MMMM

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Một số hệ quả của tích luỹ tư bản

Theo C.Mác, quá trình tích lũy trong nền kinh tế thị trường tư bản dẫn tới các hệ quả kinh
tế mang tính quy luật như sau:

 Thứ nhất :Tích luỹ tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
Cấu tạo của tư bản có thể được xem xét về mặt vật chất và mặt giá trị.

-Khi xem xét dưới mặt vật chất thì cấu tạo của tư bản gồm có: tư liệu sản xuất và sức lao
động.Tỷ lệ giữa số tư liệu sản xuất và số sức lao động do trình độ kỹ thuật của nhà tư bản
quyết định. Tỷ lệ này được gọi là cấu tạo kỹ thuật của tư bản

+Cấu tạo kỹ thuật tư bản hiện vật hoá bằng số lượng máy móc, nguyên liệu, năng
lượng do một công nhân sử dụng trong một thời gian nào đó.

- Ví dụ: 1 máy dệt/ công nhân; 1000 kwh điện/ công nhân, 100m vải/ công nhân,

+ Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học thì cấu tạo kỹ
thuật của tư bản có xu hướng ngày càng tăng lên

- Ví dụ: Từ ban đầu chỉ có 1 máy dệt/ công nhân, nhưng sau này do tiến bộ khoa
học kỹ thuật mà 1 công nhân có thể xử lí 2,3 hay thậm trí nhiều máy dệt hơn 1
lúc.

Phản ánh đặc điểm và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội.

+Ý nghĩa: Cấu tạo kỹ thuật thay đổi sẽ làm cho cấu tạo giá trị thay đổi. C.Mác đã
dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản để chỉ mối quan hệ đó

-Khi xem xét về mặt giá trị thì cấu tạo của tư bản bao gồm: tư bản bất biến( C ) và tư bản
khả biến( V ). Tỷ lệ giữ tư bản bất biến và tư bản khả biến ( C/V) được gọi là cấu tạo giá
trị của tư bản

- VD: Giá trị tư bản bất biến: 60.000$


Giá trị tư bản khả biến: 20.000$
 Cấu tạo giá trị( C/V) : 3/1

-Giữa cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị luôn có mối quan hệ tác động qua lại với nhau,
trong đó cấu tạo kỹ thuật quyết định cấu tạo giá trị và cấu tạo giá trị phản ánh cấu tạo kỹ
thuật
- C.Mác đưa ra phạm trù cấu tạo hữu cơ để phản ánh mối quan hệ giữa cấu tạo kỹ thuật

và cấu tạo giá trị: Cấu tạo hữu cơ là cấu tạo giá trị do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản
ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật.

- Cấu tạo hữu cơ bản chất là cấu tạo giá trị và phản ánh được mối quan hệ qua lại
với cấu tạo kỹ thuật của tư bản

- Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa cấu tạo hữu cơ luôn có xu hướng tăng lên

cùng với quá trình tích lũy tư bản

(Tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong sản xuất tư bản Cấu tạo kỹ thuật tăng Cấu
tạo giá trị tăng Cấu tạo hữu cơ tăng)

- VD: Tư bản bất biến: C=80 000 $

Tư bản khả biến: V=20 000 $

+ 1 máy dệt/công nhân:

Cấu tạo giá trị: C/V=80 000/20 000=4/ 1

Cấu tạo giá trị: C/V=160 000/20 000=8/1

+ 2 máy dệt/công nhân:

Cấu tạo giá trị: C/V=160 000/20 000=8/1

-Điều đó có nghĩa là cùng với sự gia tăng của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, sẽ có một bộ
phận người lao động bị thất nghiệp do máy móc thay thế

 Thứ 2: Tích luỹ tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản
-Tích tụ tư bản: là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóagiá trị thặng
dư, nó là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản.

