56.
Trích đề thi thử THPQG Chuyên Lê Hồng Phong Nam Định-2019
Câu 52. Hỗn hợp E gồm peptit X ( C9H16O5N4), Y (C7H13O4N3) và Z ( C12H22O5N4). Đun nóng 31,17 gam E
với dung dịch NaOH vửa đủ, thu được hỗn hợp T gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn
toàn T cần dùng 1,3725 mol O2, thu được CO2, H2O và 23,85 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong
hỗn hợp E là
A. 25,0% B. 33,4% C. 58,4% D. 41,7%
Câu 53. Hỗn hợp E chứa ba peptit đều mạch hở gồm peptit X (C 4H8O3N2), peptit Y (C7HxOyNz) và peptit Z
(C11HnOmNt). Đun nóng 28,42 gam E với dung dịch NaOH vửa đủ, thu được hỗn hợp T gồm 3 muối của
glyxin, alanin và valin. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 1,155 mol O 2, thu đợc CO2, H2O, N2 và 23,32 gam
Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là
A. 4,64% B. 6,97% C. 9,29% D. 13,93%
Trích đề đăng trên trang facebook Bookgol
Câu 54. Cho X là một -aminoaxit có công thức H2N-CxHy(COOH)2. Cho 0,025 mol X tác dụng vừa đủ với
dung dịch Y chứa đồng thời NaOH 0,5M và KOH 0,5M thu được 4,825 gam muối. Cho Z là dipeptit mạch hở
tạo bởi X và alanin, T là tetrapeptit Ala-Val-Gly-Ala. Đun nóng 27,12 gam hỗn hợp chứa Z và T theo tỷ lệ
mol tương ứng 2: 3 với dung dịch Y vừa đủ. Cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất
rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 40,68 B. 38,12 C. 41,88 D. 33,24
DẠNG 4: ĐÃ BIẾT CẤU TẠO CỦA PEPTIT
HOẶC KHÔNG CẦN XÁC ĐỊNH CHÍNH CTCT
Câu 55. Một α-aminoaxit có công thức phân tử là C 2H5NO2. Khi đốt cháy 0,1 mol oligopeptit X tạo nên từ α-
aminoaxit đó thì thu được 12,6 gam nước. Peptit X thuộc loại peptit nào sau đây?
A. đipeptit. B. tetrapeptit. C. tripeptit. D. pentapeptit.
Câu 56. Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol một peptit (X) do n gốc glyxyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ
vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng là 14,88 gam. Peptit X thuộc loại peptit nào sau
đây?
A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapetit. D. pentapetit.
Câu 57. Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol một peptit (X) do n gốc alanyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ
vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng là 58,08 gam. Peptit X thuộc loại peptit nào sau
đây?
A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapetit. D. pentapetit.
Câu 58. Cho X là một tripeptit được tạo thành từ 1 aminoaxit no, mạch hở có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -
NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần 2,025 mol O 2 thu đươc sản phẩm gồm CO 2, H2O, N2. Vậy công thức
của amino axit tạo nên X là
A. H2NC2H4COOH B. H2NC3H6COOH C. H2N-COOH D. H2NCH2COOH
Câu 59. Tetrapeptit X (mạch hở) được tạo bởi amino axit Y no, mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm
-NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được sản phẩm gồm CO 2, H2O, N2, trong đó tổng khối lượng của
CO2 và H2O là 97,4 gam. Số CTCT Y thoả mãn là
A. 2 B. 1 C. 3 D. 5
Câu 60. Cho X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no mạch
hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO2,
H2O, N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 47,8 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X thì số
mol O2 cần dùng là
A. 2,8 mol B. 2,025 mol C. 3,375 mol D. 1,875 mol
Câu 61. Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở,
trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được
tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ
từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 120. B. 60. C. 30. D. 45.
Câu 62. Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở,
trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng
số mol CO2 và H2O là 1,75 mol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn
toàn vào 600 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M sinh ra 11,82 gam kết tủa. Giá trị
của m là
A. 3,2 gam B. 1,6 gam C. 6,4 gam D. 8 gam
Câu 63. Đốt cháy hoàn toàn x mol một peptit X mạch hở được tạo thành từ amino axit no Y chỉ chứa một
nhóm –NH2 và một nhóm –COOH thì thu được b mol CO 2 và c mol nước. Biết b – c = 3,5x. Số liên kết
peptit trong X là
A. 9. B. 8. C. 10. D. 6.
Câu 64. Cho X, Y là các peptit tạo ra từ một aminoaxit P no, mạch hở chứa 1 nhóm –NH 2 và 1 nhóm –
COOH. Đốt cháy hoàn toàn 17,63 gam hỗn hợp X, Y cần 23,52 lít O 2 (đktc) thu được CO2, H2O, N2. Dẫn sản
phẩm qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tách ra 80 gam kết tủa. Tổng số nguyên tử trong P là
A. 10. B. 13. C. 19. D. 16.
Câu 65. Cho X, Y là các peptit tạo ra từ các aminoaxit no, mạch hở chứa 1 nhóm –NH 2 và 1 nhóm – COOH.
Đốt cháy hoàn toàn 16,41 gam hỗn hợp X, Y có tỷ lệ mol tương ứng 5: 2 cần 17,136 lít O 2 (đktc) thu được
CO2, H2O, N2. Dẫn sản phẩm qua dung dịch Ca(OH) 2 dư thấy tách ra 63 gam kết tủa. Số mol X trong hỗn hợp

