2024 - BỘ ĐỀ THI VẤN ĐÁP HỌC PHẦN LUẬT TTHS - 100 CÂU - GỬI SV

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1

BỘ ĐỀ THI VẤN ĐÁP HỌC PHẦN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1. Trình bày những nét đặc trưng cơ bản của mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm.
2. Trình bày những nét đặc trưng cơ bản của mô hình tố tụng công bằng.
3. Việt Nam áp dụng mô hình và hình thức tố tụng nào hiện nay? Chỉ ra các đặc trưng cơ
bản.
4. Một giai đoạn của TTHS gồm có những đặc trưng nào? TTHS Việt Nam được chia làm
mấy giai đoạn.
5. Tố tụng hình sự có những chức năng nào? Chủ thể thực hiện các chức năng của
TTHS?
6. Chức năng buộc tội trong TTHS do những chủ thể nào thực hiện? Trình bày một số
biểu hiện tiêu biểu của chức năng này được qui định trong BLTTHS.
7. Chức năng bào chữa trong TTHS do những chủ thể nào thực hiện? Trình bày một số
biểu hiện tiêu biểu của chức năng này được qui định trong BLTTHS.
8. Những nguyên tắc nào chi phối các giai đoạn của TTHS và nguyên tắc nào chi phối
một hoặc một số giai đoạn của TTHS.
9. Phân tích khái niệm giai đoạn tố tụng hình sự và mối quan hệ giữa các giai đoạn
10. Trình bày mối quan hệ giữa BLHS và BLTTHS, ý nghĩa của mối quan hệ này?
11. Trình bày nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN trong tố tụng hình sự.
12. Trình bày nguyên tắc suy đoán vô tội trong TTHS.
13. Trình bày nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
14. Trình bày nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án.
15. Trình bày nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật
16. Trình bày nguyên tắc xác định sự thật vụ án.
17. Trình bày nguyên tắc tranh tụng trong TTHS.
18. Mọi quyết định trong TTHS cần đảm bảo 02 tiêu chí: tính có căn cứ và tính hợp pháp.
Phân tích và nêu ý nghĩa của 02 tiêu chí trên.
19. Thời hạn trong TTHS có ý nghĩa gì? Cho ví dụ minh họa.
20. Xác định đúng tư cách tố tụng của người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự có ý
nghĩa gì? Tại sao? Động lực nào chi phối sự tham gia của các chủ thể trong TTHS?
2

21. Trình bày mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong TTHS.
22. Trình bày mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Tòa án trong TTHS.
23. Phân tích các quy định của luật tố tụng hình sự về thay đổi người THTT.
24. Trình bày các biện pháp để đảm bảo sự vô tư, khách quan của người tiến hành tố tụng
trong quá trình tố tụng.
25. So sánh địa vị pháp lý của người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự.
26. So sánh địa vị pháp lý của bị can và bị cáo trong TTHS.
27. Bị can, bị cáo tham gia vào những giai đoạn nào của tố tụng hình sự?
28. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo được thực hiện ở những giai đoạn nào của tố tụng
hình sự?
29. Phân tích địa vị pháp lý của bị hại trong tố tụng hình sự.
30. So sánh bị hại và nguyên đơn dân sự trong BLTTHS.
31. So sánh nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự trong BLTTHS.
32. So sánh nghĩa vụ của người làm chứng với nghĩa vụ của bị hại. Tại sao có sự giống,
khác nhau đó?
33. Phân tích địa vị pháp lý của người làm chứng.
34. Phân tích địa vị pháp lý của người bào chữa trong tố tụng hình sự.
35. Trình bày các trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa.
36. A mượn xe Honda của B đi chơi, trên đường đi A đã chở theo C để cướp giật TS của
D đang trên đường đi giao hàng cho công ty X. D bị ngã thương tích 25% và xe của
công ty X bị hư hỏng thiệt hại 5 triệu đồng, Luật sư M bảo vệ cho A, luật sư N bảo vệ
cho D, X. Xác định tư cách tố tụng?
37. Phân tích khái niệm chứng cứ và các thuộc tính của chứng cứ. Tại sao chứng cứ phải
có tính hợp pháp?
38. Phân biệt chứng cứ và nguồn của chứng cứ? Và trình bày mối quan hệ giữa chúng.
39. Phân tích những quy định của Luật tố tụng hình sự về vật chứng
40. Nêu các loại chứng cứ. Cho ví dụ về các loại chứng cứ.
41. Tại sao không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày
nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó?
42. Tại sao không được sử dụng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để
buộc tội, kết tội họ?
3