-Tích tụ tư bản có nguồn gốc từ giá trị thặng dư được tư bản hóa

VD: Năm 1: K1=100 000$

Năm 2: K2=110 000$ (100 000 + 10 000m )

Năm 3: K3=120 000$ (110 000 + 10 000m )

…..

 Tư bản cá biệt không ngừng lớn lên


-Tích tụ tư bản cũng đồng thời làm tăng quy mô tư bản xã hội, nó phản ánh quan hệ kinh
tế- xã hội giữa người công nhân và nhà tư bản, giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Cụ
thể là nhà tư bản tăng cường bóc lột lao động làm thuê để tăng quy mô của tích tụ tư bản

- Giới hạn của tích tụ tư bản là khối lượng thặng dư có được

- Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt do hợp nhất các tư bản cá
biệt thành một tư bản cá biệt lớn hơn.

- Vd:

+Tư bản cá biệt A có tư bản đầu tư 200 000$

+Tư bản cá biệt B có tư bản đầu tư 250 000$

+Tư bản cá biệt C có tư bản đầu tư 300 000$

Hợp nhất 3 tư bản cá biệt thành tư bản D có quy mô bằng 750 000$

-Tập trung tư bản có sẵn trong xã hội. Chính vì vậy Tập trung tư bản không làm tăng quy
mô của tư bản xã hội, nó phản ánh quan hệ nội bộ của giai cấp tư sản đó là sự phân phối
lại tư bản giữa các nhà tư bản

-Tích tụ và tập trung tư bản có sự tác động tương hỗ với nhau và đều góp phần tạo tiền đề

để đẩy nhanh tích lũy. Tích tụ tư bản thì sẽ làm tăng lên quy mô, số lượng của từng nhà
tư bản cá biệt trong xã hội, cũng chính vì vậy mà quá trình cạnh tranh giữa các những nhà
tư bản cá biệt cũng sẽ có sự diễn ra gay gắt hơn, từ đó thì tích tụ tư bản sẽ giúp thúc đẩy
quá trình dẫn đến tập trung tư bản diễn ra một cách nhanh chóng hơn. Ngược lại, tập
trung tư bản thì cũng được coi là động lực thúc đẩy cho quá trình cạnh tranh trong tích tụ
tư bản diễn ra nhanh chóng và gay gắt hơn, tăng cường đối với sự bóc lột giá trị thặng dư.

 Thứ ba: Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình bần cùng hoá giai cấp vô sản
- Bần cùng hóa là tích lũy sự giàu có về phía giai cấp tư sản, đồng thời tích lũysự
nghèo khổ về phía những người lao động làm thuê.
- Bần cùng hóa thể hiện dưới hai hình thức là bần cùng hóa tương đối và bần cùng
hóa tuyệt đối.
+ Bần cùng hóa tương đối là cùng với đà tăng trưởng của lực lượng sản xuất
phần của cải phân phối cho giai cấp công nhân tuy có tăng về số tuyệt đối nhưng
lạigiảm tương đối so với phần dành cho giai cấp tư sản
VD: Sau chu kỳ sản xuất:
-Thu nhập của giai cấp tư bản tăng 7%
-Thu nhập của công nhân có thể chỉ tăng 3%.

Mặc dù, có thể thu nhập của giai cấp công nhân tăng tuyệt đối nhưng tăng chậm
hơn nhiều so với thu nhập giai cấp tư sản.

Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng

+ Bần cùng hóa tuyệt đối thể hiện ở sự sụt giảm tuyệt đối về mức sống của giai cấp
công nhân làm thuê.Bần cùng hóa tuyệt đối thể hiện ở sự sụt giảm tuyệt đối về mức sống
của giai cấp công nhân làm thuê. Thể hiện rõ nét ở những người đang thất nghiệp, ở toàn
bộ giai cấp công nhân khi tình hình kinh tế khó khăn (khủng hoảng, lạm phát, suy
thoái…), ở công nhân trong các nước nghèo

You might also like