Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Hoàn thiện pháp luật về báo chí, quy định đối với hoạt động báo chí

ở Việt Nam từ năm 1975-1989

Trong những năm qua, nền báo chí Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ. Báo chí đã
bám sát vào đời sống xã hội, cung cấp những thông tin đa chiều, sâu sắc, tạo dư luận xã hội sâu
rộng, góp phần phát triển đất nước.
Công tác hoàn thiện pháp luật về báo chí luôn được quan tâm. Nhìn vào lịch sử, từ 1975
đến nay, Luật Báo chí đã 3 lần thay đổi, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn, góp phần tạo
hành lang pháp lý để hoạt động báo chí và các hoạt động liên quan đến báo chí phát triển.

Giai đoạn 1975-1990, cơ sở ra đời Luật Báo chí năm 1989

- Sự ra đời của Hiến pháp năm 1980 là văn bản quan trọng và là cơ sở pháp lý cho hoạt
động thông tin báo chí, tạo ra sự thống nhất trong nhận thức và hành động của toàn thể xã hội về
chức năng, nhiệm vụ của báo chí Việt Nam thời kỳ đó.
Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 đã mở ra một giai đoạn mới trong
lịch sử dân tộc. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, tập trung đi lên chủ
nghĩa xã hội. Sau thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử năm 1976, Quốc hội khóa VI đã ra nghị quyết
về việc sửa đổi Hiến pháp 1959 và thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Sau một thời gian thảo
luận, ngày 18-12-1980, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 1980.
Hiến pháp năm 1980 đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về
báo chí sau này. Dẫn chứng như Điều 45 Hiến pháp nêu: “Công tác thông tin báo chí, xuất bản,
thư viện, pháp thanh, truyền hình, điện ảnh được phát triển và không ngừng nâng cao về trình
độ chính trị, tư tưởng và nghệ thuật, nhằm hướng dẫn dư luận xã hội, giáo dục chính trị văn
hóa, khoa học, kỹ thuật và động viên toàn dân ra sức thi đua xã hội chủ nghĩa”. Điều 67 Hiến
pháp cũng nêu: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập
hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân”.
- Trước yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước và thực tiễn áp dụng văn bản pháp luật,
phát sinh nhiều vấn đề bất cập, hạn chế, đòi hỏi sự hoàn thiện pháp luật về báo chí

Thứ nhất, năm 1986, đất nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc, chuyển từ
cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
 Điều này đặt ra vấn đề cần phải hoàn thiện pháp luật về báo chí cho phù hợp bối cảnh
mới.
Thứ hai, ngoài Hiến pháp 1980, hoạt động báo chí còn được quy định ở một số văn bản
quy phạm khác như: Nghị định số 186/HĐBT ngày 09-11-1982 của Hội đồng Bộ trưởng về việc
ban hành Điều lệ phát hành báo chí; Nghị định số 33 ngày 27-02-1984 của Hội đồng Bộ trưởng
ban hành điều lệ quản lý giá,... Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đã gặp phải một số điểm bất cập,
hạn chế, không phù hợp như: 1) Sự bao cấp và phân phối báo chí đã hạn chế của báo chí phát
triển; 2) Những quy định về phân phối giấy in báo cho các báo chưa hợp lý, làm kìm hãm sự phát
triển của báo chí; 3) Sự quản lý phân phối phát hành đã hạn chế sự phát triển báo chí; 4) Nhà
nước can thiệp sâu vào quá trình giá bán báo, nên quyền tự định giá và giá của các tờ báo bị hạn
chế,… (Phí Thị Thanh Tâm, 2015).
Trước tình hình đó, để đảm bảo hoạt động báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường, ngày
28-12-1989, Quốc hội thông qua Luật Báo chí 1989, thay thế Luật số 100/SL-SL002 năm 1957
về chế độ báo chí. Ngày 02-01-1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã ký lệnh công bố Luật.
 Sự ra đời của Luật Báo chí 1989 thể hiện những bước đi quan trọng trong công cuộc
đổi mới báo chí trước sự yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới.
Đây cũng là kết quả của quá trình phát triển nội tại, tự vận động để đổi mới báo chí
Việt Nam trong bối cảnh mới.

You might also like