Iii 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

III.

Các quy định hiện hành về giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn
theo pháp luật Việt Nam và theo các Hiệp định tương trợ tư pháp và Việt
Nam ký kết
2. Những điểm khác nhau của việc giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn
theo pháp luật Việt Nam và theo các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký
kết
Theo quy định tại Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về
ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người
nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam
vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của
nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung
thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo
pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”
Như vậy với quy định nêu trên thì việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt
Nam sẽ được giải quyết theo luật nơi cư trú chung của hai vợ
chồng, tuy nhiên nếu hai vợ chồng không có nơi thường trú chung thì theo
pháp luật Việt Nam. Nếu tài sản chung của vợ chồng là bất động sản thì
giải quyết theo luật nơi có bất động sản.
Việc giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn còn được đề cập trong
các HĐTTTP mà Việt Nam ký kết. Hầu hết các hiệp định đều quy định vấn
đề ly hôn giũa công dân các nước ký kết được xác định theo nguyên tắc:
- Nếu hai vợ chồng có cùng quốc tịch thì luật áp dụng để giải quyết ly hôn là
luật quốc tịch của cả hai vợ chồng. Cụ thể nếu vợ chồng là công dân của nước kí
kết
này và cùng cư trú trên lãnh thổ của nước kí kết kia thì vụ việc ly hôn của họ được
điều chỉnh bởi pháp luật của nước kí kết mà họ là công dân. Hoặc nếu vợ chồng
cùng là công dân của một nước mà một bên cư trú trên lãnh thổ của nước kí kết
này, một bên cư trú trên lãnh thổ của nước kí kết kia thì pháp luật điều chỉnh vụ
việc ly hôn của họ cũng vẫn là pháp luật của nước kí kết mà họ là công dân (khoản
1 Điều 27 HĐTTTP giữa Việt Nam và CHDCND Lào; khoản 1 Điều 22 HĐTTTP
giữa Việt Nam và Bungari; khoản 1 Điều 26 HĐTTTP giữa Việt Nam và Balan;
khoản 1 Điều 33 HĐTTTP giữa Việt Nam và Hungari). Theo quy định này, nguyên

tắc luật quốc tịch được áp dụng, theo đó pháp luật của nước mà các bên mang quốc

tịch sẽ được áp dụng để giải quyết vấn đề ly hôn của họ.


- Nếu hai vợ chồng khác quốc tịch mà một bên cư trú trên lãnh thổ của nước
kí kết công dân của nước ký kết bên này một bên là công dân của nước ký kết bên
kia thì áp dụng pháp luật của bên ký kết có cơ quan nhận đơn.
Ngoài việc quy định áp dụng luật quốc tịch của cả hai vợ chồng thì trong
một số một số hiệp định còn quy định áp dụng luật thường trú chung của hai vợ
chồng để giải quyết. Ví dụ: HĐTTTP của Việt Nam và Ba Lan có quy định như
sau:
“1. Việc ly hôn phải tuân theo pháp luật của nước ký kết mà vợ chồng là
công dân vào thời điểm đưa đơn ly hôn.
2. Nếu vào thời điểm đưa đơn ly hôn, vợ chồng không phải là công dân của
cùng một nước ký kết thì pháp luật phải tuân theo là pháp luật của nước ký kết nơi
họ đang cùng thường trú hoặc đã cùng thường trú lần cuối cùng. Nếu họ không hề
có nơi thường trú chung trên lãnh thổ của một nước ký kết thì theo pháp luật của
nước ký kết có tòa án giải quyết vụ ly hôn.”
Theo quy định trên thì việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài vẫn tuân
theo Luật quốc tịch của cả vợ và chồng, trong trường hợp vợ chồng không phải là
công dân của một nước ký kết thì pháp luật phải tuân theo là pháp luật nước ký kết
nơi họ đang cùng thường trú hoặc đã cùng thường trú lần cuối cùng.

You might also like