A. 0,025. B. 0,03. C. 0,05. D. 0,06.

DẠNG DÙNG CÔNG THỨC TỔNG QUÁT


Câu 66. Khi thủy phân hoàn toàn một peptit X (M= 293) thu được hỗn hợp 3 amino axit là glyxin, alanin và
phenyl alanin (C6H5CH2CH(NH2)COOH). Cho 5,86 gam peptit X tác dụng với 300 ml dung dịch HCl 0,1M
thu đuợc dung dịch Y. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch Y cần dung dịch chứa m gam NaOH. Giá
trị của m là
A. 3,6 gam. B. 2,8 gam. C. 2 gam. D. 4 gam.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh, năm 2015)
Câu 67. Khi thủy phân hoàn toàn một peptit mạch hở X (M= 346) thu được hỗn hợp 3 amino axit là glyxin,
alanin và axit glutamic. Cho 43,25 gam peptit X tác dụng với 600 ml dung dịch HCl 1M thu đuợc dung dịch
Y. Để tác dụng hết với các chất trong Y dùng vừa đủ dung dịch chứa KOH thu được dung dịch Z. Cô cạn
dung dịch Z thu được x gam muối. Giá trị của x là
A. 118,450 gam. B. 118,575 gam. C. 119,075 gam. D. 70,675 gam.
Câu 68. Hỗn hợp M gồm Gly-Glu, Gly-Glu-Lys và Gly-Glu-Lys-Lys trong đó oxi chiếm 27,74% về khối
lượng. Cho 0,1 mol M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m gần nhất với
giá trị nào sau đây?
A. 56. B. 55. C. 54. D. 53.
Trích đề thi thử THPT Sở GD&ĐT Quảng Bình-2018
Câu 69. Hỗn hợp M chứa ba peptit mạch hở: Ala-Gly-Lys; Ala-Gly và Lys-Lys-Ala-Gly-Lys. Trong hỗn hợp
M nguyên tố oxi chiếm 21,302% về khối lượng. Cho 0,12 mol M tác dụng với dung dịch HCl dư sau phản
ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp gồm ba muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 68,00 B. 69,00 C. 70,00 D. 72,00.
Câu 70. Thủy phân hoàn toàn 31,56 gam hỗn hợp gồm GlyAla, Gly 3Ala2Val và Gly5Ala3Val2 cần vừa đủ
dung dịch chứa 0,44 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan X. Phần trăm
khối lượng muối của Alanin trong X là
A. 32,45%. B. 34,89%. C. 35,62%. D. 35,97%.
Câu 71. Hỗn hợp X gồm Ala-Ala, Ala-Gly-Ala, Ala-Gly-Ala-Gly và Ala-Gly-Ala-Gly-Gly. Đốt 26,26 gam
hỗn hợp X cần vừa đủ 25,872 lít O 2 (đktc). Cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thì
thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 25,08. B. 99,15. C. 54,62. D. 114,35.
Câu 71’. Hỗn hợp X gồm Gly-Gly-Ala, Gly-Ala-Ala-Gly-Ala, Gly-Ala-Ala-Gly và Gly-Gly. Cho m gam X
phản ứng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 227,3 gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 51,96
gam X thì thu được gam CO2 và H2O có tổng khối lượng là 113,32 gam. Giá trị của m là
A. 114,6 gam. B. 116,8 gam. C. 129,9 gam. D. 124,4 gam.
Câu 72. Hỗn hợp X gồm Ala-Ala, Gly-Ala, Ala-gly, Ala-Ala-Val-Ala và Ala-Val-Val-Ala. Cho m gam hỗn
hợp X tác dụng với lượng vừa đủ NaOH, đun nóng thu được m + 29,7 gam hỗn hợp muối của các amino axit.
Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 63,616 lít CO 2 (đktc) và 49,32 gam H2O. Giá trị
gần đúng của m là
A. 72,30 B. 72,10 C. 74,01 D. 73,76.
Câu 73. Hỗn hợp X gồm Val-Val, Val-Ala-Gly, Ala-Gly-Gly-Ala và Gly-Gly-Gly-Gly-Gly. Đốt cháy hoàn
toàn một lượng X bằng O2 vừa đủ thu được 44 gam CO 2 và 3,36 lít N2 (đktc). Mặt khác cho 10 gam hỗn hợp
X tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị của a gần với giá trị nào
sau đây nhất?
A. 34,18. B. 15,15. C. 13,82. D. 14,2.
Câu 74. Peptit X mạch hở được cấu tạo từ hai loại α-amino axit A, B (đều no, mạch hở, đều chứa 1 nhóm -
NH2). Biết X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH theo phản ứng sau: X + 11NaOH 3A + 4B +
5H2O Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được hỗn hợp gồm N 2, H2O và 29a mol CO2. Hỗn hợp các peptit mạch
hở E gồm tripeptit A2B, tetrapeptit A2B2, pentapeptit A2B3 và đipeptit A-A. Đốt cháy hết b gam E trong oxi
thu được N2, 0,5625 mol H2O và 0,675 mol CO2. Mặt khác, cho 0,15 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH
dư, đun nóng sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan chứa c gam muối.
Giá trị của c gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 76. B. 73. C. 53. D. 56.
Trích đề thi thử THPQG Chuyên Nguyển Quang Diêu-2019

