Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 22

Chương II

Vật liệu và kết cấu hút


âm
Tài liệu

• Tài liệu chính


Phạm Đức Nguyên. Âm học Kiến trúc – Âm học Đô
thị. Hà nội: nxb Xây Dựng, 2008. (Chương 3, trang 95-
109)
• Tham khảo thêm
Egan, M. David. Architectural Acoustics. New York:
McGraw-Hill, 1988. (Chapter 2, trang 37-80)
Szokolay, Steven V., Introduction to Architectural
Science - The Basis of Sustainable Design, 3rd
Edition, 2014. (trang 242-246)
Nội dung Chương II

1. Nguyên lý hút âm
2. Phân loại vật liệu và kết cấu hút âm
3. Xử lý kiến trúc vật liệu hút âm
1. Nguyên lý hút âm
_Tại sao cần phải hút âm?
• Trường âm ở một điểm bất kỳ trong phòng gồm hai
thành phần: âm trực tiếp và âm vang.
✓ Âm trực tiếp: giảm dần theo khoảng cách đến nguồn
âm
✓ Âm vang: đồng nhất, phụ thuộc vào bề mặt phòng
• Công việc của các nhà thiết kế có thể là: Kiểm soát âm
vang trong phòng; Giảm tiếng ồn trong phòng; Kiểm
soát tiếng dội.
_Âm thanh trong phòng

• Âm thanh truyền đến đập vào một bề mặt kết cấu có


thể phản xạ, hấp thu hay xuyên qua.
𝜌+𝛼+𝜏 =1
• Khi chỉ xem xét âm thanh trong phòng, năng lượng âm
bị hút là phần năng lượng âm không phản xạ trở lại vào
phòng khi âm thanh truyền tới đập vào bề mặt kết cấu.
• Nếu chỉ xét bên trong phòng: hệ số hút âm (𝛼1 ) bao
gồm tất cả năng lượng âm không bị phản xạ.

𝛼1 = 1 − 𝜌
𝛼1 = 𝛼 + 𝜏

Phạm Đức Nguyên, 2008, tr. 95; Szokolay, 2014, tr. 243
_Nguyên lý hút âm

• Khi sóng âm tới trên bề mặt vật liệu, năng lượng âm bị


tổn thất vì:
✓ Gây ra áp lực, cưỡng bức vật liệu dao động uốn cong,
năng lượng âm bị tiêu hao để thắng sức cản duy trì dao
động năng lượng âm biến thành cơ năng và cuối cùng
thành nhiệt năng.
✓ Trong quá trình âm xuyên qua khe rỗng của vật liệu,
năng lượng tiêu hao do trở lực ma sát và tính nhớt của
không khí biến năng lượng âm thành nhiệt năng.
_Hệ số hút âm

• Tính hiệu quả của vật liệu hút âm thể hiện qua hệ số
hút âm của vật liệu đó.
• Ký hiệu: α

Vật liệu % Phản xạ % Hấp thu và Hệ số hút âm α


xuyên qua
Cửa sổ mở 0 100 1.0

Tấm sợi 20 80 0.80


thủy tinh
dày 40mm
Tường gạch 98 2 0.02
100mm
_Sự hút âm của vật liệu

• Vật liệu hút âm: vật liệu có hệ số hút âm trung bình đến
cao (>0.50)
• Vật liệu phản xạ âm: vật liệu có hệ số hút âm thấp
(<0.20)
2. Phân loại vật liệu và kết cấu hút âm

Có 4 loại vật liệu hút âm cơ bản:


1. Vật liệu xốp rỗng
2. Bản mỏng dao động cộng hưởng hút âm
3. Kết cấu cộng hưởng không khí
4. Kết cấu hút âm phối hợp
2.1 Vật liệu xốp rỗng

• Vật liệu có nhiều lỗ rỗng li ti xuyên suốt: vật liệu sợi (sợi
khoáng, sợi thủy tinh), fibreboard, plastic foam, sản
phẩm dệt (vải, len, thảm…), các loại vật liệu sợi (bông,
bông khoáng chất, bông thủy tinh,…), hay các loại vật
liệu gia công (giấy bồi, tấm sợi gổ ép…)
• Dao động của sóng âm được chuyển thành nhiệt do ma
sát giữa các phân tử không khí dao động với thành các
lỗ rỗng.
• Vật liệu xốp rỗng hút âm hiệu quả nhất với âm thanh
trong vùng tần số cao (sóng ngắn).
2.1 Vật liệu xốp rỗng

