luật nhà nước

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

C1: Đâu không phải là đặc điểm và chức năng của nhà nước

A. Phân bổ dân cư không phụ thuộc vào giai cấp, tôn giáo, dân tộc, nghệ nghiệp hay địa vị xã hội mà
được phân theo các đơn vị hành chính - lãnh thổ.
B .Có bộ máy quyền lực công có sức mạnh cưỡng chế gồm quân đội, Tòa án, cảnh sát, công chức chuyên
nghiệp chuyên quản lí xã hội và cai trị.
C. Bảo vệ đất nước: Là chức năng nhằm chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược hoặc các ảnh hưởng
tiêu cực khác từ bên ngoài lãnh thổ.
D. Mang tính giai cấp và xã hội, là hai mặt không thể tách rời, gắn bó chặt chẽ, đan xen lẫn nhau trong
một thể thống nhất và đều luôn được thể hiện một cách sâu sắc.

Giải thích
A,B là đặc điểm của nhà nước
Nhà nước có các đặc điểm cơ bản như:
- Phân bổ dân cư không phụ thuộc vào giai cấp, tôn giáo, dân tộc, nghệ nghiệp hay địa vị xã hội
mà được phân theo các đơn vị hành chính - lãnh thổ. ( Đáp án A )
- Có bộ máy quyền lực công có sức mạnh cưỡng chế gồm quân đội, Tòa án, cảnh sát, công chức
chuyên nghiệp chuyên quản lí xã hội và cai trị. ( Đáp án B )
- Nhà nước có chủ quyền tối cao, quyết định các vấn đề đối nội, đối ngoại quan trọng trong phạm
vi lãnh thổ của nước mình.
- Ban hành pháp luật, những quy tắc xử sự chung, bắt buộc thực hiện đối với mọi chủ thể trong xã
hội. Sử dụng pháp luật làm công cụ quản lý xã hội và nhiệm vụ cai trị.
- Nhà nước quyết định mọi loại thuế bắt buộc thực hiện đối với mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội
nhằm xây dựng nguồn tài chính cho bộ máy công quyền và thực hiện các chức năng của mình.
Nguồn:
https://hieuluat.vn/thong-tin-can-biet/ban-chat-cua-nha-nuoc-la-gi-2713-46628-article.html

C là chức năng của nhà nước


Căn cứ vào phạm vi hoạt động chức năng của Nhà nước được phân thành các chức năng sau:
 Chức năng đối nội: Là những mặt hoạt động chủ yếu trong quan hệ với các cá nhân, tổ chức
trong nước
 Chức năng đối ngoại: Là những mặt hoạt động chủ yếu trong mối quan hệ với các quốc gia và
dân tộc khác.
Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước trong xã hội, chức năng của Nhà nước bao gồm:
 Chức năng kinh tế: Là chức năng được Nhà nước thực hiện nhằm củng cố, đồng thời bảo vệ sự
tồn tại, ổn định, phát triển kinh tế.
 Chức năng xã hội: Là toàn bộ hoạt động của Nhà nước trong tổ chức, quản lý xã hội như giáo
dục, việc làm, lao động, y tế,… nhằm góp phần củng cố, bảo vệ lợi ích chung, phát triển ổn định,
an toàn và hài hoà của toàn xã hội.
 Chức năng trấn áp: Trong trường hợp có đấu tranh giai cấp, chức năng trấn áp nhằm bảo vệ sự
tồn tại của Nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
 Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược: của các Nhà nước chủ nô, phong kiến và tư sản giai
đoạn chủ nghĩa đế quốc trở về trước nhằm xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ, đồng thời bóc lột
sức của lao động…
 Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật: Nhà nước sử dụng nhiều biện pháp nhằm phòng, chống tội
phạm và các vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo ổn định, trật tự an toàn xã hội.
 Chức năng bảo vệ đất nước: Là chức năng nhằm chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược hoặc
các ảnh hưởng tiêu cực khác từ bên ngoài lãnh thổ. ( Đáp án C )
 Chức năng thiết lập quan hệ với các nước khác: Thiết lập các quan hệ chính trị, kinh tế, văn
hoá… với các quốc gia khác trên thế giới với mục đích phát triển kinh tế, giáo dục… trong nước,
đồng thời có thể cùng nhau giải quyết các vấn đề có tính chất quốc tế.
Nguồn:
https://hieuluat.vn/thong-tin-can-biet/ban-chat-cua-nha-nuoc-la-gi-2713-46628-article.html

D là mối quan hệ của tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước
Bản chất của Nhà nước mang tính giai cấp và xã hội, là hai mặt không thể tách rời, gắn bó chặt chẽ, đan
xen lẫn nhau trong một thể thống nhất và đều luôn được thể hiện một cách sâu sắc.
Nhà nước luôn phải chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, mỗi Nhà nước khác nhau trong
mỗi giai đoạn khác nhau có mức độ và sự thể hiện tính giai cấp, tính xã hội khác nhau, tùy thuộc vào
điều kiện và nhận thức của giai cấp cầm quyền.