DẠNG 5: XỬ LÝ SẢN PHẨM SAU THỦY PHÂN


* Đốt cháy peptit, muối, amino axit tạo peptit thì lượng O2 như nhau và lượng C giống nhau (BTNT C)
Dạng này thể từ số đề cho mà dưa từ đốt cháy peptit về đốt cháy aminoaxit hoặc ngược lại.
Câu 75. Thuỷ phân không hoàn toàn m gam hexapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly-Ala thu được hỗn hợp X gồm
Ala, Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Ala-Gly. Đốt cháy toàn bộ X cần vừa đủ 6,3 mol O 2. Giá trị m gần giá trị nào
nhất dưới đây?
A.140,2 B. 145,7. C. 160,82. D. 130,88.
Câu 76. Khi thuỷ phân hoàn toàn 65,1 gam một peptit X (mạch hở) thu được 53,4 gam alanin và 22,5 gam
glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 19,53 gam X rồi dẫn sản phẩm vào Ca(OH) 2 dư thu m gam kết tủa. Giá trị của m

A. 69 B. 75 C. 72 D. 78
Câu 77. Thuỷ phân hoàn toàn m gam một pentapeptit mạch hở M thu được hỗn hợp gồm hai amino axit X 1,
X2 (đều no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm -NH 2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy toàn bộ lượng X 1, X2 ở
trên cần dùng vừa đủ 0,255 mol O2, chỉ thu được N2, H2O và 0,22 mol CO2. Giá trị của m là
A. 6,34. B. 7,78. C. 8,62. D. 7,18.
Câu 78. Thủy phân hoàn toàn m gam tetrapeptit P mạch hở thu được hỗn hợp Q gồm 2 aminoaxit (no, mạch
hở, phân tử chứa một nhóm –NH 2 và một nhóm –COOH, không nhánh) là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn
toàn hỗn hợp Q cần vừa đủ 100,8 lít không khí (ở đktc, chứa 20% O 2, còn lại là N2) thu được CO2, H2O và
82,88 lít khí N2 (đktc). Số công thức cấu tạo thỏa mãn P là
A. 4. B. 6. C. 8. D. 10.
Câu 79. Peptit X bị thủy phân theo phương trình phản ứng X + 2H 2O 2Y + Z (trong đó Y và Z là các
amino axit). Thủy phân hoàn toàn 4,06 gam X thu được m gam Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần vừa đủ
1,68 lít khí O2 (đktc), thu được 2,64 gam CO2; 1,26 gam H2O và 224 ml khí N2 (đktc). Biết Z có công thức
phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Tên gọi của Y là
A. lysin. B. axit glutamic. C. glyxin. D. alanin.
Câu 80. Peptit X bị thủy phân theo: X + 4H 2O 3Y + 2Z (Y và Z là các aminoaxit). Thủy phân hoàn toàn
9,14 gam X thu được m gam Y. Đốt cháy hoàn toàn lượng Y thu được cần 9,072 lít oxi và tạo ra 6,72 lít CO 2;
5,94 gam H2O và 0,672 lít nitơ (các thể tích khí đều đo ở đktc). Y có công thức phân tử trùng với công thức