• Nếu chiều dày vật liệu nhỏ


hơn ¼ bước sóng, hiệu ứng
hút âm đạt được thấp.
• Với những tấm lắp đặt có
một khoảng cách với bề mặt
cứng, hiệu ứng hút âm đạt
được tương đương với một
tấm dày hơn.
• Hiệu quả nhất với sóng âm có
¼ bước sóng bằng khoảng
cách từ bề mặt cứng đến trục
tâm của tấm hút âm.
Szokolay, 2014, tr.245
2.2 Bản mỏng dao động cộng hưởng hút
âm
• Cấu tạo: bản mỏng cách tường một lớp không khí.
• Năng lượng âm chuyển thành nhiệt do sự uốn cong
bản mỏng và sự nén giãn không khí phía trong.
• Hút âm hiệu quả nhất với dải tần số âm xấp xỉ bằng tần
số dao động (cộng hưởng) riêng của bản mỏng.
• Vật liệu bản: ván ép, tấm gỗ ép, tấm thạch cao, tấm kim
loại,…hoạt động như bản mỏng hút âm.
• Hiệu quả với âm thanh trong vùng tần số thấp.

Szokolay, 2014, tr.245


2.3 Kết cấu cộng hưởng không khí

• Lọ (ống) cộng hưởng Helmholz có phần


chứa không khí hình lọ với cổ lọ hẹp.
• Không khí trong lọ dao động đàn hồi với tần
số cộng hưởng của không gian trong phòng.
• Hút âm hiệu quả trong dải tần số rất hẹp →
tính lựa chọn tần số cao.
• Thay đổi kích thước ống → lọ cộng hưởng
hút âm cho bất kỳ tần số nào.

Nguyên, 2008, tr. 103-106; Szokolay, 2014, tr.245


2.3 Kết cấu cộng hưởng không khí

• Nguyên tắc cộng hưởng không khí của lọ Helmholz


được áp dụng trong các kết cấu bản đục lỗ hay xẻ rãnh
hút âm.
• Phần đục lỗ (lỗ/ xẻ rãnh), với lớp không khí phía sau
hoạt động giống như tổ hợp nhiều lọ cộng hưởng
Helmholz.
• Điều chỉnh các thông số của lỗ và lớp không khí ta có
thể điều chỉnh phạm vi tần số hút âm.
• Hút âm hiệu quả chủ yếu ở vùng tần số trung.

Szokolay, 2014, tr.245


2.4 Kết cấu hút âm phối hợp

• Phối hợp ba loại kết cấu hút âm trên tạo nên loại kết
cấu hút âm mới có khả năng hút âm mạnh trong vùng
tần số rộng hơn.
• Hầu hết các vật liệu hút âm dải rộng có trên thị trường
thuộc loại này.
_Một số kiểu kết cấu phối hợp

• Kiểu 1: Tấm bằng vật liệu xốp rỗng cách tường một lớp
không khí

• Kiểu 2: Mặt ngoài tấm mỏng đục lỗ, phía sau là vật liệu
xốp rỗng cách tấm đục lỗ một lớp không khí
_Một số kiểu kết cấu phối hợp
_Dữ liệu hút âm của vật liệu

• Đặc tính tần số hút âm của các vật liệu và kết cấu hút
âm thường dung tham khảo tại Phụ lục 1: Hệ số hút âm
của các vật liệu và kết cấu, Phạm Đức Nguyên, 2008,
trang 327-331
3. Xử lý kiến trúc vật liệu hút âm

1. Lựa chọn và bố trí vật liệu


2. Nguyên tắc bố trí
3.1 Lựa chọn và bố trí vật liệu

• Căn cứ vào chức năng công trình, môi trường làm việc
• Căn cứ vào yêu cầu của công trình: đặc điểm chất
lượng âm, trang trí nột thất,…
• Căn cứ vào tính chất vật lý của vật liệu: tính dãn nỡ, co
ngót, tính hút nước, mức độ chịu lửa, hệ số phản xạ
ánh sáng, ...
• Vật liệu hút âm thường kém về trang trí nên chú ý
không làm giảm khả năng hút âm trong quá trình trang
trí.
3.2 Nguyên tắc bố trí

• Bố trí bề mặt kết cấu hút âm tiếp xúc với trường năng
lượng âm, nhận được nhiều âm phản xạ.
• Bố trí vật liệu hút âm phân tán đồng đều trên các bề
mặt trong phòng, phạm vi tần số hút âm đủ rộng để
năng lượng âm của các tần số tắt dần trên các hướng
xấp xỉ bằng nhau.
• Trong khán phòng, sử dụng vật liệu phản xạ cho tường
và trần gần miệng sân khấu để đưa âm phản xạ ra phía
sau, các phần tường phía sau, trên tường bên (>2,1m)
nên bố trí vật liệu hút âm cao (=0,7) để tránh tiếng dội.
Cảm ơn!

You might also like