Nguồn:
https://hieuluat.vn/thong-tin-can-biet/ban-chat-cua-nha-nuoc-la-gi-2713-46628-article.html

C2: Tại sao quyền lực nhà nước được chia chủ yếu thành ba quyền là quyền lập pháp, quyền hành pháp
và quyền tư pháp
A.Để tránh tình trạng độc đoán, chuyên quyền
B. Vì quyền lực là quá trình tương tác và sẽ không tồn tại cho đến khi nó được thể hiện thành các hành
động tương tác của từ hai chủ thể trở lên.
C.Để thể hiện tính chính đáng
D.Để thể hiện mối quan hệ chỉ huy – lệ thuộc hoặc mệnh lệnh – phục tùng.

Giải thích:

Đáp án A: Đúng

Quyền lực nhà nước luôn thuộc về giai cấp thống trị và chủ yếu phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị.
Nhà nước là tổ chức trực tiếp mang quyền lực nhà nước, cụ thể hơn, quyền lực nhà nước được biểu
hiện cụ thể ở hệ thống các cơ quan, tổ chức nhà nước và những nguyên tắc vận hành của hệ thống đó
tạo nên cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước.

Cơ chế đó được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại và được cụ
thể hóa ở mỗi quốc gia tùy thuộc vào những điều kiện khách quan và chủ quan ở mỗi thời kì phát triển.
Lịch sử nhân loại đã từng biết đến nhiều hình thức và cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước khác nhau.
Trong trường hợp quyền lực tối cao của nhà nước tập trung trong tay một cá nhân (trong chế độ quân
chủ chuyên chế) thì thường dẫn đến sự độc đoán, chuyên quyền, lạm quyền. Khi quyền lực nhà nước
được phân định một cách khu biệt trong các vùng lãnh thổ khác nhau trong đất nước (theo chiều dọc)
thì thường dẫn đến tình trạng phân quyền cát cứ, địa phương chủ nghĩa, không tập trung thống nhất.

=>Để tránh tình trạng độc đoán, chuyên quyền, lí thuyết phân chia quyền lực đã ra đời. Quyền lực nhà
nước ở trung ương được chia thành nhiều quyền mà chủ yếu là chia thành ba quyền (quyền lập pháp,
quyền hành pháp và quyền tư pháp) và giao cho các cơ quan nhà nước khác nhau ở trung ương nắm
giữ và thực hiện để các loại quyền lực này có thể kiểm soát và chế ước lẫn nhau.

Nguồn: Mục 4 https://luatduonggia.vn/quyen-luc-la-gi-noi-dung-cua-quyen-luc-xa-hoi-va-quyen-luc-nha-


nuoc/

Đáp án B,C: Sai vì đó là một trong những đặc trưng dễ nhận thấy của quyền lực.

– Tính tương tác xã hội: Quyền lực đòi hỏi sự tương tác ít nhất của hai chủ thể, tức quyền lực là một
quan hệ xã hội. Quyền lực là quá trình tương tác và sẽ không tồn tại cho đến khi nó được thể hiện thành
các hành động tương tác của từ hai chủ thể trở lên. (Đáp án B)

-Tính chính đáng: Tính chính đáng bao gồm: tính công ích, tính hợp lệ trong cách thức đạt quyền lực và
sử dụng quyền lực đúng mục đích và hiệu quả. Tính cưỡng ép của quyền lực dù có lớn đến đâu cũng
chưa đảm bảo hoàn toàn kết quả cuối cùng đạt được theo đúng mục đích vì phụ thuộc vào tính chống
đối của chủ thể bị chi phối. Do đó, quyền lực cần có tính chính đáng, được thể hiện ở quá trình và
phương thức thuyết phục bằng lý lẽ và lương tri. (Đáp án C)

Nguồn:Mục 2 https://luatduonggia.vn/quyen-luc-la-gi-noi-dung-cua-quyen-luc-xa-hoi-va-quyen-luc-nha-
nuoc/

Đáp án D: Sai vì đó là khái niệm quyền lực

Quyền lực thể hiện mối quan hệ chỉ huy – lệ thuộc hoặc mệnh lệnh – phục tùng. Quyền lực thể hiện ở sự
áp đặt ý chí của chủ thể có quyền đối với chủ thể dưới quyền, mặt khác, sức mạnh của nó được xác định
ở mức độ phụ thuộc, phục tùng của chủ thể dưới quyền đối với ý chí chủ thể có quyền. Trong đó cưỡng
chế vừa là yếu tố của nội dung quyền lực vừa là phương pháp mang tính quyết định để thực hiện quyền
lực có sự kết hợp chặt chẽ với phương pháp thuyết phục.

Nguồn: Mục 1 https://luatduonggia.vn/quyen-luc-la-gi-noi-dung-cua-quyen-luc-xa-hoi-va-quyen-luc-nha-


nuoc/

You might also like