43. Phân tích những vấn đề cần phải chứng minh theo quy định của BLTTHS.
44. Biện pháp ngăn chặn trong TTHS có ý nghĩa gì? Tại sao nói biện pháp ngăn chặn là
biện pháp tùy nghi? Cho ví dụ minh họa.
45. Phân tích căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn.
46. Phân tích mối quan hệ giữa đối tượng bị bắt và biện pháp (hình thức) bắt cũng như
thủ tục bắt trong TTHS.
47. Phân biệt biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam với biện pháp tạm giữ.
48. So sánh biện pháp bắt người phạm tội quả tang với bắt người đang bị truy nã.
49. So sánh biện pháp bảo lĩnh và đặt tiền, tài sản để bảo đảm.
50. Phân biệt cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Phân tích mối quan hệ của hai yếu tố
trên.
51. Tố tụng hình sự có nhiệm vụ như thế nào? Phân tích mối quan hệ giữa nhiệm vụ của
TTHS và nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố.
52. Chứng minh khởi tố là giai đoạn độc lập của TTHS.
53. Điều 107 BLTTHS có ý nghĩa gì trong các giai đoạn của TTHS?
54. So sánh khởi tố vụ án với khởi tố bị can.
55. Phân tích các căn cứ khởi tố vụ VAHS theo yêu cầu của người bị hại và ý nghĩa của
nó.
56. Vì sao trong một số trường hợp VAHS chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị
hại? Hãy nêu những vướng mắc (nếu có) trong quá trình áp dụng những quy định này.
57. Vì sao hoạt động khám nghiệm hiện trường có thể được thực hiện trước khi khởi tố vụ
án hình sự?
58. Phân tích các căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự theo quy định Đ107 BLTTHS.
59. BLTTHS quy định Tòa án được khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp nào? Tại sao?
60. Chứng minh điều tra là giai đoạn độc lập của TTHS.
61. Phân tích các tiêu chí phân định thẩm quyền điều tra và ý nghĩa của việc phân định
này.
62. Phân tích thẩm quyền điều tra của các cơ quan điều tra.
63. Trình bày các quy định pháp luật về hỏi cung bị can.
64. So sánh hoạt động khám người với hoạt động xem xét dấu vết trên thân thể.
65. Trình bày các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định.
4

66. Phân tích các trường hợp tạm đình chỉ điều tra và kết thúc điều tra.
67. Hãy nêu hướng giải quyết của VKS và chỉ rõ căn cứ pháp lý khi phát hiện: a/ quyết
định không khởi tố VAHS của CQĐT không có căn cứ; b/ có căn cứ cho rằng có người
khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong cùng vụ án sau khi đã nhận hồ sơ và đề nghị
truy tố của CQĐT.
68. Phân biệt những trường hợp sau: Phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại.
69. Kết quả của hoạt động điều tra có ràng buộc Tòa án khi xét xử không? Tại sao?
70. Phân tích các trường hợp rút quyết định truy tố của VKS.
71. Nêu hướng giải quyết và quyết định tố tụng đưa ra của VKS trong các tình huống: a/
Xác định được bị can còn phạm một tội khác; b/ Bị can bị bệnh tâm thần.
72. Tòa án thực hiện theo nguyên tắc cơ bản nào? Vì sao phải hoạt động theo nguyên tắc
cơ bản đó?
73. Quyết định đưa vụ án ra xét xử có ý nghĩa gì đối với bị cáo?
74. Trình bày các quyết định của TA trong khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
75. Người tiến hành tố tụng nào bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa hình sự sơ thẩm?
76. Phân tích giới hạn của việc xét xử sơ thẩm.
77. Trình bày thẩm quyền xét sử sơ thẩm theo đối tượng và theo lãnh thổ.
78. Trình bày thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc của TAND cấp huyện và TAQS khu
vực.
79. A đi nghĩa vụ quân sự tại Bộ tư lệnh quân khu 7, trong một lần đi ra ngoài A gây tai
nạn giao thông cho B ngụ tại quận 03 Tp.HCM. Hành vi của A phạm vào K1, điều 202
BLHS. Tòa nào có thẩm quyền xử A?
80. Phân tích quy định của bộ luật TTHS về đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
sơ thẩm.
81. So sánh Hội đồng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm trong VAHS. Giải thích tại sao có sự
khác biệt này.
82. Nêu hướng giải quyết và quyết định tố tụng đưa ra của HĐXX phúc thẩm trong các
tình huống: a/ Có đầy đủ chứng cứ xác định bị cáo phạm tội khác nặng hơn tội đã bị
tòa án sơ thẩm kết án; b/ Có đầy đủ chứng cứ xác định bị cáo còn phạm một tội khác.
83. Phân tích tính chất và mục đích của xét xử phúc thẩm, qua đó phân biệt giữa tính chất,
mục đích của xét xử phúc thẩm với tính chất, mục đích của xét xử sơ thẩm.
84. Trình bày chủ thể và phạm vi kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.
5

85. Phân tích mối quan hệ giữa phạm vi kháng cáo, kháng nghị với quyền hạn của Tòa án
cấp phúc thẩm.
86. Tòa án cấp phúc thẩm có bị ràng buộc bởi kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm khi ra
bản án hoặc quyết định không?
87. So sánh đối tượng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án hình sự.
88. Kháng cáo hợp pháp của bị cáo đối với bản án hình sự sơ thẩm cần đảm bảo những
tiêu chí nào? Ý nghĩa của kháng cáo hợp pháp.
89. Phân tích tính chất của xét xử phúc thẩm. Tại sao phúc thẩm không phải là giai đoạn
bắt buộc của mọi vụ án hình sự?
90. So sánh thủ tục phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm.
91. So sánh thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm và giám đốc thẩm.
92. Giám đốc thẩm, tái thẩm trong TTHS giải quyết vấn đề gì trong quá trình giải quyết
VAHS?
93. So sánh giám đốc thẩm và tái thẩm.
94. Nêu sự khác nhau về thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm.
Tại sao có sự khác nhau đó?
95. Phân tích quy định của PL về kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
96. Phân tích quy định của PL về kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
97. Phân tích thẩm quyền của hội đồng giám đốc thẩm.
98. Phân tích thẩm quyền của hội đồng tái thẩm.
99. Phạm vi chủ thể kháng nghị giám đốc thẩm và phạm vi chủ thể kháng nghị tái thẩm có
khác nhau không? Tại sao?
100. Phân biệt tính chất, mục đích của phúc thẩm với tính chất, mục đích của giám đốc
thẩm, tái thẩm.

You might also like