nguyên. Tổng % khối lượng nitơ và oxi trong X là
A. 48,12%. B. 38,68%. C. 43,48%. D. 36,32%.
Câu 81. Peptit E mạch hở bị thủy phân theo phương trình phản ứng: E + 5NaOH X + 2Y + Z + 2H2O
(trong đó X, Y, Z là các muối của các amino axit). Thủy phân hoàn toàn 6,64 gam E thu được m gam X. Đốt
cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 2,352 lít khí O 2 (đktc), thu được 2,12 gam Na2CO3; 3,52 gam CO2; 1,26
gam H2O và 224 ml khí N2 (đktc). Biết X có công thức phân tử trùng công thức đơn giản nhất.Tên gọi của Y

A. Glutamic. B. Alanin. C. Glyxin. D. Valin.
Trích đề thi thử THPQG Chuyên KHTN Hà Nội 2
Câu 82. Thủy phân hoàn toàn một lượng tripeptit X trong dung dịch chứa KOH vừa đủ thu được 39,5 gam
hỗn hợp Y chứa 3 muối của Ala, Gly, Val. Lấy toàn bộ lượng muối trên đem đốt cháy hoàn toàn thì cần V lít
khí O2 (đktc). Giá trị của V là
A. 28,56 B. 26,88 C. 31,808 D. 32,48
Trích từ nguồn đề Nguyễn Anh Phong
Câu 83. Cho m gam peptit X (mạch hở) phản ứng vừa đủ dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch Y
chứa (m + 11,1) gam hỗn hợp muối natri của Gly, Ala và Val. Cô cạn Y được chất rắn Z, đem đốt cháy hoàn
toàn Z thu được 15,9 gam Na2CO3. Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng dung
dịch thu được đem cô cạn được 36,25 gam hỗn hợp muối T. Cho các phát biểu sau:
(1) X là hexapeptit
(2) Giá trị của m = 20,8 gam
(3) Phân tử khối của X là 416
(4) Trong X chỉ có 1 gốc Ala
(5) % khối lượng muối clorua của Gly trong T là 46,4%
Số phát biểu đúng là
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5
Trích đề thi thử THPQG 8 trường chuyên-2019
Câu 84. Cho m gam peptit X (mạch hở) phản ứng vừa đủ dung dịch NaOH đun nóng, thu được hỗn hợp Z
chứa (m + 18,2) gam gồm muối natri của Gly, Ala và Val. Đem đốt cháy hoàn toàn Z thu được 26,5 gam
Na2CO3. Nếu cho a gam X tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M, thu được dung dịch T. Cho toàn bộ T
phản ứng tối đa với 520 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng dung dịch thu được đem cô cạn được 125,04
gam gam hỗn hợp muối. Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Trong X chỉ có 1 gốc Ala
B. Giá trị của a là 71,8.
C. Khối lượng muối của Gly trong 27,05 gam Z là 29,1.
D. Phần trăm khối lượng O trong X là 26,74%.

You might also like